Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.26 KB, 7 trang )

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI, PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
A. BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI.
I. công tác bồi dưỡng HSG ở trường THCS.
1. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) các môn văn hóa là một công tác
mũi nhọn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân
tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung.
2. Trong những năm gần đây công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các nhà trường
đã xác định rõ vai trò của công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi các khối
lớp nên đã đề ra kế hoạch và phân công cụ thể ngay từ đầu năm học. Bồi dưỡng
HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò.
Trong những năm gần đây, qua các kỳ thi HSG cấp thành phố, cấp tỉnh chúng ta đã
gặt hái được những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi HSG chung của
huyện và của tỉnh.
II. Thực trạng
1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH, của phòng
GD&ĐT có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG.
- Một số trường đặc biệt là trường Chu Văn An có cơ sở vật chất khá khang
trang, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ giúp cho việc dạy và học đạt kết quả
tốt.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong
công tác bồi dưỡng HSG nhiều năm liền, nhất là trường THCS Chu Văn An, trường
điểm của huyện …
2. Khó khăn:
- Nhiều trường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn
nhiều khó khăn.
- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải
hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó cường độ làm việc
quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
- Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải học
thêm những môn khác, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về


thời gian tự học nên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG, do đó
kết quả không cao là điều tất yếu.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh
nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
- Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên giỏi nhưng không
gắn bó với công tác bồi dưỡng HSG vì nhiều lý do khác nhau. Việc giáo viên dạy
bồi dưỡng phải trên cơ sở tình nguyện chứ không thể áp đặt hoặc dùng biện pháp
1


hành chính; Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng BDHSG cũng như kết
quả của công tác này.
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Việc BDHSG giống như chúng ta ươm một mầm non. Nếu chúng ta biết rào,
biết thường xuyên chăm sóc, vun xới thì mầm non sẽ xanh tốt, phát triển. Ngược lại
nếu chúng ta bỏ bẵng, ít quan tâm, cây sẽ khô cằn, còi cọc, cây nào không phù hợp
với thổ nhưỡng, khí hậu sẽ mau chóng chết khô. Vậy giải pháp cho công tác
BDHSG nên tập trung một số vấn đề như sau:
1. Đối với Ban giám hiệu.
- Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên có
năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân
công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên.
- Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6, cử giáo viên có kinh nghiệm
dạy bồi dưỡng, tổ chức học 2-3 buổi/tuần (trái buổi học chính khóa).
- Giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Các
lớp bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, tự tìm tòi nghiên cứu,....
- Nhà trường có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với
giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Cần bồi dưỡng trọng tâm, Cụ thể:
+ Đối với lớp 6, 7, 8: chúng ta lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học

thông qua việc trao đổi với GV giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư
chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp.
+ Lên kế hoạch Bồi dưỡng ngay từ trong hè, qua đó lọc dần qua các cuộc thi cấp trường.
+ Thông qua GVCN định hướng, sự thỏa thuận của GVBD ở các đội tuyển để
tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này với môn kia. Không để tình trạng HS một lúc
tham gia 2, 3 đội tuyển, không chuyên sâu ảnh hưởng đến kết quả thi của các em.
2. Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng
Để nâng cao chất lượng trong công tác này cần thực hiện tốt những công việc
sau đây:
- Muốn có HSG phải có Thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức
tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng
là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tòi các
tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng internet.
Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có các chuyên
đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu…
- Trong công tác BDHSG khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh khâu
này rất quan trọng. Chúng ta lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học
thông qua việc trao đổi với GV giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả
năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp.
2


- Bước tiếp theo, sau khi lựa chọn được học sinh, chúng ta lập kế hoạch cho
mình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chuyên đề là biện
pháp hữu hiệu nhất.
* Về chương trình bồi dưỡng:
- Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho
từng khối, lớp, về từng mảng kiến thức rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ theo số tiết
quy định nhất định và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ
đến khó để các em HS bắt nhịp dần.

- Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lặp.
Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt 4 năm liền (từ lớp 6 đến lớp 9).
* Tài liệu BD:
- GV Sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh nhà và các tỉnh khác thông qua
công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề, luôn tìm
đọc, tham khảo các tài liệu hay để hướng cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp với
trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu
các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.
* Về thời gian bồi dưỡng:
- Để chương trình BDHSG có hiệu quả thì nhà trường cần có kế hoạch BDHSG
ngay trong hè, liên tục và đều đặn, không dồn ép ở tháng cuối trước khi thi.
3. Đối với học sinh
- Phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập.
- Phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi.
- Phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài đọc sách giáo khoa, học
sinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác.
4. Đối với phụ huynh.
- Quan tâm tạo điều kiện, động viên tích cực con em học tập tốt hơn.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ học tập.
- Thường xuyên liên lạc với giáo viên, nhà trường để nắm tình hình học tập
của con mình.
Người thầy giáo có vai trò quyết định nhất đối với kết quả HSG, các em
HS có vai trò quyết định trực tiếp đối với kết quả của mình; Kết quả công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi có đạt hay không, điều đó còn phụ thuộc rất lớn ở các
em học HS.
IV. Đề xuất, kiến nghị.

Để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng HSG có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp như:
Chi bộ, ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm… cũng cần

quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như: Tạo điều kiện cho giáo
viên và học sinh tham gia bồi dưỡng. Ví dụ: Giảm bớt tiết, bớt công tác kiêm nghiệm,
3


bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên, có chế độ ưu tiên khuyến khích đối với học sinh đạt
giải; tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích;
quan tâm theo dõi và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh về
phòng học, điện, nước…; phải xem đây là một nhiệm vụ chiến lược cần đầu tư lâu dài.
B. CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM.
Học sinh (HS) yếu – kém được hiểu là những học sinh bị xếp loại yếu hoặc
kém về mặt học lực sau một quá trình học tập tại nhà trường phổ thông. Số lượng
học sinh yếu – kém hình như ngày một tăng dần cho từng năm học, mặc dù biểu
hiện trên những con số là có giảm. Và chính học sinh yếu - kém là căn nguyên, là
cội nguồn của mọi sự vi phạm nội qui, mọi tội lỗi. Bởi từ yếu – kém về học lực sẽ là
cơ may thuận lợi nhất để yếu – kém về mặt hạnh kiểm, đạo đức hoặc là bạn đồng
hành của nhau. Đó cũng là nỗi ám ảnh, là niềm băn khoăn, trăn trở của lực lượng sư
phạm từ giáo viên bộ môn (GVBM), giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đến Ban Giám
hiệu (BGH) nhà trường.
Ý thức được những hậu quả, những hệ lụy trực tiếp chung quanh tệ trạng học
sinh yếu – kém, từ mấy năm học qua các trường đã chủ động đưa ra nhiều phương
sách để hạn chế dần đối tượng này. Một trong những phương sách được gọi là khả
thi và chấp nhận được đó là tổ chức “phụ đạo học sinh yếu - kém”. Dựa trên quan
điểm là lấy kết quả học lực học kỳ I, lựa chọn ra những học sinh nào xếp loại yếu –
kém và yếu – kém vì bộ môn nào thì tổ chức phụ đạo môn học đó. Nhưng thường
thì chỉ có các môn Văn, Toán, Anh văn là được phụ đạo. Với cách làm này thì ngoài
hạn chế là chỉ có một thiểu số học sinh theo học, phần đông các em này thuộc diện
“thiểu năng trí tuệ”, còn có một hiện tượng khác là nhiều em đã mất hẳn động cơ
học tập nên có thái độ chây lười.
Với quan điểm “Hãy phụ đạo ngay khi học sinh mới chỉ là yếu – kém về học

lực chưa kịp mất hẳn động cơ học tập”, nên có năm học, sau khi khảo sát chất lượng
bộ môn Văn – Toán – Anh văn, thể theo lời yêu cầu của nhiều GVBM tâm huyết,
BGH đã tổ chức các lớp phụ đạo có phân chia lớp và GVBM cụ thể.
Nguyên nhân của hiệu quả thấp về công tác phụ đạo học sinh yếu – kém các
năm học qua thì rất nhiều, nhưng tựu trung vào các nguyên nhân chủ yếu sau:
1. Lý do học sinh yếu – kém về học lực.

