Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TIEU LUAN CAO HỌC_MÔN QUAN LY BAO CHI _THỰC TRẠNG về QUẢN lý báo CHÍ TRÊN địa bàn TỈNH hà GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.04 KB, 10 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Báo chí là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ công tác tư
tưởng, văn hóa của Ðảng; là ngọn cờ, là công cụ sắc bén, hiệu quả để xây
dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng chính trị của Ðảng; tuyên truyền chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, Nghị quyết của Ðảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; động viên, cổ vũ Nhân dân thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Quản
lý nhà nước về báo chí là một đặc thù, đây là nhiệm vụ của mọi cấp, ngành và
của mỗi công dân. Để công tác quản lý báo chí góp phần thúc đẩy báo chí
phát triển, thiết nghĩ cần hơn sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền
các cấp, của các cơ quan chức năng trong giám sát thực thi pháp luật về báo
chí. Và, cái cốt lõi nhất chính là ở cái tâm của mỗi nhà báo...Trước tình hình
mới, công tác lãnh đạo, quản lý báo chí của Ðảng, Nhà nước cần có nhiều đổi
mới, cả về nội dung, phương châm, phương thức.
I - THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ
GIANG
• Một số khái niệm liên quan:
* Báo chí là gì?
Báo chí là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ công tác tư
tưởng, văn hóa của Ðảng; là ngọn cờ, là công cụ sắc bén, hiệu quả để xây
dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng chính trị của Ðảng; tuyên truyền chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, Nghị quyết của Ðảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; động viên, cổ vũ Nhân dân thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Báo chí được hiểu theo nghĩ rộng bao gồm: báo chí in ấn, phát thanh,
truyền hình và báo mạng điện tử.

1


“Báo chí truyền thông hiện đại của PGS-TS Nguyễn Văn Dững, Học


viện Báo chí và tuyên truyền”.
* Quản lý Báo chí là gì?
Là hiện tượng xã hội có vai trò ngày càng to lớn trên mọi lĩnh vực đời
sống văn hóa – xã hội cũng như mọi tiến trình xã hội khác. Báo chí cần có sự
quản lý. Quản lý Báo chí là nhằm tạo điều kiện cho báo chí phát triển và để
phát huy cao độ sức mạnh của Báo chí vì sự nghiệp phát triển đất nước. Một
trong những quan điểm rất thực tiễn của Nhà nước ta về quản lý báo chí là “
phát triển đi đôi với quản lý tốt, phát triển đến đâu phải quản lý tốt đến đấy”
“Báo chí truyền thông hiện đại của PGS-TS Nguyễn Văn Dững, Học
viện Báo chí và tuyên truyền”.
Cùng với sự phát triển không ngừng của báo chí cả nước nói chung,
những năm qua, hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã có những
bước phát triển, đổi mới cả về nội dung, hình thức, đội ngũ những người làm
báo có bước phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng, các ấn phẩm báo chí
được nâng cao, hấp dẫn bạn đọc, khán giả, thính giả.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 3 cơ quan báo chí gồm: Báo
Hà Giang; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Tạp chí Văn nghệ - Hội Văn
học - nghệ thuật; 1 Đặc san Nghề báo - Hội Nhà báo tỉnh; 10 bản tin; 1 cơ
quan thường trú Báo T.Ư là phân xã Thông tấn xã ViệtNam, 1 cơ quan
thường trú của Báo Nhân dân và hàng chục Website. Ngoài ra còn có hệ
thống Đài Phát thanh - Truyền hình tại 11 huyện, thành phố. Với gần 100 nhà
báo chuyên nghiệp. Hoạt động báo chí thực sự là lực lượng xung kích trong
việc bám sát sự chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, nhà nước, thông tin
nhanh nhạy, kịp thời, chính xác các chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân. Các cơ quan
báo chí đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, thực tiễn của đời sống
xã hội, tích cực tuyên truyền nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người
2



