Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tiểu luận cao học vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong quá trình đổi mới kinh tế ở thanh hóa hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.58 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan điểm toàn
diện, là cẩm nang giúp chúng ta tránh được những đánh giá phiến diện, sai
lệch, giản đơn về sự vật, hiện tượng. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến còn
là một trong những nội dung quan trọng của phép biện chứng duy vật
mácxít. Nguyên lý này chỉ rõ tất cả các sự vật, hiện tượng đều nằm trong
mối liên hệ. Vì vậy nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng
duy vật có vai trò to lớn trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn và nhận thức của
con người
Phải quán triệt nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cũng như quán triệt
quan điểm toàn diện để giúp chúng ta tránh đánh giá phiến diện, siêu hình,
một chiều, nếu không sẽ dẫn đến cái nhìn chủ quan trong nhận thức. Vì tính
cấp thiết đó mà nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến.
Ngày nay khi đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện,
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội
nhập quốc tế, trong bối cảnh có nhiều cơ hội và thách thức lớn. Thực tiễn đó
đặt ra nhiều vấn đề mới đối với sự lãnh đạo của Đảng, trong đó vấn đề trọng
tâm là đổi mới kinh tế, đây là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo đưa nước ta
sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
Trong đại hội IX Đảng đề ra mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội 10 năm (2001- 2010) là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tạo nền tảng
để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình
thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế được nâng cao”.
Tiếp thu quan điểm của Đại hội IX, Đảng ủy Thanh Hóa đã không ngừng cố
gắng để đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển nhằm đưa Thanh Hóa
1



trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội phía Bắc; phấn đấu lên đô
thị loại II. Để thực hiện được điều này trong những năm tới thì một trong
những vấn đề cần quan tâm giải quyết đó là phải có những phương hướng
đúng trong quá trình đổi mới nền kinh tế của tỉnh.
Những vấn đề nêu trên cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Vận dụng
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong quá trình đổi mới kinh tế ở
Thanh Hóa hiện nay” làm khóa luận triết học của mình. Về mặt lý luận
việc nghiên cứu đề tài phần nào giúp ta hiểu sâu sắc hơn lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin nói chung, nguyên lý mối liên hệ phổ biến của chủ nghĩa
Mác - Lênin nói riêng. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đổi mới kinh tế theo
nguyên lý mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao
hiệu quả hoạt động của kinh tế, góp phần phát triển đất nước cũng như việc
hoạch định những chính sách đối với các thành phần kinh tế ở tỉnh nhà
2.Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là vấn đề đã được nhiều nhà triết
học từ trước đến nay quan tâm, nghiên cứu, chẳng hạn: “Lịch sử phép biện
chứng” (6 tập) của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Nxb, Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1998; “Giáo trình Mác – Lênin”(2009), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; Giáo trình trung cấp lý luận chính trị “Những nguyên lý cơ bản
của triết học Mác – Lênin”, Nxb, lý luận chính trị, học viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, (2004). Đối với việc vận dụng nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến vào trong sự đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa thì đây là vấn đề hoàn
toàn mới, đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề vận dụng nhưng dưới
góc độ khác nhau như: Tạp chí Triết Học, số 7 (2010): “mấy vấn đề về đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay”của Lương Đình Hải;
Tạp chí Triết Học, số 3(2010) “công cuộc đổi mới ở Việt Nam, đặc trưng và
2


triển vọng” Nguyễn Hữu Đễ. Tạp chí triết học, Số 7(2008) “Vấn đề phát

triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay”, Nguyển Đức Luận
Nhìn chung, qua tham khảo những tài liệu trên thì thấy rằng những
công trình nghiên cứu lý luận đó đã đề cập nhiều vấn đề, trên nhiều phạm vi
tiếp vận khác nhau. Những tài liệu này đề cập tới Nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến, và sự đổi mới trong kinh tế ở nước ta trong những năm qua. Tuy
nhiên việc vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến với tính cách là phương
pháp luận khoa học trong đổi mới kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa thì chưa có những gì
mà tỉnh Thanh Hóa đã vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vào trong đổi
mới kinh tế hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục đích của đề tài
Đề tài làm rõ những yêu cầu về sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận
của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật mácxít
vào trong quá trình đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa hiện nay đồng thời chỉ ra
những nguyên nhân thành công, xu thế phát triển kinh tế trong giai đoạn mới
và đưa ra những kiến nghị, giải pháp trên quan điểm phát triển toàn diện
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện được mục đích trên, khóa luận thực hiện những nhiệm
vụ sau:
- Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
đối với quá trình đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa
- Thực trạng của quá trình đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa đồng thời
đưa ra một số giải pháp để nâng cao, phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện
nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3


- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ

phổ biến trong đổi mới kinh tế ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nayPhạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sự vận dụng nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến trong sự đổi mới kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở
những số liệu từ năm 2005 – 2010 trên địa bàn huyện, thị xã và thành phố
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là lý luận về nguyên lý
mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật của các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của
chủ tịch Hồ Chí Minh để vận dụng vào vấn đề đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa.
- Đề tài đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic,
thống kê, so sánh...
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài đã đề xuất giải pháp để phát triển kinh tế ở Thanh Hóa trong
những năm tới, đồng thời đề là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy, học tập cho độc giả nhất là sinh viên chuyên nghành
triết học.
7. Kết cấu đề tài
Đề tài nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, đề tài được kết cấu với 2 chương, 4 tiết:

NỘI DUNG
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
4


1.1.

