Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích chi tiết tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.8 KB, 11 trang )

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
(Nguyễn Khải)
A. KHÁI QUÁT
1. Tác giả:
1.1. Nguyễn Khải được coi là một trong số những cây bút hàng đầu
của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Đời văn của Nguyễn Khải đã phản
ánh sinh động và khá chân thực quá trình vận động của văn học Việt
Nam trước và sau năm 1945.
1.2. Phong cách nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Khải là chất triết
lí chính luận sâu sắc, là khả năng phát hiện vấn đề và phân tích tâm
lý sắc sảo.
a) Giai đoạn 55-78 các sáng tác của Nguyễn Khải hướng tới
chất chính luận khi đề cập đến các vấn đề mang tính thời sự,
chính trị lớn lao của cả cộng đồng, con người được đánh giá
chủ yếu theo tiêu chí đạo đức và chính trị với những chuẩn
mực chung của cả cộng đồng.
b) Giai đoạn 78 trở đi, sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sâu
đậm cảm hứng triết luận khi nhà văn quan tâm nhiều hơn đến
những số phận cá nhân và vấn đề của cuộc sống đời thường
thể hiện cách đánh giá con người được mở rộng sang các bình
diện văn học, lịch sử, xã hội với tiêu chí thấm đẫm chất nhân
văn.
2. Tác phẩm:
a) Vị trí tác phẩm:

1


"Một người Hà Nội" được rút từ tập truyện “Hà Nội trong mắt tôi” (1995) là
một truyện ngắn rất tiêu biểu cho sáng tác của Nguyễn Khải trong thời kì
đổi mới đất nước, đổi mới văn chương.


b) Chủ đề tư tưởng:
Nhân vật chính của truyện ngắn là bà Hiền – một người Hà Nội. Tất cả
cách sống, cách nghĩ của bà trong cuộc sống đời thường đều được đặt
trong sự quan sát, đánh giá, chiêm nghiệm của nhân vật tôi – có thể coi là
hóa thân của nhà văn. Qua đó, Nguyễn Khải đã có những phát hiện thú vị,
bất ngờ về chất kinh kì trong một người Hà Nội bình thường, cụ thể. Từ đó
khẳng định vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của những người Hà Nội nói
chung.
B. TÌM HIỂU TÁC PHẨM: Phân tích nhân vật bà Hiền
 Mở bài: A: 1.1, 1.2, 1.2b, 2
 Thân bài:
+) Để khắc họa chân dung nhân cách của một con người nhà văn có thể
chọn một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ. Thời điểm có giá trị tương
đương một lát cắt ngang soi chiếu một hoặc nhiều nét trong tâm hồn, tính
cách hoặc số phận của họ.
+) Nhà văn cũng có thể quan sát nhân vật theo chiều dài của cuộc đời họ.
+) Với truyện ngắn "Một người Hà Nội", Nguyễn Khải đã quan sát nhân vật
chính của mình trong 2 dòng thời gian: trước hết là thời gian của cả cuộc
đời bà Hiền khi còn là một thiếu nữ Hà Thành tới lúc lấy chồng, sinh con,
nuôi con khơn lớn, rồi tới khi ngồi 70. Đồng thời bà Hiền còn được đặt
trong một khoảng thời gian dài của lịch sử xã hội, từ cuộc kháng chiến
chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ cho tới sau này giải phóng miền Nam.
2


 Cả 2 dịng thời gian đó, trong các mối quan hệ gia đình và xã hội, nhân
vật dã được khắc họa sinh động vẻ đẹp và chân dung văn hóa của một
người Hà Nội.
1. Bà Hiền trong cuộc sống gia đình
Một trong những phẩm chất nổi bật ở bà Hiền là ý thức về trách nhiệm làm

