Tải bản đầy đủ (.ppt) (108 trang)

Giáo án tin học 10_2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.6 KB, 108 trang )

CHƯƠNG I:
CHƯƠNG I:
KHÁI NIỆM VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
KHÁI NIỆM VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
VÀ HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
VÀ HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Bài toán quản lý
Sự cần thiết phải có các cơ sở dữ liệu
Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL
Một số ứng dụng
BÀI 1
KHÁI NIỆM VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
1. BÀI TOÁN QUẢN LÝ
1. BÀI TOÁN QUẢN LÝ
a. Ví dụ: Quản lý học sinh trong nhà
trường:

Hồ sơ học sinh: họ tên, ngày sinh, giới
tính, lớp… Ngoài ra còn có một số cột
như điểm các môn, hạnh kiểm..

Có thể hình dung hồ sơ trên là một bảng
mà mỗi cột là một thông tin và mỗi hàng
là toàn bộ thông tin về một học sinh.
1. BÀI TOÁN QUẢN LÝ
1. BÀI TOÁN QUẢN LÝ
STT Họ tên
Ngày
sinh
Giới
tính


Điểm
Toán
Điểm

1 Lý Á Bằng 22/7/89 Nam 8.0 7.2
2 Triệu Băng Băng 4/5/89 Nữ 6.2 8.4
3 Đặng Tiểu Bình 23/4/89 Nam 4.5 6.1
4 Vi Tiểu Bảo 14/7/89 Nam 9.0 8.6
5 Nguyễn Văn Phi 6/4/89 Nam 7.5 7.6
….
...........................
….. ….. …. …..
1. BÀI TOÁN QUẢN LÝ
1. BÀI TOÁN QUẢN LÝ

Hồ sơ có thể sửa chữa những
sai sót, thêm mới hoặc xóa để
luôn phản ánh đúng thực tế.

Việc lập hồ sơ không chỉ đơn
thuần để lưu trữ mà chủ yếu để
khai thác, sử dụng: tìm kiếm, lọc,
tra cứu, truy xuất, sắp xếp, đếm,
tính trung bình, tổng...
1. BÀI TOÁN QUẢN LÝ
1. BÀI TOÁN QUẢN LÝ
b. Các công việc thường gặp khi quản lý
thông tin của một tổ chức

Tạo lập hồ sơ về đối tượng quản lý.


Cập nhật hồ sơ (thêm, xóa, sửa).

Tìm kiếm (xem một hay nhiều hồ sơ).

Sắp xếp.

Thống kê (đếm, lấy tổng, trung bình).

Lập báo cáo.
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC CSDL
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC CSDL

Thực chất việc quản lý là lưu trữ và
xử lý những thông tin cần thiết

Đòi hỏi phải nhanh chóng chính xác,
kịp thời.

Với sự trợ giúp của máy tính việc
khai thác thông tin hiệu quả hơn
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC CSDL
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC CSDL
Một cơ sở dữ liệu (Database) là
một tập hợp các dữ liệu có liên
quan đến nhau, chứa thông tin
của một tổ chức nào đó, được
lưu trữ trên các thiết bị nhớ để
đáp ứng nhu cầu khai thác thông
tin của nhiều người sử dụng với

nhiều mục đích khác nhau.
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC CSDL
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC CSDL
Việc sử dụng CSDL đã trở lên phổ
biến, ví dụ ta đến thư viện mượn một
cuốn sách nhưng chỉ nhớ của tác giả
Hemingway dưới sự trợ giúp của máy
tính ta có thể biết được trong thư viện có
bao nhiêu đầu sách của tác giả
Hemingway và tên của chúng, mỗi đầu
sách có bao nhiêu quyển, số quyển còn,
đã mượn của mỗi đầu sách. Nhờ đó ta
có thể biết được thông tin về cuốn ta
cần.
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC CSDL
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC CSDL

Với sự phát triển của Internet ⇒số người
truy cập và khai thác tăng nhanh.