Khái niệm “mối liên hệ”

Theo từ điểm Tiếng Việt, thì “mối” là “đoạn đầu của sợi dây, sợi chỉ

dùng để buộc thắt lại với nhau; chỗ nối, chỗ thắt, chỗ từ đó có thể quan hệ
với một tổ chức, cơ sở liên lạc” [14, tr640]. Còn “liên hệ” là “chỉ sự vật, sự
việc có quan hệ làm cho ít nhiều tác động đến nhau, dựa trên những mối
quan hệ nhất định” [14, tr567]. Như vậy, mối liên hệ có thể được hiểu theo
cách là sự quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng,
quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy theo một cách thức, con đường của
nó.
Theo quan điểm biện chứng, khái niệm “liên hệ” phản ánh sự phụ
thuộc, ràng buộc lẫn nhau, làm điều kiện, tiền đề cho nhau và quy định lẫn
nhau của mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới. “Liên hệ” còn phản ánh sự tác
động qua lại lẫn nhau giữa chúng.
Mối liên hệ trước hết là mối liên hệ giữa các đối tượng và hiện tượng
của hiện thực nhưng không phải bất kỳ quan hệ nào cũng đều có mối liên hệ.
Trong thế giới tất cả hiện tượng đều ở trong tình trạng liên hệ lẫn nhau và
biệt lập (tách biệt) với nhau. Chúng liên hệ với nhau trong mối liên hệ này,
nhưng lại không liên hệ với nhau trong mối liên hệ khác.
Chẳng hạn: Nhân nguyên tử có liên hệ hữu cơ với vỏ bọc điện tử, đồng thời
vẫn biệt lập với nó. Trong hạt nhân có những thay đổi đòi hỏi phải có thay
đổi vỏ bọc.
Sự lý giải triết học đầu tiên về liên hệ và biệt lập giữa các đối tượng
của thế giới bên ngoài cũng như việc coi chúng là những đặc trưng phổ biến
của vật chất thì chúng ta thấy đã có trong các nhà triết học cổ đại.
Theo các nhà triết gia Hy lạp cổ đại, các hiện tượng quan sát được
trong thế giới tuy là riêng lẽ, tách biệt, biệt lập về chất lượng nhưng cũng có
những liên hệ với nhau, bởi vì tất cả đều bắt nguồn từ một bản nguyên hay
5



cơ sở đầu tiên, đó là “nước” (Talét), “khí” (Anaximen), “Apâyrôn”
(Anaximăngđrơ), “lửa” (Hêraclít)... Các nhà Hy Lạp cổ đại có công lao đó là
những người đưa ra thuật ngữ “quan hệ” nó phản ánh sự “liên hệ” mang tính
tất yếu và phổ biến.
Đến nhà triết học cổ điểm Đức Cantơ cho rằng phạm trù “quan hệ”
hợp nhất cả một nhóm phạm trù khác, đặc biệt là các phạm trù thực thể, hiện
tượng, nguyên nhân, tác động qua lại. Trong đó Cantơ chú ý nhiều đến việc
phân tích phạm trù quan hệ trong học thuyết phán đoán của ông. Theo ông
bất kỳ một phán đoán nào thì các khái niệm đồng thời vừa liên hệ, vừa biệt
lập với nhau.
Chẳng hạn: Trong phán đoán “sói là một động vật” thì theo ông vừa
nói lên rằng sói thuộc giới động vật có liên hệ với các động vật, vừa nói lên
sói tách rời, biệt lập với các động vật khác như chó, linh cẩu...
Nhà triết học cổ điển Đức Hêghen đã bác bỏ quan niệm của Cantơ khi
ông cho rằng mối liên hệ mang tính quy luật, tính thống nhất do chủ thể tư
duy vào thế giới các hiện tượng. Hêghen cho rằng mối liên hệ qua lại đó,
tính thống nhất đó theo bản tính của chúng về căn bản là thuộc tính của thế
giới hiện tượng, chúng tồn tại một cách khách quan bên ngoài ý thức của con
người và là những hình thức tồn tại phổ biến của các sự vật. (Hêghen đứng
trên quan điểm duy tâm để phê phán chủ nghĩa chủ quan của Cantơ trong
việc giải thích mối liên hệ và quan hệ phổ biến).
Chỉ đến các nhà triết học Mác – Lênin thì mới có quan niệm đúng
đắn, khoa học và đầy đủ nhất về mối liên hệ phổ biến. Phê phán các quan
điểm siêu hình khi cho rằng, các sự vật, hiện tượng tồn tại một cách biệt lập,
tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc,
không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau, nếu giữa chúng có sự quy định
lẫn nhau thì có chăng cũng chỉ là những liên hệ hời hợt bề ngoài, mang tính
6



ngẫu nhiên, là sự quy định lẫn nhau một cách giản đơn. Đồng thời cũng phê
phán quan điểm khi cho rằng thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó,
nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, cơ sở của mối liên hệ là ở
tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo quan điểm này, các sự vật, các
hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, khác nhau như thế nào chăng nữa thì
chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là
thế giới vật chất. Nhờ tính thống nhất đó chúng không thể tồn tại biệt lập,
tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau.
Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định, mối liên hệ là
phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển
hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật,
của một hiện tượng trong thế giới.
-

