Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

quần thể di tích cố đô huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 100 trang )

Mục lục

DẪN NHẬP

Trong gần 400 năm (1558 - 1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa
Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc
gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến
những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những
lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên
nhiên thợ trời khéo tạc...
Bên cạnh thành quách cung điện lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu giữ
nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với chế độ quân chủ nhà Nguyễn, cách
phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hòa trong bố cục.
Ngoài ra, Huế còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa phi vật thể biểu trưng
cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam mà tiêu biểu ở đây chính là quần thể di
tích Cố đô Huế - một trong những di sản văn hóa thế giới được UNESSCO công
nhận.
Chính vì lý do đó, em đã quyết định thực hiện bài tiểu luận cuối kỳ với đề tài
“Quần thể di tích Cố Đô Huế” trong chuyên đề “Khảo cổ học lịch sử”. Vì tầm nhìn
cũng nhưu khả năng tìm kiếm tài liệu và công tác thực hiện điền dã còn hạn chế nên
bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sơ sót. Mong thầy sẽ có những đóng góp để
bài tiểu luận được hoàn thiện và thành công hơn.

1


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ

1.1.

Vài nét về quần thể di tích Cố đô Huế


Về vị trí địa lý, Quần thể di tích Cố đô Huế thuộc Thừa Thiên Huế là một

tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Nam
giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp Lào, phía Đông là biển.
Thành phố Huế là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Huế đã từ là cố đô
của Việt Nam thời phong kiến dưới triều Tây Sơn, sau nhà Nguyễn. Huế cách Hà
Nội 660km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.080km. Thành phố Huế có diện tích tự
nhiên khoảng 70 km2.
Về địa hình, ở đây có địa hình cấu tạo dạng bậc khá rõ. Địa hình dốc dần từ
tây sang đông, có rừng núi, gò đồi, đồng bằng, duyên hải, đầm phá và biển. Bờ biển
của tỉnh dài 120km. Thừa Thiên Huế là một trong số ít địa phương có tiềm năng du
lịch đa dạng và phong phú nhất của Việt Nam.
Cố đô Huế nằm hai bên bờ sông Hương là nơi tập trung toàn bộ các công
1.2.

trình đã được UNESCO đưa vào danh mục Di sản Văn hóa thế giới.
Quá trình lịch sử
Thành phố Huế nằm ở miền trung Việt Nam, là kinh đô của triều đình phong
kiến nhà Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1945, di sản kiến trúc và cảnh quan thiên
nhiên của Huế là một minh chứng cho nền văn hoá và kiến trúc đô thị của Việt
Nam.
Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, năm 1306, Công
chúa Huyền Trân về làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai châu Ô và Rí làm
sính lễ. Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp thu vùng đất mới và đổi tên là châu
Thuận và châu Hóa. Việc gom hai châu này làm một dưới cái tên phủ Thuận Hóa
(chữ Hán: 順順) được thực hiện dưới thời nội thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê,
Thuận Hóa là một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã cắt
huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành phủ, sáp nhập vào trấn
2



Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 17- 18) là vùng đất trải
dài từ phía nam đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân.
Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại quân Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn
Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên và đổi Dinh làm Phủ.
Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc
huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn
Phúc Trăn, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân ( 順順), thuộc huyện Hương Trà và năm
1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền,
Thừa Thiên làm nơi đặt Phủ mới. Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm
quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến
ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh.
Trong thời kỳ Tây Sơn, Phú Xuân - Huế luôn là một địa bàn chiến lược được
Nguyễn Huệ vô cùng coi trọng và chọn là nơi đóng đại bản doanh.
Năm 1801, Nguyễn Phúc Ánh kéo đại quân từ Gia Định ra giành lại Phú
Xuân và đến giữa năm 1802 thì xóa sổ vương triều Tây Sơn trên phạm vi cả nước.
Vấn đề trước mắt đối với họ Nguyễn là việc định đô. Thăng Long truyền thống của
các triều đại Lý, Trần, Lê khi biên cương phía nam Tổ quốc đang từ đèo Ngang
chuyển dịch vào đfeo Cù Mông (Bình Định). Dù có lệch tâm chút ít, Thăng Long
vẫn đủ khả năng với tới đất phên dậu Thuận – Quảng. Từ nửa cuối thế kỷ XVIII với
sự mở mang xứ Đàng Trong của các Chúa Nguyễn, điểm cực nam của đất nước đã
vào đến Châu Đốc – Hà Tiên. Trong điều kiện thông tin và phương tiện đi lại thuở
đó, Thăng Long thật khó quản lý vùng đất mới này. Vả lại miền Trung Đại Việt lúc
đó cũng mới là vùng duyên hải hẹp. Nếu có một cuộc nổi dậy ở đây thì rất dễ chia
cắt vương quốc ra làm hai phần. Phú Xuân vốn là đất căn bản của họ Nguyễn ngót
hai thế kỷ lại gần với các lực lượng hậu thuẫn Nam Bộ và nam Trung Bộ hơn Thăng
Long phân với hai đầu đất nước.

3



Sau một thời gian trăn trở, Nguyễn Phúc Ánh đã quyết định xây dựng Kinh
đô mới trên phủ cũ của cha ông mình: Thủ phủ Phú Xuân.
Định đô, lên ngôi vua, chọn niên hiệu và đặt quốc hiệu là những sự kiện
trọng đại đối với vương triều Nguyễn đã diễn ra trên đất Huế từ đầu thế kỷ XIX.
“Vào tháng 3 năm Gia Long thứ 3 (Giáp Tý – 1804) Hoàng đế đã thân hành
đi xem xét các địa điểm từ làng Kim Long đến làng Thanh Hà để nới rộng và tái
thiết Kinh đô. Ngài hạ lệnh cho quan giám thành Nguyễn Văn Yến đi cắm cọc ở bên
ngoài Kinh đô cũ để xác định giới hạn thủ phủ mới của ngài”. (Võ Liêm, La
Capitale de Thuận Hóa)1.
“Nới rộng” và “bên ngoài”, Thủ phủ Phú Xuân xưa thuộc đất 8 làng của hai
tổng Phú Xuân – An Ninh, huyện Hương Trà: Phú Xuân, Vjan Xuân, Diễn Phái, Thế
Ljai, An Vân, An Hòa, An Mỹ, An Bửu.
Sự điều chỉnh giữa vị trí, địa thế, quy mô, phương hướng vừa nhân nhượng
vừa dung hòa sao cho công năng phù hợp với tư tưởng địa lý. Nhờ vậy, Kinh đô
Huế có quy mô rộng lớn với chu vi trên 9.900m (nếu cộng cả chu vi Trấn Bình Đài
– Mang Cá là 1.1km), vẫn chọn được núi Ngự Bình làm tiền án, Cồn Hến làm “Tả
Thanh Long”, Cồn Dã Viên làm “Hữu Bạch Hổ” và nhất là vừa nhập với sông
Hương vừa giữ được hướng nam – đông – nam (coi như nam vậy).
“Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” là tư tưởng bất di bất dịch của các
vị vua tìm đất định đô. Hoàng đế hướng về phía nam để nghe cho rõ lời/lòng thiên
hạ là điều luôn nhớ.
Khi chọn Huế làm kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng dạng kinh đô có
tính phòng thủ: xây dựng một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ
bắc sông Hương như Kinh Thành cùng với các phòng, bộ nha viện trong kinh thành,
các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ nước sông Hương, sông Hộ Thành và cửa
1 Dẫn theo Mai Khắc Ứng, “Huế - Một thời Kinh đô”, Nxb Thuận Hóa – Huế - 2002, tr. 38.

