Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích chi tiết tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.59 KB, 11 trang )

HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT
(Lưu Quang Vũ)
A. KHÁI QUÁT
1. Tác giả
- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) sinh ra và lớn lên ở Hạ Hoà, Phú Thọ,
nhưng sống ở Phú Thọ nhưng sống ở Hà Nội từ năm 1954. Ông là 1 nghệ
sĩ đa tài, sáng tác ở nhiều thể loại: làm thơ, viết truyện ngắn, viết báo, ở
lĩnh vực nào cũng có được những thành tựu đáng kể.
- Từ những năm 80 của thế kỷ trước, Lưu Quang Vũ chuyển sang sáng tác
kịch và trở thành tác giả lớn nhất của nền sân khấu Việt Nam thế kỷ XX.
Nhiều vở kịch của Lưu Quang Vũ đã chinh phục khán giả trên cả nước, đã
giành hàng chục huy chương vàng và bạc trong các hội diễn chuyên
nghiệp. Ông gửi vào đó những suy tư, trăn trở, day dứt về cuộc đời và lẽ
sống, những khao khát, ước mơ về quyền sống, quyền hạnh phúc của mỗi
con người. Các tác phẩm chính của Lưu Quang Vũ: thơ: Hương cây
(1968), Mây trắng của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1994) ; kịch:
Lời nói dối cuối cùng, Lời thề thứ chín, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta, Hồn
Trương Ba, da hàng thịt... Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt được coi là tác phẩm thành công nhất của
Lưu Quang Vũ. Vở kịch được hoàn thành năm 1981, nhưng phải đến năm
1984 – trong không khí đổi mới của xã hội và văn học nghệ thuật mới
được công diễn. Tác giả đã mượn cốt truyện dân gian giàu ý nghĩa triết lý
để nêu lên những vấn đề vừa có tính thời sự, vừa có giá trị muôn đời. Thói
vô trách nhiệm và thói sửa sai nông cạn, hấp tấp của các “quan nhà trời”
1


đã đẩy Trương Ba vào cái chết, rồi vào tình cảnh sống đau khổ trong xác
anh hàng thịt. Rút cuộc, thân xác tiều tuỵ đi mà linh hồn suýt nữa thì “suy


sụp, tan nát” hết. Cuối cùng, hồn Trương Ba đã kiên quyết lựa chọn cái
chết để bảo toàn những giá trị của mình.
- Trích đoạn kịch trong sách giáo khoa thuộc cảnh VII và Đoạn kết của tác
phẩm. Nội dung của đoạn trích hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa với các cuộc
đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt, với người thân và với Đế
Thích.
B. TÌM HIỂU TÁC PHẨM
1. Tìm hiểu sự biến chuyển của xã hội, của văn học vào những năm
tám mƣơi của thế kỷ XX:
- Thời gian từ sau năm 1975 đến năm 1985 có thể xem là 10 năm đất
nước ta phải đối mặt với những khó khăn và khốc liệt của thời kỳ hậu
chiến. Mặt trái của chiến tranh bộc lộ và được nhận thức: không chỉ là
những tổn thất về người và của, là những thực tế bi luỵ và bi đát còn rớt lại
như hậu quả nặng nề của mấy chục năm chiến tranh, là những đổ nát cần
tái thiết, là những sự không phù hợp khi chuyển từ thời chiến sang thời
bình,... mà còn là những vấn đề đạo đức - xã hội, những khía cạnh nhân
đạo của xã hội sau chiến tranh. Bảng giá trị đạo đức – xã hội thay đổi.
Những chuẩn mực mới, những kiểu người mới xuất hiện như 1 sự điều
chỉnh bổ sung, cân bằng lại những thiếu hụt và dư thừa được phát hiện
trong tiến trình vận động của lịch sử.
- Sự biến động mãnh liệt của xã hội những năm đó dẫn đến những biến
chuyển trong ý thức, trong tư duy của các nhà văn. Công cuộc đổi mới
được Đảng ta chuẩn bị và phát động nhằm giải phóng sức sản xuất, phát
huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân, trong đó có văn nghệ sĩ. Ngọn
2