1.2. Một số tính chất của mối liên hệ phổ biến
Tính khách quan của mối liên hệ
Sự liên hệ được hiểu như trên là mang tính chất biện chứng chung

nhất bao trùm toàn bộ thế giới vật chất. Không những các sự vật, hiện tượng
liên hệ với nhau mà các yếu tố, các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng
cũng liên hệ với nhau. Không những các giai đoạn trong một quá trình mà
các quá trình trước và sau sự vận động, phát triển của thế giới nói chung và
của từng sự vật, hiện tượng nói riêng cũng luôn luôn liên hệ với nhau – cái
quá khứ, hiện tại và tương lai, kế thừa, chuyển tiếp lẫn nhau tạo thành dòng
chảy bất tận của lịch sử. Sự liên hệ của mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới
(tự nhiên, xã hội và tư duy) là khách quan, phổ biến. Chiến tranh ở Trung
Đông ảnh hưởng tới toàn cầu khiến cho giá cả của mọi hàng đều tăng lên
trong đó có giá dầu tăng lên một cách chóng mặt, thị trường dầu cũng có
nhiều thay đổi điều này ảnh hưởng tới giá dầu của Việt Nam. Hay động đất,

7


sóng thần ở Nhật Bản khiến cho thị trường chứng khoán của Nhật có những
thay đổi nghiêm trọng ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán của Việt Nam
Do đó, không thể tìm thấy ở bất cứ phạm vi nào, ở bất cứ lĩnh vực
nào, ở bất cứ không gian nào và thời gian nào có những sự vật, hiện tượng
tồn tại một cách hoàn toàn riêng rẽ, cô lập. Như vậy, theo quan điểm biện
chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có
tính khách quan.
-

Tính phổ biến của các mối liên hệ
Ăngghen nhấn mạnh rằng hình thức của tính phổ biến là hình thức của

cái hoàn thành bên trong, là sự kết hợp nhiều cái hữu hạn thành cái vô hạn.
Trong khoa học tự nhiên, hình thức biểu hiện của tính phổ biến là quy luật,
quy luật này cho phép dự kiến trước sự diễn biến của các quá trình và các
hiện tượng khác nhau trong điều kiện nhất định, tức là cho phép kế hoạch
hóa một cách hợp lý hoạt động sản xuất. Chẳng hạn, cái phổ biến nằm trong
các quy luật của cơ học ngày nay cho phép điều khiển hết sức chính xác các
con tàu vũ trụ bay hàng trăm triệu km đến các hành tinh xa xôi, mặc dù khi
thiết lập các quy luật này, những dữ liệu về các chuyến bay vũ trụ vẫn chưa
được đưa vào quy luật này theo cách quy nạp
Để thấy rõ sự biểu hiện của mối liên hệ có tính phổ biến trong các sự
vật, hiện tượng và quá trình, chúng ta xem xét nó thông qua mối liên hệ giữa
các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Bởi vì, phạm trù là
những khái niệm rộng nhất phản ánh những đặc điểm, những thuộc tính hay
những mối liên hệ chung nhất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan.

Thứ nhất, mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng
Đây là mối liên hệ phổ biến nhất, liên quan tới toàn bộ quá trình nhận
thức của con người. Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, cái riêng
8


và cái chung không thể tách rời nhau. Không có cái chung tồn tại độc lập
đứng ngoài cái riêng mà ngược lại: “cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng,
thông qua cái riêng” [16, tr.381]. Tuy nhiên, cái chung căn bản bao giờ cũng
sâu sắc hơn cái riêng, vì nó là cái bản chất, cái mang tính quy luật. Cũng vì
vậy, Lênin khẳng định: “cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái
chung” [16, tr. 381].
Cái riêng không bao giờ nhập hết vào cái chung. Mỗi cái riêng, bên
cạnh cái chung, cái phổ biến bao giờ cũng tồn tại cái cá biệt, cái đơn nhất.
Cái đơn nhất và cái chung như hai mặt đối lập tạo nên cái riêng. Trong cái
riêng, cái đơn nhất và cái chung luôn chuyển hóa lẫn nhau. Cái đơn nhất
chuyển thành cái phổ biến và cái phổ biến trở thành cái đơn nhất, nhưng
không bao giờ có sự chuyển hóa đồng loạt, toàn bộ. Vì vậy, trong đời sống
hiện thực, không ở đâu và không bao giờ có sự tác động giống nhau tuyệt
đối.
Thứ hai, mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả
Mọi kết quả đều do nguyên nhân gây ra. Không có nhân thì không có
quả. Vì vậy, nguyên nhân phải có trước, kết quả có sau. Tất nhiên, mọi cái
có trước kết quả chưa hẳn đã là nguyên nhân, nhưng đã là nguyên nhân thì
phải có trước kết quả. Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng không phải cứ
một nguyên nhân thì cho một kết quả. Trong thực tế có nguyên nhân sinh ra
nhiều kết quả và ngược lại một kết quả lại cho nhiều nguyên nhân. Điều này
có thể xảy ra trong mọi lĩnh vực, nhưng phức tạp nhất là trong lĩnh vực xã
hội. Xã hội vốn là sự tổng hợp của nhiều mối quan hệ đa dạng, đan chéo nên
thường quan hệ nhân quả cũng không đơn giản. Vì vậy, trong nhiều trường

hợp nếu không tính toán đầy đủ có thể rơi vào quan điểm phiến diện, giản
đơn.
Thứ ba, mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

