Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

NỘI DUNG TRIỂN BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.41 KB, 22 trang )

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
GIÁO VIÊN MẦM NON


Câu hỏi:

Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên
nhằm mục đích gì? bdtx có liên quan tới
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên không?
Các khóa tập huấn, bồi dưỡng giáo viên
trong hè và trong năm học có được tính
vào bồi dưỡng thường xuyên không? Bồi
dưỡng thường xuyên là như thế nào?


1. Bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực nghề
nghiệp cho giáo viên.
( =KT*KN*TĐ)
2. Bồi dưỡng thường xuyên gắn bó chặt chẽ với Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên, việc đánh giá đúng theo Chuẩn
nghề nghiệp GV sẽ là căn cứ để GV chọn lựa các nội
dung BD phần tự chọn cho phù hợp để xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng cho năm sau và các năm tiếp theo
( Phẩm chất ĐĐ; KT; KN)
3.Tất cả các khóa bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên đều
thống nhất là bồi dưỡng thường xuyên giáo viên


CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
GIÁO VIÊN MẦM NON, PHỔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG
XUYÊN



 Thông tư ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho
giáo viên mầm non (TT36),
 Thông tư 26/2012 ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
 Kế hoạch số 28/KH-SGDĐT.GDTXCN ngày 13/5/2013 của Sở
Giáo dục và Đào tạo về bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm
non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2012-2013
 Kế hoạch số 29/KH-PGDĐT.HCTC ngày 24/5/2013 của Phòng
Giáo dục và Đào tạo về bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm
non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2012-2013


HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON, PHỔ
THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

. Về nội dung bồi dưỡng
- Chú ý mỗi giáo viên MN phải đảm bảo thời lượng
BDTX là 120 tiết/năm học. Đây là quy định bắt buộc,
nếu không đủ thời lượng này thì GV chưa được công
nhận hoàn thành chương trình BDTX năm học. Thời
lượng đó được xác định cho mỗi nội dung bồi dưỡng
như sau:


 + Nội dung 1: Là nội dung đáp ứng yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ năm học thời lượng khoảng 30 tiết.
 + Nội dung 2: Là nội dung đáp ứng yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học và

nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện, thời lượng
khoảng 30 tiết
 + Nội dung 3: Nội dung đáp ứng nhu cầu phát triển nghề
nghiệp liên tục của GV, thời lượng khoảng 60 tiết.
 +Trong 3 nội dung này thì chúng ta đang được bồi dưỡng
tập huấn ở nội dung nào ?
 * Thời lượng của mỗi nội dung có thể thay đổi để phù hợp
với yêu cầu, nhiệm vụ từng năm học.


HƯỚNG DẪN (tiếp theo)

2.

Hình thức BDTX: Được quy định ở 3 hình
thức (tự học, tập trung, học tập từ xa).


3.Tài liệu BDTX:
- Lựa chọn nội dung, người viết, thẩm định, tiến độ
biên soạn, hướng dẫn sử dụng...
- Tài liệu BDTX (cả 3 ND) cần được cung cấp đủ,
kịp thời cho giáo viên theo hình thức tủ sách
dùng chung của nhà trường hoặc cấp phát cho
từng giáo viên.


. 4. Triển

khai kế hoạch BDTX

Nhà trường phải triển khai đầy đủ các văn bản BDTX đến toàn thể CBGV và xây dựng kế hoạch nội dung cho phù hợp với địa phương
Yêu cầu của việc triển khai là tránh hình thức, chung chung. Đối với các
trường, hiệu trưởng phải giám sát, đôn đốc, nhắc nhở quá trình thực
hiện kế hoạch của từng GV; đồng thời đảm bảo các điều kiện trong
khả năng của nhà trường để giáo viên thực hiện kế hoạch BDTX.
5. Kế hoạch BDTX: Đây là khâu quan trọng nhất đối với mỗi GV, Kế
hoạch được xây dựng cho từng năm học.
- Kế hoạch quy định cụ thể thời gian xây dựng kế hoạch và báo cáo kế
hoạch. Trong KH của GV, cần phải có mục đăng ký các mô đun bồi
dưỡng tự chọn trong năm; KH của trường có tổng hợp đăng ký các
mô đun bồi dưỡng tự chọn của GV trường mình.


a) Nội dung 1 (30 tiết)
Hướng dẫn thực hiện Thông tư 26/2012/TT/BGDĐT ban hành
Qui chế BDTX giáo viên mầm non, tiểu học, phổ thông và giáo dục
thường xuyên ngày 10/07/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi;
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc tổ chức ăn cho
trẻ tại trường mầm non; quản lý y tế học đường trong các cơ sở giáo
dục mầm non;
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phương pháp xây dựng kế hoạch
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc
cho trẻ mầm non; lồng ghép nội dung giáo dục biển đảo vào các
hoạt động giáo dục ở trường mầm non; hướng dẫn giáo viên sử dụng
bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
-