4



biển Thuận An. Các công trình trên được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống
của Huế, kết hợp với kiểu mẫu bố trí từ Trung Quốc và kỹ thuật quân sự, xây tường
thành theo lối Vauban từ các nước phương Tây đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc
địa lý phong thủy phương Đông. Việc xây dựng này kéo dài suốt từ triều Gia Long
tới triều vua Minh Mạng. Việc xây dựng này kéo dài suốt từ 1802 tới tận 1917 với
một loạt các công trình phục vụ cho công việc triều đình, sinh hoạt, tín ngưỡng giải
trí của vua quan như: Lục Bộ Đường, Nội Các, Thái Y Viện, Đô Sát Viện, Khâm
Thiên Giám, Thái Miếu, Hưng Miếu, điện Phụng Tiên... Ngoài kinh thành còn có
các công trình phục vụ giáo dục như Văn Miếu, Võ Miếu, Quốc Tử Giám, Trường
Thi...; ngoại giao như Thượng Bạc Viện và giải trí như Hổ Quyền. Cũng trong
khoảng thời gian này, Huế đã tự hình thành cho mình một phong cách xây dựng
lăng tẩm riêng theo phong cách triết học có sự chi phối của phong thủy địa lý, kết
hợp phong cách nhà vườn Huế với phong cách cung đình Huế như ở các khu lăng
tẩm tiêu biểu của vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức và Đồng
Khánh. Cũng với sự có mặt của hoàng gia, giai đoạn này hàng loạt các công trình
phủ đệ được xây dựng mà lúc đỉnh cao có đến 85 phủ.

CHƯƠNG II: QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ DƯỚI GÓC ĐỘ KHẢO CỔ
HỌC LỊCH SỬ

5


2.1. Cấu trúc của di tích.
2.1.1. Các di tích ngoài Kinh thành Huế.
Theo tư liệu để lại, bên ngoài Kinh thành Huế có một số công trình kiến trúc
lịch sử, văn hóa phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của triều đình nhà Nguyễn. Đó
là Phu Văn Lâu, tòa Thương Bạc, Trấn Bình Đài (đồn Mang Cá).



Phu Văn Lâu

Nằm phía trước Kỳ Đài, bên đoạn quốc lộ 1A, chạy qua khu Kinh thành Huế
có một tòa lầu hướng mặt về phía nam, đó là lầu Phu Văn. Đây là nơi niêm yết
những chiếu thư của nhà vua hay bảng kết quả các cuộc thi Hội, thi Đình. Chiếu thư
của nhà vua về kết quả của cuộc thi được tuyên cáo ở điện Thái Hòa hoặc Ngọ Môn,
sau đó cung nghinh ra niêm yết tại lầu Phu Văn.
Tòa lầu hai tầng xinh xắn này được xây dựng từ thời vua Gia Long (1819),
thay thế ngôi nhà nhỏ có tên Bảng Đình trước đó, ngoài chức năng cáo yết các chiếu
thư, chỉ dụ của triều đình, Phu Văn lâu còn là địa điểm tổ chức các cuộc vui mừng
thọ của nhà vua. Từ năm 1829, vua Minh Mạng cũng chọn Phu Văn lâu để tổ chức
nhiều cuộc vui, trong đó có cả cuộc đấu voi – cọp (lúc đó chưa xây dựng hổ quyền).
Trước mặt Phu Văn Lâu, sát bờ sông Hương có đình Nghinh Lương, là nơi
nghỉ ngơi, hóng gió, thưởng cảnh của nhiều vị vua triều Nguyễn. Năm 1843 vua
Thiệu Trị cho dựng một nhà bìa bên phía phải lầu Phu Văn để khắc bài thơ Hương
Giang Hiểu Phiếm (buổi sớm bơi thuyền trên sông Hương).
Phu Văn lâu đã bị trận bão năm Thìn (1904) phá sập. Sau đó vua Thành Thái cho
xây dựng lại như cũ.


Tòa Thương Bạc và Lầu Thương Bạc

Tòa Thương Bạc (nhà liên lạc việc buôn bán) được vua Tự Đức cho xây
dựng năm 1875 làm nơi tiếp đón các sứ thần đến làm việc với triều đình, trong đó
có cả đại diện của Pháp. Tòa này nằm ở bên ngoài Kinh Thành Hues, nam cửa
6



Thượng Tứ. Ngày nay tòa Thương Bạc (một hạng mục thuộc tòa Thương Bạc xưa)
dựng sát bờ sông Hương, trước cửa Thượng Tứ.
Lầu Thương Bạc cũng đã từng là bến đò qua lại sông Hương khi chưa có cầu
Trường Tiền.


Trấn Bình Đài

Quân thành này đắp bằng đất thời vua Gia Long (1805) có tên là Thái Bình
Đài; năm 1836 thời vua Minh Mạng được xây ốp bằng gạch và đổi tên là Trấn Bình
Đài. Bên trong đài có hai cái hồ nằm châu đầu lại với nhau thành hình chữ “V”
giống như hai cái mang cá nên từ xưa đã được gọi là thành “Mang Cá”.
Thành Mang Cá có chu vi gần 1km, cao từ 5m đến 5,8m (thấp hơn kinh
thành), tường dày 1,3m, mô thành (parapet) rộng từ 13m (trên đỉnh) đến 14,75m
(dưới chân). Bên trong được chống đỡ thêm bằng bức tường cao 2,78m. Bức tường
này bị xẻ 6 chỗ để làm lối đi dẫn lên những nơi đặt súng trên thượng thành. Thành
Mang Cá chỉ cách Kinh Thành một cái hào và nối với phía bắc Kinh Thành bằng
một đường ngầm xuyên qua tường thành và mô thành. Con đừng ngầm này chạy
băng qua hào bằng một nhịp cầu xây bằng gạch, đá.
Thành Mang Cá có hai cửa, cửa thông với Kinh Thành gọi là Thái Bình Mn;
của thứ hai xẻ bên hông phía nam và thường gọi là “cửa trệt” (vì thấp và không xây
vọng lầu bên trên), cửa này dành cho linh tuần ra vào. Sáu mặt thành bên ngoài đều
có một hào bao bọc. Vì thế, trước cửa trệt có cây cầu đá dẫn ra con đường chạy từ
cầu Thanh Long xuống Bao Vinh.
Thành Mang Cá có nhiệm vụ chến gự cảng Bao Vinh, phòng thủ phía đông 0
bắc Kinh Thành. Đây là vị trí hiểm yếu thường diễn ra các cuộc tấn công của đối
phương từ phía Biển Đông tiến vào.
2.1.2. Bên trong Kinh thành Huế

