Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân tích chi tiết tác phẩm Đời thừa (Nam Cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.3 KB, 13 trang )

ĐỜI THỪA
(Nam Cao)
A. KHÁI QUÁT
1. Tác giả
- Là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại với những đóng góp xuất
sắc trong dòng văn học hiện thực phê phán 30 – 45 cũng như văn học cách mạng
giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Ngòi bút của Nam Cao tỉnh táo sắc lạnh, nặng trĩu suy tư nhưng cũng đằm
thắm tình thương yêu. Đó là nguyên nhân tác phẩm của ông vừa thi vị vừa thấm
đẫm phong vị trữ tình.
- Sáng tác của Nam Cao trước cách mạng thường xoay quanh 1 trăn trở về
tình trạng con người bị huỷ hoại về nhân phẩm do sự chi phối của đói nghèo. Niềm
trăn trở ấy đặc biệt nhức nhối, sâu sắc trong mảng sáng tác về đời sống trí thức và


bi kịch sống mòn. Đây cũng là đề tài thấm thía sự trải nghiệm của nhà văn.
2. Tác phẩm
2.1 Vị trí
“Đời thừa” là 1 truyện ngắn tiêu biểu cho mảng sáng tác của Nam Cao về đời sống
của người trí thức nghèo trước cách mạng, cũng là truyện ngắn thể hiện rõ nét sở
trường của Nam Cao trong nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật, nghệ
thuật tạo lời văn giàu tính triết lý.
2.2 Khái niệm bi kịch
Bi kịch xuất hiện khi có sự xung đột không thể điều hoà giữa khát vọng và khả
năng thực hiện, giữa thiện và ác, giữa cái cao cả và cái thấp hèn. Kết cục là những
ước mơ đẹp đẽ bị tan vỡ, những hoài bão lớn lao bị vùi dập, những giá trị chân
chính bị huỷ hoại. Kết thúc bi thảm của nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức

tỉnh, dự báo về những điều tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống con người.
2.3 Bi kịch của nhân vật Hộ
1


Từ quan niệm trên có thể thấy Hộ là 1 nhân vật bi kịch bởi những mâu thuẫn giữa
những khát vọng và khả năng thực hiện, giữa những phẩm chất cao đẹp với sự tha
hoá tầm thường, đau xót. Đó là tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng, thầm lặng
của 1 nhà văn nghèo khao khát có 1 cuộc sống có ý nghĩa, luôn ôm ấp “một hoài
bão lớn” về 1 sự nghiệp văn chương hữu ích cho xã hội, nhưng đã bị “áo cơm ghì
sát đất” mà phải sống cuộc sống vô nghĩa, vô ích, sống tiếp “đời thừa”. Thậm chí
vì những đau khổ, bế tắc trong bi kịch văn chương, con người nhân hậu ấy còn rơi

vào bi kịch thứ 2 khi có thái độ thô bạo, phũ phàng với vợ con, cũng có nghĩa là vi
phạm vào lẽ sống tình thương của mình.
2.4 Chủ đề của tác phẩm:
- Thông qua bi kịch của nhân vật Hộ, tác phẩm đã thể hiện lời tố cáo gay gắt
cái xã hội phi nhân tính đã bóp chết mọi ước mơ, huỷ hoại ý nghĩa cuộc sống chân
chính của con người, đầu độc tâm hồn con người và những mối quan hệ tốt đẹp
giữa người với người. Không chỉ thể hiện niềm thương cảm với những bi kịch đau
khổ của người trí thức nghèo, Nam Cao còn đem đến cho tác phẩm những giá trị
nhân đạo sâu sắc khi bày tỏ niềm tin yêu, trân trọng với người trí thức trung thực,
tự trọng, luôn bằng mọi cách chống lại sự tha hoá, luôn cố gắng giữ vững lẽ sống
nhân đạo của mình.
- Trong truyện ngắn “Đời thừa”, thông qua nhân vật Hộ, Nam Cao cũng trực

tiếp phát biểu những ý kiến tiến bộ, sâu sắc, mới mẻ về quan điểm nghệ thuật, quan
điểm sáng tác khi đề cao ý nghĩa xã hội của văn chương, khi đưa ra chuẩn mực về
1 tác phẩm có giá trị, về phẩm chất của nhà văn.
B. TÌM HIỂU TÁC PHẨM
ĐỀ 1: PHÂN TÍCH BI KỊCH VĂN CHƢƠNG CỦA NHÂN VẬT HỘ ĐỂ LÀ
RÕ TƢ TƢỞNG NHÂN ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN “ĐỜI THỪA” CỦA
NAM CAO.
2