9


Mối quan hệ này được chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định đều
tồn tại một cách khách quan. Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan
trọng trong sự phát triển của tự nhiên cũng như của xã hội. Tất nhiên bao giờ
cũng được thể hiện qua cái ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là sự thể hiện của cái
tất nhiên trong một điều kiện, một hoàn cảnh cụ thể. Ăngghen viết: “... cái
mà người ta quả quyết cho là tất yếu lại hoàn toàn do những ngẫu nhiên
thuần túy cấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên, lại là hình thức, dưới đó
ẩn nấp cái tất yếu” [19, tr431]
Thứ tư, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
Đây là mối quan hệ có tính biện chứng. Sự gắn bó này thể hiện trước
hết ở sự thống nhất giữa chúng. Bất kỳ sự vật nào cũng có cả nội dung và
hình thức. Tuy nhiên, vai trò của chúng không ngang nhau. Nội dung bao
giờ cũng quyết định hình thức. Nó quyết định cả phương thức thể hiện lẫn
cách thức sắp xếp. Nội dung luôn vận động, biến đổi, hình thức có tính ổn
định tương đối. Sự biến đổi của nội dung là cơ sở cho sự biến đổi của hình
thức. Chẳng hạn nội dung của đời sống xã hội đã thay đổi thì các hình thức
thể hiện nó cũng biến đổi theo.
Thứ năm, mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất bao giờ cũng được thể hiện qua hiện tượng, hiện tượng bao
giờ cũng phản ánh một mặt, một khía cạnh nào đó của bản chất. Mỗi bản
chất không phải chỉ được thể hiện qua một hiện tượng, mà thường được bộc
lộ qua nhiều hiện tượng khác nhau.
Bản chất mang tính ổn định tương đối, còn hiện tượng biến đổi

thường xuyên. Hiện tượng là sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, nhưng
điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài không đồng nhất, vì vậy ở những môi trường
khác nhau thì hiện tượng cũng khác nhau. Theo Lênin: “không phải chỉ riêng
hiện tượng là tạm thời, chuyển động, lưu động, bị tách rời bởi những giới
hạn có tính chất ước lệ, mà bản chất của sự vật cũng như thế” [16, tr.268].
Thứ sáu, mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực
10


Khả năng đều nằm trong hiện thực, đều có cơ sở là hiện thực. Vì vậy,
hiện thực nào cũng chứa đựng các khả năng. Trong đó, có cả khả năng tất
nhiên và khả năng ngẫu nhiên, khả năng gần và khả năng xa, có khả năng tốt
lẫn khả năng xấu. Không hiện thực nào không chứa đựng khả năng. Khả
năng nằm trong hiện thực nhưng hiện thực luôn vận động, biến đổi nên khả
năng cũng biến đổi theo.
Tính đa dạng và phong phú của liên hệ
Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên
hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát
triển của nó. Mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng
trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong
quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có tính chất và vai trò khác
nhau. Do đó, không thể đồng nhất tính chất, vị trí vai trò cụ thể của các mối
liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật nhất định, trong những điều kiện xác
định... Căn cứ vào tính chất, đặc trưng của từng mối liên hệ, có thể phân loại
thành các mối liên hệ sau:
Có mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ bên trong, Có những mối
liên hệ chung của toàn thế giới, lại có những mối liên hệ riêng biệt trong
từng lĩnh vực, từng sự vật. Có mối liên hệ trực tiếp giữa hai hoặc nhiều sự
vật, hiện tượng; lại có những mối liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ chủ yếu,
có mối liên hệ thứ yếu...

Cái loại liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn: sự vật, hiện tượng nào cũng có
mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, nhưng vai trò của chúng đối
với sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng là khác nhau. Mối liên
hệ bên trong bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, còn mối liên hệ bên ngoài
không có ý nghĩa quyết định, vả lại nó cũng thông qua mối liên hệ bên trong

11


mà phát huy tác dụng đối với sự vận động và phát triển của sự vật, hiện
tượng.
Như vậy, sự liên hệ tác động qua lại của sự vật, hiện tượng trên thế giới
không những là vô cùng, vô tận mà còn rất phong phú, đa dạng và phức tạp
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong những nội dung quan
trọng của phép biện chứng duy vật. Đồng thời nó cũng là cơ sở lý luận của
quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể là những quan điểm mang
tính phương pháp luận khoa học trong nhận thức và thực tiễn. Từ việc
nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng, nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa phương pháp luận sau:
Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối
liên hệ với sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, do
đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn
diện, để đánh giá đúng về sự vật, hiện tượng, tránh quan điểm phiến diện chỉ
xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất
hay về tính quy luật của chúng
- Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức
các sự vật, hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự
vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt

của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa các sự vật đó với các sự
vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở
đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi phải chống lại cách xem xét phiến diện,
siêu hình, chỉ thấy một mặt, không thấy toàn bộ. Quan điểm toàn diện cũng
hoàn toàn xa lại với chủ nghĩa chiết trung.