7



Kinh thành Huế là một di tích nổi bật nhất trong hệ thống kiến trúc cung
đình. Kể từ ngày khởi công đển ngày hoàn tất, ròng rã gần 40 năm, nhà Nguyễn đã
để lại cho chúng ta một tài sản vô cùng quý giá. Nhìn chung, toàn bộ di tích phản
ánh tài năng của nhà kiển trúc, của những nghệ nhân thể kỷ XIX, ghi dấu ấn những
bàn tay lao động nhọc nhằn của nhân dân cả nước. Xét về bố cục, ba vòng thành
quy định ba khu vực có chức năng khác nhau. Hoàng thành giới hạn khu vực sinh
hoạt cấp cao của triều đình, trong đó nổi bật lên là Thái Hòa điện và Cần Chánh
điện, mà Ngọ Môn là hỉnh ảnh tiêu biểu của đế quyền, vì “Thánh nhân nam diện nhi
thính thiên hạ”. Tử cấm thành khoanh lại một vùng thâm nghiêm, nơi diễn ra những
sinh hoạt “đời thường” của hoàng gia với “tam cung lục viện”, chứa đựng không ít
những câu chuyện “thâm cung bí sử”. Kinh thành có công dụng phòng ngự, và khu
vực giữa hai lớp thành này tọa lạc nhiều cơ quan của nhà nước như Lục Bộ đường,
Quốc sử quán, Tàng Thư lâu, Tôn Nhân phủ, các nhà học của các hoàng tử thân
vương các vườn hoa cây cảnh, các cung điện khác... Riêng khu vực Hoàng thành và
Tử cấm thành, các công trình kiến trúc được sắp xếp làm ba tuyến. Tuyến giữa theo
8


trục dũng đạo (hay thần đạo) cung điện đều lợp ngói vàng (hoàng lưu ly), tuyến tả
và hữu thì lợp ngói xanh (thanh lưu ly), trong dó tiền tả và tiền hữu gồm các miếu
thờ tổ tiên nhà Nguyễn như Thái miếu, Thể miếu, Hưng miếu; hậu tả gồm các cơ sỏ
giải trí, văn nghệ như Duyệt Thị đường, Thiệu Phương viên, Dưỡng Tâm điện, Điếu
Ngư đình... còn hậu hữu chính là Tử cấm thành.
Toàn bộ ba vòng thành tọa lạc trên một diện tích hình gần vuông, mỗi cạnh
dài 2.235m theo đường chim bay, chu vi 9.950m, bao phủ một diện tích 520ha, xấp
xỉ 2,20km.
2.1.2.1 Phòng thành


9


Phòng Thành là thành vòng ngoài, được xây dựng dưới thời vua Gia Long và
vua Minh Mạng (từ 1805 đến 1832). Phòng Thành ở Huế xây dựng theo nguyên tắc
địa lý phong thủy của phương Đông, thuyết Âm Dương – Ngũ Hành của Dịch học
và kỹ thuật bố phòng quân sự theo kiểu Vauban, kiểu thành kiên cố rất hiệu quả
trong phòng thủ.
Thành quay mặt hướng nam, chọn núi Ngự Bình làm tiền án; cồn Hến, cồn
Dã Viên trên sông Hương làm thế “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ” chầu vào trước
mặt Kinh Thành.
Thành được đắp bằng đất, hai mặt ngoài và trong có tường gạch làm áo
chống sụt lở. Thành có hình gần vuông, diện tích khoảng 5km 2, chu vi gần 10km.
Thân thành xây gạch phía ngoài, dày trung bình 21m; cao 6,6m 2, bốn mặt trổ 10
cửa vòm, mỗi mặt hai cửa, riêng mặt nam còn thêm hai cửa hai bên Kỳ Đài dành
cho vua và hoàng gia ra vào; bên trên mỗi cửa xây vọng lâu hai tầng, tính từ mặt đất
lên đến đỉnh cao 18m. Ớ mặt bắc, Tây Bắc môn thường được gọi là cửa An Hòa, vì
mở ra chỗ làng và chợ An Hòa, cửa xây năm 1809, vọng lâu xây năm 1831; Chính
Bắc môn thường được gọi là cửa Hậu, cửa xây năm 1809, vọng lâu xây năm 1832,
bên ngoài có chiếc cầu đá bắc qua hào xây năm 1824. Ớ mặt tây, cửa Chính Tây xây
năm 1809, vọng lâu xây năm 1829; Tây Nam môn thường gọi là cửa Hữu, cửa xây
năm 1809, vọng lâu xây năm 1829. Ở mặt dông, Đông Bắc môn thường được gọi là
cửa Trài hay cửa Kẻ Trài (Leopold Cadière giải thích trài là “mái lợp ngói không
vữa”), cửa xây năm 1809, vọng lâu xây năm 1824; Chính Đông môn thưòng được
gọi là cửa Đông Hoa theo tên phưòng bên ngoài, sau vì kiêng húy nên đổi làm Đông
Ba, cửa xây năm 1809, vọng lâu xây năm 1824. Ớ mặt nam, cửa Chính Nam thường
gọi là cửa Nhà Đồ (tên của cơ quan đặt ở đấy), cửa xây năm 1809, vọng lâu xây
năm 1829; Quảng Đức môn, thường gọi là cửa Sập (vì bị lũ lụt đổ nát, nay đã được
2 Trung tâm công nghệ thông tin du lịch, “Di sản thế giới ở Việt Nam”, tr. 58 – 60.


10


trùng tu), cửa xây năm 1809, vọng lâu xây năm 1829; Thể Nhân môn, thưòng gọi là
cửa Ngăn (vì dành riêng cho vua ra vào, xây tường ngăn không cho nhân dân qua lại
bên ngoài), trước tên là Thể Nguyên, cửa xây năm 1809, vọng lâu xây năm 1829;
Đông Nam môn, thường gọi là cửa Thượng Tứ (vì sở Thượng Tứ đóng ngay bên
ngoài), cửa xây năm 1809, vọng lâu xây năm 1829. Ngoài ra còn có hai cửa lưu
thông thủy lộ ở hai đầu sông Ngự Hà là Tây Thành Thủy Quan và Đông Thành
Thủy Quan3.
Bao quanh thành và các cách chân thành phía ngoài là vạt đất trống rộng
khoảng 10m, gọi là phòng lộ, có tác dụng giữ chắc móng thành và đề phòng khi sự
cố thành bị sụp thì đất đá được giữ ở đây mà không chặn lấp mất hào thành.
Tiếp đến là hào thành, hào thành bao xung quanh thành rộng trung bình 50m,
sâu khoảng 4m, được kè đá ở cả hai bờ, có tác dụng cản bước tiến của địch khi tấn
công thành và trồng sen cho đẹp cảnh quan.
Tiếp đến là thành gai, một vạt đất trống để tiện quan sát địch và đường kính
đi tuần. Chiều rộng của thành gai không đều, thời vua Tự Đức chiều rộng của thành
gai ở mặt trước là 168m, ba mặt kia từ 100m đến 108m. Tiếp đến là sông hộ thành,
dài khoảng 11km, khá sâu và rộng, cũng là tuyến thủy ngăn bước tiến công của địch
và là đường giao thông thủy.4 Địa bàn xã Phú Xuân vốn “rộng bằng như bàn tay”,
hơi thấp, nên lũ mùa mưa chóng ngập chậm rút; đồng thời, nhu cầu nước dùng hàng
ngày cũng cấp thiết và không chỉ trông cậy cả vào giếng đào. Nguyên xưa, phía
thượng lưu có hai con sông con tách ra từ sông Hương: Bạch Yến (chia nước
khoảng giữa hai làng Xước Dũ, Long Hồ, chảy đến làng An Vân thì hết, gọi là sông
Cùng), Kim Long (chia nước khoảng phía đông chợ Kim Long, đổ vào lại sông
Hương tại Bao Vinh). Năm 1805, bức tường thành đã chắn ngang chúng, nhưng thu

3 Lê Nguyễn Lưu, “Văn hóa Huế xưa , Tập III, Đời sống văn hóa cung đình”, Nxb Thuận Hóa, 2006, tr. 195.
4 Trung tâm công nghệ thông tin du lịch, “Di sản thế giới ở Việt Nam”, tr. 60.