vợ, làm mẹ của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình. Ý thức ấy được
thể hiện qua những quan niệm của bà Hiền về người chồng, về vai trò của
người vợ, về việc nuôi dạy và chuẩn bị tương lai cho con cái.
1.1. Quan niệm về người chồng trong cuộc sống gia đình
+) Thời trẻ bà Hiền là một cơ gái Hà Nội xinh đẹp, thông minh được bố mẹ
nuôi dạy theo khn phép nhà quan, được mở một phịng tiếp khách văn
chương, giao du với rất nhiều tao nhân bà không chọn ai trong số các văn
nghệ sĩ hào hoa, lãng mạn mà lại chọn một “ông giáo cấp tiểu học hiền
lành, chăm chỉ khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc”
+) Lý giải:
Việc lựa chọn của bà xuất phát từ những suy nghĩ nghiêm túc về cuộc
sống gia đình, về trách nhiệm làm vợ, làm mẹ. Trách nhiệm này đòi hỏi bà
phải chấm dứt những mộng mơ lãng mạn và bà chỉ coi là những “đùa vui
của một thời son trẻ”. Theo suy nghĩ của bà Hiền, một ông giáo tiểu học
khơng chỉ mơ phạm, khiêm nhường mà cịn là: “người cần thiết cho mọi
chế đọ” vì đó sẽ là người thích hợp với quan niệm của bà về sự mực
thước bình n trong cuộc sống gia đình.
+) Câu nói “một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ …” cho thấy bà luôn chủ
động trước mọi đường đi nước bước cho cuộc đời mình, khơng bao giờ
bận tâm đến dư luận xung quanh, không bao giờ bị cám dỗ bởi những
danh vọng, vui thú nhờ một ông chồng quan chức hay văn nhân nào đó.
3


+) Như vậy, chỉ trong việc chọn lựa trong hôn nhân, bà Hiền đã bộc lộ
đồng thời cả bản lĩnh và những quan niệm nghiêm túc về cuộc sống gia
đình.
1.2. Quan niệm về vai trò, bổn phận người vợ
+) Khác với những quan niệm quen thuộc về “tam tòng tứ đức”, bà Hiền
ln đề cao vai trị và thiên chức của người phụ nữ trong gia đình. Bà cho

rằng “người đàn bà khơng là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”.
Nội tướng, điều này thể hiện nét nghĩa về người phụ nữ khả năng lo toan,
quán xuyến và chỉ đạo mọi việc lớn nhỏ trong gia đình.
+) Khả năng “nội tướng” khơng chỉ thể hiện sự tự tin, chủ động, quyết đoán
trong việc nhà của một người phụ nữ thơng minh, mạnh mẽ mà cịn cho
thấy bà Hiền có ý thức sâu sắc về trách nhiệm làm vợ, làm mẹ đối với nề
nếp gia giáo và việc duy trì ngọn lửa ấm áp trong cuộc sống gia đình.
1.3. Quan niệm về việc ni dạy con cái
a) Sinh con
Quan niệm này được thể hiện trước hết ở việc sinh con của bà Hiền. Bà
quyết định chấm dứt việc sinh đẻ vào năm 40 tuổi bởi suy tính “nếu ơng và
tơi sống đến 6 chục thì con út đã 20, có thể tự lập được, khỏi phải sống
bám vào các anh chị”.
+) Người mẹ nào cũng yêu thương con, và tình u thương của bà Hiền
khơng dừng lại ở tình cảm tự nhiên, cảm tính mà rất lí trí, trách nhiệm:
khơng thể u con theo trách nhiệm của quan niệm “trời sinh voi trời sinh
cỏ”. Bà muốn cha mẹ khơng chỉ cho con sự sống mà cịn phải nuôi dạy con
nên người, phải chuẩn bị cho con một cuộc sống vững chắc để có thể tự

4


đứng được bằng đơi chân của mình, khơng phụ thuộc, dựa dẫm vào ai, kể
cả người thân.
+) Đó cũng chính là sự chuẩn bị cho con một nhân cách của một con
người biết tự trọng.
b) Dạy con
đặc biệt đáng chú ý, khi dạy các con nhỏ, bà dạy chúng từng đường ăn ý
ở, từ “cách ngồi, cách cầm bát, cầm đũa, cách múc canh và cả cách nói
chuyện trong bữa ăn”. Với bà, đó khơng phải chuyện sinh hoạt nhỏ nhặt,