tốt việc tốt; tuyên truyền hiệu quả về các giải pháp phát triển kinh tế, ngăn
chặn suy giảm. Hoạt động báo chí đóng góp quan trọng trong tuyên truyền về
Cuộc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tích cực đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác;
thường xuyên tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước và con người Hà
Giang nơi cực Bắc Tổ quốc với bạn bè trong nước và quốc tế. Hoạt động báo
chí thực sự là kênh thông tin đại chúng, thiết yếu đối với đời sống xã hội, là
cầu nối giữa Đảng với Nhân dân, thông qua hoạt động báo chí đã góp phần
củng cố, nâng cao niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ
và chính quyền địa phương.
Cùng với sự phát triển của hoạt động báo chí, công tác quản lý Nhà
nước về hoạt động báo chí cũng được nâng lên một bước. Bộ Thông tin và
Truyền thông đã tích cực rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới nhiều văn
bản quy phạm pháp luật về báo chí để chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Thông tin
và Truyền thông – cơ quan quản lý báo chí, xuất bản cấp tỉnh bước đầu đáp
ứng tốt hơn nhu cầu công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực phức tạp, nhạy
cảm này.
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Giang là cơ quan chuyên môn giúp
UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản, trong
những năm qua đã làm tốt công tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí
trên địa bàn tỉnh, đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các đề án như: Quy
hoạch mạng lưới báo chí ở địa phương giai đoạn (2001 – 2005); (2005 –
2010) và giai đoạn (2010 – 2020); tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định
thành lập Hội đồng xét duyệt thi nâng ngạch cho đội ngũ phóng viên, biên tập
viên; quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt cấp thẻ nhà báo; tham mưu
việc ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa
bàn tỉnh Hà Giang. Đồng thời Sở Thông tin và Truyền thông đã tổng hợp
danh sách các nhà báo có đủ điều kiện đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông
3



cấp, đổi thẻ nhà báo năm 2009; tuyên truyền Luật Báo chí, Luật Sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999 và các văn bản dưới luật;
thường xuyên kiểm tra, đọc lưu chiểu báo chí, theo dõi kiểm tra cập nhật
thông tin đối với các trang Báo Hà Giang điện tử, trang thông tin điện tử của
tỉnh và các sở, ban, ngành, tránh trùng lặp về tôn chỉ và mục đích; thường
xuyên theo dõi kiểm tra hoạt động của các cơ quan báo chí, kịp thời phát
hiện, chấn chỉnh, ngăn chặn những thiếu sót, khuyết điểm trong hoạt động
báo chí.
Tuy nhiên, trong tình hình mới với xu thế hội nhập và phát triển đang đặt
ra cho hoạt động báo chí và công tác quản lý Nhà nước về báo chí không ít
khó khăn, thử thách. Trong hoạt động báo chí tính chiến đấu, tính dự báo, tính
phản biện xã hội, định hướng dư luận xã hội và sự hấp dẫn của báo chí chưa
cao. Công nghệ in báo lạc hậu, chất lượng in chưa đẹp, ảnh hưởng đến chất
lượng tờ báo; nhiều bản tin xuất bản thường kỳ, số lượng phát hành thấp, hiệu
quả thông tin chưa cao, kinh phí đóng góp cho ngân sách thông qua hoạt động
báo chí còn thấp. Trong hoạt động quản lý Nhà nước về báo chí còn gặp nhiều
khó khăn hạn chế: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí chưa đáp
ứng yêu cầu công tác quản lý và thực tiễn phát triển của hoạt động báo chí; đội
ngũ làm công tác quản lý báo chí còn thiếu và yếu, chưa nắm bắt kịp thời ở
trình độ quản lý trong tình hình mới; cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật,
trang thiết bị phục vụ cho công tác theo dõi quản lý còn thiếu; công tác đào
tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ chuyên làm công tác quản lý báo chí ở địa phương
chưa thường xuyên, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan lãnh đạo định
hướng thông tin báo chí với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
Là một người đang công tác tại Đài PT - TH tỉnh Hà Giang, nên xin chỉ
ra một số mặt còn tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước tại đơn vị. Hà
Giang là một tỉnh nghèo, đông dân tộc với 22 dân tộc; trong đó, đồng bào dân
tộc Mông chiếm hơn 30% dân số; kinh tế - xã hội kém phát triển; tỷ lệ hộ
4