12


Quan điểm toàn diện xuất phát từ nguyên lý mối liên hệ phổ biến của
phép biện chứng duy vật dựa trên các cơ sở sau:
Thứ nhất, sự vật, hiện tượng nào cũng chỉ tồn tại trong liên hệ và
thông qua liên hệ
Thứ hai, thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó tất cả những liên
hệ cụ thể cũng chỉ là những mắt khâu mà sự thống nhất của chúng tạo lập
nên liên hệ phổ biến nhờ đó thế giới là một chỉnh thể.
Thứ ba, mỗi sự vật cụ thể có vô số mối liên hệ, các mối liên hệ ấy
mang tính lịch sử cụ thể.
Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các
sự vật và hiện tượng, quan điểm toàn diện thể hiện một số yêu cầu cơ bản
sau đây :
Một là, phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến,
mối liên hệ vốn có của nó. Muốn nắm bắt được một cách tương đối đầy đủ
bản chất và quy luật của sự vật chủ thể cần bao quát sự vật trong tất cả các
mặt của nó, các khâu trung gian của nó, trong tổng thể các quan hệ phong
phú của nó.
Chẳng hạn, kinh tế và chính trị tồn tại trong mối quan hệ biện chứng
với nhau. Xem xét vấn đề chính trị mà không tính đến các vấn đề kinh tế,
hoặc ngược lại, sẽ dẫn tới những sai lầm cực đoan. Dĩ nhiên, như nguyên lý

về mối liên hệ phổ biến chỉ ra sự vật, hiên tượng tồn tại trong vô vàn mối
liên hệ, do đó trong mỗi điều kiện lịch sử nhất định con người không thể
nhận thức được tất cả các mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt được về sự vật
cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ, không trọn vẹn.
Hai là: Xem xét toàn diện các mối liên hệ của sự vật phải đánh giá
đúng vị trí, vai trò của chúng, tránh xem xét một cách dàn trải, “ bình quân”.
”. Sự vật tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, nhưng vị trí, vai trò của các mối
liên hệ không “ ngang bằng” nhau. Vì vậy, có xác định được vị trí, vai trò
13


của các mối liên hệ, mới nhận thức được bản chất của sự vật, mới thấy được
khuynh hướng vận động, phát triển của nó
Chẳng hạn, xã hội học trước khi triết học Mác xuất hiện, mới chỉ dừng
lại ở sự mô tả các mối liên hệ đa dạng và phong phú mà chưa xác định được
vị trí, vai trò của chúng, hoặc đánh giá sai vị trí, vai trò của chúng, nên chưa
thể được coi là một khoa học
Ba là: phải nhận thức sự vật trong tính chỉnh thể của nó, trong tính
nhiều mặt và sự tác động qua lại quy định lẫn nhau, chi phối lẫn nhau của
chúng.
- Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực
tiễn, quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng
hoạt động thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật
cũng như những mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác.
Muốn vậy, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác
nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng.
- Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú – sự vật, hiện tượng
khác nhau, không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác
nhau nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải
tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể.

Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và
tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi
trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy
rằng, một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này
nhưng sẽ không là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Vì vậy, để xác
định đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng, của từng
thời kỳ đất nước bao giờ Đảng ta cũng phân tích tình hình cụ thể của đất
nước ta cũng như bối cảnh lịch sử quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn và
từng thời kỳ đó và trong khi thực hiện đừng lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ
14


sung và điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể của đất
nước
Tóm lại: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa quan trọng
góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân con người. Để thực hiện được
chúng, cần phải nắm chắc cơ sở lý luận và vận dụng một cách sáng tạo vào
trong hoạt động thực tiễn của bản thân. Cần vận dụng đứng đắn nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến vào việc nghiên cứu tình hình đổi mới kinh tế ở tỉnh
Thanh Hóa nhằm đem lại cái nhìn khách quan, chính xác, tránh tình trạng
chủ quan, bảo thủ, chỉ nhìn nhận được một khía cạnh nào đó của sự vật, hiện
tượng. Đồng thời với việc đưa ra được xu hướng vận động chung của kinh
tế, đề xuất những giải pháp đem lại tính hiệu quả, phát triển nền kinh tế
Thanh Hóa một cách vững chắc và an toàn nhất.
CHƯƠNG II
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở THANH HÓA
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1 Thực trạng quá trình đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa dưới góc nhìn
của nguyên lý mối liên hệ phổ biến

2.1.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, nằm ở vĩ tuyến
19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông. Với
diện tích 11.133,4 km2, dân số 3,400.239 triệu người (năm 2010). Phía Bắc
giáp các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La với đường ranh giới dài 175km.
Phía Nam và Tây Nam nằm liền kề Nghệ An với đường ranh giới hơn
160km. Phía Tây nối liền sông núi với tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hòa
Dân chủ nhân dân Lào, với đường biên giới dài 192km. Phía Đông mở ra
15


phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông, với đường bở biển dài trên
102km và một thềm lục địa khá rộng. Phần đất liền của Thanh Hóa chạy dài
theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Thanh Hóa cách thủ đô Hà Nội
khoảng 150km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1560km về
hướng Bắc. Đây là tỉnh lớn của Việt Nam
Tính đến ngày 5/8/1999, Thanh Hóa có 24 huyện, 2 thị xã (Sầm Sơn
và Bỉm Sơn),1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố Thanh hóa) với 630 xã,
phường, thị trấn 5759 thôn, xóm, làng, bản.
Về địa hình: Thanh Hóa nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ở
phía tây bắc, những đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m thoải dần, kéo dài
và rộng về phía Đông Nam.
Về khí hậu: Thanh Hóa vừa mang đặc điểm của vùng khí hậu Bắc Bộ
vừa mang những tính chất riêng của khí hậu Trung Bộ. Nhìn chung, khí hậu
Thanh Hóa có tính chất chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ với kiểu khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23C – 24C.
Về tài nguyên đất: Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha,
trong đó đất sản xuất nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp
553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha
với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp,

cây công nghiệp và cây ăn quả.
Về tài nguyên rừng: Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên
rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64
triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 - 60.000 m 3. Rừng Thanh Hoá
chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú, đa dạng.
Về tài nguyên khoáng sản: Tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản
phong phú và đa dạng. Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết trên địa bàn
16