 MB:
- Tác giả (A.1)

- Tác phẩm và vấn đề: “Đời thừa” là 1 truyện ngắn tiêu biểu trong mảng sáng
tác của Nam Cao về đời sống của người trí thức nghèo trước 1945. Thông
qua việc miêu tả chân thực bi kịch văn chương của nhân vật Hộ, Nam Cao
đã đưa đến cho tác phẩm của mình những tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
 TB:
Khái niệm về bi kịch
Trong truyện ngắn “Đời thừa”, Hộ là 1 nhân vật bi kịch. Trước hết đó là bi
kịch của 1 người trí thức có ý thức sâu sắc về cuộc sống, khao khát tự khẳng
định và nâng cao ý nghĩa đời sống của mình bằng 1 sự nghiệp văn chương
có giá trị, được mọi người thừa nhận nhưng lại bị “Cái nợ áo cơm ghì sát
đất”, phải chấp nhận 1 cuộc sống vô nghĩa, trở thành kẻ sống kiếp đời thừa
với văn chương.

Phân tích:
1. Hộ có những phẩm chất đẹp đẽ của 1 nhà văn chân chính:
1.1 Hộ có những đam mê mãnh liệt với văn chương
- Truyện ngắn mở đầu bằng đoạn văn miêu tả cảnh Hộ đọc sách. Gương mặt
với “đôi lông mày rậm... châu đầu lại với nhau... đôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra...
cái mặt hốc hác có vẻ khắc khổ, dữ tợn” chính là gương mặt của 1 người đang say
mê, chăm chú tột độ đến mức như bị hút kiệt tinh lực vào trang sách. Cách miêu tả
của nhà văn còn đem lại cảm giác như đó là gương mặt của 1 kẻ tội đồ, khổ hạnh
trước vị Chúa mà mình ngưỡng mộ, tôn thờ - và với Hộ vị Chúa ấy chính là vẻ đẹp
thánh thiện toả ra từ những trang văn. Gương mặt hốc hác, gầy gò vì cuộc sống đói
nghèo nhưng lại cháy rực niềm say mê mãnh liệt với văn chương.
- Với Hộ, nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm

nữa ; bởi vì theo Hộ, văn chương đem đến cho con người những khoái cảm thẩm
3


mĩ cao khiết, kì diệu mà không một khoái lạc vật chất nào có thể sánh bằng. Dù
không mong tìm ở Từ sự đồng cảm, có lần Hộ vẫn không thể kiềm chế niềm phấn
khích mà bày tỏ với vợ như 1 cách giúp anh nói thành lời niềm say mê của mình:
“Tôi mê văn quá nên mới khổ... những khi được đọc 1 đoạn văn như đoạn này mà
lại hiểu được tất cả cái hay, thì dẫu ăn 1 món ngon đến đâu cũng không thích
bằng”.
- Tuy nhiên cũng phải thấy khi Hộ cho rằng “nghệ thuật là tất cả” thì đó chỉ
là 1 cách nói cực đoan để thể hiện cao độ niềm đam mê cháy bỏng với văn chương

chứ hoàn toàn không thể coi đó là tuyên ngôn của 1 người vị kỉ, vô trách nhiệm với
cuộc đời, bởi vì sự nghiệp văn chương mà Hộ ấp ủ, say mê phải là 1 sự nghiệp văn
chương hữu ích với con người và thấm đẫm giá trị nhân đạo. Hộ đã khẳng định dứt
khoát: 1 tác phẩm có giá trị phải: “chứa đựng 1 cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau
đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm
cho người gần người hơn”. Và không chỉ dừng lại ở quan niệm, trong thực tế cuộc
sống, Hộ không bao giờ vì văn chương mà biến mình thành kẻ ác, kẻ tàn nhẫn ;
cuối cùng, dù đau khổ, tuyệt vọng, anh vẫn chấp nhận hi sinh nghệ thuật cho tình
thương.
1.2. Không chỉ mê văn, Hộ còn có hoài bão cao đẹp với văn chương, coi
văn chương là lẽ sống, là lí tưởng của đời mình.
- Vì lý tưởng đẹp đẽ trong văn chương, Hộ đã có thể hi sinh tất cả: “đói rét