nghèo còn cao; địa bàn rộng. Việc làm sao để chuyển tải trong ngày đến đông
đảo khán giả những thông tin sôi động về mọi mặt của đời sống trên địa bàn
tỉnh là nhiệm vụ không hề dễ dàng đối với phóng viên Đài PT-TH Hà Giang.
Vì vậy, việc quản lý vận hành cả một hệ thống sản xuất của Đài phải hết sức
linh hoạt, nhạy bén, hợp lý để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ trên.
Hiện nay, Đài PT-TH Hà Giang có 7 phòng ban và hon 100 cán bộ,
phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên nhân viên. Để Đài hoạt động tốt thì
việc phối hợp giữa các phòng ban và các bộ phận phải thật sự thông suốt,
nhịp nhàng. Đài PT-TH Hà Giang là một trong những Đài đầu tiên ở khu vực
phía Bắc phát song trên vệ tinh Vinasat 1. Chính điều này đã làm cho Đài
phải không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng chương trình phát thanh
truyền hình; đặc biệt là công tác quản lý trên các lĩnh vực. Thực tế thì việc
quản lý cơ quan Đài PT-TH Hà Giang nói chung và quản lý ở cấp phòng ban
nói riêng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện tại, Đài PT- TH Hà Giang có
1 giám đốc và 2 phó giám đốc ( 1 phụ trách khối nội dung và 1 phụ trách
khối kỹ thuật ).
Việc quản lý được thực hiện phân cấp từ trên xuống dưới. Tất cả chịu
trách nhiệm chung trước giám đốc về hoạt động của khổi, công việc mình
phụ trách. Mặc dù đã đạt được những bước phát triển mới tròng những năm
gần đây nhưng hoạt động quản lý dường như vẫn chưa theo kịp sự phát triển.
Trước tiên phải nói đến quản lý hoạt động sản xuất chương trình
Truyền hình và Phát thanh phát sóng hàng ngày. Việc kiểm duyệt chỉ được
tập trung vào chương trình thời sự. Cho nên chất lượng của chương trình thời
sự khá ổn định. Còn đối với các chương trình chuyên đề, văn nghệ, chương
trình phim truyện, giải trí khác…việc kiểm duyệt lỏng lẻo hơn, tất cả ủy
quyền cho Biên tập viên của các phòng và các cán bộ thực hiện nhiệm vụ
được phân công. Tất cả các chương trình, kể cả thời sự hàng ngày cũng
không có khâu kiểm duyệt cuối cùng của Ban Giám đốc trước khi lên sóng.

5


Việc quản lý một nửa này là nguyên nhân xuất hiện nhiều lỗi trong các phóng
sự chuyên đề khi phát lên sóng. Ngoài chuyên đề, các chương trình văn nghệ
và báo điện tử thực hiện cũng trong tình trạng không được kiểm duyệt chặt
chẽ nên thường xuyên mắc lỗi. Từ thực tế này có thể thấy việc phân công
quản lý các hoạt động sản xuất chương trình truyền hình hiện nay ở Đài PTTH Hà Giang vẫn còn thiếu chặt chẽ.
Hiện nay, công tác quản lý báo chí tại Đài PT-TH Hà Giang mới chỉ tập
trung ở bề nổi mà chưa đi vào chiều sâu. Khi Đài phát song trên vệ tinh ngày
1/1/2014, Đài đã mở thêm 2 bản tin thời sự, tăng một số đầu chương trình,
chuyên mục. Nhưng thực tế thì các chương trình giải trí hầu hết là đi trao đổi,
xin lại của các Đài bạn nên hiệu quả không cao. Nguyên nhân của những hạn
chế trong công tác quản lý báo chí chủ yếu xuất phát từ việc phân công công
việc tổ chức bộ máy hoạt động của cơ quan Đài PT-TH Hà Giang. Những cá
nhân được phân công quản lý công việc chưa thật sự làm hết trách nhiệm
được giao hoặc chưa tính đến tổng thể công việc toàn cơ quan, chưa đặt trong
mối quan hệ với các cá nhân, công việc khác nên nhiều kho có sự không
thống nhất trong công tác chỉ đạo điều hành. Mặt khác cũng do trình độ, năng
lực của một số cá nhân lãnh đạo còn hạn chế chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày
càng cao của công việc hiện nay. Nhiều người làm công tác quản lý báo chí
nhưng lại không được qua trường lớp đào tạo về báo chí.
Một vấn đề trong quản lý cũng còn nhiều bất cập ở Đài PT – Th Hà
Giang đó là vấn đề thu nhập ( ngoiaf lương). Có một số bộ phận thu nhập gấp
nhiều lần bộ phận khác; do vậy đã làm cho xuất hiện tư tưởng làm cho chiếu
lệ hoặc làm cho đạt được số lượng mà không quan tâm nhiều đến chất lượng.
Điều này cũng là nguyên nhân khiến chất lượng các tác phẩm báo chí của Đài
PTTH ở Hà Giang cũng có vần đề. Những tồn tại trên đòi hỏi phải có những
giải pháp tích cực mang tính chiến lược trong công tác quản lý đối với các
hoạt động chung của Đài PT – Th Hà Giang.

