Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

tieu luân phong cách tác nghiệp của nhà báo phát thanh hiện đại tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.27 KB, 29 trang )

MỤC LỤC


A.

MỞ ĐẦU

Báo chí là một lĩnh vực của đời sống xã hội, hoạt động báo chí cũng là
một lĩnh vực của hoạt động thực tiễn. Xã hội càng phát triển vai trò của báo
chí càng lớn, yêu cầu đối với báo chí càng cao, do vậy, làm nảy sinh nhu cầu
thường xuyên về đội ngũ những người làm báo chuyên nghiệp.
Nhà báo - là người làm việc ở một cơ quan báo chí cụ thể, đảm trách
một chức danh cụ thể trong cơ quan báo chí, coi báo chí là nghề nghiệp, là sự
nghiệp của cả đời mình. Nhưng nghề báo lại tác động thường xuyên và mạnh
mẽ tới tư tưởng, tình cảm, đạo đức ... của con người, của xã hội.
Đội ngũ những người làm báo là một nhân tố khách quan quan trọng
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta luôn đánh
giá cao vai trò và những cống hiến của báo chí, luôn coi nhà báo là những
chiến sỹ tiên phong trên mặt trận văn hóa tư tưởng, do vậy luôn quan tâm phát
triển đội ngũ này với số lượng ngày càng đông, chất lượng ngày càng cao.
Cũng như mọi nghề nghiệp khác, nhà báo chuyên nghiệp - để hoàn
thành sứ mệnh của mình phải có những tiêu chuẩn chính trị và đạo đức,
những tố chất nghề nghiệp ... phù hợp. Đó là cơ sở hình thành những tiêu
chuẩn, những phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo chuyên nghiệp.
Có lẽ không có nghề nào đi nhiều như phóng viên nhà báo. Do đặc thù
nghề nghiệp, nhà báo phải đi nhiều nơi, nhất là cơ sở để xâm nhập thực tế, thu
thập các tư liệu, dữ liệu, nắm bắt các nguồn thông tin để làm nên sản phẩm
báo chí.
Phóng viên có thể lặn lội lên rừng sâu, ra tận hải đảo, về các vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới; có thể cùng ăn, cùng ở, cùng sống với đồng bào địa
phương để có những dữ liệu sống động cho từng bài viết.


Xã hội ngày càng phát triển, báo chí cũng không nằm ngoài xu hướng
đó. Báo chí có nhiều thời cơ phát triển nhưng cũng phải đối mặt với không ít
thách thức. Đặc biệt hiện nay báo phát thanh đang đứng trước sự cạnh tranh
2


mạnh mẽ của các loại hình báo chí khác. Do vậy, nhà báo phát thanh phải là
người khéo léo, sáng tạo, năng động và nhiệt huyết. Nhà báo hiện đại không
ngại khó, không ngại khổ, dám dấn thân và tác nghiệp trong mọi hoàn cảnh.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em chọn đề tài: “Phong cách tác nghiệp của
nhà báo phát thanh hiện đại” . Bài tiểu luận đi sâu phân tích các phong cách
tác nghiệp của nhà báo phát thanh và Những khó khăn của nhà báo khi đi tác
nghiệp.

3


B. NỘI DUNG
Khái quát chung

I.
1.

Khái quát chung về báo phát thanh và phát thanh hiện đại
Phát thanh là một loại hình truyền thông đại chúng trong đó nội dung
thông tin được truyền tải qua âm thanh. Đó là điều đặc thù của phát thanh,
trong đó âm thanh bao gồm 3 yếu tố : Lời nói, âm nhạc và tiếng động.
Báo phát thanh có các đặc tính nổi bật như : Tính quảng bá rộng rãi,
tính đồng thời và tính hướng tới thính giả.
Thế nào là phát thanh hiện đại?


-

Phát thanh hiện đại là thông tin có chất lượng

-

Phát thanh hiện đại là sự kết hợp giữa chức năng thông tin và chức năng giải
trí. Nói cách khác là sự kết hợp giữa thông tin hiện đại và âm nhạc hiện đại

-

Phát thanh hiện đại thể hiện ở sự đổi mới phong cách diễn đạt, trình bày thông
điệp của người làm báo.

-

Phát thanh hiện đại là âm thanh phải có chất lượng cao. Điều này đòi hỏi tính
chuyên nghiệp cao của nhà báo phát thanh.

2.

Các quan niệm về nhà báo phát thanh
Theo nghĩa rộng, nhà báo phát thanh là những người làm việc trong cơ
quan phát thanh –truyền hình, Đài tiếng nói từ trung ương đến địa phương.
Theo nghĩa hẹp, nhà báo phát thanh là những người sống bằng nghề
viết báo, những người trực tiếp sáng tạo ta tác phẩm báo chí: Tin, bài, phóng
sự, bình luận… cho các cơ quan báo chí nơi mình làm việc. Nhà báo phát
thanh có thể là phóng viên, biên tập viên ,thư ký tòa soạn, tổng biên tập, phó
tổng biên tập, các trưởng ban nghiệp vụ báo chí…

Nhà báo phát thanh là nhân viên của ĐCSVN
Nhà báo phát thanh là một nhà chính trị
Nhà báo phát thanh cũng là một nhà văn hóa, nhà chính trị, nhà ngoại
giao
Nhà báo phát thanh là một người có mối quan hệ xã hội rộng rãi
4


Nhà báo phát thanh thực chất là một tri thức có trách nhiệm
Nhà báo phát thanh là người hoạt động bằng thông tin
Nhà báo phát thanh là thư ký trung thành của thời đại, góp phần tạo
nên dư luận xã hội, tạo nên sức mạnh lan tỏa thông tin
Nhà báo phát thanh là một chiến sĩ làm công tác tư tưởng văn hóa và
thông tin.
3.

Chức năng và nhiệm vụ của nhà báo phát thanh
Nhà báo phát thanh là người làm nghề đưa tin chuyên nghiệp. Nhiệm
vụ đặc thù của nhà báo là tìm kiếm, xác minh đánh giá và cung cấp thông tin
về tất cả những sự kiện mới mà công chúng cần được biết mỗi ngày, mỗi giờ,
thậm chí mỗi phút, mỗi giây. Sau đó truyền tải những thông tin ấy đến cho
thính gải thông qua âm thanh, lời nói. Vì vậy trách nhiệm đè nặng trên vai các
nhà báo, đòi hỏi tính chính xác trong việc lựa chọn các thông tin đưa đến công
chúng. Do đó, nhà báo phát thanh cần có tính chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn
ứng xử và đạo đức khi làm việc . Nhất là trong quá trình tác nghiệp, nhà báo
phát thanh phải có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo để có thể đưa
đến thính giả tác phẩm phát thanh có chất lượng tốt.
Phong cách tác nghiệp của nhà báo phát thanh hiện đại

II.

1.

Khái niệm phong cách
“Phong” là vẻ bề ngoài, “cách” là cách thức biểu hiện, trưng bày ra.
“Phong cách” là sự biểu hiện bản chất, những tính cách bên trong của con người.
Như vậy phong cách (cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động ứng
xử...) thể hiện cái riêng của một người hay một lớp người nào đó. Nói cách
khác phong cách là hình thức để thể hiện nội dung.