không có nghĩa lý gì với 1 gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn
mang 1 hoài bão lớn”. Đó là hoài bão về 1 sự nghiệp văn chương có giá trị ; và cụ
thể hơn, cái đích mà cả cuộc đời Hộ khao khát hướng tới là 1 tác phẩm để đời, 1
tác phẩm khi ra đời sẽ “làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra 1 thời...”, 1 tác
phẩm có giá trị, phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn. Có thể thấy, niềm đam
mê và hoài bão của Hộ là được thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật, hơn thế nữa là
niềm khao khát được vẻ vang vì sự nghiệp sáng tạo ấy.
4


- Khao khát vinh quang đối với 1 tác phẩm “ăn giải Nôben” là được dịch ra
đủ mọi thứ tiếng trên toàn cầu, không có nghĩa Hộ là 1 kẻ háo danh tầm thường.

Niềm khát khao không chỉ là biểu hiện cao nhất của 1 con người có ý thức rất sâu
sắc, không chấp nhận 1 cuộc sống mờ nhạt vô danh vô nghĩa. Hộ muốn khẳng định
cái tôi chân chính của mình bằng những đóng góp hữu ích cho cuộc đời. Những
người lao động sáng tạo ra của cải vật chất có thể vô danh trong 1 đám đông nhưng
cuộc đời thầm lặng của họ vẫn có ý nghĩa bởi những giá trị vật chất do họ sáng tạo
ra đã giúp cho cuộc sống của nhân loại tồn tại và phát triển. Những tác giả của văn
học dân gian hoàn toàn vô danh nhưng sự tồn tại của họ vẫn thật có ý nghĩa vì tác
phẩm của họ đã thực sự trường tồn cùng năm tháng. Còn với 1 nhà văn, lao động
nghệ thuật của anh ta chỉ có ý nghĩa khi sáng tạo ra 1 sự nghiệp văn chương hữu
ích cho mọi người, anh ta chỉ có thể nâng cao giá trị đời sống của mình khi chính
những tác phẩm văn chương có giá trị được mọi người thừa nhận. Và sự
thừa nhận ấy cũng đồng thời khẳng định cái tôi cá nhân đẹp đẽ của nhà văn.

1.3 Không chỉ mê văn, Hộ còn là người có lương tri nghề nghiệp
- Hộ có những quan niệm nghiêm túc và cao quý về nghề nghiệp, anh cho
rằng: sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong
văn chương thì thật là đê tiện. Cũng vì quan niệm ấy mà Hộ đã từng viết thật “thận
trọng” dù cuộc sống của anh chỉ trông vào đồng nhuận bút ít ỏi của nghề viết văn
và cách viết ấy khiến cuộc sống thời trai trẻ của nhà văn Hộ luôn “eo hẹp, cực
khổ”.
- Hộ đặc biệt đề cao 1 trong những phong cách mang tính đặc trưng của văn
chương đó là sáng tạo. Anh khẳng định: “Văn chương không cần đến những người
thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những
người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những
gì chưa có”. Bất cứ công việc nào cũng đòi hỏi sự sáng tạo, nhưng nếu các sản

phẩm vật chất có thể lặp lại về cơ bản các giá trị nội dung và hình thức thì sản
5


phẩm tinh thần của nhà văn luôn là: “1 phát minh về hình thức và khám phá về nội
dung, mỗi tác phẩm luôn là sự xuất hiện lần đầu tiên, cuối cùng và duy nhất trong
cả cuộc đời nghệ sĩ lẫn văn chương”. Với những quan niệm tiến bộ về văn chương,
Hộ đã thể hiện nhân cách cao đẹp của 1 nghệ sĩ khao khát được sáng tạo, khao khát
được dâng hiến cho cuộc đời và nghệ thuật những tác phẩm thực sự có giá trị.
 Đam mê văn chương, có những hoài bão cao cả, có niềm khao khát vinh quang
để nâng cao giá trị đời sống của mình, có lương tri nghề nghiệp..., Hộ đã có những
phẩm chất quan trọng nhất của 1 nhà văn chân chính, 1 nhà văn trung thực và tự