gió mát lành của không khí đổi mới tư duy, ý thức dân chủ trong đời sống
xã hội đã ùa vào văn học. Hiện thực được phản ánh giờ đây phải có tính
đa diện, nhiều chiều, Số phận con người, vấn đề cá nhân cần được khám

phá, thể hiện đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Mặt khác, văn học đặt ra và giải
quyết những vấn đề mà đời sống và xã hội chưa giải quyết được, nói
những tiếng nói cuộc sống chưa dám nói, gợi mở và đề xuất những vấn đề
được cuộc sống chứng thực là đúng. Văn học tham gia vào cuộc đối thoại
trực tiếp trong bầu không khí dân chủ với bạn đọc về những vấn đề nóng
bỏng của đời sống lúc đó. Phê phán lối sống tiêu cực trở thành cảm hứng
nhiệt thành của khá nhiều người cầm bút, khá nhiều tác phẩm.
 Không khí đời sống xã hội, đời sống văn học như thế đã tạo cho Lưu
Quang Vũ một khoảng không gian bao la để ông phát huy tài năng sáng
tạo của mình.
2. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác
- Do Nam Tào, Bắc Đẩu quan liêu, vô trách nhiệm nên Trương Ba phải
chết oan. Đế Thích vội vàng “sửa chữa” sai lầm đó bằng cách làm phép
cho hồn Trương Ba sống lại trong xác anh hàng thịt. Linh hồn trong sạch,
thanh cao của Trương Ba đã không thể hoà hợp với xác anh hàng thịt thô
lỗ, tham lam, phàm tục. Đã thế, hồn Trương Ba còn phải chiều theo những
thói quen của cái xác thịt (thích uống rượu, ăn tiết canh, lòng lợn,...) ấy và
có lúc nó bị nó sai khiến (đánh con, thèm muốn vợ hàng thịt),... Hồn
Trương Ba đau khổ, muốn tách ra khỏi cái xác thịt đó nhưng qua cuộc đối
thoại này, đã bị yếu thế trước những “lí lẽ đê tiện” của xác hàng thịt. Hồn
Trương Ba muốn phủ định xác hàng thịt: “Mày không có tiếng nói, mày chỉ
là xác thịt âm u, đui mù”, “Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì
hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!”,... Nhưng hồn Trương Ba đã
không thể chối bỏ được sự tồn tại của thân xác đó, và ông biết rõ tiếng nói
3


của nó, sức mạnh của nó. Hồn Trương Ba chống chọi một cách bất lực
trước sự tấn công của xác hàng thịt, để rồi lại đành chấp nhận nhập vào
cái thân xác mà mình căm ghét, ghê sợ,...

- Xác hàng thịt chiếm “thế thắng” trong cuộc đối thoại này. Nó ý thức được
sức mạnh của mình: “Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm,
lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!”. Xác hàng thịt nhìn thấu
những chỗ yếu đó là linh hồn phải trú ngụ, nương nhờ nó. Nó dụ dỗ hồn
Trương Ba bằng những “lí lẽ đê tiện” nhưng đầy sức cám dỗ: “Những lúc
một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong
cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng
tôi. Làm xong điều xấu gì, ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh
thản... miễn là... ông vẫn làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát
của tôi!”... Trong tiếng nói của xác hàng thịt, không phải không chứa đựng
những sự thật cần được thừa nhận: “Tôi cũng đáng được quý trọng chứ!
Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng,
cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân...”. Xác hàng
thịt có lí khi đòi cho mình quyền được tồn tại, được chăm sóc: “Mỗi bữa tôi
đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở
chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!”. Xác hàng thịt chỉ cho
hồn Trương Ba thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa hồn và xác: “Khi muốn hành
hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác” và “tôi là cái hoàn cảnh
mà ông buộc phải quy phục”...
Qua màn đối thoại này, tác giả đã nói lên nỗi đau khổ, bất hạnh của con
người khi phải sống trong sự chắp vá, tầm thường, dung tục và nguy cơ
đánh mất những điều đẹp đẽ, cao quý của tâm hồn khi thoả hiệp với môi
trường dung tục ấy... Đây không chỉ là cuộc tranh chấp giữa xác thịt và linh
hồn mà còn là cuộc đấu tranh giữa 2 linh hồn trong 1 thân xác – giữa
4


những mảng sáng, tối trong mỗi con người ; giữa con người với môi
trường sống đã bị tha hoá...
 Qua đối thoại này, Lưu Quang Vũ muốn khẳng định, 1 cuộc sống tốt