2.

Phong cách tác nghiệp của nhà báo phát thanh hiện đại
Tác nghiệp báo chí chính là một quá trình cụ thể hóa từ chủ trương,
chính sách, đường lối của Đảng vào thực tiễn cuộc sống thông qua các thể
loại báo chí cụ thể như: phản ánh, phóng sự, phóng sự điều tra... nhằm mục
đích tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, đưa nghị quyết
5


của Đảng vào cuộc sống. Phong cách tác nghiệp của nhà báo phát thanh hiện
đại thể hiện qua phong cách giao tiếp, phong cách sáng tạo.
2.1. Phong cách giao tiếp
II.1.1

Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là một hoạt động đặc thù của con người. Khi xã hội càng phát
triển thì mối quan hệ giữa người và người thông qua giao tiếp càng phong phú
và đa dạng. Chính vì sự phong phú đa dạng của giao tiếp mà hiệu quả giao
tiếp có thể mang đên sự thành công cho người này nhưng cũng có thể làm cho
người khác phải thất bại. Giao tiếp có một ý nghĩa hết sức lướn lao đối với

đời sống con người. Muốn gặt hái được thành công từ cuộc sống không thể
không nâng cao hiệu quả giao tiếp.
Nhu cầu giao tiếp liên quan tới một số lượng lướn những nhu cầu cơ
bản của con người, bởi lẽ giao tiếp là điều kiện cần thiết cho sự phát triển
bình thường của con người với tư cách là một thành viên của xã hội, một nhân
cách. Người ta phải giwo tiếp vì những nhu cầu như sinh tồn (sinh lý); được
an toàn; được chấp nhận(xã hội); được tôn trọng, được hoàn thiên (tự thể hiện
mình).
Trong tâm lý học nói chung, cũng như trong tâm lý – Xã hội học nói
riêng “giao tiếp” được coi là một khái niệm trung tâm. Để có thể tồn tại, tự
hoàn thiện, chia sẻ tình cảm, tìm hiểu hạnh phúc. Con người sống trong xã hội
không thể thiếu giao tiếp. Giao tiếp , với tư cách là một hiện tượng xã hội, tồn
tại dựa trên các mối quan hệ giữa người với người, là một dạng hoạt động đặc
thù của con người
Giao tiếp là khái niệm được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên
cứu. Do những đặc trưng khác nhau của các ngành khoa học mà người ta
hiểu về giao tiếp cũng khác và do đó cho đến hiện nay vẫn chưa có một khái
niệm nhất quán về giao tiếp, Mỗi một trường phái nghiên cứu ở mỗi thời
điểm lịch sử khác nhau có cách hiểu riêng về hiện tượng này. Có nhiều quan
niệm khác nhau về giao tiếp, bởi những người nghiên cứu về nó có thể đứng
6


ở nhiều góc độ khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau để đưa ra quan
niệm riêng của mình.
Fischer trong tác phẩm:s “Những khái niệm cơ bản của tâm lý xã hội”
đã định nghĩa giao tiếp như “cơ chế để các liên hệ con người tồn tại và phát
triển”. Ông cho rằng - Giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên bao
gồm các dạng thức ứng xử rất khác nhau: lời lẽ, cử chỉ, cái nhìn. Giao tiếp là
một tổng thể toàn vẹn, không có sự đối lập giữa giao tiếp bằng lời và giao tiếp

không bằng lời.
II.1.2

Phong cách giao tiếp của nhà báo phát thanh hiện đại
Là một nhà báo trong môi trường phát thanh hiện đại, giao tiếp xã hội
rộng là một yêu cầu của nghề nghiệp, một hoạt động đòi hỏi tính chất sáng tạo
và năng động. Nhà báo thu thập tài liệu, tích luỹ thông tin cho tác phẩm thông
qua hoạt động giao tiếp với nguồn tin. Nếu nhà báo có nghệ thuật giao tiếp tốt
thì sẽ để lại ấn tượng cho nhiều người, dễ tiếp cận nhân vật dù cho người đó
khó tính hoặc quá bận bịu… Nếu giao tiếp tốt thì có điều kiện phát triển đa
dạng mối quan hệ xã hội, xây dựng được nhiều nguồn tin dùng để kiểm chứng
thông tin hoặc chữa cháy thông tin khi cần.
Nhà báo phát thanh cần giao tiếp tốt với nguồn tin, đồng nghiệp với
cấp trên và công chúng – những người sẽ đón nhận tác phẩm phát thanh và
cho thông tin phản hồi.
Không phải ngẫu nhiên kỹ năng giao tiếp lại được đánh giá cao như
vậy. Ở mức độ nào đó, kỹ năng giao tiếp luôn hàm chưa những giá trị văn hóa
không nhỏ và góp phần tạo dựng chân dung nhà báo như một nhà văn hóa.
Thực tế các nhà báo lớn có tên tuổi thường cũng là những nhà văn hóa đích
thực với ý nghĩa trọn vẹn của từ này.
Để đạt được hiệu quả giao tiếp, nhà báo phát thanh cần nhanh chóng
phát hiện đặc điểm tâm lý của đối tượng trong các tình huống cụ thể, hình
thành các giải pháp lợp lý để tạo dựng thái độ hợp tác, cởi mở của người cung
cấp thông tin hoặc người được khai thác thông tin. Ngoài tri thức phong phú,
7


khả năng giao thiệp hiệu quả giao tiếp còn là kết quả của sự tích luỹ kinh
nghiệm thực tiễn mà nhà báo trải qua.
Trong một vài trường hợp, nhà báo nên có những lời khen xã giao:

“Biết là anh/chị bận. Người bận thường là những người thú vị nhất và quan
trọng nhất… Mong anh/ chị bớt chút thời gian quý giá của mình…Nếu không
tôi làm phiền với anh/chị làm gì…”
Kỹ năng giao tiếp thể hiện thông qua các hoạt động tác nghiệp từ việc
tiếp xúc cơ sở lấy dữ liệu, phỏng vấn nhân vật, đến hình thành ý tưởng đề tài,
hoàn thành tác phẩm báo chí để phát sóng, thông qua đó thể hiện khả năng
nhận biết, xử lý thông tin, cách sử dụng ngôn ngữ báo chí của từng thể loại,
giúp cho người tiếp nhận thông tin hiểu rõ nắm bắt được nhiều thông tin qua
tác phẩm đó.
a.Nhà báo giao tiếp với nguồn tin
Nguồn tin theo cách hiểu thông thường trên thế giới là nơi xuất phát,
cung cấp thông tin. Tiếng Anh nguồn tin xuất phát từ chữ source (nguồn,
nguồn gốc). Reliable source of information- nguồn tin đáng tin cậy. Người ta
thường nói rằng nguồn tin tốt thì tự khắc bài viết của phóng viên sẽ tốt. Các
nguồn thạo tin sẽ giúp cho nhà báo củng cố khả năng thu thập tin tức và giúp
họ công bố được nhiều thông tin hơn.