trọng để có thể theo đuổi giấc mộng văn chương, tạo dựng 1 sự nghiệp văn chương
có giá trị.
2. Tất cả những phẩm chất đẹp đẽ của 1 nhà văn chân chính đã bị huỷ hoại
đau đớn, những lí tƣởng khát vọng cao đẹp của Hộ đã bị đổ vỡ tan tành khi
đối diện với thực tế cuộc sống.
- Với riêng mình, Hộ đã từng khinh “những lo lắng tủn mủn về vật chất”, Hộ
không hề bận tâm đến những “đói rét hay cực khổ” của cuộc sống đời thường. Lúc
ấy, với Hộ, “nghệ thuật là tất cả”, anh hoàn toàn có thể tận hưởng những khoái cảm
tinh thần cao quý trong 1 cuộc sống “eo hẹp” bởi cách viết “thận trọng” của mình.
Nhưng từ khi có 1 gia đình phải chăm lo, Hộ đã hiểu thế nào là giá trị của đồng
tiền, hiểu những “đau khổ của 1 kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách”. Hộ
phải ra sức kiếm tiền nuôi vợ con với 1 cách duy nhất là viết văn, và vì thế, đương

nhiên anh phải viết nhiều, viết nhanh dẫn đến viết ẩu. Khi thay đổi mục đích của
văn chương, lấy văn chương làm phương tiện tầm thường để kiếm tiền, Hộ đã đi
ngược lại hoàn toàn với lý tưởng nghệ thuật, cũng là lý tưởng sống của mình. Nghệ
thuật của Hộ bây giờ không nhằm tạo ra những “tác phẩm thật giá trị” để thoả mãn
những khoái cảm tinh thần đẹp đẽ của con người, mà chỉ nhằm đổi được nhiều
nhất, nhanh nhất số tiền nhuận bút để trang trải “tiền nhà... tiền giặt... tiền thuốc...
tiền nước mắm” và khi ấy, mục đích tầm thường của thứ văn chương mà Hộ hướng
6


đến sẽ không thể dung nạp những đam mê, khát vọng hay lương tri nghề nghiệp
của anh nữa, Hộ tất yếu bị tha hoá trong văn chương.

- Vốn là người viết “thận trọng”, nay Hộ “phải cho in nhiều cuốn văn viết
vội vàng”, sự vội vàng đồng nghĩa với cách viết cẩu thả mà Hộ luôn coi là “bất
lương, đê tiện”, khao khát 1 tác phẩm “vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn”,
1 tác phẩm “ăn giải Nôben và được dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên toàn cầu”, nay Hộ
phải viết những bài báo để người ta “đọc rồi quên ngay sau khi đọc”, những cuốn
sách hay đoạn văn khiến cho chính Hộ phải “đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò
nát sách và mắng mình như 1 thằng khốn nạn” ; thích “đào sâu... tìm tòi... khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”, bây giờ Hộ phải viết
“toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn 1 vài ý
rất thông thường quấy loãng trong 1 thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi”. Với
cách viết như thế và những cuốn sách như thế, đương nhiên Hộ chẳng đem đến 1
chút gì mới lạ cho văn chương, cũng có nghĩa là đối với văn chương, Hộ chỉ là 1

thứ vô ích, 1 kẻ sống kiếp “đời thừa”.
- Nhận thức được sự tha hoá của mình trong văn chương, Hộ đã tự sỉ vả, tự
kết án mình 1 cách quyết liệt: “Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn bởi vì
chính hắn là 1 thằng khốn nạn!”. thể nhận ra ngay trong lời tự kết án về lương tri,
nhân cách của nhà văn còn hàm chứa sự cay đắng cho số kiếp, thân phận 1 con
người. Nỗi cay đắng khiến Hộ buồn chán: “Còn gì buồn hơn chính mình lại chán
mình? Còn gì đau đớn hơn cho 1 kẻ vẫn khát khao làm 1 cái gì nâng cao giá trị đời
sống của mình, mà kết cục lại chẳng làm được cái gì, chỉ mới lo cơm áo mà đã đủ
mệt?”, Như tất cả các nhân vật bi kịch, Hộ luôn nuối tiếc, nhớ nhung “1 cái gì xa
xôi... những mộng đẹp ngày xưa... 1 con người rất đáng yêu đã chẳng là mình
nữa...”. Nỗi nhớ tiếc làm rõ hơn sự tha hoá khiến Hộ tuyệt vọng, xót xa: “Thôi thế
là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi!”. Sử dụng thứ ngôn ngữ nửa trực tiếp Nam