đẹp nhất phải là sự hoà hợp, không có hạnh phúc nào có thể thiết lập trên
sự vay mượn.
3. Cuộc đối thoại với ngƣời thân
Sự kiện Trương Ba sống lại trong thân xác hàng thịt được những người
thân của ông tiếp nhận theo những cách khác nhau:
a) Triết lý qua đối thoại với ngƣời vợ:
Trong đối thoại này, ta thấy nổi bật 1 vấn đề: dù được sống lại, Trương Ba
cũng không thể nào mang lại được tình cảm ban đầu cho người vợ thân
yêu của mình, bởi linh hồn ông đã bị khuất sau thân xác của kẻ khác. Bà
chỉ muốn chạy trốn khỏi ông, chẳng phải vì không thương ông mà nhận ra
ở ông 1 con người hoàn toàn khác: “Tôi biết, ông vốn là người hết lòng
thương yêu vợ con... Chỉ tại bây giờ...Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông
Trương Ba làm vườn ngày xưa...”. Qua đối thoại này, tác giả muốn nhấn
mạnh, linh hồn con người rất quan trọng, nhưng nếu linh hồn đó không đi
cùng 1 thể xác tương xứng nó không còn ý nghĩa.
b) Triết lý qua đối thoại với bé Gái:
Bé Gái, cháu nội của Trương Ba có lẽ quyết liệt nhất trong việc cự tuyệt
ông. Dưới ánh mắt và cái nhìn trẻ thơ, thẳng thắn, bé không nhận thấy
trong cái xác thô kệch của anh hàng thịt, hình ảnh người ông nội khéo tay
chiết cam, làm vườn thưở nào: “Ông nội tôi chết rồi... Ông nội đời nào thô
lỗ phũ phàng như vậy!”. Theo Lưu Quang Vũ, trẻ thơ bao giờ cũng nhìn
cuộc đời một cách trực quan, cảm tính. Đôi khi, trực quan, cảm tính mà
vẫn chính xác.
c) Triết lý qua đối thoại với ngƣời con dâu:
5


So với cả 2 cuộc đối thoại trên, với người vợ và đứa cháu, cuộc đối thoại
với người con dâu có lẽ ít gay gắt hơn. Tuy nhiên, ít gay gắt thực ra chỉ là
bên ngoài, hoặc nữa vì đây là người con dâu, trong nét đạo đức của