Các phóng viên đang tác nghiệp

8


Mối quan hệ nhà báo với nguồn tin là mối quan hệ cá- nước. Nhà báo
sinh ra để đưa tin phục vụ công chúng. Hầu hết các nền báo chí hiện đại đều
coi nhà báo là người phục vụ công chúng về mặt thông tin (a servant of the
news audience).
Không có thông tin hữu ích cho công chúng thì không có lý do để nhà
báo tồn tại. Nhà báo mà không có nguồn tin do công chúng cung cấp cũng
như thợ vụng mất kim. Ở Phòng Thời sự, Đài PT&TH Phú Thọ, 100% phóng
viên đều thừa nhận, khó khăn lớn nhất với họ là tìm kiếm đề tài. Mà cốt lõi

của đề tài thời sự nói chung phải là thông tin mới, được đông đảo công chúng
quan tâm. Có được nguồn tin mới, hay, độc đáo, liên quan đến lợi ích của
nhiều người, có tầm ảnh hưởng lớn là yếu tố quyết định giá trị tin bài. Ngược
lại, nguồn tin phải đến tai nhà báo, được họ thẩm định, rồi truyền qua các
phương tiện thông tin đại chúng mới được phổ biến, lan tỏa rộng rãi.
Nhà báo phải chọn cách giao tiếp phù hợp với từng nguồn tin khác
nhau để tạo hiệu quả cao nhất.
b.Giao tiếp với đồng bào vùng cao trong tác nghiệp
Để có những phóng sự mang đậm hơi thở cuộc sống, nhất là khi đi vùng
cao đến với đồng bào dân tộc thiểu số, nhà báo phát thanh phải tự trang bị
những kỹ năng cần thiết. Vừa phải thích nghi với môi trường công việc như là
leo dốc, nhịn đói hay tiếp xúc giao tiếp với đồng bào đồi hỏi trong mỗi phóng
viên cần có suy nghĩ cởi mở, gần gũi. Bởi cuộc sống của những người vùng cao
luôn khép kín, với những người lạ họ ngại giao tiếp bởi nhiều người không biết
nói tiếng phổ thông. Vì thế để có thể khai thác thông tin, điều cot yếu nhất cuả
nhà báo là làm tốt công tác dân vận, để có sự cảm thông, gần gũi chia sẻ. Đặc
biệt phải nhờ được người dân tộc nói tiếng phổ thông để phiên dịch.
Ngoài yếu tố nghiệp vụ, khi thực hiện các đề tài về vùng cao, vùng
đồng bào các dân tộc, phóng viên phải làm tốt công tác dân vận, khéo léo và
gần gũi và chân thành.

9


Ví Dụ:
Nhóm phóng viên trong một lần tác nghiệp ở bản Phiêng Cại, xã
Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, thực hiện một đề tài viết về một chàng
thanh niên dân tộc Dao làm “chi hội trưởng phụ nữ”, vì điều kiện đời sống
của bà con còn nghèo, trình độ dân trí thấp, nên quá trình tác nghiệp không
đơn giản. Khi biết nhà báo có ý định làm phóng sự về mình, ban đầu nhân vật

cũng hơi ngại ngần, ngại vì nỗi mình đang làm cái việc của “phụ nữ”, không
giống ai cả và cũng không biết “các nhà báo” viết chê xấu hay làm kiểu gì?
Để tránh những điều tế nhị và hiểu lầm, nhà báo phải mất một thời gian trò
chuyện thuyết phục nhân vật cùng các thành viên trong gia đình. Trong bữa
cơm thân mật cuối cùng nhân vật đã đồng ý trả lời phỏng vấn và nhiệt tình
giúp đỡ các nhà báo hoàn thành phóng sự.
c. Phát hiện đề tài mới ngay trong quá trình giao tiếp với nhân vật
Để có một đề tài tốt thì ngoài kinh nghiệm yêu nghề và năng lực tốt thì
yếu tố giao tiếp với người dân, những người nắm giữu thông tin là điều hết
sức quan trọng. Quá trình giao tiếp với các nhân vật, nhà báo sẽ nắm bắt được
nhiều thông tin, đặc biệt là đề tài hay, đề tài nóng cũng sẽ được phát hiện
trong quá trình giao tiếp đó. Để từ đó từ góc độ nghề nghiệp và phong cách
sáng tạo phóng viên sẽ có những chiến lược để tiếp cận vấn đề và triển khai ý
tưởng theo ý đồ của mình đặt ra. Trong từng hoàn cảnh, từng góc độ tiếp cận
thực tế, nhà báo sẽ phải đặt mình là người trong cuộc, có thể sống cùng, ăn ở
cùng nhân vật để có thể thu thập được những thông tin đắt giá nhất để thực
hiện tác phẩm.
Ví dụ:
Trong một lần phóng vấn du khách tại khu di tích lịch sử văn hóa cố đô
Hoa Lư về không khí trong những ngày nghỉ lễ. Khi được nhà báo phỏng vấn,
du đã khách trả lời: “Chúng tôi về đây để tìm về cội nguồn, tìm về với lịch sử
dân tộc, đồng thời để dạy con cháu mình tình yêu quê hương đất nước. “ Như
vậy là nhà báo đã đạt được mục đích phỏng vấn cho phóng sự của mình.
10


Nhưng sau khi phỏng vấn, nhà báo có ngồi lại và trò chuyện phiếm với nhân
vật. Trong quá trình nói chuyện, nhân vật ngồi sát lại nhà báo và nói khẽ:
“Tớ nói thật nhé, đây là khu di tích lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam
nhưng có cái “không thật Việt Nam lắm đâu”. Vừa nói du khách vừ chỉ tay

vào đám cỏ lá kim mà chúng ta thường thấy ở các sân golf: “Đây là cỏ ngoại
lại, cỏ Việt Nam phải để cỏ tự nhiên như cỏ ấu hay cỏ màn thầu cơ “ Chính
câu nói của nhân vật đã gợi ý cho nhà báo có thêm đề tài mới: Lắp ghép hay
bảo tồn? Cách bảo tồn thế nào ở các khu di tích lịch sử?
2.1.3. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong môi trường phát thanh hiện
đại
Trong môi trường phát thanh hiện đại, không chấp nhận nhà báo ỷ lại,
ngồi phòng máy lạnh và phụ thuộc vào internet. Nhà báo phải đi cơ sở, thâm
nhập thực tế, mắt thấy tai nghe, giao tiếp trực tiếp với các nhân vật. Do đó
mỗi nhà báo đều phải tự trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp cho bản
thân và không ngừng trau dồi rèn luyện trong quá trình đi tác nghiệp. Khi đi
tác nghiệp tại cơ sở, khi nhìn thấy những hiện tượng bất thường, nhà báo
phải tự mình đặt câu hỏi “Vì sao”, “tại sao” và phải tìm cách trả lời những
câu hỏi đó.
Ví dụ:
Như câu chuyện khai thác nhựa thông không đúng quy định ở huyện
Ngân Sơn. Rừng thông được trồng theo dự án Pam 5322 tại xã Vân Tùng,
huyện Ngân Sơn được hơn 10 năm tuổi. Để đảm bảo cho cây thông sinh
trưởng, phát triển tốt, bắt đầu từ năm 2011, huyện Ngân Sơn không cấp phép
cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào trên địa bàn được khai thác nhựa thông khi
cây thông chưa đến tuổi khai thác nhựa. Tuy nhiên vì lợi ích trước mắt ,các
chủ rừng vẫn tự ý khai thác nhựa thông trái phép. Qua đi thực tế tại hiện
trường, nhóm phóng viên của Đài Phát Thanh và Truyền Hình Bắc Cạn đã
phát hiện ra vụ việc. Tại hiện trường, hàng loạt cây thông vừa bị trích nhựa,