 Ngoài nội dung của Phòng GD triển khai nếu đơn vị nào có nội dung

bồi dưỡng riêng thì chú ý cần tập trung các nội dung sau: tổ chức
hoạt động chăm sóc trẻ: tổ chức ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường; phòng tránh một số dịch bệnh: tay chân miệng, sốt xuất
huyết, cúm H5N1…Tự đánh giá trong trường mầm non; thực hiện
đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng, giáo viên mầm non; quản lý tài chính trong trường mầm non.
 b) Nội dung 2: (30 tiết)
 - Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi thực hiện
theo Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02/12/2010 của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT: 8 tiết.
 - Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi: 6 tiết.
 - Thực hiện chế hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo
dục mầm non thực hiện theo Thông tư số 29/TTLT-BGDĐTBTC,ngày 15/7/2011 Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính: 5
tiết.
 - Các tiêu chí công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thực
hiện theo Quyết định số 36 /2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo: 5 tiết.
 - Công tác chăm sóc dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe trẻ mầm non;
công tác y tế trong trường mầm non: 6 tiết.
 * Lên mạng tải các văn bản xuống để nghiên cứu làm tư liệu học


c) Nội dung 3 (khối kiến thức tự chọn 60 tiết/năm học/giáo
viên)

Thông tư ban hành Chương
trình bồi dưỡng thường xuyên
cho giáo viên mầm non (TT36)



MẪU KẾ HOẠCH


HƯỚNG DẪN (TIẾP THEO)

5. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên
-Hiệu trưởng sẽ lựa chọn được báo cáo
viên và ra quyết định thành lập BTC tập
huấn BDTX
-Chọn CB-GV có năng lực, trình độ đào
tạo, nghiệp vụ sư phạm
-Báo cáo viên cần được tập huấn phương
pháp tập huấn cho GV ở địa phương
theo đúng đặc thù của từng cấp học.


Báo cáo viên cần được tham gia vào kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện BDTX và đánh giá kết quả BDTX của GV.
- Báo cáo viên cần được cung cấp và cập nhật những thay
đổi, những vấn đề mới về thực hiện nhiệm vụ năm học,
nhiệm vụ chuyên môn hay tổ chức giáo dục của trường
học.
- Báo cáo viên cần giữ ổn định lâu dài. Tuy nhiên, cần bổ
sung thay thế những báo cáo viên không đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ.
- Được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ báo
cáo viên, đồng thời được hưởng các chế độ, chính sách
theo quy định. Được động viên, khen thưởng kịp thời.



HỒ SƠ LƯU GIỮ CỦA BGH VÀ GV
 BGH
- Các văn bản bdtx của các cấp
- Họp triển khai các văn bản (thể hiện qua sổ nghị
quyết)
- Kế hoạch BDTX của nhà trường
- Sổ theo dõi kiễm tra quá trình thực hiện GV
- -Hồ sơ đánh giá kết quả của từng gv
- Tổng hợp kết quả gửi về pgd và đề nghị công nhận,
khen thưởng cb, gv xuất sắc tháng 5 hàng năm


Hồ sơ giáo viên

-Tài liệu bdtx, tài liệu tự học
- Kế hoạch tự bồi dưỡng
- Sổ ghi chép nội dung học (tập trung,
nhóm, tự học phải đúng theo kế hoạch )
- Các giáo án lên tiết dạy và sổ chuyên môn
dự giờ đồng nghiệp
- +Tấc cả hồ sơ lưu giữ hàng năm chung với
hs đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên


7. Đánh giá và công nhận kết quả BDTX
. Lưu ý việc đánh giá và công nhận kết quả BDTX phải bảo đảm
chính xác, khách quan, công bằng và công khai, có tác dụng
động viên, khuyến khích giáo viên tích cực, tự học, tự bồi dưỡng.
a)Hình thức, đơn vị đánh giá kết quả BDTX
- Tổ chức đánh giá thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu,

viết thu hoạch
- Thông qua quá trình dạy học, giáo dục học sinh(chất lượng
CSGD)
- Điểm ap dụng như sau:
+Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung
Chương trình, tài liệu BDTX (5,0 điểm).
- +Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông
qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5,0 điểm).


b) Thang điểm đánh giá kết quả BDTX
-Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả
BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi
dưỡng 2, mỗi mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (gọi là
các điểm thành phần).
c) Điểm trung bình kết quả BDTX
- ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội
dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các mô đun
thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch
BDTX của giáo viên) chia cho 3.
- ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập
phân theo quy định hiện hành.


Xếp loại kết quả BDTX
-Loại TB

nếu ĐTB BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó
không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;
- Loại Khá nếu ĐTB BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong

đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;
- Loại Giỏi nếu ĐTB BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó
không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.
- 3.2. Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn
thành kế hoạch BDTX của năm học.
-3.3. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo
viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các
danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử
dụng giáo viên.


8. Tổ chức thực hiện


-

-

. Trách nhiệm của Hiệu trưởng các đơn vị trực thuộc.

Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX; phê
duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên; xây dựng kế
hoạch BDTX giáo viên của nhà trường và tổ chức triển
khai kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường theo
thẩm quyền và trách nhiệm được giao. Nộp Kế hoạch
bồi dường về (Tổ NV-TTr) trước ngày 5/9/2013
(kế hoạch ghi ngày 06/6/2013)


TRÂN TRỌNG CẢM ƠN




×