vặt vãnh mà là những biểu hiện cụ thể của văn hóa, của cách sống và
quan trọng hơn đó là văn hóa, cách sống của người Hà Nội. Bà ln nhắc
con cháu: “là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, khơng
được sống tùy tiện, bng tuồng”. Như vậy, với bà Hiền, làm người Hà Nội
cũng là tự xác định cho mình một trách nhiệm phải giữ gìn những chuẩn
mực văn hóa đẹp đẽ của người Hà Nội.
Không sống bám anh chị huống chi sống bám sự hi sinh của xã hội 
sống không tự trọng  sống cũng như chết.
Khi các con lớn, bà dạy con mình biết “tự trọng”, biết “xấu hổ” trong cách
sống, cách ứng xử, cũng là cách làm người.
+) Cái chuẩn trong suy nghĩ của bà khi dạy con là lòng tự trọng.
+) Vì muốn dạy con biết tự trọng nên bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” cho
con trai đi bộ đội bởi “khơng muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè.
Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Khi khơng có tin tức gì của đứa con lớn,
mấy năm sau đứa con thứ 2 lại làm đơn xin tịng qn, bà Hiền “khơng
khuyến khích cũng khơng ngăn cản” vì nghĩ rằng “ngăn cản tức là bảo nó
tìm con đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết
nó”. Từ đó có thể thấy, theo quan niệm của bà Hiền, nếu con người khơng
có lịng tự trọng thì cũng coi như đã chết về nhân cách.
5


+) Câu trả lời của bà về sự “đau đớn mà bằng lòng”, vẻ mặt “buồn bã” khi
bà tiếp tục cho đứa con thứ 2 tòng quân đã cho thấy bà khơng hề gắng
gượng che giấu những nỗi đau lịng, khơng nói những lời to tát, bà bộc lộ
giản dị và chân thực những giằng xé trong …… của người mẹ với sự ý
thức đầy lí trisveef danh dự, về trách nhiệm của người công dân thời loạn
với đất nước, bà “muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc
sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”. Sự vui riêng, “vui lẻ” trong
bổn phận, trách nhiệm mà mọi công dân phải thực hiện với xã hội theo

quan niệm của bà Hiền đó là hèn nhát, là không biết xấu hổ, không biết tự
trọng bởi phải sống bám vào sự hi sinh của cộng đồng. Với lòng tự trọng
của bà Hiền, phải sống nhờ, sống bám, dù là vào của cải hay sương máu
của người khác đều không thể chấp nhận.
2. Bà Hiền trong nếp sinh hoạt của người Hà Nội
Sau ngày hịa bình lập lại 1945, gia đình bà Hiền vẫn bính thản duy trì
những nếp sinh hoạt có thể nhất thời khơng tìm được sự hịa nhập với mơi
trường xung quanh, chỉ cần bà Hiền tin rằng cách sống ấy không sai trái,
hơn thế nữa có thể đem lại cho gia đình cảm giác bình ổn, dễ chịu, bối
cảnh sơng thanh lich, tao nhã. Đó là cách ăn mặc sang trọng rất khác mọi
người xung quanh: “Mùa đông ông mặc áo ba-đờ-xuy , đi giày da, bà mặc
áo măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm”. Đó là cách ăn cũng
khơng giống ai “Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp
trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy
định”.Giọng văn đậm chất trào lộng của Nguyễn Khải khi miêu tả bữa ăn
của gia đình người cháu với cảnh xơ bồ, xúm xít, với những nhồm nhồm,
hả hê đã tạo ra một đối sánh sâu sắc trong ý thức trân trọng cuộc sống của
những con người ln thủy chung, gìn giữ nét đẹp thanh lịch văn hóa Hà
6


Nội với cách sống tùy tiện, buông tuồng nhiều khi chỉ để tạo ra sự bình dị,
hợp thời cũng là xu thời. Với bà Hiền, việc thay đổi nếp sống để hợp thời là
sự giả tạo của những con người khơng có lịng tự trọng.
+) Khơng thay đổi nếp sống thanh lịch, trang nhã để tỏ ra bình dân sau
1954, bà Hiền cũng khơng hề bị cuốn theo dịng chảy vật chất “ồ ạt, xô bồ”
của cuộc sống cơ chế thị trường sau ngày miền Nam giải phóng. Suốt mấy
chục năm, phịng khách của gia đình bà Hiền vẫn khơng hề thay đổi.
Những đồ đạc trong nhà từ bộ xa lơng, cái sập gụ, cái lọ men Thúy Hồng…
vẫn tốt lên vẻ đẹp cổ kính, sang trọng mà trang nhã của linh hồn Hà Nội.