7


Cao giúp người đọc nhìn sâu hơn vào nỗi đau đớn, giằng xé của Hộ trong bi kịch
văn chương.
3. Đánh giá bi kịch
- Thực chất bi kịch của Hộ là phải viết những thứ văn chương không có tư
tưởng, không có sáng tạo, là từ bỏ vai trò của 1 nhà văn chân chính để làm 1 thợ
viết tầm thường, là sự thay đổi mục đích của văn chương mà lại không thể từ bỏ
tình yêu và những khát vọng văn chương.
- Đó là bi kịch của 1 người không chấp nhận sự tha hoá nhưng cũng không

chống nổi sự tha hoá, là bi kịch của 1 con người luôn ý thức rất rõ mình đang đánh
mất mình mà không có cách nào cứu vãn, bởi “cơm áo không đùa với khách thơ”,
là bi kịch của 1 trí thức có ý thức sâu sắc về sự sống, khao khát được sống có ý
nghĩa, luôn ấp ủ hoài bão được “nâng cao giá trị đời sống” bằng 1 sự nghiệp lớn
lao, hữu ích nhưng lại phải chấp nhận sống vô ích trong kiếp đời thừa.
- Thông qua chính những day dứt đau khổ của Hộ, Nam Cao càng khẳng
định niềm tin sâu sắc vào bản chất tốt đẹp của người trí thức trung thực với những
buồn vui, yêu, ghét, bởi chính những quằn quại đau đớn của Hộ trong bi kịch “đời
thừa”.
 KL:
Miêu tả chân thực tâm trạng của Hộ trong bi kịch văn chương, Nam Cao đã gửi
vào đó những trải nghiệm thấm thía của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Qua

đó, tác phẩm không chỉ thể hiện những tư tưởng nhân đạo sâu sắc sự thương cảm
trân trọng, niềm tin yêu mà còn đưa ra những tuyên ngôn tiến bộ cho sáng tác văn
chương và sứ mệnh của người nghệ sĩ.
ĐỀ 2: PHÂN TÍCH BI KỊCH TÌNH THƢƠNG CỦA NHÂN VẬT HỘ ĐỂ
LÀM RÕ TƢ TƢỞNG NHÂN ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN “ĐỜI THỪA”
CỦA NAM CAO.
8


 MB:
- Tác giả (A.1)
- “Đời thừa” là 1 truyện ngắn tiêu biểu cho mảng sáng tác về đời sống người

trí thức nghèo của nhà văn Nam Cao trước Cách mạng. Thông qua việc miêu
tả chân thực bi kịch tình thương của nhân vật Hộ, Nam Cao đã đưa đến cho
tác phẩm của mình những tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
 TB:
Từ nỗi đau đớn dai dẳng, thầm lặng vì trở thành kẻ vô ích, Hộ đã rơi vào bi kịch
thứ 2 thậm chí còn đau đớn hơn, đó là bi kịch của 1 con người coi tình thương là
nguyên tắc sống cao nhất, đã hi sinh tất cả cho tình thương, vậy mà cuối cùng lại vi
phạm vào lẽ sống tình thương của chính mình.
1. Hộ vốn là ngƣời có tấm lòng nhân hậu, luôn đề cao lẽ sống tình thƣơng.
- Thời trẻ Hộ đã thể hiện tấm lòng nhân hậu của mình khi anh “cúi xuống
nỗi đau khổ của Từ... mở rộng đôi cánh tay đón lấy Từ giữa lúc Từ đau đớn không
bờ bến...”, Hộ đã “nuôi Từ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ... nhận làm bố đứa con

thơ... nhận Từ làm vợ...”. Hộ đã làm những việc không hề dễ dàng trong hoàn cảnh
kinh tế “eo hẹp, cực khổ” của anh, không dễ dàng với những quan niệm nghiệt ngã
của lễ giáo và dư luận xã hội, vàng dễ dàng với những thói vị kỉ thường có của
người đàn ông. Như vậy, trước khi là chồng, Hộ là ân nhân đối với Từ và Hộ sung
sướng bởi “hành vi đẹp” ấy, hành vi khiến anh có cảm giác mình là kẻ mạnh.
- Sau này, khi đã bị áo cơm ghì sát đất, phải chấp nhận trở thành 1 kẻ vô ích,
1 người thừa đối với văn chương, những dằn vặt giằng xé của Hộ càng thể hiện rõ
hơn trong trái tim nhân hậu và nguyên tắc sống tình thương của anh.
+ Nỗi đau đớn trong bi kịch văn chương khiến Hộ khổ sở, bế tắc. Anh
hoàn toàn có thể thoát khỏi tấn bi kịch ấy, nếu “để mặc vợ con khổ
sở... bỏ liều... ruồng rẫy chúng...”. Có như thế, Hộ mới rảnh rang theo
đuổi sự nghiệp văn chương, mới có thời gian thực hiện những chương