11


hút nước cho Tây Hộ Thành hà5. Dần dà, sông Kim Long cạn kiệt và bồi lấp, những
đoạn bên trong thành được uốn nắn, đào thêm, dần dần trở thành sông Ngự Hà.
Sông Bạch Yên vẫn còn phần ngoài từ Xước Dũ đến Tây Hộ Thành hà. Các ao hồ
khác rải rác khắp nơi, hỗ trợ cho việc tiêu thông thoát nước...
Sông Ngự Hà hoàn tất sau hai đợt đào vào thời Gia Long và thời Minh Mạng,
hiện còn hai tẩm bia khắc hai bài văn do chính vua Minh Mạng viết, đều đề ngày
mồng 1 tháng Mười năm Minh Mạng thứ 17 (9 - 1 1 - 1936). Bài thứ nhất nhan đề
là Ngự chế Ngự Hà bi kí, đoạn đầu viết (dịch): “Sông này, nguyên trước là một
nhánh của sông Hương. Đức Hoàng khảo Cao hoàng đế ta (Gia Long) khắc phục
Thần kinh; sau đó lúc xây dựng Kinh thành, tùy theo cái thế của nó mà làm Hoàng
thành. Nó chảy qua Vũ khố, uốn về Bắc, sang Đông, quay về Nam, rồi lại hướng về
Đông ra khỏi Kinh thành, thông với sông Hộ Thành”. Bài thư hai nhan đề là Khánh
Ninh kiều bi kí, đoạn đầu cũng viết (dịch): “Khoảng năm Gia Long, đào Ngự Hà
bắt đầu từ Vũ khố vê phía Đông ra khỏi Kinh thành, thông với sông Hộ Thành,
nhưng phía trên không thông. Cứ nghĩ rằng sông ấy, công tư đi lại có lợi cho người
ta rất lớn, nếu trên dòng không thông thì đi vê phía Tây không thuận tiện, vả lại,
nước không nối tiếp với đầu nguồn thỉ ngưng tụ nhơ bẩn, không thể cung cấp cho
quân đội, nhân dân dùng ăn uống. Vào tháng Sáu năm Ất Dậu, Minh Mạng thứ 6
(1825), từ chỗ tắc của Ngự Hà về phía Tây, đào một đường ra khỏi Kinh thành, nối
với sông Hộ Thành. Từ đó, thuyền bè lưu thông, và người ngựa các đường phố lớn
cũng cậy nhờ được”.
Trên mặt thành xây pháo đài tức dàn đặt súng đại bác, phân bố mỗi mặt năm
cái, kể cả bốn giác bảo bốn góc, tổng cộng 24 cái, kích thước khác nhau và đều
được đặt tên:

5 Dẫn theo Lê Nguyễn Lưu, Sđd, tr. 197.


12


1. Mặt Nam có Nam Minh (hay Nam Ninh), Nam Hưng, Nam Thắng, Nam Chánh,

Nam Xương, Nam Hanh.
2. Mặt bắc có Bắc Củng, Bắc Hòa, Bắc Thanh, Bắc Trung, Bắc Thuận, Bắc Điện.
3. Mặt đông có Đông Thái, Đông Trường, Đông Hòa, Đông Phụ, Đông Vĩnh, Đông
Bình.
4. Mặt tây có Tây Thành, Tây Tuy, Tây Tĩnh, Tây Dực, Tây An, Tây Trinh.6
Những pháo đài, giác bảo, pháo nhãn, đồn canh, tường bắn,… này được xây
dựng nhằm để canh gác, phòng thủ và ứng phó. Kèm với các pháo đài là 455 nhà
chứa súng và hai kho thuốc súng (dược khố) được đặt ở phía bắc vọng lâu Chính
Đông môn và bắc Tây Thành Thủy Quan. Như vậy, các pháo đài kết hợp với sông
hào làm cho kinh thành mang tính chất quân sự; tuy thế, nó vẫn không giúp triều
đình Huế chóng lại được sức tấn công của thực dân Pháp năm 18857.
Trong Phòng Thành xây dựng nhiều công trình phục vụ hoạt động của triều
đình, hoàng tộc. Trong đó còn có hai vòng thành. Một vòng thành có tên là Hoàng
Thành, nơi đặt các cơ quan cao nhất của triều đình nhà Nguyễn; vòng thành trong
cùng nhỏ nhất, gọi là Tử Cấm Thành, nơi làm việc sinh hoạt riêng của vua và gia
đình.
Các công trình, hạng mục công trình thuộc quần thể kiến trúc cung đình triều
Nguyễn nằm trong Phòng Thành (nhưng ở ngoài Hoàng Thành) là: Kỳ Đài (cột cờ),
cửu vị Thần Công (9 khẩu súng thần), Tam Pháp ty (nơi nhận đơn khiếu nại, xét
minh oan), Quốc Tử Giám (trường đại học tại Huế), thắng cảnh hồ Tịnh Tâm, đàn
Xã Tắc (nơi nhà vua tế Thổ Thần và Cốc Thần), đình làng Phú Xuân, Ngục Thất
(nhà tù), Bảo tàng Cổ vật Huế. Trong số đó có một số công trình hiện không còn
dấu vết như: Ngục Thất, đàn Xã Tắc và Tam Pháp ty.
Kỳ đài