phương Đông, đặc biệt của người Việt Nam, với người bố chồng, con dâu
bao giờ cũng giữ được vẻ lịch thiệp, kính trọng: “Thầy, thầy đừng giận con
trẻ... Nó rất yêu thương ông nội... Chỉ tại nó nghĩ thầy không phải là ông
nội nó”... Dù đã cố hết sức giữ cho được sự kính trọng, lịch thiệp với người
bố chồng, chị con dâu, cuối cùng vẫn không thể giấu được nỗi sợ hãi vì
thấy Trương Ba bây giờ không còn là Trương Ba ngày trước. Sự thật bao
giờ cũng là sự thật, sự thật không thể che đậy bằng bất cứ vỏ bọc nào.
 Cuộc đối thoại với những người thân khiến hồn Trương Ba càng day
dứt, đau đớn hơn. Bởi lẽ hồn Trương Ba hiểu rằng, cuộc sống hồn nọ, xác
kia không chỉ làm ông đau khổ mà còn mang lại nỗi đau cho tất cả những
người thân yêu nhất của mình. Và trong ánh mắt họ, hình ảnh tốt đẹp của
ông Trương Ba ngày xưa đang mờ nhoà dần, đang mất dần đi không cách
gì cứu vãn nổi.
4. Cuộc đối thoại với Đế Thích và sự lựa chọn của Trƣơng Ba:
- Hành động hồn Trương Ba “đứng dậy, lập cập nhưng quả quyết, đến bên
cột nhà, lấy một nén hương châm lửa, thắp lên”... là hành động đánh dấu
một sự chuyển biến có tính bước ngoặt trong tư tưởng của nhân vật này,
là đỉnh điểm của sự xung đột kịch đòi hỏi cần được giải quyết. Bởi thế các
lời thoại với tiên Đế Thích vừa biểu lộ nhận thức thấm thía về tình trạng bi
hài kịch, vừa chứng tỏ quyết tâm tự giải thoát của nhân vật hồn Trương
Ba. Trong các lời thoại của nhân vật này, cần chú ý tới 2 câu: “Không thể
bên trong 1 đằng, bên ngoài 1 nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” ;
“Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên,
đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ vào anh hàng thịt. Ông chỉ
6


nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần
biết!”. Đây cũng là đoạn kịch bộc lộ những quan điểm của Lưu Quang Vũ
về sự sống và cái chết, những khao khát của nhà viết kịch để mỗi người

được là mình trọn vẹn, được sống cuộc sống của con người với nghĩa đầy
đủ nhất của từ này.
- Nhưng hồn Trương Ba đâu có được toại nguyện ngay. Tiên Đế Thích vốn
yêu quý Trương Ba vì tài đánh cờ, vẫn muốn hồn Trương Ba “ phải sống
dù với bất cứ giá nào”. Đế Thích khuyên hồn Trương Ba hãy chấp nhận để
sống vì “dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông” – đến Ngọc Hoàng
chẳng phải bao giờ cũng được là mình! Hồn Trương Ba kiên quyết chối từ:
“Nếu ông không giúp tôi, tôi sẽ... tôi sẽ... nhảy xuống sông hay đâm 1 nhát
dao vào cổ...”. Nhân cái chết của cu Tị, tiên Đế Thích bèn nghĩ ra 1 cách
sẽ cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị. Hồn Trương Ba lại đứng trước
1 thử thách – 1 sự lựa chọn cuối cùng trước lúc đối mặt với cái chết vĩnh
viễn: nhập vào xác cu Tị, 1 cậu bé 10 tuổi, bạn của cái Gái – cháu nội ông,
1 đứa bé ngoan mà ông cũng rất yêu quý. Hồn Trương Ba quyết không để
tiên Đế Thích tái diễn sai lầm 1 lần nữa. Ông nói với Đế Thích: “Có những
cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ
có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng 1 việc đúng khác.
Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết
hẳn...”
- Hồn Trương Ba đã lựa chọn dứt khoát con đường của riêng mình: trả lại
thân xác anh hàng thịt, đổi mạng sống của mình cho cu Tị. Ông không
chấp nhận nhập vào bất kỳ thân xác nào nữa vì: “không thể sống bằng bất
cứ giá nào được”, “sống thế này thì còn khổ hơn là cái chết”. Hồn Trương
Ba không muốn những người thân của ông phải đau khổ. Ông muốn dùng
chính cái chết của mình để cứu vãn đứa con trai đang sa chân vào con
7


đường tội lỗi và giữ cho đứa cháu gái hình ảnh người ông nội mà nó yêu
quý... Đoạn kết của vở kịch chứa đựng những bi kịch của hiện thực khắc
nghiệt: con người đáng sống như Trương Ba lại phải chết ; vợ Trương Ba