- Các em nghỉ học nhiều trong năm học;
- Một bộ phận khá đông HS không chịu học bài, làm bài trước khi đến lớp.
Còn đã vào lớp rồi thì không mang đủ học cụ như sách giáo khoa, vở viết, thước, compa,
… lại không chú tâm vào việc học: ngó quanh, lo ra, hoặc tìm mọi cách có thể để làm việc
– trao đổi riêng, cá biệt gây hấn mất trật tự trong tiết học;
Vì thế, với mỗi một tiết phụ đạo cho một môn học trong tuần thì không thể
nào “hàn gắn – kết nối” được các kiến thức – kỹ năng bị hụt hẫng chứ chưa nói đến
lấp đầy khoảng trống mênh mông do các em nghỉ học quá nhiều buổi. Và chỉ có mỗi
một GVBM thì không thể nào cảm hóa, biến đổi một HS chây lười, biếng nhác, ngỗ
ngáo gần như mất động cơ học tập trở thành một HS ngoan ngoãn được.
4


Tóm lại, “chỉ nên tổ chức phụ đạo những HS chịu khó học tập nhưng chất
lượng thấp” thôi. Thường là những em “thiểu năng trí tuệ hoặc tâm thần phân liệt
dạng khởi phát”. Các đối tượng còn lại thì nên có những giải pháp khác mang tính
tổng hợp, khả thi và căn cơ hơn.
2. Chưa có biện pháp cứng rắn mang tính hành chính để xử lý “mạnh tay”
những HS “ngoan cố” không chịu ra lớp phụ đạo. Đây là biện pháp quá khó, nếu
không muốn nói là không tưởng trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta còn bị động,
có lúc trở thành bất lực đối với một HS không ra lớp chính qui, chứ đừng nói chi là
lớp phụ đạo.
3.Việc tổ chức phụ đạo học sinh yếu – kém thời gian qua và hiện nay vẫn còn

là biện pháp tình thế - “đánh đằng đuôi”, chưa căn cơ cần thay đổi mô typ khác cho
phù hợp và hiệu quả hơn.
Những năm gần đây, phụ đạo học sinh yếu, kém là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của các trường học và giáo viên, nhằm giúp các học sinh học lực yếu,
kém có thể lấp đầy được những lỗ hổng kiến thức. Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhiều
trường học thì hiệu quả mang lại của công tác này chưa cao.
Để việc phụ đạo học sinh mang lại hiệu quả, việc tổ chức các lớp học phụ đạo
cho học sinh yếu, kém là việc làm thường xuyên chứ không phải chỉ là phong trào
thi đua hoặc để đối phó với một đợt thi hoặc kiểm tra. Biện pháp giải quyết là tùy
vào hoàn cảnh cụ thể của từng năm ở từng khối lớp mà có biện pháp thích hợp để
nâng cao trình độ cho học sinh lỡ mất căn bản trong học tập, giúp học sinh có cơ hội
hòa nhập cùng bạn bè. Các trường, cần phân loại học sinh: học sinh mất căn bản
hoàn toàn và học sinh có khả năng học được nhưng lười học… để thuận lợi cho quá
trình phụ đạo. Việc chọn giáo viên phụ đạo rất quan trọng vì giáo viên là yếu tố
quyết định về kết quả phụ đạo học sinh yếu, kém. Do đó, lãnh đạo nhà trường cần
chọn và thuyết phục những thầy cô giáo tâm huyết, có kinh nghiệm trong giảng dạy
để dạy những đối tượng này. Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường phải phối hợp chặt chẽ
với các tổ chức đoàn thể và ban đại diện hội cha mẹ học sinh, nhất là với những phụ
huynh có con em thuộc diện học phụ đạo. Phải trao đổi, giải thích và động viên để
cha mẹ học sinh hiểu được sức học của con em họ để có sự phối hợp, tạo điều kiện
cho học sinh đi học đầy đủ. Làm thế nào để cha mẹ học sinh thấy rằng việc phụ đạo
là nhằm để giúp đỡ những học sinh yếu, kém có cơ hội tiến bộ trong học tập.
2. Công tác phụ đạo học sinh yếu kém.
a- Đối với các trường:
- Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém; tổ chức các lớp phụ đạo;
- Xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ quản lý, các tổ chức Đội, Đoàn, giáo
viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong nhà trường về việc phối hợp theo dõi, quản lý
tình hình học tập của học sinh; chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường
xuyên theo dõi tình hình lớp, kịp thời có biện pháp giúp đỡ các em học tập tiến bộ;
- Tăng cường phân tích kết quả kiểm tra đầu năm, kết quả xếp loại học lực,