6 Mai Khắc Ứng, “Huế - Một thời Kinh đô”, sđd, tr. 40.
7 Lê Nguyễn Lưu, Sđd, tr. 196.

13


Kỳ đài được xây dựng năm 1807, nằm ở chính giữa mặt trước Kinh Thành,
gồm hai phần: đài cờ và cột cờ. Đài cờ xây bằng gạch, gồm 3 tầng bởi 3 khối chóp
tứ giác cụt xếp chồng lên nhau với tổng chiều cao là 17,5m. Trên mặt đài ngày trước
có đến hai điểm canh và 4 pháo xưởng để bố trí 4 khẩu đại bác.
Cột cờ được dựng ở chính giữa trên mặt tầng cao nhất. Ngày đầu cột cờ được
làm bằng gỗ nên phải thay hai lần vào năm 1931 và năm 1846. Năm 1904, cột gỗ lại
bị bão bẻ gãy phải thay bằng ống gàn. Đến năm 1948 cột này được đúc bằng bê
tông cốt thép với chiều cao 37m như hiện nay.
Như vậy, tổng chiều cao từ mặt đất lên đến đỉnh cột cờ là 54,5m.
Cửu vị Thần Công
Phía trong Kinh Thành Huế, trước hai bên của Ngọ Môn, gần cửa Ngăn và
cửa Sập, có hai ngôi nhà, trong đó đặt 9 khẩu súng đúc bằng đồng – đó là Cửu vị
Thần công. Một bên đặt 4 khẩu có tên “Tứ thời”: Xuân, Hạ, Thu, Đông và bên kia 5
khẩu đặt tên “ngũ hành”: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.
Sau khi đánh bại nghĩa quân Tây Sơn, tháng 2 năm 1803 vua Gia Long cho
thu gom những vật dụng, vũ khí bằng đồng của nhà Tây Sơn đúc thành 9 khẩu súng
để làm “chứng tích muôn đời”. Tháng giêng năm 1804 công việc đúc hoàn thành.
Trên các khẩu súng đều được khắc dòng chữ “Thần oai vô địch thượng tướng công
cửu vị”. Mỗi khẩu dài 5,1m’ đường kính nòng 225mm; chiều dài giá súng 2,75m;
chiều cao giá súng 0,73m; trọng lượng trung bình mỗi giá 900kg. Trọng lượng các
khẩu như sau:
Bốn khẩu “Tứ thời”:
- Xuân, trọng lượng 17.700 cân (tương đương 11.006 kg);
- Hạ, trọng lượng 17.200 cân (tương đương 10.695 kg);

- Thu, trọng lượng 18.400 cân (tương đương 11.441 kg);

14


- Đông, trọng lượng 17.800 cân (tương đương 11.068 kg).
Năm khẩu “Ngũ hành”
- Kim, trọng lượng 17.600 cân (tương đương 10.943 kg);
- Mộc, trọng lượng 17.000 cân (trương đương 10.571 kg);
- Thủy, trọng lượng 17.200 cân (tương đương 10.695 kg);
- Hỏa, trọng lượng 17.200 cân (tương đương 10.695 kg)
- Thổ, trọng lượng 18.800 cân (tương đương 11.689 kg).
Trên thân súng còn chạm khắc nhiều hoa văn, danh hiệu, vị thứ, trọng lượng,
cách dùng súng, bài ký về cuộc chiến với Tây Sơn và việc thu đồng đúc súng.
Chín khẩu súng này chưa hề dùng trong trận mạc, mà là những khẩu “súng
thiêng” bảo vệ kinh thành.
Khi mới đúc xong, Cửu vị Thần công được đặt dưới chân Hoàng Thành trước
cửa Ngọ Môn. Đến đời Khải Định mới dời ra vị trí như ta thấy hiện nay.
Hồ Tịnh Tâm
Hồ Tịnh Tâm là một thắng cảnh nổi tiếng trong Kinh Thành Huế, nằm bên
trái đường Đinh Tiên Hoàng, thuộc phường Thuận Lộc và Thuận Thành.
Nguyên xưa có một nhánh sông Hương tách ra từ chợ Kim Long chảy xuyên
qua Kinh Thành Huế. Thời vua Gia Long cho đắp chặn khúc sông này rồi mở rộng
thành một cái hồ hình chữ nhật mang tên Ký Tế.
Trong hồ có hai gò đất trên đó dựng nhà kho chứa thuốc súng. Đến năm
Minh Mạng thứ 19 (1839) vua đổi tên hồ này là Tịnh Tâm. Xung quanh hồ xây bó
gạch chu vi khoảng hơn 1km; bốn hướng có 4 lối ra vào: Hạ Xuân, Xuân Quang,
Thu Nguyệt, Đông Hy. Trong hồ có đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Dinh Châu.

15



Đảo Bồng Lai có vị trí quan trọng nhất ở hồ Tịnh Tâm, vì trên đó có nhiều kiến trúc
tuyệt mỹ như điện Bồng Doanh, ba gian hai chái, lớp ngói hoàng lưu ly, tòa điện
này chỉ dành cho nhà vua. Quanh hồ trồng liễu rủ, trong hồ thả sen, về mùa hè hoa
sen nở “như gấm dệt”, hương sen tỏa xa hàng dặm.
Hồ Tịnh Tâm là một thắng cảnh đẹp, niềm tự hào của các vua triều Nguyễn.
Vua Minh Mạng đã sáng tác 10 bài thơ vịnh 10 cảnh trong hồ. Vua Thiệu Trị coi
Tịnh Tâm là một trong 20 thắng cảnh ở Huế, bài thơ “Tịnh Hồ Hạ Hứng” của ông
viết về hồ Tịnh Tâm đã được chạm vào bảng đồng.
Quốc Tử Giám
Quốc Tử Giám là trường đại học duy nhất của Việt Nam đặt tại kinh đô Huế
thời nhà Nguyễn. Trường được thành lập năm 1821 dưới thời vua Minh Mạng. Bna
đầu trường đặt tại làng An Ninh Thượng, phía tây Kinh Thành. Năm 1908, triều
đình cho dời trường về trong Đại Nội. Tấm bia đặt trước trường Quốc Tử Giám hiện
nay còn lưu một bài thơ của vua Thiệu Trị và 14 bài khác của vua Tự Đức. Bia khắc
năm 1854 được dời từ cơ sở cũ là làng An Ninh về.
Quốc Tử Giám nằm trên diện tích đất có mỗi bề khoảng 200m, chia thành hai
khu nằm hai bên đường Lê Trực (hiện nay). Khu vực chính ở trước có Di Luân
đường, khu vực phụ ở sau có Tân Thơ viện (thư viện). Di Luân đường là tòa nhà cổ
kính, kiến trúc kiểu “trùng thiềm điệp ốc” 8. Tấm hoành mang tên “Di Luân Đường”
có hai niên hiệu: Minh Mạng 1829 (năm tạo lập) và Duy Tân 1908 (năm dời về chỗ
mới). Hầu hết các chi tiết gỗ của tòa nhà đều chạm trổ cầu kỳ, trang trí tranh cổ kèm
theo thơ theo kiểu “nhất thi nhì họa”9.
Tại đây có phòng học, cư xá, nhà cho quan Tế Tửu (hiệu trưởng), nhà cho
quan Tư Nghiệp (Phó hiệu trưởng), nhà dành cho giáo quan (thầy dạy) và nhân viên
ăn ở. Hầu hết các công trình này vẫn còn. Học viên ở đây gồm , tôn sinh (con cháu
8 Mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhau – nhà kép.
9Mỗi bức tranh một bài thơ.