phải 1 lần nữa trải qua nỗi đau mất chồng... Nhưng linh hồn của Trương
Ba – người làm vườn nhân hậu, người đánh cờ thanh cao vẫn sống trong
ánh lửa nấu cơm... trong vườn cây... trong những điều tốt lành của cuộc
đời... trong mỗi trái cây... Bằng sự lựa chọn dũng cảm của mình, Trương
Ba đã gìn giữ được những kỉ niệm tốt lành, giữ cho các thế hệ sau niềm tin
vào con người, cuộc sống. Hình ảnh 2 đứa trẻ gắn bó, yêu thương và hạt
na cái Gái vùi vào đất cho cây xanh nối nhau mà lớn khôn mãi mãi như lời
ông nội dạy chính là niềm hi vọng, niềm tin mãnh liệt của tác giả vào
những “điều không thể mất” trên cõi đời này.
5. Triết lý nhân sinh, triết lý về lẽ sống làm ngƣời qua màn đối thoại
và qua vở kịch. Sự khác nhau trong triết lý giữa tác phẩm văn học
dân gian và kịch Lƣu Quang Vũ.
- So với truyện kể dân gian và trong vở tuồng hài Trương Đồ Nhục, chỉ chủ
yếu dừng lại ở triết lý về sự hoà hợp và ý thức đạo lý về phần hồn và phần
xác của con người, vở kịch của Lưu Quang Vũ đặt ra nhiều lớp ý nghĩa
mới mẻ, sâu sắc hơn: đó là triết lý nhân sinh về lẽ sống, lẽ làm người, vấn
đề mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, về thói quan liêu, vô trách nhiệm,
về lòng tốt với con người đặt không đúng chỗ... Chỉ trong 1 trích đoạn
ngắn, bằng tài năng nghệ thuật hiếm có, Lưu Quang Vũ đã để lại biết bao
suy ngẫm cho nhiều thế hệ người xem và người đọc hôm nay.
- Những triết lý nhân sinh mới mẻ của tác giả đã được thể hiện 1 cách tinh
tế, khéo léo chủ yếu qua các màn đối thoại, vừa hiện đại vừa rất dân gian,
giữa nhân vật Trương Ba với các nhân vật khác. Quả thật, không thể tìm
ra được 1 cách thể hiện nào tinh xảo hơn, như Lưu Quang Vũ đã thể hiện
8


trong những màn đối thoại của ông. Lưu Quang Vũ vừa kế thừa triết lý của
tác giả dân gian, lại vừa đưa thêm triết lý của thời đại mới vào vở kịch.
Trong vở kịch mới của Lưu Quang Vũ, màn đối thoại giữa hồn Trương Ba

và xác hàng thịt kế thừa nhiều nhất triết lý của các tác giả dân gian. Những
đối thoại còn lại có rất nhiều sáng tạo mới của Lưu Quang Vũ:
+ Trước tiên, với nhân vật Trương Ba, triết lý của văn học dân gian
chỉ dừng lại ở chỗ tuyệt đối hoá vai trò của linh hồn so với thể xác, vì thế
khi biết đích thị linh hồn của mình được trú ngụ trong xác hàng thịt, ban
đầu Trương Ba không băn khoăn nhiều ; vợ Trương Ba, khi thấy chồng là
thân xác anh hàng thịt nhưng tâm trí vẫn của chồng mình cũng ít băn
khoăn ; Diêm Vương khi kiểm tra kỹ năng mổ lợn, kĩ năng chơi cờ, quyết
xử ngay cho ông hàng thịt mang hồn Trương Ba về với vợ Trương Ba... Đế
Thích còn “hồ đồ” hơn, không phải ngẫu nhiên, sau khi đã phạm sai lầm
lần đầu, ghép hồn Trương Ba vào xác hàng thịt, lần thứ 2, ông ta còn có ý
định phạm sai lầm bằng việc đề nghị ghép hồn Trương Ba vào xác hàng
thịt, lần thứ 2, ông ta còn có ý định phạm sai lầm bằng việc đề nghị ghép
hồn Trương Ba vào thân xác cu Tị, 1 đứa trẻ vừa mới qua đời, chỉ với mỗi
lý do: “Tôi quý mến ông”, “Không có ông, tôi sẽ đánh cờ với ai?”... Tóm lại,
văn học dân gian chỉ chủ yếu tập trung nhấn mạnh vai trò tuyệt đối của
hồn, rất ít chú ý tới mối quan hệ hữu cơ giữa hồn và xác... Mượn lời người
con dâu hiếu thảo của Trương Ba, “Thầy vẫn dạy chúng con: Cái bề ngoài
có quan trọng gì, chỉ có tấm lòng yêu thương và trí tuệ cao sáng của con
người ta là đáng kể”...
+ Không phủ nhận dân gian, nhưng Lưu Quang Vũ nâng tầm triết lý
trong vở kịch của mình cao hơn và nhiều sắc thái hơn. Từ góc độ cá nhân,
ông cho rằng, con người ta không thể sống vay mượn, chắp vá bằng
những gì của kẻ khác. Linh hồn là quan trọng nhưng thân xác cũng có vai
9