hạnh kiểm học kỳ và cả năm nhằm rà soát, phát hiện các trường hợp học sinh có học
lực yếu kém; phân tích mức độ yếu kém, nguyên nhân yếu kém để xác định trách
5


nhiệm của nhà trường, cha mẹ học sinh, giáo viên trong việc tổ chức bồi dưỡng, phụ
đạo; giúp học sinh học tập tốt.
- Tiếp tục quan tâm giúp đỡ một cách cụ thể các đối tượng học sinh yếu, kém;
không để xảy ra tình trạng để “học sinh không tìm được chỗ của mình trong lớp học”
làm tăng nguy cơ bỏ học. Từng trường có biện pháp tổ chức phụ đạo phù hợp, kịp thời,
có hiệu quả cho học sinh yếu kém; coi đây là nhiệm vụ bắt buộc của giáo viên.
- Tăng cường biện pháp phối hợp với đoàn thể, địa phương để giúp đỡ, hỗ trợ học
bổng, phương tiện đi lại, điều kiện học tập, miễn giảm các khoản đóng góp v.v…
- Tổ chức tốt việc ôn tập, kiểm tra trong hè nhằm vừa tổ chức ôn tập, rèn luyện
kiến thức cho học sinh để các em có điều kiện hoàn thành chương trình học và có khả
năng học tập tiếp, vừa tập trung phụ đạo, bồi dưỡng cho học sinh tiểu học chưa hoàn
thành chương trình Tiểu học tiếp tục được kiểm tra, hoàn thành chương trình tiểu học;
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phụ đạo
- Thực hiện khen thưởng kịp thời đối với đơn vị, cá nhân thực hiện tốt, sáng tạo, đạt hiệu
quả trong các đợt huy động học sinh đến trường, vận động học sinh yếu kém học tập tiến bộ;
khen thưởng học sinh yếu đi học chuyên cần, kết quả học tập nâng lên trung bình, khá.
b- Đối với các tổ chuyên môn.
- Phân công giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên giỏi phụ đạo HS yếu, kém;
- Hàng tuần tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm; tổng hợp kết quả, tham mưu với
Ban giám hiệu có những chỉ đạo kịp thời nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo HS.
c-Đối với giáo viên bộ môn.
- Qua kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm, phân loại HS, soạn chương trình
phụ đạo HS yếu, kém cho phù hợp với từng đối tượng HS;
- Tham gia công tác phụ đạo theo kế hoạch chung của nhà trường; giúp HS theo
kịp chương trình, nắm vững kiến thức cơ bản.

d-Đối với giáo viên chủ nhiệm.
- Tăng cường giám sát việc chuyên cần học tập của học sinh. GVCN thường xuyên
theo dõi sổ đầu bài, sổ gọi tên ghi điểm để nắm tình hình học tập, hoạt động của lớp.
- Thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh trong diện yếu kém, ít nhất
mỗi tháng họp 1 lần để thông báo tình hình học tập, rèn luyện của từng học sinh và
bàn biện pháp phối hợp theo dõi, giúp đỡ.
- Tổ chức các nhóm bạn giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện. Phân công
học sinh giỏi giúp đỡ những bạn học yếu, hoàn cảnh khó khăn, không chăm học, ...
- Động viên, hướng dẫn cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em
mình; thực hiện yêu cầu “3 biết ”: biết tình hình học tập, đạo đức của con em mình để
phối hợp giáo dục; biết tình hình hoạt động và khó khăn của nhà trường để tham gia hỗ
trợ; biết những chủ trương, chính sách về công tác giáo dục và đào tạo để cùng thực hiện.

6


7



×