16


nhà vua); ấm sinh (con các quan); học sinh, công sinh (con dân bách tính học giỏi).
Thời gian học kéo dài cả năm chỉ nghỉ vài tuần lễ vào dịp tết, về sau thêm nghỉ ngày
lễ. Nội dung chương trình học là Tứ Thư (bốn bộ sách là kinh điển của Nho giáo:
Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử); Ngũ Kinh (năm bộ sách là kinh điển
của nho giáo: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu); Bắc Sử
(chủ yếu là bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên); Nma Sử (chủ yếu là Đại Việt sử ký toàn
thư); thơ văn là thơ Đường, Tống; các học thuyết bách gia chư tử…; Bộ luật Gia
Long; tập làm thơ, phú, ssooid, chiếu, biểu, văn sách…
Những người học trò lười biếng bị xử phạt: giảm học bổng, đánh bằng roi,
đuổi khỏi trường. Những người chăm học thì được khen thưởng. Không có các kỳ
thi tấn ích, thi lên lớp, chỉ có những kỳ thi để xét học bổng. Học bổng gồm có tiền,
gạo, dầu thắp sáng, lễ phục. Từ khi có chế độ nội trú thì bỏ lệ phát gạo.
Đình Phú Xuân
Đình làng Phú Xuân là công trình văn hóa cổ thuộc địa phận phường Tây
Lộc ngày nay. Thời kỳ vua Gia Long xây dựng Kinh Thành Huế đã trưng dụng hầu
hết diện tích đất làng Phú Xuân. Đình làng Phú Xuân cũng nằm trong diện tích xây
dựng Kinh Thành. Người dân thì phải lưu tán khắp nơi. Vua Gia Long có chủ
trương ân giảm bớt những tổn thất cho dân làng Phú Xuân, nên cho phép họ định cư
ở đâu thì được đặt tên Phú Xuân ở đó, thứ nữa là cho giữ nguyên ngôi đình Phú
Xuân ở trong thành và triều đình chu cấp tiền cho dân Phú Xuân ở các nơi khi về
cúng tế vào ngày 10/6 âm lịch.
Từ đó địa danh Phú Xuân xuất hiện tại nhiều địa phương ở Thừa Thiên,
Quảng Trị, Quảng Bình. Tại Huế cũng có nhiều làng mang tên Phú Xuân (ở chợ
Cống, Cồn Hến, Kẻ Vạn).

17



Tại khu vực đình này, còn một số di tích thuộc làng Phú Xuân cũ: phía đông
bắc đình có miếu Hội Đồng, Hồ Vuông của ông tiên chỉ Nguyễn Thanh, phía tây có
am Âm Hồn.
Gian chính giữa đình còn treo tấm bảng “Dự Quốc Đồng Hưu”. Đình Phú
Xuân là một di tích cổ hiếm hoi còn tồn tại trong Kinh Thành Huế.
Bảo tàng Cổ vật Huế
Bảo tàng cổ vật Huế nằm trong khu Kinh Thành Huế, trên diện tích đất
6.330m2, trong đó có một tòa nhà chính ở giữa (diện tích gần 2.000m 2) và một số
nhà kho. Đây là nơi trưng bày các bộ sưu tập bằng các chất liệu đất nung, đồng,
sành sứ, đá, pháp lam10, tre gỗ, bạc vàng, vải da,… là những áo mũ, đồ ngự dụng
hàng ngày của các đời vua quan, hoàng gia, triều đình, những tác phẩm nghệ thuật
trang trí trong các cung điện thời Nguyễn. Tại đây còn lưu giữ hàng chục hiện vật
quý vè văn hóa Chàm.
Tòa điện dùng làm Bảo tàng là tòa nhà bảy gian, hai chái, kiểu trùng thềm
điệp ốc, nguyên là điện Long An trong cung Bảo Định do vua Thiệu Trị xây dựng
năm 1845 để làm chỗ nghỉ ngơi. Điện Long An là một công trình kiến trúc nghệ
thuật vào hàng đẹp nhất ở Huế, với 128 cột, trang trí nội ngoại thất rất phong phú,
giàu tính nghệ thuật, trang nhã. Trên một số chi tiết gỗ ở đây được khắc chạm hàng
chục bài văn, bài thơ, bài châm trong đó nổi bật là hai bài thơ của vua Thiệu Trị,
mỗi bài 56 từ làm theo thể hồi văn kiêm liên hoàn, sắp xếp theo hình bát quái, đọc

10 Đồ đồng tráng men

18


thành 64 bài thơ thất ngôn, ngũ ngôn khác nhau. Năm 1885, quân Pháp chiếm cung
Bảo Định làm sở chỉ huy, điện Long An bị triệt hạ, vật hạng xếp vào kho cho đến
năm 1909, đời Duy Tân chuyển ra chỗ hiện nay (số 3 đương Lê Trực) dựng lại làm

Tân Thơ Viện và trụ sở của Hội Đô Thành Hiếu Cổ. Đến năm 1923, đời vua Khải
Định, dùng làm Bảo tàng Viện Khải Định, nay là Bảo tàng Cổ Vật Huế.
Đàn Xã Tắc
Tháng Ba năm Bính Dần (1806), vua Gia Long cho xây dựng đàn xã Tắc bên
trong Kinh thành, bên phải Hoàng thành, (hiện nay đàn nằm trên đất phường Thuận
Hòa), và giao cho Chưởng Hậu quân Phạm Văn Nhân trông coi. Đây là nơi tế thần
đất (xã) và thần lúa (tắc)11 xem như biểu tượng của quốc gia. Dựa vào Khâm định
Đại Nam hội diên sự lệ và Đại Nam nhất thống chí12 nhà sử học Phan Thuận An mô
tả:
“Diện mạo đại khái như sau: nằm lộ thiên và quay mặt về hướng bắc, đàn
gồm hai tầng hình vuông. Tầng trên cao 1,60m mỗi cạnh dài 28m. Mặt nền được tô
5 màu. Ở giữa màu vàng, phía đông màu xanh, phía tây màu trắng, nam màu đỏ, bắc
màu đen. Trên nền thiết trí 32 bệ đá đễ cắm làn. Giữa bốn mặt đều xây bậc thềm
bằng đá để lên xuống. Thềm phía bắc có 11 cấp, thềm ở ba phía kia đều 7 cấp. Tầng
dưới cao l,20m, mỗi cạnh dài 70m. Mặt nền phía trước được lát gạch, hai bên có hai
bệ đá để cắm tàn. Giữa bốn mặt đều xây bậc thềm bằng đá, mỗi thềm 5 cấp. Ở bốn
mặt của hai tầng đểu xây lan can bằng gạch, cao 1m có bổ trụ ở các góc và ở từng
đoạn. Lan can tầng trên quét vôi màu vàng, lan can tầng dưới quét vôi màu đỏ. Xa
11 Cũng là Thần Nông. Tắc tức Hậu Tắc, vốn tên Khí. Theo sư ký’’ ^ Khương Nguyên, vợ của Đế cóc (hay Đế
Hiêu) ra chói ngoài đồng, thây vet chân ngưòi to lđn, lòng cảm thấy vui vui bèn dẫm chân minh vào ưóm Khi
về, bà tự nhiên bồn chồn, rồi có thai sinh ra một đứa con trai. Cho la điềm không lành, bà bèn đem vất ra
ngõ hẻm trâu ngựa đi qua không xeo lên, lại đem vất trên váng lạnh, chim đến xòe cánh ấp ủ. Khương
Nguyên cho là thần, mói đem về nhà nuôi, đặt cho tên Khí ("khí" là vất bỏ). Thủa be, Khi thích chơi trò trồng
cây, cây trồng bao giờ cũng rất tốt. Khi trưởng thành, khi thích cày bừa làm ruộng, mùa nào trồng thức ấy
các thứ ngũ cốc đêu xanh tươi. Dân chúng học làm theo. Vua Nghiêu biết tiếng, sai đón về cho giư chức hậu
tắc, dạy dân nghề nông trồng lúa tắc nên gọi tên là Tắc. Ong co công, được vua phong cho đất Cơ, con cháu
lấy họ Cơ, đòi đời giữ chưc ay. Ong chính là thủy tổ của nhà Chu vậy.
12 Vì ngày nay, trên thực địa không còn dấu vét gì.