trò, không thể không có sự hài hoà giữa tâm hồn và thể xác mà có được 1
cuộc sống hoàn chỉnh... Trên bình diện xã hội, con người cá nhân cũng
phải được đảm bảo bởi cộng đồng chung, nhất là bởi những người “cầm

cân nảy mực”. Càng ở địa vị cao, người ta lại càng phải thận trọng hơn với
những việc làm có tính quyết định đến vận mệnh cá nhân con người, bởi
có những sai lầm không thể nào sửa chữa được ; lòng tốt rất cần thiết cho
xã hội, nhưng lòng tốt không đúng chỗ chỉ có thể mang đến bi kịch mà
thôi... Triết lý nhân sinh, lẽ sống làm người sâu sắc, mới mẻ mà Lưu
Quang Vũ mang đến cho người đọc qua vở bi hài kịch Hồn Trương Ba, da
hàng thịt toát ra từ đó.
6. Đặc sắc nghệ thuật
Dựa trên cốt truyện dân gian quen thuộc, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên 1
vở kịch chứa đựng nhiều vấn đề thiết yếu và cấp bách của cuộc sống hiện
đại. Tác giả đã “trình bày” những vấn đề ấy bằng hệ thống chi tiết, ngôn
ngữ, hành động giàu ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng... Cuộc đối thoại giữa hồn
và xác là lớp kịch thành công nhất, tiêu biểu cho “kịch pháp” Lưu Quang
Vũ. Ở đây, tác giả đã tạo dựng được những mâu thuẫn, những xung đột
kịch mới mẻ, độc đáo. Các xung đột, mâu thuẫn chồng chất lên nhau: hồn
và xác, con người và hoàn cảnh sống, lòng ham sống và ý thức về nỗi
nhục của cuộc sống vay mượn... Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, hàm súc đã
làm thay đổi “bầu khí quyển tinh thần” của 1 câu chuyện dân gian thành
cuộc đối thoại của hôm nay. Các nhân vật của vở kịch trở nên gần gũi,
quen thuộc như chính cuộc đời thường nhật... Mỗi lời thoại, mỗi cử chỉ,
hành động đều có khả năng bộc lộ tính cách nhân vật và chủ đề của tác
phẩm.
 Thân xác của mỗi con người dù siêu phàm đến bao nhiêu cũng là hữu
hạn. Chỉ có linh hồn mới là bất tử. Tuy nhiên, 1 cuộc sống thực sự đúng
10


nghĩa lại cần có sự kết hợp hài hoà của cả thể xác và linh hồn. Đây là 2
yếu tố không thể tách rời nhau, cũng không thể phân biệt sự “hơn kém” với
nhau, bởi lẽ cái này chỉ có ý nghĩa khi tồn tại trong cái kia và ngược lại. Đó

là triết lý biện chứng, lạc quan và đúng đắn nhất mà Lưu Quang Vũ muốn
đem đến cho người xem và người đọc trong vở kịch Hồn Trương Ba, da
hàng thịt của ông. Đoạn trích 7 cảnh tuy chưa phải là toàn bộ vở kịch
nhưng cũng đủ cho thấy tài năng nghệ thuật và giá trị nhân văn của tác giả
và tác phẩm.

11



×