11


vết hằn vẫn còn nguyên. Qua tìm hiểu, phỏng vấn các nhân vật có liên qua,
phóng viên đã đưa ra ánh sáng vụ khai thác nhựa thông trái phép đó.

Giao tiếp là một hình thức hoạt động của con người. Thông qua giao
tiếp, những mối quan hệ giữa con người được kiến tạo. Do vậy, trong hoạt
động báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng cũng rất cần sự giao
tiếp đa dạng, phong phú, nhiều chiều và nhiều thành phần. Thông qua đó, nắm
những quy luật của giao tiếp góp phần làm tăng hiệu quả lao động và điều
chỉnh các quan hệ xã hội bằng các hoạt động báo chí. Giao tiếp trong hoạt
động nghiệp vụ báo chí đòi hỏi sự rèn luyện về kỹ năng giao tiếp xã hội, giao
tiếp về nghiệp vụ để đạt được hiệu quả cao trong sáng tạo tác phẩm và thành
công trong sự nghiệp. Mỗi phóng viên, nhà báo phải năng động, nhiệt tình và
trách nhiệm trước những vẫn đề đang nẩy sinh trong đời sống xã hội, thông
qua sự hiểu biết, sự giao tiếp với các thành phần trong xã hội, thông qua
nghiệp vụ để sáng tạo ra tác phẩm báo chí, mang dấu ấn riêng, có tác động
sâu sắc tới công chúng, xã hội. Tuy nhiên, để có được thành công đòi hỏi mỗi
phóng viên, nhà báo phải dấn thân vào đời sống, có tinh thần cầu thị, cộng tác
với đồng nghiệp, chịu đựng cường độ lao động căng thẳng để trở thành một
nhà báo đúng nghĩa với trách nhiệm xã hội của mình.
2.2. Phong cách sáng tạo của nhà báo phát thanh hiện đại
Nhà văn Mỹ Marktwaen cho rằng nhà báo chỉ là những người chép lại
sự kiện. Tuy nhiên thực tiễn báo chí đã phủ nhận điều đó. Báo chí là một hoạt
động đòi hỏi tín sáng tạo. Sáng tạo từ cách tiếp cận vấn đề, sáng tạo trong
phong cách tác nghiệp, trong cách thể hiện tác phẩm…Đặc biệt sáng tạo trong
phong cách tác nghiệp là một kỹ năng rất quan trọng đối với nhà báo nói
chung và nhà báo phát thanh nói riêng. Bởi một bài viết có thành công và tạo
dư luận xã hội hay không là phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tác nghiệp tại
hiện trường. Nhà báo sẽ không thể có tác phẩm phát thanh hay, âm thanh,
tiếng động, lời nói đạt chất lượng nếu như quá trình tác nghiệp không thành

12



công. Trong nhiều trường hợp, nhà báo phát thanh bắt buộc phải sáng tạo để
có thể thâm nhập hiện trường và thực hiện tác phẩm.
2.2.1.

Nhà báo phát thanh hiện đại sáng tạo hơn trong cách tiếp cận nhân vật và
vấn đề.
Các nhà báo phát thanh trước đây khi đi cơ sở đều tác nghiệp theo một
mô tuýp chung đó là phỏng vấn nhân vật quan trọng trước tiên, sau đó mới
phỏng vấn các nhân vật phụ để tìm hiểu thêm thông tin về nhân vật chính.
Cách tiếp cận vấn đề như vậy thoạt nghe có vẻ hợp lý và thuận tiện. Tuy
nhiên, khi nền báo chí ngày càng phát triển, đòi hỏi các sản phẩm báo phát
thanh có chất lượng cao nên nhà báo phát thanh hiện đại phải thay đổi phong
cách tác nghiệp sao cho phù hợp.
Khi xuống cơ sở, nhà báo phát thanh hiện đại không thu động theo
những thông tin được hướng dẫn mà phải tìm tòi ra những vấn đề mới và
nóng.
Ví dụ:
Phóng viên của Đài Tiếng Nói Việt Nam về xã Cao Lôi, huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang để làm phóng sự về một gương thanh niên đoàn làm kinh tế
giỏi Nguyễn Văn Lâm. Không chỉ vươn lên thoát nghèo mà anh Lâm còn giúp
đỡ các gia đình khó khăn cùng làm kinh tế. Phóng viên phát thanh hiện đại
không chọn cách tiếp cận nhân vật theo mô tuýt cũ, mà trước tiên phóng viên
sẽ tìm gặp và tiếp cận với những người trong thôn, lãnh đạo xã, đặc biệt là
những gia đình đã được anh Lâm giúp đỡ để phóng vấn trước và tìm hiểu
thêm thông tin về anh Lâm. Đây là một cách tiếp cận nhân vật rất sáng tạo.
Bởi vì sau khi phỏng vấn các nhân vật phụ, phóng viên sẽ nắm bắt được cơ số
thông tin về anh Lâm, cũng như con người, tính cách của anh, từ đó phóng
viên sẽ có những câu hỏi phù hợp, và tìm được góc độ tiếp cận nhân vật tốt
nhất. Với cách làm này phóng viên sẽ có những thông tin hay, đắt giá cho tác
phẩm của mình.


13


Phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam đang tác nghiệp.
2.2.2.
a.

Nhà báo đóng vai để thâm nhập hiện trường
Phương pháp đóng vai là một nghiệp vụ
Trong nhiều hoàn cảnh tác nghiệp, nhà báo muốn có những chi tiết đắt
giá, thông tin quan trọng, hoặc để quá trình tác nghiệp thuận lợi, nhà báo bắt
buộc phải sử dụng cách nhập vai hay còn gọi là “hóa thân nhân vật
(undercover reporting)”. Nghĩa là chính phóng viên, nhà báo đóng vai là
người trong cuộc, trực tiếp tiếp cận và ghi nhận thông tin.
Theo nhà báo Trần Lệ Thùy – Giám đốc Trung tâm Sáng kiến truyền
thông và Phát triển MDI : Nhập vai là một phần của một dạng báo chí, gọi là
“báo chí dấn thân”. Theo đó, nghiệp vụ này cung cấp những bằng chứng tốt
nhất về những việc làm sai trái. Những kẻ phạm tội tự nói ra những lời buộc
tội chính mình. Báo chí trên thế giới, đặc biệt là báo chí Anh, nhập vai điều
tra là một thủ pháp phổ biến.
Trên thế giới, nghiệp vụ điều tra bằng cách nhập vai, giả dạng, hay hóa
thân vào nhân vật không phải là điều mới lạ. Ở Việt Nam, việc quy định nhập
vai của nhà báo còn mơ hồ. Nhà báo được nhập vai đến đâu? Nhập những vai
nào? Vai đó được làm gì? Phần lớn nhiều phóng viên vẫn chưa nắm được.