19



xa bên ngoài là vòng tường thành hình chữ nhật xây bằng đá cạnh hường bắc - nam
dài 162m, cạnh hướng dông - tây dài 202m. Tường cao gần l,20m, dày 0,75m. Bên
trong vòng tường này người ta trồng các loại cây mù u, thông và xoài. Ở mặt bắc,
vòng tường trổ ra ba cửa phường môn xây bằng gạch. Ở giữa mỗi mặt tường kia chỉ
trổ và xây một cửa. Ngoài cả bốn mặt của vòng tường đều có con đường rộng 12m.
Ở mặt nam, bên ngoài con đường, còn xây một bức bình phong dài 10m, cao 3,70m,
dày 0,85m. Ở mặt bắc, bên kia con đường có hồ vuông, mỗi cạnh 57m. Hồ dược kè
bằng đá, trên bờ xây lan can bằng gạch”13.
Toàn bộ miêu tả trên đây chỉ là sách vở, nay đã biến thành khu nhà ở tập thể,
còn nguyên vẹn duy nhất là tấm bia bằng đá thanh giữa vạt đất trống, cao l,29m,
rộng 0,74m, dày 0,29m khắc ba đại tự “Xã Tắc đàn”, và tàn tích cái hồ, bức bình
phong. Xưa, hàng năm, lễ tế đàn Xã Tắc (và cả đàn Tiên Nông ở phường Hậu Sinh
và Yên Trạch xưa, ngày nay trên địa bàn phường Tây Lộc, gần cung Khánh Ninh và
cung Bảo Định, được dựng vào năm Minh Mạng thứ 9 - 1828, lễ tế vào ngày tổ
chức cày Tịch điền) được cử hành long trọng vào tháng Hai và tháng Tám âm lịch,
cùng với lễ cày Tịch điền tiêu biểu tinh thần trọng nông trong truyền thống của dân
tộc ta. Bây giờ chúng ta còn nhớ câu ca dao:
Văn Thánh trồng thông
Võ thành trồng Bàng
Ngó qua Xã Tắc hai hàng mù u.

13 Nhiều tác giả, “Lược truyện các tác gia Việt Nam”, Nxb Văn học, HN, 1995, tr. 45 – 46.

20


2.1.2.2. Hoàng Thành (Đại Nội)


Hoàng Thành là vòng thành nhỏ thứ hai trong Phòng Thành. Quần thể các
công trình kiến trúc trong Hoàng Thành được bức tường thành kiên cố hình chữ
nhật bao quanh, hai mặt trước và sau dài 622m, hai mặt bên dài 604m. Trong Hoàng
Thành (thời vua Minh Mạng theo nguyên tắc “tả nam hữu nữ; tả văn hữu võ; tả
trước hữu sau”, “chính ở giữa, phụ hai bên”. Độ cao các công trình được quy định
nghiêm ngặt. Theo công năng, có thể chia các công trình trong Hoàng Thành theo
một số khu chính, mỗi khu đều có tường bao.
Khu vực phòng thủ là hệ thống tường, hào bao quanh Hoàng Thành. Tường
Thành cao trên 4m, dày chừng 1m, mũ tường thành có tiết diện hình thang cân. Một

21


vạt đất (phòng lộ) rộng hơn 10m ở phía ngoài tường thành rồi đến hào nước bao
quanh. Thành có 4 cửa ra vào: cửa chính phía Nam là Ngọ Môn, nơi dành cho vua
qua lại và đón tiếp quốc khách, cửa Hiển Nhơn bên tả (phía đông), chửa Chương
Đức bên hữu (phía tây, dành cho phái nữ) và Hòa Bình ở phía sau (hước bắc). Ứng
với mỗi cửa có một cây cầu gọi là Kim Thủy kiều bắc qua hào nước.
Các di tích nằm trong Hoàng Thành được chia thành nhiều khu, mỗi khu gồm
có các công trình:
Khu đại lễ: Ngọ Môn, điện Thái Hòa và sân Đại Triều.
Khu thờ cúng: các miếu Triệu, Thái, Hưng, Thế và điện Phụng Tiên.
Khu dành riêng cho Hoàng Thái hậu (mẹ vua), Thái hoàng Thái hậu (bà
nội của vua): cung Diên Thọ, cung Trường Sinh.
Khu dành riêng cho nhà vua và gia đình: Tử Cấm Thành.
Trong các nhóm kiến trúc kể trên đã bị cháy, đổ nát nát rất nhiều công trình.
Hiện nay còn lại một số công trình hoặc là công trình đã được trùng tu, phục chế.
Ngọ Môn
Ngọ Môn là cửa chính phía nam Hoàng Thành, trước điện Thái Hòa, nhìn ra
Kỳ Đài. Ngọ Môn là công trình kiến trúc đẹp vào bậc nhất ở Kinh Thành Huế, được

những người thợ kiến trúc, xây dựng vận dụng triệt để thuyết âm dương, ngũ hành
và kinh dịch phương Đông.
Công trình này là một tòa lâu đài đồ sộ hình chữ U gồm có 2 phần: phần nền
đài ở dưới được xây vững chắc bằng gạch và đá Thanh (đá ở Thanh Hóa), đá Quảng
(đá ở Quảng Nam, Quảng Ngãi), phần trên là lầu bằng gỗ và ngói có công năng như
một lễ đài.
Phần nền đài có đáy dài 57,77m và cánh 27,06m, cao khoảng 5m. Mặt sau
xây 2 cầu thang lộ thiên ở hai đầu; có 5 lối đi xuyên qua đài (tượng trưng cho ngũ

22


hành). Của chính giữa là Ngọ Môn, nền lát đá Thanh, cửa sơn màu vàng dành cho
vua đi; hai bên có Tả Giáp Môn, Hữu Giáp Môn dành cho quan văn, quan võ; hai
cánh chữ U là hai cửa Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn (còn gọi là cửa quanh) hình
chữ “L”, dành cho quân lính trong các đoàn ngự đạo ra vào Hoàng Thành.
Phần trên là lầu Ngũ Phụng (ở giữa) và hai dãy Tả Dực lâu và Hữu Dực lâu ở
hai bên, đều 2 tầng. Từ trên cao nhìn xuống có 9 nóc lầu (con số cửu trù trong kinh
thư) giáp mái lại với nhau thành một dãy ngang 5 mái, hai dãy dọc mỗi dãy hai mái,
giống hình 5 con chim phượng xòe cách châu đầu lại với nhau. Chung quanh lầu là
hành lang có mái che. Lầu Ngũ Phụng có 100 cây cột, đối xứng nhau qua đường
dũng đạo (100 cũng là số tổng của hà đồ và lạc thư. Hà đồ là tổng các số từ 1 đến
10 bằng 55; lạc thư là tổng các số từ 1 đến 9 bằng 45. Ý nghĩa của số 100 là âm
dương cân bằng).
Mai lầu ở giữa lớp ngói hoàng lưu ly (màu vàng dành cho vua) các lầu khác
đều lớp ngói thanh lưu ly. Ngói ở đây lợp theo kiểu âm dương. Dọc theo bờ nóc
trang trí hình đắp hồi ong, lá lật, dơi ngậm kim tiền; trong những ô hộc ở dọc bờ nóc
trang trí nhiều bức tranh mai, lan, cúc, trúc bằng sành sứ, màu sắc tươi tắn, hài hòa,
chịu được thử thách của mưa gió và thời gian.
Tầng lầu dưới để trống, trừ gian giữa có vách đố và cửa kính. Đó là nơi vua