Như qua trang Web ta có thể xem điểm
thi, đăng ký học, xem tài khoản, mua
hàng, bán hàng... Không thể thực hiện
được nếu không có một cơ sở dữ liệu
thích hợp

Để nhiều người dùng có thể khai thác
CSDL cần có bộ chương trình giúp
người dùng giao tiếp với CSDL. Phần
mềm đó là Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu.

2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC CSDL
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC CSDL
HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Phần mềm cung cấp môi trường
thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ
và tìm kiếm thông tin của CSDL được
gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (hệ
QTCSDL)
Thuật ngữ hệ cơ sở dữ liệu để chỉ
một CSDL và một hệ QTCSDL quản trị
và khai thác CSDL đó.
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC CSDL
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CÁC CSDL
Như vậy để tạo lập và
khai thác một CSDL cần
phải có:

Cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Các thiết bị vật lý (máy
tính, đĩa cứng, mạng...)
Hệ cơ sở dữ liệu
3. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA HỆ CSDL
3. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA HỆ CSDL

Tính cấu trúc: thông tin trong CSDL
được lưu trữ theo một cấu trúc xác
định.


Tính toàn vẹn: các giá trị dữ liệu
được lưu trữ trong CSDL phải thỏa
mãn một số ràng buộc, tùy thuộc vào
hoạt động của tổ chức mà CSDL
phản ánh. Ví dụ trong thư viện quy
định số sách một người mượn không
quá 5 cuốn/lần mượn.
3. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA HỆ CSDL
3. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA HỆ CSDL

Tính nhất quán: Một ví dụ về tính
không nhất quán: Hai đại lý bán vé
máy bay cùng tìm thấy một ghế trống
và cùng bán cho hai khách hàng của
đại lý mình. Điều đó dẫn đến một
ghế lại được bán cho hai khách hàng
khác nhau. Như vậy hệ CSDL phải
có cơ chế đảm bảo để không xảy ra
tình huống như vậy.
3. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA HỆ CSDL
3. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA HỆ CSDL

Tính an toàn và bảo mật thông tin:
CSDL cần phải được bảo vệ, ngăn
chặn những truy xuất trái phép, khôi
phục được CSDL khi có sự cố. Mỗi
nhóm người dùng phải có quyền hạn
sử dụng khác nhau.


Tính độc lập: Vì một CSDL phải phục
vụ cho nhiều mục đích khác nhau
nên dữ liệu phải độc lập với ứng
dụng, độc lập với phương tiện xử lý.
3. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA HỆ CSDL
3. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA HỆ CSDL

Tính không dư thừa: CSDL
thường không lưu những dữ liệu
trùng lặp hoặc những thông tin có
thể dễ dàng suy diễn hay tính
toán được từ dữ liệu đã có.
4. MỘT SỐ ỨNG DỤNG
4. MỘT SỐ ỨNG DỤNG

Việc xây dựng, phát triển và khai thác các hệ
CSDL ngày càng nhiều và đa dạng trong hầu
hết các lĩnh vực:

Cơ sở giáo dục đào tạo

Cơ sở kinh doanh

Cơ sở sản xuất

Tổ chức tài chính

.....

Mỗi tổ chức trên cần có một CSDL riêng phù

hợp, không những phục vụ tốt bài toán nghiệp
vụ mà còn hỗ trợ cho lãnh đạo đưa ra các
quyết định chính xác kịp thời.

Các chức năng của hệ QTCSDL

Hoạt động của hệ QTCSDL

Vai trò của con người khi làm việc với
các hệ CSDL
BÀI 2
HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
1. CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ QTCSDL
1. CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ QTCSDL
Sử dụng hệ QTCSDL ta có thể tạo lập, bảo
trì và khai thác thông tin trong CSDL.
Do vậy hệ QTCSDL có các chức năng cơ
bản sau:
a) Cung cấp cách tạo lập CSDL.
Thông qua ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu,
người dùng khai báo kiểu dữ liệu và các
cấu trúc dữ liệu để thể hiện thông tin, khai
báo các ràng buộc trên dữ liệu lưu trong
CSDL.
1. CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ QTCSDL
1. CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ QTCSDL
b) Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm
và kết xuất thông tin.