14


Trong nhiều trường hợp, phóng viên không thể kiểm chứng được sự

việc diễn ra, không thể ôm máy ảnh hay máy ghi âm đứng trước mặt đối
tượng nghi phạm để quay, không thể trình thẻ nhà báo để hỏi…vì vậy cần
thiết phải nhập vai. Nhà báo Đức Hiển – Nhà báo điều tra, Tổng thư ký tòa
soạn báo Pháp Luật TP HCM.
Nhà báo Anh Thoa của báo Tuổi trẻ khẳng định: Trong hoạt động nghiệp
vụ điều tra, để có sức sống cho bài viết, nhà báo phải hóa thân thành nhiều vai,
không nhập vai khó lòng mà có những cảm xúc thật, bằng chứng thật.
Nhà báo Stephen Whittle- Nguyên Giám đốc Biên tập của BBC đã đặt
câu hỏi cho việc nhập vai là: Liệu một nhà báo có thể được đặt vào vị trí mà
anh ta có thể tự minh thấy những việc thực sự đang diễn ra bên trong không?
Đi đến cùng sự việc với điều kiện tìm đúng người nhập vai là lựa chọn không
thể khác.
Ví dụ:
Nelly Bly, một phóng viên của Mỹ đã ghi tên vào lịch sử báo chí thế
giới với nghiệp vụ này. Để điều tra về sự đối xử tàn nhẫn đối với bệnh nhân ở
trại tâm thần Women's Lunatic Asylum, Bly đã được sự đồng ý của ban biên
tập NYW giả điên để được đưa vào nhà thương điên, từ đó bà được tận mắt
chứng kiến những ngược đãi tại đây. Sau đó, dưới sự bảo đảm của NYW, Bly
được đưa ra khỏi trại tâm thần này và có những bài viết phản ánh thực trạng
của trại. Phóng sự của bà gây được tiếng vang và sau này trại tâm thần này
có được sự quan tâm, đầu tư hơn về chi phí chăm sóc bệnh nhân. Việc hóa
thân của Bly là vì “lợi ích công”, mỗi bước đi của bà đều có sự tham vấn và
đồng ý của toàn báo và bà cũng không “lôi kéo” ai khác vào vụ việc mà chỉ
một mình chứng kiến các hành vi hàng ngày và khéo léo tác nghiệp.
b. Giới hạn của việc nhà báo đóng vai.

15


Điều khó cho các nhà báo hiện nay là những quy định về việc nhập vai

điều tra chưa rõ ràng. Lằn ranh giữa đạo đức và pháp lý còn chưa được phân
định và công việc nhập vai đôi khi còn bị coi là dối trá và phi đạo đức.
Ở Mỹ, các hãng tin lớn hầu như không cho phép phóng viên nhập vai vì
coi là không đạo đức. Ngay cả báo chí Anh, việc nhập vai đã có quy định rõ
ràng nhưng nhiều yếu tố vẫn còn gây tranh cãi - Nhà báo Trần Lệ Thùy.
Đạo đức nghề báo không cho phép tôi làm việc đó? Nhà báo Thu TrangPhóng viên của Báo Phụ nữ TP HCM cho biết, chị nhận đã nhận nhiều câu hỏi
như thế khi nhập vai, đôi khi là hỏi chính mình. Quyết định đôi khi căng như
một cuộc đấu súng, có lúc nước mắt đã rơi, nhưng phải quyết định thật nhanh,
động viên mình không chùn lòng vì nếu dừng lại, thì kẻ gây tội vẫn tắc quái
ngoài đời và gây nên hậu quả khôn lường. Cuối cùng, chị đã chọn con đường
ngắn nhất để đi đến sự thật, bảo vệ lẽ phải với tâm thế của một nhà báo không
vụ lợi. Nhập vai đối với các nhà báo nữ cũng là một thử thác
Nhà báo Anh Thoa thừa nhận rằng: Không phải tất cả các tình huống
nhập vai đều được chấp nhận xét ở góc độ đạo đức. Tuy nhiên, khi nhà báo
điều tra vì lợi ích xã hội, coi đó là trách nhiệm của nhà báo vì sự phát triển
của xã hội thì đó chẳng phải chính là khái niệm của báo chí điều tra? Và theo
anh, cần phải xem việc nhập vai là một nghiệp vụ chứ không phải là sự dối trá
vì nếu điều tra nói chung mà không nhập vai, hẳn “vấn nạn xã hội”, “tiêu cực
xã hội” sẽ trở thành vấn đề “khó chạm tay vào”, chứ đừng nói đến xử lý.
Nói về kinh nghiệm điều tra, các đại biểu cho rằng, nhà báo không nên
lạm dụng “quyền lực thứ 4” để vì “lợi ích cá nhân” và phóng viên phải có sự
đồng ý của tổng biên tập, toàn bộ quá trình hoạt động nhập vai điều tra của
phóng viên phải được tòa soạn giám sát…và nếu có xảy ra sự cố, tòa soạn sẽ
kịp thời ứng cứu. Tòa soạn làm tốt nhiệm vụ “chống lưng” thì các nhà báo sẽ
yên tâm tác nghiệp hơn.
16


Theo nhà báo Đức Hiển, phóng viên nhập vai phải tuân thủ các quy
định như : quy trình tác nghiệp được chuẩn bị kỹ, có đề cương, kế hoạch,

được Ban biên tập đồng ý và quá trình tác nghiệp được hướng dẫn, dám sát,
các tình huống xấu cũng được đặt ra và giải quyết.
Sự khác biệt về cách thức tiến hành một bài điều tra của báo chí Việt
Nam hiện nay với cách làm của BBC. Ở BBC, một phóng viên phát hiện một
đề tài cần điều tra, thì phóng viên phải nắm được cơ bản những bằng chứng
liên quan đến vụ việc đó, dự kiến được sự phản hồi sau khi đăng, mới được sự
đồng ý của tòa soạn. Còn ở Việt Nam, việc này vẫn chưa rõ ràng và hầu như
chưa có phóng viên và tòa soạn nào làm được.
Một nhà báo kỳ cựu của Viện báo chí Poynter, Bob Steele đã đưa ra
một số lời khuyên cho phóng viên trước khi thực hiện nghiệp vụ hóa thân, giả
dạng, nghiệp vụ mánh lới/mưu mẹo"/ Deception. Những gạch đầu dòng này
thật hữu ích cho chúng ta khi nào thích hợp để dùng các 'Mánh lới" như Dối
trá/ Giả mạo/Quay trộm trong thu thập tin tức. Và rằng nhà báo, phóng viên
cần trả lời các câu hỏi dưới đây để biện minh cho hành động của mình:


Khi thông tin thu thập được có một tầm quan trọng tối cao và đặc biệt. Nó
phải có giá trị thiết yếu và vì lợi ích của công chúng, ví dụ tiết lộ bí mật về
‘lỗi hệ thống’ ở cấp cao nhất, hoặc nó phải ngăn chặn được tác hại ghê gớm
đối với các cá nhân.