ngự tọa vào những dịp lễ quan trọng. Phía sau chỗ vua ngự đặt trống và chuông to.
Khi có có nghi lễ thì đánh chuông, gióng trống (hàng ngày trống này cũng được sử
dụng vào giờ mở và đóng cửa Kinh Thành).
Tầng lầu trên có vách bằng ván gỗ, là nơi dành riêng cho Hoàng Thái hậu,
các bà phi trong cung cấm. Tại đây, các bà có thể nhìn ra ngoiaf qua mấy cửa sổ
hình tròn, hình quạt hay hình cái khánh… các cửa này đều có rèm che, người phía
ngoài không thể nhìn thấy bên trong.
Hai chữ “Ngọ Môn” gắn trên ngách cửa chính ngày xưa được bọc bằng vàng
thật. Các bộ phận vách, cột, kèo, cửa, lan can đều sơn son thếp vàng rực rỡ. Trải qua
23


hai cuộc chiến tranh, Ngọ Môn bị hư hại nhiều và do đó cũng đã nhiều lần được tu
sửa.
Ngoài công năng ra vào Hoàng Thành, Ngọ Môn còn là nơi nhà vua dự các
buổi khánh tiết để thần dân chiêm bái, khánh hạ, tổ chức các lễ truyền lô (xướng
danh những người đỗ thi Hội, thi Đình); lễ ban sóc (ban lịch năm mới)…
Hồ Thái Dịch và cầu Trung Đạo
Từ Ngọ Môn tiến vào sân Đại Triều Nghi, đường thẳng chính giữa qua hồ
Thái Dịch còn gọi là cầu Trung Đạo. Hồ Thái Dịch nằm hai bên cầu, cầu có lan can
chắn đỡ.
Hồ Thái Dịch đào năm 1833 (thời vua Minh Mạng). Trong hồ Thái Dịch thả
hoa súng, hoa sen. Xung quanh hồ trồng những cây đại, nay đã thành cổ thụ, trầm
tĩnh soi mình bên mặt nước, tỏa hương thơm ngát quanh năm.
Cầu Trung Đạo nối Ngọ Môn với sân Đại Triều Nghi. Hai đầu cầu Trung
Đjao dựng hai Phường Môn bằng đồng, đúc nổi rồng năm móng (long vân rồng trụ),
đường nét sắc sảo, tinh tế. Hia trụ bên đối xứng nhau tạo nên sự sinh động, hấp dẫn.
Trên một Phường Môn có gắn 4 chữ lớn nổi “Trung hòa vị dục” (trung là gốc thiên
hạ, hòa là đạt đạo của thiên hạ, khi đặt “trung hòa” thì trời đất yên ổn, vạn vật sinh
sôi. Câu này phù hợp với ý nghĩa của chữ “thái hòa” ở quẻ Càn trong Kinh dịch).

Sau khi qua cầu Trung Đạo và thưởng ngoạn vẻ đẹp của hồ, du khách bước
vào thăm các công trình kiến trúc khác của Hoàng Thành cổ kính.
Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi
Điện Thái Hòa nằm trên đường xuyên tâm Hoàng Thành và nhìn thẳng ra
Ngọ Môn, được xây dựng năm 1805 đời vua Gia Long, năm 1806 vua Gia Long
chính thức tổ chức lễ đăng quang tại đây.

24


Năm 1833, vua Minh Mạng xây dựng lại điện Thái Hòa ở vị trí hiện nay trên
nền cao 2,35m so với mặt đất; toàn điện dài 44m, rộng 30,5m; chính tịch (nhà sau) 5
gian, 2 chái; tiền tịch (nhà trước) 7 gian, 2 chái. Kết cấu điện Thái Hòa theo kiểu
“trùng thềm điệp ốc”. Nhà trước và nhà sau cùng chung mặt nền, cột sơn son vẽ
rồng vàng. Trên bờ nóc trang trí bằng các mảnh sứ nhiều màu. Mái lợp ngói hoàng
lưu ly. Gian chính giữa có treo một bức hoành “Thái Hòa Điện”, phía trong là ngai
vàng đặt trên bệ ba cấp. Từ trên hoành rủ xuống một cái bửu tán thiếp vàng, thêu
hình viên long. Trên cao mỗi căn có treo đèn thủy tinh hoặc lồng đèn trang trí thơ
văn và hình ảnh cách điệu theo lối “nhất thi nhất họa”. Năm 1839 vua Minh Mạng
cho sơn son thiếp vàng bộ tuồng gỗ làm tăng thêm phần huy hoàng cho ngôi điện
lịch sử này. Năm 1899 vua Thành Thái cho lát gạch hoa theo kiểu Tây phương. Năm
1923, vua Khải Định cho lắp hai lớp cửa kính ở phía trước và phía sau (ban đầu
điện Thái Hòa để trống, chỉ có những bức sáo che). Trong điện đặt một số ché và đồ
gốm cổ. Trước sân đặt một hàng đôn bằng đá chạm, trên mỗi đôn có một cái thống
lớn trồng cây cảnh quí. Những người thợ xây dựng điện Thái Hòa đã tạo được hai
chi tiết đặc biệt: mùa hè vào điện sẽ mát, mùa đông ở trong điện ấm hơn; ngồi trên
ngai vàng ở gian trung tâm vua có thể nghe rõ quần thần trình tấu, vua nói trong
điện các quan ngồi ở các vị trí có thể nghe rõ.
Các nghệ nhân xây dựng điện Thái Hòa đã sử dụng tài tình khái niệm “hào”
trong “kinh dịch” đông phương, đó là hai con số 9 và 5 (cửu là 9: 9 con rồng; thềm

chín bậc; năm: thềm 5 bậc…). Ý nghĩa của hai con số này thuộc quẻ “càn”, ứng với
mạng thiên tử, sánh với đức thánh nhân, thuộc địa vị cao nhất trong xã hội. Quẻ càn
trong kinh djch có câu: “Càn nguyên dụng cửu thiên hạ trị dã” (Đạo làm vua nếu
biết dùng hào số 9 thfi bình trị được thiên hạ).
Sân trước điện có tên là Đại Triều Nghi, lát đá Thanh, chia làm hai cấp: trên
dành cho các quan văn, quan võ, ấn quan từ hàng Tam phẩm trở lên Chánh Nhất
phẩm. Hai bên sân có hai hàng trụ đá đề rõ phẩm trật quy định vị trí cho các quan
theo thứ tự gọi là Phẩm Sơn.
25


×