Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GIÁO ÁN TOÁN LỚP 2 BÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.54 KB, 4 trang )

Người soạn: Lê Thị Thủy Tiên
MSSV: B1200074

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN NINH KIỀU
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔ QUYỀN
----------

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Môn: Toán
Lớp: 2A
Tên bài học:

ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
Tên người soạn: Lê Thị Thủy Tiên
MSSV: B1200074

Cần Thơ, ngày 28 tháng 5 năm 2015


Người soạn: Lê Thị Thủy Tiên
MSSV: B1200074

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán
Tên bài học: ĐƯỜNG GẤP KHÚC. ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
Ngày soạn: 28/5/2015

Ngày dạy: 17/6/2015

I.


MỤC TIÊU
- Kiến thức: Nắm được tên đường gấp khúc. Biết tính độ dài đường gấp
khúc.
- Kỹ năng: Biết vẽ đường gấp khúc. Biết tính độ dài đường gấp khúc khi
biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó trong trường hợp cụ thể.
- Thái độ: Học sinh tính cẩn thận và chính xác khi tính độ dài đường gấp
khúc.
II.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Vẽ sẵn đường gấp khúc ABCD lên bảng.
Mô hình đường gấp khúc 3 đoạn có thể khép kín hình tam giác.
- HS: Dụng cụ học toán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động: (1 phút) Hát
2. Kiểm tra bài: (3 phút) Luyện tập
- Mời HS đọc bảng nhân 5.
- Viết lên bảng bài tập cho HS tính.
- Nhận xét.
3. Giới thiệu bài: (1 phút) Giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu của
bài: Đường gấp khúc – Độ dài đường khúc.
THỜI
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
LƯỢNG
13 phút 4. Hoạt động cơ bản:
* Mục tiêu: Nhận dạng được và gọi đúng
tên đường gấp khúc. Nhận biết độ dài
đường gấp khúc.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cả lớp.

- Vẽ đường gấp khúc ABCD và giới thiệu - Quan sát và lắng
đường gấp khúc.
nghe.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và hỏi:
- HS trả lời:
+ Đường gấp khúc ABCD gồm bao nhiêu
đoạn thẳng? Đó là những đoạn thẳng
nào?
+ Và những đoạn thẳng nào có chung một

+ Đường gấp khúc
ABCD gồm 3 đoạn
thẳng là: AB, BC, CD.
+ Đoạn AB và BC có


Người soạn: Lê Thị Thủy Tiên
MSSV: B1200074

điểm?

16 phút

chung điểm B, BC và
CD có chung điểm C.

- Hướng dẫn cách tính độ dài đường gấp
khúc.
- Yêu cầu HS nêu độ dài các đoạn thẳng - Độ dài đoạn thẳng
của đường gấp khúc ABCD?

AB = 2cm, BC = 4cm,
CD = 3cm.
- Nhận xét, chốt lại: Độ dài đường gấp - HS lắng nghe.
khúc ABCD chính là tổng độ dài của các
đoạn thẳng AB, BC, CD.
- Gợi ý HS tính tổng độ dài của các đoạn
thẳng AB, BC, CD.
+ Em hãy nêu cách tính tổng độ dài của + HS phát biểu.
các đoạn thẳng AB, BC và CD?
+ Cả lớp làm vào nháp,
2 HS lên bảng làm:
2cm + 4cm + 3cm =
9cm
1 HS nhận xét bài làm
của bạn.
GV nhận xét.
+ Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là + Độ dài đường gấp
bằng bao nhiêu xăng-ti-mét?
khúc ABCD là 9cm.
- Nhận xét, gợi ý HS rút ra ghi nhớ: Độ - Cá nhân đọc ghi nhớ.
dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài của
các đoạn thẳng trên đường gấp khúc.
5. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: Biết tính độ dài đường gấp
khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của
nó.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động cả lớp.
Bài tập 1:
- 1 HS đọc yêu cầu của

bài 1.
- Treo bảng vẽ sẵn các điểm.
- Mời HS thực hiện.
- 2 HS lên bảng lớp.
Cả lớp làm bài vào vở.
- Các bạn nhận xét.
- Nhận xét, khen ngợi.
- 1 HS đọc yêu cầu của
Bài tập 2:
bài 2.
- Hướng dẫn bài mẫu, còn lại gợi ý HS - Thực hiện.
nêu cách tính bài b) và làm bài.
- Đọc kết quả:


Người soạn: Lê Thị Thủy Tiên
MSSV: B1200074

a) Độ dài đường gấp
khúc MNPQ là:
3 + 2 + 4 = 9 (cm)
b) Độ dài đường gấp
khúc ABCD là:
5 + 4 = 9 (cm)

1 phút

-

- GV nhận xét.

*Hoạt động nhóm.
Bài tập 3:
- 1 HS đọc bài toán.
- Gợi ý HS nắm các cạnh của hình tam
giác cũng là các đoạn thẳng gấp khúc.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Trao đổi nhóm đôi,
làm bài.
- Sửa bài, nhận xét.
Bài giải:
Độ dài đoạn dây đồng
là:
4 + 4 + 4 = 12 (cm)
Đáp số: 12cm
- Chấm một số vỡ, nhận xét.
* Hỏi lại bài:
- Mời HS nhắc lại cách tính độ dài đường - Phát biểu.
gấp khúc khi biết độ dài của các đoạn
thẳng?
- Cho ví dụ?
- Thực hiện.
* Nhận xét tiết học.
6. Hoạt động ứng dụng:
- Về nhà vẽ đường gấp khúc khi đã cho
số đo rồi tính độ dài đường gấp khúc đó
cho người thân xem và chuẩn bị bài sau.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................



×