9


trình hay bắt đầu cái “tác phẩm dự định từ mấy năm nay của mình”.
Thậm chí trong tâm trí Hộ đã lúc hiện lên câu nói hùng hồn của 1 triết
gia phương Tây: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”.
Triết lý ấy sẽ bênh vực, bào chữa cho Hộ nếu anh tự dỡ bỏ sợi dây
ràng buộc của tình thương “để sống mạnh mẽ”, để hướng tới “1 tác
phẩm ăn giải Nôben”, để khẳng định được giá trị cái tôi cá nhân của
mình bằng 1 sự nghiệp văn chương có giá trị.
+ Nhưng bất chấp sức hấp dẫn của thứ triết lý vị kỉ ấy, Hộ vẫn không
đành lòng “để mặc vợ con khổ sở”, nghĩa là Hộ không thể hi sinh tình

thương dẫu là vì sự nghiệp nghệ thuật mà anh mê đắm, tôn thờ, dẫu là
vì những hoài bão mà cả đời anh khao khát. Hộ đã từng kiêu hãnh vì
tình thương của mình khi “cúi xuống nỗi đau khổ của Từ”, trở thành
chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời Từ, anh thấy mình là kẻ mạnh khi
đưa bàn tay cầm lấy bàn tay mềm yếu của Từ. Với Hộ, “kẻ mạnh
không phải là kẻ dẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn sự ích kỷ, kẻ mạnh
chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình. Hộ không chỉ xót
thương vợ con bằng 1 tình thương cảm tính, với anh, tình thương còn
là 1 tiêu chí xác định nhân cách con người, anh “Không thể bỏ tình
thương” vì Hộ cho rằng nếu không có tình thương, con người chỉ là “1
thứ quái vật”.
+ Thêm nữa, nghệ thuật mà Hộ tôn thờ, khao khát phải là thứ nghệ

thuật thấm đẫm giá trị nhân đạo, là những tác phẩm ca tụng “lòng
thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”.
Nếu hi sinh tình thương với vợ con, những người gần gũi, thân yêu
nhất bên mình thì cũng có nghĩa Hộ đã huỷ hoại chính gốc rễ nhân
đạo làm nên giá trị cho những tác phẩm chân chính theo tiêu chí của

10


chính anh. Những tác phẩm của Hộ khi ấy sẽ không chỉ là sản phẩm
của 1 kẻ ác, 1 kẻ tàn nhẫn mà còn là hiện hữu của sự giả dối.
Đó là những lí do khiến Hộ chấp nhận hi sinh nghệ thuật để giữ lấy tình thương dù

hi sinh thật đau đớn.
2. Nguyên tắc sống cao đẹp của Hộ đã bị chà đạp thật tàn nhẫn:
- Cái giá phải trả cho tình thương của Hộ chính là sự huỷ hoại hoàn toàn lí
tưởng, ước mơ, hoài bão ; là sự từ bỏ lương tri nghề nghiệp, là phải chấp nhận cách
viết cẩu thả, nhạt nhẽo, hời hợt mà dù đã qua bao thời gian Hộ vẫn không thể chấp
nhận. Chính vì thế mà Hộ luôn u uất, buồn bã. Lúc đầu Hộ còn bấu víu vào 1 hi
vọng là tạm chấp nhận sự hi sinh ấy trong 1 vài năm, đến “khi đã có 1 số vốn để
làm ăn” thì anh sẽ trở lại với hoài bão lớn trong sự nghiệp của mình. Nhưng cuộc
sống áo cơm ngày càng khó khăn, “những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lý” đã ngốn 1
phần lớn thì giờ của Hộ, đẩy anh vào cái guồng quay nghiệt ngã không lối thoát
của cuộc sống mưu sinh. Anh cứ phải viết nhiều, viết nhanh, viết ẩu để kiếm tiền.
Và niềm hi vọng trở lại với hoài bão trong văn chương ngày càng trở nên hão