6


Từ thực tiễn hoạt động quản lý Nhà nước đối với các cơ quan báo chí
trên địa bàn tỉnh Hà Giang cho thấy: Vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ
quản có lúc, có nơi còn mờ nhạt. Cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí ở địa
phương là Sở Thông tin và Truyền thông, cán bộ, chuyên viên làm công tác
này còn thiếu và yếu, nhiều nơi các đồng chí làm nhiệm vụ này chưa được
đào tạo qua các lớp nghiệp vụ về báo chí, xuất bản nên chất lượng công tác
chưa cao, thậm chí còn non yếu. Khả năng phát hiện, nắm bắt các nghiệp vụ
báo chí còn chưa theo kịp yêu cầu công tác quản lý về báo chí trong thời kỳ
mới, thời kỳ hội nhập và phát triển.
Công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động của cơ quan báo chí thuộc
quyền còn bị buông lỏng, có nơi còn “khoán trắng” cho cơ quan báo chí toàn
quyền quyết định mọi nội dung. Xử lý không nghiêm, thậm chí bao biện cho
sai phạm của cơ quan báo chí thuộc quyền.
Trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và của cơ quan chủ quản trong
những năm qua đã được nâng lên một bước, nhưng có những người được
phân công phụ trách theo dõi hoạt động báo chí vẫn chưa am hiểu nhiều công
việc lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực này. Đặc biệt là việc phối hợp quản lý các
cơ qun thường trú của Báo chí trung ương tại địa phương còn yếu. Vì vậy đã
gây ra những nỗ hổng trong công tác quản lý Báo chi. Nhiều sự việc sai phạm
chưa được chấn chỉnh kịp thời, chưa phát huy được thế mạnh của binh chủng
tuyên truyền trên địa bàn tỉnh.

7


II- NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BÁO CHÍ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ĐƯỢC TỐT HƠN

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý báo chí,
nhằm thúc đẩy cho hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh hà Giang phát triển
mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu tình hình mới, thời gian tới cần tập trung:
- Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý báo chí theo kết luận của Bộ
Chính trị tại Thông báo số 41-TB/TW ngày 11.10.2006; Chỉ thị số 37/CTTTg ngày 21.11.2006 của Thủ tướng Chính phủ, về một số biện pháp tăng
cường lãnh đạo và quản lý báo chí.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về báo chí cho
đội ngũ phóng viên, biên tập viên và đội ngũ làm công tác quản lý báo chí.
- Tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương
ban hành những văn bản quản lý, điều hành các hoạt động báo chí, xuất bản
phù hợp với các quy định chung của Đảng, Nhà nước.
- Phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh, các cơ quan chức năng đẩy mạnh
công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính
trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý báo chí, hoạt động báo chí.
- Tăng cường sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin
và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh trong công tác lãnh đạo, quản lý hoạt
động báo chí trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp tổ chức giao ban báo chí hàng tháng, hàng quý giữa cơ quan
quản lý nhà nước với cơ quan báo chí.
- Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra hoạt động báo chí xuất bản theo đúng Luật Báo chí, Luật Xuất bản.
- Đối với người đứng đầu cơ quan báo chí phải thực hiện đúng chức
năng, quyền hạn của mình đã được cơ quan chủ quản báo chí giao trách
nhiệm và thực hiện đúng theo quy định tại Điều 13 Luật Báo chí, Luật Sửa
đổi bổ sung một số điều Luật Báo chí năm 1999.
Quản lý Nhà nước về báo chí là một đặc thù, đây là nhiệm vụ của mọi
cấp, ngành và của mỗi công dân. Để công tác quản lý báo chí góp phần thúc
đẩy báo chí phát triển, thiết nghĩ cần hơn sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy,

8



chính quyền các cấp, của các cơ quan chức năng trong giám sát thực thi pháp
luật về báo chí. Và, cái cốt lõi nhất chính là ở cái tâm của mỗi nhà báo./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Báo chí truyền thông hiện đại của PGS-TS Nguyễn Văn Dững, Học
viện Báo chí và tuyên truyền.
- Báo cáo quản lý Nhà nước về Báo chí trên địa bàn tỉnh Hà Giang của
UBND tỉnh hà Giang ( năm 2013 )
- Báo chí là bộ phận cấu thành quan trong trong toàn bộ công tác tư
tưởng ( Báo Nhân dân ).
- Quản lý Nhà nước về Báo chí là một đặc thù ( Báo Hà Tĩnh )

9


MỤC LỤC
Lời nói đầu
I. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về Báo chí trên địa bàn tỉnh Hà
Giang
II. Những giải pháp để công tác quản lý Nhà nước về Báo chí trên địa bàn
tỉnh
Hà Giang được tốt hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo

10




×