Giữa những bon chen hối hả đương thời, trong tịa nhà “nhìn thẳng ra cây
si cổ thujvaf hậu cung của đền Ngọc Sơn”, một bà già ngồi 70 tuổi của Hà
Nội vẫn bình thản “lau đánh một cái bát thủy tiên men đỏ”. Hình ảnh ấy hài
hòa với khung cảnh mùa xuân “mưa rây lả lướt” đã đem lại cảm giác bình
yên thật xưa cũ cho tất cả những ai yêu Hà Nội, yêu cái đẹp thanh lịch của
Hà Nội. Đó là nếp sinh hoạt mà bà Hiền đã duy trì cho gia đình mình trước
tất cả những biến động của thời cuộc, duy trì bằng bản lĩnh và tình u với
những vẻ đẹp khơng thể thay đổi của những tài sản văn hóa đất kinh kì.
+) Suốt 9 năm đánh Pháp, gia đình bà khơng di tản. Sau 1954 cũng khơng
di cư vào Nam vì “không thể rời xa Hà Nội”. Đây không chỉ là tình u với
mảnh đất đã sinh ra và ni dưỡng bà, mà cịn là sự gắn bó với một khơng
gian sống cùng những tài sản văn hóa đã thấm vào máu thịt người Hà Nội.
+) Qua nếp sinh hoạt hằng ngày, qua tình u và sự gắn bó sâu sắc với
Hà Nội, có thể thấy bà Hiền là người chỉ thuộc về khơng gian văn hóa của
Hà Nội. Bà khơng chỉ là biểu tượng cho một thời vàng son đã qua của đất
kinh kì mà cịn là hiện thân của văn hóa Tràng An đứng vững trước mọi
biến động lịch sử.

7


3. Bà Hiền trước những biến động của lịch sử
+) Sau ngày giải phóng Thủ đơ 1954, khi cả gia đình bà Hiền cũng như
những người Hà Nội khác cịn đang bối rối trước cách sống, cách làm việc,
cách nói năng với những người thuộc về chế độ mới thì riêng bà Hiền vẫn
không hề thay đổi cách ứng xử của mình. Bà “cau mặt gắt” với con và nói
rồi “thở dài, quay mặt đi” khi thấy cả chồng mình cũng hồn nhiên, hồ hởi
gọi người cháu họ từ kháng chiến về bằng 2 tiếng “đồng chí” đầy cẩn
trọng. Thái độ của bà vừa như khơng hài lịng, vừa như bất lực trước sự
chi phối thái quá của xã hội vào bình ổn của quan hệ gia đình. Với lịng tự

trọng của mình, bà Hiền khơng thể chấp nhận sự thay bậc đổi ngơi trong
quan hệ gia đình theo vị trí xã hội.
+) Trước những náo nức, ồn ào chưa dễ thấy bằng khi cả xã hội tưng
bừng hòa vào niềm vui của cuộc sống mới sau ngày giải phóng thủ đơ, bà
Hiền nhận xét: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn
chứ?”. Đó là thái độ bình thản, điềm đạm của những con người từng trải
đầy bản lĩnh và không dễ xốc nổi trước những biến động của cuộc đời. Đó
cũng là biểu hiện sự thực tế của người phụ nữ khơng để mình cuốn theo
những làn sóng xúc cảm xuất hiện, lo nghĩ đến việc làm ăn lâu dài hơn là
phấn khích bốc đồng
+) Nói chuyện với người cháu, bà Hiền cho rằng “Chính phủ can thiệp vào
nhiều việc của dân quá”. Đó là suy nghĩ của một con người có bản lĩnh,
sống tự trọng và tự chủ. Có lẽ theo bà Hiền, mỗi con người có nhân cách
đều phải biết tự chịu trách nhiệm để điều chỉnh cách sống và hành vi của
mình trong cuộc sống cộng đồng mà không cần quá nhiều những hành
động bên ngoài, bởi mọi sự can thiệp khách quan đều phải dùng những
thước đo, những chuẩn mực chung. Vì thế khơng tránh khỏi những chế độ