huyền, vô vọng.
- Đau khổ khiến Hộ tìm đến rượu để giải sầu, gặp bạn bè nói chuyện văn
chương cho đỡ nhớ nhung, gợi ra những chương trình mà ngày khi nói đã biết là
chẳng bao giờ thực hiện được. Những giấc mộng văn chương xa xôi cùng hình ảnh
“ 1 con người rất đáng yêu đã chẳng là mình nữa” đưa đến cho Hộ nỗi nhớ nhung,
tiếc nuối đến phẫn uất. Có lúc đang ngồi, Hộ bỗng “đứng phắt dậy, mắt chan chứa
nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn” như cố nuốt vào
lòng những đau đớn, phẫn uất khi chẳng biết trút cho ai.
- Rượu càng khiến Hộ thấm thía nỗi khổ sở cay đắng của mình nhưng lại lấy
đi ở Hộ lý trí, tỉnh táo. Hộ trút uất hận lên đầu vợ con, những người mà trong lúc
phẫn trí anh đã coi là nguồn gốc trực tiếp gây ra bi kịch cho cuộc đời mình. Vì nỗi


11


đau khổ của mình, Hộ đã đem đến cho những con người anh yêu thương bao nhiêu
đau khổ, nặng nề bởi những hành vi phũ phàng rất thô bạo của mình.
- Hộ đã nhận thức rất rõ bi kịch thứ 2 của cuộc đời mình: 1 con người coi
tình thương là nguyên tắc sống nay đã vi phạm lẽ sống tình thương, 1 con người
coi tình thương là tiêu chí làm người nay đã chà đạp lên những người mà anh yêu
thương đến mức đã hi sinh cả nghệ thuật vì họ. Nếu trong bi kịch văn chương, Hộ
đã hi sinh lương tri nghề nghiệp vì lương tri con người, vì thế dù không còn hi
vọng gì về sự nghiệp văn chương, anh vẫn được an ủi vì mình có tình thương,
mình là người chứ không phải quái vật thì trong bi kịch thứ 2, khi huỷ hoại tiêu chí

làm người, khi chính mình làm cho những người thân yêu đau khổ, Hộ thấy mình
đã đánh mất lương tri của con người, không thể biện hộ hay tha thứ cho mình. Hơn
thế nữa, Hộ đã hi sinh nghệ thuật vì tình thương, nay khi anh lại chà đạp lên
nguyên tắc sống tình thương thì sự hi sinh nghệ thuật của anh cũng trở thành vô
nghĩa. Bi kịch thứ 2 vì thế đau đớn và chua xót hơn rất nhiều bi kịch văn chương,
vì nó không được an ủi, không được biện hộ, không còn gì sau những lỗi lầm.
3. Đánh giá bi kịch
- Cứ như thế, cuộc đời Hộ chùn trong những bế tắc luẩn quẩn của bi kịch mà
tới kết thúc truyện vẫn chưa có gì đảm bảo là anh sẽ thoát ra được, bởi khi hoàn
cảnh sống, hoàn cảnh xã hội chưa thay đổi, Hộ vẫn phải hi sinh nghệ thuật vì gánh
nặng áo cơm, vẫn đau khổ vì sự hi sinh ấy, vẫn phải tìm đến rượu để nguôi quên
nỗi đau khổ để rồi lại mất đi lý trí, lại trở về hành hạ tàn nhẫn vợ con... Đó là 1

vòng tròn luẩn quẩn bế tắc trong bi kịch của nhà văn tự thấy mình bế tắc, của 1 con
người chỉ thấy mình “là 1 thằng khốn nạn”.
- Khi Hộ tự kết án mình “là 1 thằng khốn nạn” thì Từ phủ nhận lời kết án ấy:
“Anh chỉ là 1 người khổ sở” – lời kết án hướng tới nhân cách, lời bênh vực xót
thương cho số phận. Câu nói của người đàn bà yếu đuối, tội nghiệp cùng sự ám ảnh
da diết của lời hát ru cuối truyện... đã nêu ra 1 lời kết án phẫn uất với xã hội đương
12


thời - 1 xã hội không dung nạp tài năng và tâm huyết, 1 xã hội đẩy con người tới
bước đường cùng của tha hoá.


13



×