Ngôn ngữ để người dùng diễn tả các yêu

cầu cập nhật hay tìm kiếm thông tin được
gọi là ngôn ngữ thao tác dữ liệu.

Thao tác dữ liệu bao gồm:

Cập nhật: Nhập, sửa, xóa dữ liệu.

Tìm kiếm và kết xuất dữ liệu.
1. CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ QTCSDL
1. CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ QTCSDL
c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc
truy cập vào CSDL.
Hệ QTCSDL có các bộ chương trình đảm bảo:

Phát hiện và ngăn chặn những truy cập trái
phép.

Duy trì tính nhất quán dữ liệu.

Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng
thời.

Khôi phục lại CSDL khi gặp sự cố.

Quản lý các mô tả dữ liệu.
2. HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT HỆ QTCSDL
2. HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT HỆ QTCSDL

Hệ quản trị CSDL là một phần mền phức tạp
gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có

chức năng cụ thể. Trong đó có 2 bộ phận
đặc biệt quan trọng là bộ xử lí truy vấn và bộ
quản lý dữ liệu. Ngoài ra nó cần được hỗ trợ
bởi hệ điều hành.

Khi có yêu cầu, hệ QTCSDL sẽ gửi yêu cầu
đó đến các thành phần có nhiệm vụ thực
hiện và yêu cầu hệ điều hành tìm kiếm dữ
liệu ở các tệp. Dữ liệu được trả lại cho hệ
QTCSDL để xử lí và trả kết quả cho người
dùng.
2. HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT HỆ QTCSDL
2. HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT HỆ QTCSDL
Trình ứng dụng Truy vấn
Bộ xử lí truy vấn
Bộ quản lí dữ liệu
Bộ quản lí tệp
CSDL
Hệ QTCSDL
3. VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI
3. VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI
KHI LÀM VIỆC VỚI CÁC HỆ CSDL
KHI LÀM VIỆC VỚI CÁC HỆ CSDL
a) Người quản trị CSDL:

Là những người có quyền điều hành CSDL.

Vai trò của người quản trị:

Thiết kế và cài đặt CSDL về mặt vật lí.


Cấp phát quyền truy cập CSDL.

Cấp phần mềm và phần cứng theo yêu cầu.

Duy trì hoạt động của hệ thống và đảm bảo thỏa
mãn yêu cầu của trình ứng dụng và người dùng.
=> Phải hiểu biết sâu sắc và có kĩ năng tốt trong lĩnh
vực CSDL, hệ QTCSDL và môi trường hệ thống.
3. VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI
3. VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI
KHI LÀM VIỆC VỚI CÁC HỆ CSDL
KHI LÀM VIỆC VỚI CÁC HỆ CSDL
b) Người lập trình ứng dụng.
Là những người tạo ra các chương trình ứng dụng
để người dùng có thể khai thác thông tin trong CSDL.
c) Người dùng.

Là những khách hàng có nhu cầu khai thác thông
tin trong CSDL.

Người dùng tương tác với CSDL thông qua các
chương trình ứng dụng đã được viết sẵn có dạng biểu
mẫu.

Người dùng thường được phân thành từng nhóm,
mỗi nhóm có quyền hạn nhất định để truy cập và khai
thác CSDL.
Hãy phân biệt CSDL và hệ
QTCSDL?

-
CSDL là tập hợp các dữ liệu có
liên quan đến nhau.
-
Hệ QTCSDL là các chương
trình phục vụ tạo lập và khai
thác thông tin.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×