tỉnh phát hiện có 296 mỏ và điểm khoảng sản với 28 loại khoáng sản rắn,
nhiên liệu, đá quý …
Về tiềm năng du lịch: Thanh hóa là tỉnh có tiềm năng về du lịch. Với
bãi biển Sẩm Sơn, suối Cá, sân Chim... là những khu du lịch nổi tiếng thu
hút nhiều khách du lịch tới thăm.
Về tài nguyên biển và thủy sản: Thanh Hóa có trên 102 km bờ biển,
vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn.
Có thể nói rằng: Với những lợi thế nêu trên có thể khẳng định, Thanh
Hóa là địa phương hội đủ các nhân tố về nhân lực và vật lực để có thể phát
triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tuy vậy, để
Thanh Hóa trở thành nền kinh tế động lực của miền Trung, Đảng ủy Thanh
Hóa phải có những phương hướng và chính sách đúng đắn để đẩy mạnh nền
kinh tế phát triển hơn nữa
2.1.2 Thực trạng quá trình đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa
a. Thực trạng kinh tế Thanh Hóa những năm đổi mới
• Kinh tế tăng trưởng chậm, nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5
năm lần thứ hai và thứ ba không đạt được. Những chỉ tiêu của kế hoạch đặt
ra cho năm tiếp theo đều không đạt được, thậm chí tỉ lệ hoàn thành còn ở
mức rất thấp. Chỉ có 5 chỉ tiêu đạt 50 – 80% so với kế hoạch (khai hoang,
lương thực, chăn nuôi lợn, than, nhà ở) còn 10 chỉ tiêu khác chỉ đạt 25 –

30% (trồng rừng, gỗ tròn, vải lụa, cá biển, giấy xi măng, điện, cơ khí, phân
hóa học, thép)
• Cơ sở vật chất kỷ thuật hiện có của nền kinh tế trong tỉnh còn yếu
kém, thiếu đồng bộ, cũ nát, trình độ nói chung còn lạc hậu, đa bộ phận lao
động vẫn là lao động thủ công, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ. Phân
công lao động xã hội kém phát triển, năng xuất lao động xã hội rất thấp
17


• Cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm
trọng. Dẫn đến sản xuất không đủ tiêu dùng, làm không đủ ăn, phải dựa vào
những chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Mặt khác lạm pháp, tham nhũng
xuất hiện, giá cả tăng, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, tiêu cực và
bất công xã hội tăng lên...
Trước tình hình đó, hưởng ứng và tiếp thu chủ trương đổi mới toàn
diện đất nước trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (th¸ng 12 /
1986), Đảng ủy Thanh Hóa cùng nhân dân đã nỗ lực thực hiện công cuộc
đổi mới toàn diện trong tỉnh mà trọng tâm là đổi mới kinh tế
Trước hết: Đảng ủy Thanh Hóa đã đưa ra những chính sách đổi mới
toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghiệp, thương
nghiệp và một số ngành khác…nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu
lại nền kinh tế
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Trong công cuộc đổi mới, phải tiến hành đổi mới đồng bộ, kết hợp
đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã
hội. Trong đó, đổi mới kinh tế là trọng tâm, còn đổi mới chính trị thúc đẩy
đổi mới kinh tế
- Cần đổi mới tư duy về chức năng quản lý kinh tế của các doanh
nghiệp thông qua việc sử dụng công cụ kế hoạch hóa phù hợp với sự vận
hành của cơ chế thị trường, nhằm xác định rõ những nội dung kinh tế-xã hội

mà mỗi cấp chính quyền cần hoạch định nhằm định hướng cho thị trường
có bước phát triển cao.
- Để thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nội bộ của các ngành kinh tế.
Trong các chính sách kinh tế - tài chính cần có sự đổi mới các chính sách về
thuế, phí, đất đai... nhằm khuyến khích có điều kiện để thúc đẩy các doanh
nghiệp phát triển
18


- Chuyển từ cơ cấu kinh tế địa phương sang cơ cấu kinh tế vùng
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.
- Tiếp tục thực hiện kiềm chế lạm phát, huy động tối đa nguồn nhân
lực, ưu tiên cho đầu tư nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội.
- Tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường gắn với tăng trưởng
và phát triển bền vững; đẩy mạnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ văn hóa
xã hội, cải cách hành chính...
b. Thành tựa đạt được trong quá trình đổi mới kinh tế năm 2005 - 2010
Trãi qua hơn hai mươi năm, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và
Nhà nước tỉnh ủy Thanh Hóa đã không ngừng phấn đấu, chủ động nắm bắt
thời cơ, vượt qua thách thức, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn giành
nhiều thành tích quan trọng và khá toàn diện, tạo đà cho việc thực hiện
thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2005 – 2010 đạt được những
thành tựu quan trọng. Tình hình cụ thể trên từng lĩnh vực như sau:
Giai đoạn 2005 – 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng trưởng bình
quân đạt 10,6%, riêng năm 2009, GDP bình quân đầu người đạt 720 USD.
Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây
dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp (cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp –
công nghiệp xây dựng – dịch vụ trong GDP năm 2009 là: 27,3% - 38,4% 34,3%). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh đạt hơn 21 tỷ đồng,
tương đương 1,2 tỷ USD, cải thiện chỉ số CPI của Thanh Hóa trên bảng xếp
hạng (từ vị trí thứ 52 năm 2008 lên vị trí 39 năm 2009 và đang phấn đấu vào

tốp 10 toàn quốc vào năm 2015).
Thứ hai; các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh đều có bước phát triển
khá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó:
- Ngành nông, lâm, thuỷ sản phát triển ổn định và tương đối toàn diện,
năm sau cao hơn năm trước. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 1,9%, trong đó