Khi tất cả các hình thức, phương thức để thu thập thông tin ấy đã phải đầu
hàng và không có cách nào để thực hiện;



Khi các nhà báo liên quan đều sẵn lòng tiết lộ bản chất của việc giả dối và có
lý do cho việc làm đó.




Khi các cá nhân liên quan và cơ quan báo chí của họ đã áp dụng các nghiệp
vụ tối ưu nhất, với các nghiệp vụ xuất sắc nhất cũng như là sự cam kết về thời
17


gian và ngân sách cần thiết cho việc theo đuổi câu chuyện đó bằng tất cả khả
năng.


Khi mà tác hại được ngăn chặn bởi chính thông tin tiết lộ ra thông qua sự giả
dối nhiều hơn tác hại gây ra bởi hành vi giả dối đó.



Khi các nhà báo liên quan đã thực sự trải qua một quá trình ra quyết định một
cách có nghĩa, xây dựng và có cân nhắc đối với các vấn đề liên quan đến luật
pháp và đạo đức nghề nghiệp và luật pháp.
2.3. Phong cách phỏng vấn
2.3.1. Vai trò phỏng vấn phát thanh
Phỏng vấn phát thanh đáp ứng được nhu cầu thông tin nhanh, một sự
kiện xảy ra nhà báo đến hiện trường phỏng vấn một số nhân vật là có thể phát
trên sóng phát thanh. Nhất là hiện nay có nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại
được sử dụng phổ biến thì khả năng phát trực tiếp là rất khả thi.
Qua phát thanh, nhà báo mở rộng giao lưu và nâng cao tính chiến đấu.
Nhiều phỏng vấn đến độ Khẩu chiến, thời lượng bị kéo dài hơn bình thường
nhưng người nghe vẫn ham thích. Làm được điều này phụ thuộc rất nhiều vào
kỹ năng phỏng vấn của nhà báo.

Với nghệ thuật đặt câu hỏi, câu trả lời, thông qua chất giọng, khả năng
“đời thường hóa” các sự việc, sự kiện chính trị - xã hội của phát thanh rất lớn.
Điều này là do cách thể hiện tự nhiên đời thường mà vẫn tạo nên sức hấp dẫn
của nhà báo trong tác phẩm.
2.3.2. Phong cách phỏng vấn của nhà báo phát thanh
a. Chọn chủ đề phỏng vấn
Khi nhà báo phỏng vấn phải có chủ đề rõ ràng. Chủ đề không nên quá
rộng, tốt nhất là hẹp và rõ ràng để điều kiện lật đi lật lại vấn đề.

18


Chủ đề phỏng vấn phải là những vấn đề cốt lõi, những nội dung cơ bản.
Chủ đề quyết định chất lương của tác phẩm và tính hấp dẫn của nó vì vậy nó
là tiền đề cho các câu hỏi phỏng vấn
b. Chọn nhân vật phỏng vấn
Vấn đề “chọn mặt gửi vàng” thể hiện ở khâu này. Với những phỏng vấn
hấp dẫn, nhà báo phải thận trọng, chọn đúng người, đúng việc để thể hiện
phỏng vấn. Tiêu chuẩn chọn:
-

Cương vị, trách nhiệm của người được chọn phải tiêu biểu cho vấn đề định
nêu trong tác phẩm.

-

Người trả lời phải có kiến thức và thực tế về vấn đề phỏng vấn đề cập.

-


Người trả lời phỏng vấn phải có khả năng ứng xử linh hoạt, nói không cần
văn bản.

-

Tốt nhất nên chọn người trả lời không nói ngọng, nói lắp.
c. Phương pháp đặt câu hỏi
Khi phỏng vấn nhân vật, nhà báo nên đưa ra những câu hỏi ngắn và
không đưa ra nhiều câu hỏi cùng một lúc.
Câu hỏi phải trọng tâm, đi sâu vào vấn đề đã nêu, và phải có khả năng
tạo ra sự bùng nổ thông tin.
Trong quá trình phỏng vấn phải lắng nghe câu trả lời của nhân vật để có
thể tìm ra những chi tiết mới để đặt câu hỏi tiếp theo
Nhà báo khôn ngoan là phải biết cách thể hiện sự khiêm tốn với nhân
nhật. Ví dụ có thể sử dụng những câu như: “Về vấn đề này tôi chưa am hiểu
nhiều, anh/chị có thể giải thích lại được không ạ?” , “Với sự am hiểu rộng của
mình, anh/ chị có thể đánh giá về việc….”
Nên sử dụng các câu hỏi mở để nhân vật thaoir mái bày tỏ ý kiến và
suy nghĩ của mình. Không đưa ra các câu hỏi đóng, câu hỏi đa nghĩa, câu hỏi
kép, không đưa ra bình luận trong câu hỏi.
Các câu hỏi cần có trí tuệ, có khả năng thúc bách nhân vật cung cấp
thông tin
19


d. Tạo sự giao lưu, đồng cảm
Nhà báo khi tiếp cận với nhân vật, cần tạo nên thiện cảm với người đối
diện để khai thác thông tin dễ dàng hơn. Đối với từng đối tượng và hoàn cảnh
khác nhau nhà báo phải lựa chọn cách phỏng vấn sao cho phù hợp.
Ví dụ:

Khi phỏng vấn bộ trưởng về một vấn đề nóng đang được dư luận quan
tâm. Nhà báo phải thể hiện thái độ cứng rắn, giọng điệu chuyên nghiệp, dứt
khoát. Tuy nhiên khi phỏng vấn một bệnh nhân HIV, nhà báo phải đưa ra
những câu hỏi nhẹ nhàng, tích cực. Phải tạo sự gần gũi, cảm thông chia sẻ
với nhân vật bằng những hành động nhỏ như: Ngồi gần khi trò chuyện, nắm
tay, an ủi khi cần thiết…
e. Kỹ năng sử dụng các phương tiện phỏng vấn
Máy ghi âm, mic , điện thoại có chức năng ghi âm ...là những vật bất li
thân của nhà báo phát thanh khi đi tác nghiệp. Do đó cách sử dụng những
phương tiện này cũng là một vấn đề cần quan tâm. Trước khi phỏng vấn bất
kỳ nhân vật nào nhà báo phải kiểm tra máy móc kỹ lượng tránh trường hợp
đang thu phỏng vấn thì xảy ra lỗi hoặc không thu được âm thanh
Khi phỏng vấn, nhà báo đứng gần nhân vật, mic hướng về nhân vật với
khảng cách hợp lý sao cho âm thanh thu được đạt chất lượng tốt nhất.
Sau khi phỏng vấn xong, nhà báo phải nghe lại đoạn âm thanh đó xem
có đạt chất lượng không. Nếu xảy ra lỗi phải thu lại ngay. Tránh tình trạng khi
về cơ quan rồi mới phát hiện ra không thu được âm thanh.
2.4. Phong cách chuyên nghiệp, năng động
2.4.1.Tính chuyên nghiệp
Tính chuyên nghiệp được hiểu như một sự chuyên tâm vào công việc
chuyên biệt nào đó, đầu tư cho nó, dành sức cho nó, hoạt động trong phạm vi
đó cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Và như thế, điều quan trọng của tính chuyên
nghiệp là tất cả đều cố gắng để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc đó. Nhà
báo chuyên nghiệp là người biết đầu tư trí tuệ, công sức, khả năng và kỹ năng
20


