Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KẾ HOẠCH Tình nguyện viên giúp đỡ người sử dụng ma túy cai nghiện và hòa nhập cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.54 KB, 3 trang )

UBND XÃ ...
ĐỘI CTXH TÌNH NGUYỆN

Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

/KH-UBND

..., ngày 29 tháng 03 năm 2016

KẾ HOẠCH
Thực hiện phong trào “Tình nguyện viên giúp đỡ người sử dụng ma túy
cai nghiện và hòa nhập cộng đồng”.
Thực hiện Kế hoạch số 74/KH-SLĐTBXH ngày 10/08/2015 của Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội về việc thực hiện phong trào “Tình nguyện viên giúp đỡ người
nghiện ma túy cai nghiện và hòa nhập cộng đồng”.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy trong tình hình mới
và phát huy vai trò, trách nhiệm của tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện
cấp xã (Sau đây gọi tắt là Đội tình nguyện) trong công tác cai nghiện ma túy, Đội tình
nguyện xã ... lập Kế hoạch thực hiện phong trào “Tình nguyện viên giúp đỡ người sử
dụng ma túy cai nghiện và hòa nhập cộng đồng” (Sau đây gọi chung là Kế hoạch), nội
dung như sau:
I. Thực trạng người sử dụng ma túy và tổng quan về Đội tình nguyện trên địa
bàn xã.
1. Thực trạng người sử dụng ma túy:
Theo số liệu thống kê của Công an xã, tính từ đầu năm 2014 đến cuối 2015, số
trường hợp sử dụng ma túy có hồ sơ xử phạt là 18 người, cụ thể như sau:
- Về địa bàn: ấp An Thiện 4 người, An Thái 7 người, An Bình 4 người, An Hòa 3


người.
- Về giới tính: 100% là nam.
- Về độ tuổi: Dưới 18 tuổi: 4 người ; từ 18 – 30 tuổi: 11 người ; trên 30: 3 người.
Toàn xã có 4 /5 ấp có người sử dụng ma túy.
2. Tổng quan về Đội tình nguyện:
Đội tình nguyện (ĐTN) với 5 Tình nguyện viên (TNV), thành phần TNV chủ yếu
là lực lượng Đoàn Thanh niên và Công an.
II. Mục đích, yêu cầu:
1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của TNV trong việc vận động, giúp đỡ người sử
dụng ma túy tự nguyện tham gia các chương trình cai nghiện; người sau cai nghiện hòa
nhập cộng đồng.


2. Mỗi tình nguyện viên phải vận động, hỗ trợ, giúp đỡ ít nhất một người sử dụng
ma túy trên địa bàn tham gia chương trình điều trị nghiện hoặc một người sau cai nghiện
hòa nhập cộng đồng, có chuyển biến tích cực về tinh thần, sức khỏe; được hỗ trợ vay
vốn, học nghề, tạo cơ hội tìm việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định hơn so với trước,
tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội tại cộng đồng.
3. Thông qua việc thực hiện Kế hoạch, tình nguyện viên vận động các tổ chức,
đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia giúp đỡ người cai
nghiện ma túy, người sau cai hòa nhập cộng đồng.
III. Nội dung:
1. Tiếp cận, vận động, khuyến khích, tạo cơ hội cho người sử dụng ma túy
tham gia các chương trình điều trị nghiện ma túy.
- Rà soát, lập danh sách người sử dụng ma túy, người sau cai nghiện tại địa
phương, tìm hiểu quá trình sử dụng ma túy (thời gian, loại ma túy sử dụng, các biện
pháp, hình thức điều trị, cai nghiện đã thực hiện), xác định nhu cầu và hoàn cảnh của
mỗi người để lên kế hoạch tiếp cận, hỗ trợ, giúp đỡ phù hợp.
- Phân công mỗi tình nguyện viên chịu trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ ít nhất 01
người sử dụng ma túy tự nguyện tham gia cai nghiện.

- Vận động, hướng dẫn, giúp đỡ người sử dụng ma túy và gia đình họ lựa chọn
hình thức điều trị, cai nghiện phù hợp với bản thân và gia đình họ.
- Thông qua các phương tiện truyền thông để thông tin, tuyên truyền sâu rộng
đến toàn thể cộng đồng dân cư trong khu vực nhằm phòng ngừa và giảm thiểu việc sử
dụng ma túy trái phép.
2. Hỗ trợ, giúp đỡ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng.
- Tình nguyện viên thường xuyên tiếp xúc người sử dụng ma túy đang được phân
công giúp đỡ để tư vấn cách thức giải quyết các khủng hoảng tâm lý, dự phòng tái
nghiện; đồng thời huy động sự giúp đỡ, động viên của gia đình, người thân người sau
cai nghiện.
- Tình nguyện viên có thể dựa trên những mối quan hệ hiện có để bảo lãnh hoặc
đề xuất với chính quyền địa phương vận động các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên
địa bàn dạy nghề và tạo việc làm cho những người sau cai nghiện.
- Nắm bắt kịp thời các chương trình dạy nghề, vay vốn ưu đãi của Nhà nước và
của các tổ chức đoàn thể: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Chữ thập
đỏ, Đoàn thanh niên,… giúp đỡ người sau cai nghiện làm hồ sơ vay và sử dụng nguồn
vốn vay hiệu quả.
- Đề xuất với Chính quyền địa phương tạo điều kiện để người sau cai nghiện kinh
doanh, buôn bán, ổn định cuộc sống.
3. Vận động người được giúp đỡ tham gia các hoạt động của cộng đồng.


- Tình nguyện viên tuyên truyền để người dân trên địa bàn hiểu rõ về sử dụng ma
túy là một căn bệnh mãn tính về não bộ nhưng có thể phòng ngừa và điều trị được; từ đó
không kỳ thị, phân biệt đối xử, tích cực tham gia giúp đỡ người cai nghiện bằng nhiều
biện pháp, hình thức tùy theo điều kiện, khả năng của mỗi người trong cộng đồng.
- Thành lập Câu lạc bộ của những người sử dụng ma túy nhằm tạo sân chơi lành
mạnh giúp người sử dụng ma túy chia sẻ thông tin, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng, được
sinh hoạt văn hóa, thể thao, giới thiệu học nghề, việc làm để ổn định cuộc sống hòa nhập
cộng đồng bền vững.

- Lập sổ theo dõi, định kỳ nhận xét, đánh giá sự chuyển biến của người sau cai
nghiện. Giới thiệu những người sau cai nghiện được giúp đỡ có tiến bộ để chính quyền,
đoàn thể xem xét, tham gia làm tuyên truyền viên, cộng tác viên, tình nguyện viên.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Để tổ chức thực hiện tốt phong trào “Tình nguyện viên giúp đỡ người nghiện ma
túy cai nghiện và hòa nhập cộng đồng”, Đội công tác xã hội tình nguyện xã ... thực hiện
nhiệm vụ cụ thể như sau:
Xây dựng kế hoạch hoạt động của Đội tình nguyện, phân công TNV theo dõi giúp
đỡ người sử dụng ma túy đảm bảo hiệu quả và phù hợp với thực tế ở cơ sở.
-

Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định./.

Nơi nhận:
- Phòng LĐ-TBXH;
- UBND xã;
- Lưu: VT.

ĐỘI CTXH TÌNH NGUYỆN
ĐỘI TRƯỞNG



×