Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề cương ôn tập kiểm tra HKI công nghệ 8 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.84 KB, 2 trang )

Câu 1: Hình cắt là gì? Hình cắt dùng để làm gì?
-Hình cắt dùng để biểu diễn phần vật thể phía sau mặt, khi ta giả sử cắt vật thể, bằng mặt phẳng cắt
tưởng tượng.
-Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.
Câu 2: Em hãy nêu nội dung và trình tự đọc bản vẽ chi tiết:
*Nội dung: Hình biểu diễn_Kích thước_Yêu cầu kỹ thuật_Khung tên
*Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:
1.Khung tên 2.Hình biểu diễn 3.Kích thước 4.Yêu cầu kỹ thuật
5.Tổng hợp
Câu 3: Kể tên một số chi tiết có ren mà em biết?
-Ren ngoài – Ren trong – Ren bị che khuất
Câu 4:Nêu nội dung bản vẽ lắp và trình tự đọc bản vẽ lắp:
*Trình tự đọc bản vẽ lắp: 1.Khung tên 2.Bảng kê 3.Hình biểu diễn 4.Kích thước 5.Phân tích chi tiết
6.Tổng kết
Câu 5: Em hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong
sản xuất?
-Tính chất cơ học: tính cứng, tính dẻo, tính bền –Tính chất vật lý: Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện,
dẫn nhiệt và khối lượng riêng. – Tính chất hóa học: tính chịu axit, muối, tính chống ăn mòn. – Tính
chất công nghệ: tính đúc, tính hàn, tính rèn.
*Tính công nghệ có ý nghĩa: sản phẩm cơ khí tốt, cần có vật liệu phù hợp, tính chất khác nhau, để nâng
cao hiệu quả sử dụng vật liệu.
Câu 6: Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra?
-Thước lá, thước đo góc – Dụng cụ tháo lắp: Ê – tô, kìm
Câu 7: Khái niệm về chi tiết máy? Gồm những loại nào?
-Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, có nhiệm vụ nhất định trong máy và gồm hai loại: chi
tiết có công dụng chung và chi tiết có công dụng riêng.
Câu 8: Thế nào là mối ghép cố định? Chúng gồm mấy loại?
-Là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. –Gồm 2 loại: mối
ghép tháo được và mối ghép không tháo được.
Câu 9:Nếu cấu tạo của mối ghép bằng ren và ứng dụng từng loại?
-Mối ghép tháo được gồm mối ghép bằng ren, then và chốt, có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên


vẹn như trước khi ghép.*Ứng dụng: mối ghép bu-lông, vít cấy, bánh răng, bánh đai, đĩa xích.
Câu 10: Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động?
-Trong mối ghép động, các chi tiết được ghép có chuyển động tương đối với nhau còn gọi là khớp
động: như khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu, chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều máy và thiết
bị.
-Nguyên lí: Khi tay quay 1, quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm con trượt
chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỗ 4. Nhờ đó, chuyển động quay của tay quay được biến thành
chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
Câu 11:Em hãy viết công thức, tính tỉ số truyền của chuyển động ăn khớp? Tại sao cần truyền
động quay từ trục giữa tới trục sau?
i=nbd/nd=n2/n1=z1/z2
Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. Các bộ
phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau. Vậy nhiệm vụ của truyền động là truyền và
biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
Câu 12: Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật?
Bản vẽ kĩ thuật (bản vẽ) trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng hình vẽ và các kí hiệu theo các quy


tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
Câu 13: Hình trụ, hình nón, hình cầu được tạo ra như thế nào?
-Hình trụ được tạo thành khi quay 1 hình chữ nhật 1 vòng quanh cố định.
-Hình nón được tạo thành khi quay 1 tam giác vuông 1 vòng quanh 1 cạnh góc vuông cố định.
-Hình cầu được tạo thành khi quay nửa hình tròn 1 vòng quanh đường kính cố định.
Câu 14: So sánh giống và khác nhau giữa bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết:
-Giống: Bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết đều có hình biểu diễn, kích thước, khung tên.
-Khác: +Bản vẽ chi tiết có yêu cầu kĩ thuật khi gia công và xử lí bề mặt, có các kích thước trên bản vẽ
chi tiết dùng trong chế tạo chi tiết máy.+Bản vẽ lắp có các bảng kê chi tiết, có kích thước tên bản vẽ lắp
dùng để lắp ráp chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Câu 15:Tên gọi và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ:
-Hình chiếu đứng nằm bên trên hình chiếu bằng. – Hình chiếu bằng nằm bên dưới hình chiếu đứng. –

Hình chiếu cạnh nằm bên cạnh phải hình chiếu đứng.



×