8


chênh với từng cá nhân, từng gia đình. Do vậy, sự can thiệp khách quan
nhiều khi sẽ trở nên khiên cưỡng, áp đặt, duy ý chí.
+) Tới thời sau 75, nghe những lời nhận xét không mấy vui vẻ của người
cháu về cách ứng xử thiếu lễ độ, thiếu văn hóa của một số người Hà Nội
trong thời buổi kinh tế thị trường vì cho rằng Hà Nội bây giờ giàu hơn, vui
hơn “phần xác thơi, cịn phần hồn thì chưa”, Bà Hiền “khơng bình luận một
lời nào”.
 Sau đó là kể cho cháu nghe câu chuyện về cây si cổ thụ bị bật rễ, đổ
nghiêng sau một trận bão. Cây si “tưởng như chết đứt bỏ ra làm củi”, vậy

mà sau một tháng “lại sống, lại trổ lá non”. Là người Hà Nội, yêu mến và
gắn bó với Hà Nội trong suốt cả cuộc đời, bà Hiền không thể khơng nhận
thấy khơng gian văn hóa xưa cũ của Hà Nội đang bị thu hẹp dần bởi
những cảnh buôn bán, ăn uống, nói năng, cư xử theo tâm lí “ồ ạt, xô bồ, vụ
lợi” thời mở cửa.
 Sau cái im lặng như một biểu hiện của sự chấp nhận buồn bã, bằng
câu chuyện cây si cổ thụ, bà Hiền đã chứng minh cho cháu mình thấy rằng
con người Hà Nội quan tâm, lo lắng bảo vệ những giá trị tinh thần của Hà
Nội. Vẫn còn những con người Hà Nội hiện đại đang kiên trì, nỗ lực duy trì
sự cổ kính, thiêng liêng, đẹp đẽ của :đất kinh kì ngàn năm văn hiến”.
+) Trong cả cuộc đời, trước bao nhiêu biến động của xã hội, bà Hiền đã
sống đúng như những quan niệm cố hữu của mình: “Dĩ bất biến ứng vạn
biến”. Bà không xốc nổi đi theo những phong trào phát triển, cũng không
quay lưng lại với cuộc sống xã hội. Bà sống một cách trung thực, tỉnh táo
và có trách nhiệm.
+) Sau ngày giải phóng, bà vẫn ni người ở vì “chủ tớ cịn cần dựa vào
nhau” dù tổ dân phố có vận động khơng nên duy trì cách sống này. Sự
đúng mực trong cách ứng xử của bà đã thể hiện qua cách sống tình nghĩa,
9


thủy chung của họ. Bà phản đối việc ông chồng định mua một máy in nhỏ
để kinh doanh với lí do “không thể làm một ông chủ trong chế độ mới”. Bà
mở một cửa hàng làm hoa giấy, không thể làm giàu nhưng rất đủ ăn, lại
nhàn, không phải lo sợ gì. Sự tính tốn của bà “ln đúng vì khơng có lịng
tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng”. Đó là cách sống của một con người
thực tế, bản lĩnh và trung thực, một người dám là chính mình với những
chuẩn mực mà mình tin là dúngđắn. Sự đúng đắn đem đến lịng tự trọng
cho bản thân vì sự bình yên cho gia đình trước những biến động của xã
hội.

 Kết luận:
1. Truyện ngắn là một thành công của văn học thời kì đổi mới, trong đó
nhà văn Nguyễn Khải đã thể hiện k chỉ tài năng trong miêu tả, kể chuyện
trong nghệ thuật trần thuật, trong phong cách triết luậnsắc sảo mà còn bộc
lộ những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người , con người
được soi chiếu trong nhiều bình diện, nhiều góc độ của cuộc sống đời tư
thế sự, được đánh giá chủ yếu theo những chuẩn mực văn hóa, lịch sử
mang đậm chất nhân văn. Nhân văn vừa được nhân vật hóa trong vai trò
người quan sát, chứng kiến, suy ngẫm khiến câu chuyện thêm chân thực
trong kinh nghiệm cá nhân, nhân văn cũng đồng thời đứng tách ra xa các
nhân vật của mình để thể hiện được nhiều cách nhìn nhận, đánh giá làm
tăng thêm tính dân chủ cho văn chương.
2. Cách sống, cách nghĩ, nếp sinh hoạt và văn hóa ứng xử của bà Hiền
trong cả cuộc đời, trước những biến động lớn lao của đất nước đã thể hiện
bản lĩnh cá nhân của một con người từng trải, dũng cảm trung thực, thể
hiện vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa và cốt cách của một người Hà Nội thông
10


minh và sâu sắc, lịch lãm và tinh tế. Trong cảm nhận đầy ngưỡng mộ của
người kể chuyện, bà Hiền – người Hà Nội bình dị ấy thực sự là “một hạt
bụi vàng của Hà Nội…mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng
những ánh vàng!”

11



×