19


nông nghiệp tăng 0,6%, lâm nghiệp tăng 8,3%, thủy sản tăng 5,9% so với
năm 2005. Chăn nuôi phát triển theo mô hình trang trại, gia trại.
- Công nghiệp: Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển
kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể của Đảng, Nhà nước nói chung và khuyến
khích đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh nói riêng đã thúc đẩy các cơ
sở sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 54.898
cơ sở sản xuất tăng 7410 cơ sở năm 2005
- Các hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch đều có mức tăng trưởng
cao. Nhiều hoạt động du lịch, lễ hội như “lễ hội rước Thần Cá”, “lễ hội đền
thờ bà Triệu”… diễn ra sôi động; lượng khách đến thăm quan tại tỉnh đạt
2,78 triệu lượt khách, tăng 10,8%, doanh thu đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 32% so
với năm 2005
- Hoạt động văn hoá, giáo dục được đẩy mạnh, trong năm đã khai
trương xây dựng 250 làng, bản, và 20 xã, phường văn hoá; đến nay toàn tỉnh
có 6.075 làng văn hóa và 152 xã, phường văn hoá, chất lượng giáo dục phổ
thông có chuyển biến tiến bộ; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 98,7%,
tăng 12,5%; tốt nghiệp bổ túc đạt 94,2%, tăng 44,3% so với năm học trước.
Tại kỳ thi Olympic quốc tế (2010), tỉnh có 01 học sinh Nguyễn Đức Bình
đoạt Huy chương Bạc môn hoá học và 01 học sinh Nguyễn Hoành Đạo đoạt
Huy chương Đồng môn vật lý (THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa)
Thứ ba; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, từng bước đáp ứng

yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.
Trong những năm qua nhiều dự án quan trọng đã hoàn thành đưa vào
phục vụ sản xuất như Cảng Nghi Sơn, một số tuyến đường của miền núi,
vùng cao, biên giới được hình thành: Mục Sơn - Cửa Đạt - đường Hồi Xuân
- Tén Tằn 116 km, đường Lang Chánh Yên Thương 46 km… đường Hồ Chí
Minh chạy qua các huyện miền núi 134 km.
20


Thứ tư; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện
Được sự quan tâm của Chính phủ, các ngành Trung ương, sự lãnh đạo
tập trung của Cấp uỷ, Chính quyền, và sự phấn đấu nỗ lực của nhân dân, nền
kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ cao. Năm năm 2005-2010, Thanh Hoá
đã giải quyết việc làm cho 109.500 lao động, tỷ lệ sử dụng thời gian lao
động ở nông thôn từ 74% năm 2005 tăng lên 75,4% năm 2010, tỷ lệ thất
nghiệp ở khu vực thành thị giảm từ 6,3% xuống còn 5,9%, đời sống nhân
dân ngày càng cải thiện dần
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được tình hình kinh tế - xã
hội của Thanh Hoá cũng còn nhiều thách thức, khó khăn, thể hiện ở chỗ:
- Kinh tế tăng trưởng khá, nhưng chất lượng tăng trưởng, tính bền
vững, sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn ở mức thấp.Tốc độ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn còn chậm, nhất là cơ cấu lao động
chuyển dịch chưa cao
- Một số vấn đề xã hội còn bất cập, việc làm cho người lao động vẫn
còn bức xúc, đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, còn nhiều khó khăn.
Những tồn tại trên có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan:
- Về khách quan: Tỉnh có địa bàn rộng, dân số đông, có 11 huyện miền núi,
địa hình hiểm trở, khó khăn cho việc tạo sự phát triển đồng đều.
- Về chủ quan: Các chính sách khuyến khích đầu tư của Thanh Hoá vẫn kém
hấp dẫn, một số chính sách của Nhà nước và của tỉnh triển khai chậm. Tư

tưởng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên còn nặng, chưa năng động phát huy nội
lực...
2.2 Quán triệt quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể - điều
kiện để nâng cao hiệu quả trong công cuộc đổi mới kinh tế ở Thanh Hóa
hiện nay
21


Muốn xây dựng được hệ thống kinh tế phát triển, thì tỉnh ủy Thanh
Hóa phải không ngừng nổ lực đưa ra những chính sách phù hợp với thực
trạng kinh tế của tỉnh nhằm đổi mới toàn diện các ngành kinh tế, đồng thời
tuyên truyền, giáo dục cho tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc đổi
mới toàn diện. Để đạt được điều này đòi hỏi trong đổi mới kinh tế các cấp ủy
Đảng phải biết kết hợp chặt chẽ, biết phân tích mối quan hệ biện chứng giữa
các ngành kinh tế với nhau, để tìm ra biện pháp lãnh đạo thích hợp nhằm
thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Trong bối cảnh mới, cùng với sự hội
nhập ngày càng sâu rộng vào môi trường khu vực và quốc tế, cần phải nhận
thức được rằng: luôn luôn chủ động, sáng tạo và dựa vào nội lực. Để từ đó
thấy rằng: mọi chủ trương chính sách tiếp tục đổi mới kinh tế phải ưu tiên số
một là giải phóng lực lượng sản xuất và mọi nguồn lực, mọi tiềm năng của
tỉnh nhằm tất cả vì mục tiêu phát triển có như vậy mới đạt nhiều kết quả
trong đổi mới kinh tế.
2.3 Một số khuynh hướng và giải pháp phát triển kinh tế ở Thanh Hóa
từ năm 2005 – 2010
2.3.1 Một số khuynh hướng để phát triển kinh tế Thanh Hóa
+ Phát triển từng bước vững chắc thành phố, phấn đấu trở thành một
trong các trung tâm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hiện đại của cả nước và
với xu hướng sát nhập với thị xã Sầm Sơn, thành phố sẽ là một trong những
trung tâm du lịch lớn của cả nước, điểm đến thường xuyên của du khách
quốc tế.