cho công việc viết báo của mình sao cho có hiệu quả cao nhất, thành công
nhất.
2.4.2. Phong cách chuyên nghiệp của nhà báo phát thanh

Nhà báo chuyên nghiệp hiện đại là nhà báo được đào tạo, làm việc và
ăn lương của đơn vị báo chí, có thẻ nhà báo hoặc thẻ CTV báo chí, tôn trọng
luật báo chí. Phong cách chuyên nghiệp của nhà báo thể hiện ở việc lòng
chuyên sâu vào công việc làm báo, coi hiệu quả công việc làm báo đúng đắn
là mục đích cao nhất của mình..
Bên cạnh những kỹ năng cứng được đào tạo theo cách này cách khác,
nhà báo cũng cần có những kỹ năng mềm để ứng xử và và hoạt động trong
nhiều tình huống công việc, giao tiếp, tác nghiệp khác nhau để đạt hiệu quả
cao. Song nghề báo là một nghề của nhiều nghề nên khó có tiêu chí nào, kỹ
năng nào để vận dụng như một công thức bất di bất dịch. Vì vậy nhà báo cần
có sự linh hoạt mà chính tính linh hoạt vận dụng kỹ năng cũng là một kỹ
năng. Có khi nhà báo phải khôn khéo mềm mỏng như một nhà ngoại giao,
nhưng cũng có khi nhà báo cũng phải bụi bặm dấn thân như một tay chơi có
hạng. Có khi nhà báo cầu kỳ chỉn chu đến từng chi tiết nhỏ nhất của công việc
nhưng cũng có khi phải chấp nhận những gì có thực trong điều kiện eo hẹp
nào đó mà tác nghiệp. Có khi nhà báo phải có trái tim nóng mà nhiều khi nhà
báo cũng phải có cái đầu lạnh một chút để thực thi công việc không để tình
cảm cá nhân làm ảnh hưởng công việc của mình.
Ví dụ:
Vì hiệu quả công việc, nhà báo có thể gọi một cuộc điện thoại hàng
chục phút để tường thuật một vụ bắt cóc con tin về cho tòa soạn. Hay đang đi
đường mà bắt gặp một vụ hỏa hoạn lớn, nhà báo sẵn sang rút điện thoại ra
tác nghiệp và gọi điện về tòa soạn để đưa tin trực tiếp từ hiện trường.
Phong cách chuyên nghiệp của nhà báo được thể hiện qua việc nhà báo
có thể tác nghiệp mọi lúc mọi nơi, trong mọi điều kiện hoàn cảnh. Dù không
có sự chuẩn bị về mặt nội dung cũng như các phương tiện kỹ thuật như máy
21


ghi âm, mic…nhưng chỉ với một chiếc điện thoại, nhà báo cũng vẫn có thể tác

nghiệp thành công.
Hay trong trường hợp tác nghiệp tại các hội nghị, hoặc các chuyến công
tác dài ngày mà cơ quan lại yêu cầu phải có thông tin phát sóng kịp thời,
không được chậm chễ thì nhà báo phải đem theo cả máy tính để viết bài, cắt
chỉnh âm thanh và gửi về cho cơ quan.
Phong cách chuyên nghiệp của nhà báo là phải có khả năng ứng dụng
tốt các thành quả của khoa học-công nghệ trong tác nghiệp và giỏi ít nhất một
ngoại ngữ thông dụng. Hiện nay, hoạt động báo chí không thể tách rời các sản
phẩm của khoa học-công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Do đó, nhà
báo phải có kiến thức vững vàng về công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo
các thiết bị kỹ thuật phục vụ tác nghiệp. Bên cạnh đó, nhà báo phải thành thạo
một ngoại ngữ thông dụng, nhất là tiếng Anh (theo các chuyên gia, hiện hơn
80% các giao dịch trên thế giới diễn ra bằng tiếng Anh và phần lớn các thông
tin trên Internet được chuyển tải qua tiếng Anh). Bác Hồ từng nói: “Trong
nghề làm báo, ta có kinh nghiệm của ta, nhưng ta cũng cần phải học thêm
kinh nghiệm của các nước anh em. Muốn thế, thì những người làm báo ít nhất
cũng cần biết một thứ tiếng nước ngoài”. Thực tế cho thấy, ngoại ngữ là
phương tiện quan trọng giúp nhà báo khai thác các nguồn thông tin bằng tiếng
nước ngoài, mở mang tri thức mọi mặt, học hỏi kinh nghiệm của báo chí thế
giới, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp; qua đó, hội
nhập hiệu quả và đạt tới đẳng cấp quốc tế.
Nhà báo chuyên nghiệp không bao giờ cho phép bản thân tùy tiện và
thiếu trách nhiệm khi tác nghiệp. Luôn đúng giờ, giữ lời hứa, bảo mật thông
tin cho nhân vật...là yếu tố cực kỳ quan trọng của mỗi nhà báo. Khi đi cơ sở
tác nghiệp hoặc hẹn nhân vật để phỏng vấn, nhà báo luôn luôn phải đúng giờ,
vì trong nhiều trường hợp chỉ cần trễ hẹn 5 phút cũng có thể khiến nhà báo
thất bại.

22



Rõ ràng tính hiệu quả công việc sẽ là tiêu chí chung của tính chuyên
nghiệp cho dù tình huống nào xảy ra, để thực hiện tốt nhất công việc của
mình nhà báo phải biết và sẽ biết làm gì để đạt được mục đích. Ví dụ biết
chuẩn bị chu đáo công việc, biết hình dung trước tình huống để đối phó, biết
xoay sở trong nhiều hoàn cảnh, biết sử dụng tốt nhiều phương tiện tác nghiệp,
biết ứng xử với đủ mọi đối tượng trong mỗi hoàn cảnh, biết tự sắp xếp công
việc để hoạt động độc lập, đồng thời cũng có kỹ năng để làm việc theo mô
hình nhóm…Để có thể có hiệu quả công việc tốt nhà báo đôi khi phải hy sinh
quyền lợi cá nhân, phải biết xoay sở tình thế, biết chịu đựng. Trong thực tế đôi
khi nhà báo cũng có thể phải rất bản lĩnh hoặc đôi khi thật khôn khéo, thậm
chí hơi “láu cá” để đạt được mục đích của mình.
Cuộc sống đang ngày càng hiện đại hơn. Và muốn có một nền báo chí
chuyên nghiệp thì cần phải có những phóng viên có phong cách chuyên
nghiệp. Họ chuyên nghiệp từ tác phong ăn mặc, đi đứng, trò chuyện, nhìn
nhận vấn đề…. Cái mà nhà báo chuyên nghiệp cần thoát ra đó là những phong
tục tập quán thói quen của Á Đông, như cả nể, cảm tính, xuề xòa, rông dài,
thích hình thức, hướng nội…
3.

Những khó khăn của nhà báo phát thanh khi đi tác nghiệp
Muốn sáng tạo được những tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn, có chất
lượng cao, mang đậm hơi thở cuộc sống thì ngoài việc nắm vững nghiệp vụ
báo chí, có kiến thức sâu rộng về các vấn đề trong cuộc sống thì việc đi thực
tế, tiếp cận cơ sở là điều kiện bắt buộc và hết sức quan trọng đối với các
phóng viên.
Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là việc đi cơ sở của các phóng viên
đang gặp khá nhiều khó khăn, thử thách. Theo số liệu từ cơ quan quản lý nhà
nước cho biết hiện nay toàn quốc có 906 cơ quan báo chí; trong đó có 838 cơ
quan báo in, 67 đài phát thanh, truyền hình, một hãng thông tấn quốc gia, 95

báo điện tử và hàng ngàn trang tin điện tử cung cấp thông tin; trên 17.000 nhà

23


báo đã được cấp thẻ. Vì vậy, trong một ngày có những cơ sở phải đón tiếp
hàng chục nhà báo, phóng viên đến làm việc.
Không phải cứ muốn đến cở sở nào, gặp gỡ ai là cũng có thể đến được
ngay mà phóng viên phải trải qua những quá trình bắt buộc. Trước hết cần
phải tìm cách liên hệ với lãnh đạo đơn vị, địa phương, sau đó là đặt lịch hẹn
thông báo thời gian, địa điểm và lên chương trình cho buổi làm việc. Nếu mọi
việc thuận lợi thì phóng viên mới có thể đến gặp nhân vật ở cơ sở. Tuy nhiên
không phải lúc nào việc đi cơ sở cũng “thuận buồm, xuôi gió”, nếu không
muốn nói là gặp khá nhiều khó khăn, trở ngại ở khâu này hay khâu khác. Đối
với những phóng viên trẻ chưa có thẻ nhà báo mà chỉ xuất trình cơ sở giấy
giới thiệu của cơ quan báo chí thì việc tác nghiệp không hề dễ dàng. Không
những không nhận được thái độ thiện cảm mà thậm chí còn bị từ chối trả lời
phỏng vấn.Đối với những phóng viên lâu năm trong nghề thì họ có những lợi
thế, những kinh nghiệm riêng trong quá trình tác nghiệp nên việc đi cơ sở
cũng sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với phóng viên trẻ, mặc dù thỉnh thoảng họ
vẫn gặp những trở ngại trong quá trình tác nghiệp. Nhưng với những phóng
viên trẻ mới vào nghề vì những nguyên nhân chủ quan hay những tác động
khách quan mà việc đến cơ sở của họ thực sự là một việc không dễ dàng gì.
Gần đây rất nhiều các bài biết phản ảnh các vụ việc phóng viên bị hành
hung hoặc gây khó dễ trong tác nghiệp. Thực tế này cho thấy, nhà báo dù là
đại diện cho tiếng nói của Đảng, của dân tộc nhưng họ chưa được bảo về về
quyền lợi cũng như vị thế trong xã hội.
Ví dụ: Vụ việc các phóng viên phải ngồi bệt dưới sàn để đưa tin tường
thuật quốc hội ngày 21/10 vừa qua là minh chứng rõ ràng nhất về những khó
khăn phóng viên gặp phải trong quá trình tác nghiệp.

Đối với những phóng viên lâu năm, có thâm niên trong nghề và đã tạo
dựng được “thương hiệu” với những tác phẩm đã được ghi nhận, độc giả biết
đến thì khi họ đi liên hệ với cơ sở thì người ở cơ sở sẽ biết họ là ai, công tác
tại cơ quan báo chí nào, hay viết về lĩnh vực nào… nên sẽ dễ dàng hơn trong
24


quá trình tác nghiệp. Điểm dễ nhận thấy ở các phóng viên trẻ là sự năng động,
nhiệt tình, nhạy bén với các đề tài mới, hăng hái đi tác nghiệp tại các cơ sở ở
vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên họ lại chưa được nhiều người biết đến, chưa tạo
dựng được tiếng tăm nên quá trình tiếp cận với cơ sở sẽ gặp nhiều bất tiện
nhất là những cơ sở không thích bị “nhòm ngó”, soi xét thì khi gặp phóng
viên trẻ đến thậm chí sẽ thẳng thừng từ chối tiếp xúc với những lý do “trên
trời”, bên cạnh đó với một số lãnh đạo, thủ trưởng các đơn vị chưa nhận thức
đầy đủ trách nhiệm của họ đối với báo chí nên trong nhiều trường hợp họ đã
dùng quyền hạn của mình để từ chối, thậm chí có những hành động thái quá
với phóng viên đến làm việc.
Ví dụ:
Qua vụ việc hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long của VOV
bị hành hung tại Văn Giang, Hưng Yên khiến dư luận lại bức xúc vì quyền tác
nghiệp của nhà báo bị xâm phạm, sức khỏe, tính mạng của nhà báo bị đe
dọa.
Nhiều phóng viên trẻ mới ra trường do chưa thân thuộc với địa hình
của địa phương, dù có thể đã tìm hiểu về cơ sở nhưng nhiều lúc cũng mất khá
nhiều thời gian để tìm được đến cơ sở mình cần, và khi đến không đúng lịch
hẹn thì nhiều khả năng cuộc hẹn sẽ bị hủy và từ đó gây mất lòng tin của sơ sở
ở các lần hẹn sau. Vì vậy, nếu muốn có một chuyến đi cơ sở thuận lợi thì các
phóng viên trẻ cần chuẩn bị kỹ càng mọi điều kiện cần thiết, phải tìm hiểu
thật kỹ nơi mình sắp đến, thậm chí có thể hỏi các phóng viên có kinh nghiệm
hoặc đã từng đến những nơi đó làm việc để có thể áp dụng những “mẹo” của

họ vào quá trình làm việc của mình. Bên cạnh đó, cũng cần phải tạo cho mình
một hệ thống Cộng Tác viên sâu, rộng để thông qua đó tìm hiểu trước các cơ
sở mình sắpđến tác nghiệp; thông qua CTV làm cầu nối để sắp đặt cuộc hẹn
với các cơ sở. Một điều hết sức quan trọng đối với phóng viên là tạo dựng cho
mình những mối quan hệ rộng rãi trong cơ sở, trong quần chúng nhân dân và

25


×