+ Phát triển văn hóa xã hội đưa Thanh Hóa trở thành một trong những
trung tâm văn hóa, y tế, đào tạo, khoa học – công nghệ lớn của vùng Nam
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống của người xứ Thanh, của nền văn hóa Đông Sơn trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội
22


+ Giảm đến mức tối đa các hiện tượng ô nhiễm môi trường ở các khu,
cụm công nghiệp, tạo môi trường trong sạch, đẹp
+ Phát huy tiềm năng, thế mạnh, động viên tối đa các nguồn lực xã
hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao, bền vững và thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
+ Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;
đảm bảo ổn định chính trị; tăng cường công tác quốc phòng - trật tự an toàn
xã hội.
+ Tập trung đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn,
có lợi thế của tỉnh. Trong đó tập trung phát triển các ngành sau:
 Nông, lâm, ngư nghiệp:
Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng (GDP) nông, lâm, ngư nghiệp bình quân
đến năm 2010 là 5,0 - 5,5%. Sản lượng lương thực ổn định 1,5 triệu tấn từ
năm 2005 trở đi; Đẩy mạnh chăn nuôi trang trại; Phát triển lâm nghiệp toàn
diện, đẩy nhanh tốc độ tái tạo vốn rừng

 Công nghiệp:
Phấn đấu tăng GDP công nghiệp bình quân hàng năm 16,5 - 20%. Tập
trung vào các nhóm ngành: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; khai
thác chế biến khoáng sản; công nghiệp chế biến gỗ lâm sản và công nghiệp
giấy ...
 Dịch vụ

Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ mới để tạo thành khu
vực kinh tế năng động, tạo nhiều việc làm và có đóng góp lớn cho GDP.
Nâng cao chất lượng du lịch, đồng thời khai thác các danh thắng trong tỉnh
23


như: vườn quốc gia Bến En, bãi tắm Sầm Sơn, thành nhà Hồ, khu di tích
Lam Kinh ...
Đầu tư phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp có tiền năng của
tỉnh nhằm giải quyết các vấn đề việc làm cho người dân trong tỉnh như: Khu
kinh tế Nghi Sơn; Khu công nghiệp Lễ Môn; Khu công nghiệp Đình Hương Tây ga; Khu công nghiệp Bỉm Sơn; Khu công nghiệp Lam sơn...
2.3.2 Một số giải pháp và kiến nghị
Căn cứ vào tình hình thực tiễn kinh tế và những vấn đề nảy sinh trong
công cuộc đổi mới ở Thanh Hóa, cũng như quán triệt quan điểm toàn diện,
quan điểm lịch sử - cụ thể của phép biện chứng duy vật mác xít, tôi xin
mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm định hướng phát triển nền kinh tế
của tỉnh nhà:
a. Giải pháp về nhận thức
+ Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể
nhân dân và từng gia đình về tầm quan trọng của việc phát triển nền kinh tế
trong tỉnh.
Việc nâng cao ý thức của cán bộ Đảng viên, chính quyền đoàn thể
cũng như với mọi người dân chính là một giải pháp có tầm quan trọng hàng
đầu để đưa lại hiệu quả cao trong quá trình đổi mới phát triển kinh tế.
+ Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn
luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng cho cán bộ, Đảng viên
Tổ chức tốt việc học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng, lý luận
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, tạo sự
thống nhất cao về ý chí và hành động, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh
tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh

+ Thực hiện đồng bộ các giải pháp để huy động các nguồn vốn cho
đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
24


Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án lớn của Trung ương trên
địa bàn như: dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự án mở rộng nhà máy xi măng Nghi
Sơn, Bỉm Sơn...; các dự án thực hiện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn
ODA…
+ Đảng ủy Thanh Hóa phải có những chính sách để khai thác thế
mạnh về nguồn nhân lực trong và ngoài tỉnh
Khai thác tốt tiềm năng của lực lượng lao động trong tỉnh, có chính
sách khuyến khích thu hút số sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ở các trường
đại học, những cán bộ có trình độ cao, tay nghề giỏi ở ngoài tỉnh về địa
phương công tác
b. Giải pháp về kinh tế - xã hội
+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, khai thác và phát huy vai trò của
các thành phần kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Thực chất của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển. Muốn vậy, trước hết phải giải phóng sức sản xuất
của xã hội mà trong đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tác dụng tích
cực của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là giải pháp có ý nghĩa quan trọng
hàng đầu. Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông ngiệp độc canh
sang đa canh, từ kinh tế thuần nông sang kinh tế tổng hợp công nghiệp –
nông nghiệp – dịch vụ… Các chính sách kinh tế - xã hội này phải vừa
khuyến khích kinh tế của tỉnh phát triển vừa tạo điều kiện cho gia đình phát
triển sản xuất, làm giàu chính đáng.
+ Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng
điểm về phát triển kinh tế, đồng thời chú trọng việc tổng kết và nhân rộng

các mô hình, điển hình tiên tiến

25


×