Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

De khảo sát chất lượng khối 12 lần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.47 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

ĐỀ SÁT HẠCH LẦN I KHỐI 12
Môn: Hóa Học
Năm học 2016 – 2017
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1(2,0 điểm) Viết các phương trình phản ứng xảy ra, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)
a/ Etanol + CuO
e/ Thủy phân metyl axetat trong môi trường axit.
b/ anđehit axetic + nước brom.
f/ Saccarozơ + Na dư.
c/ Xà phòng hóa etyl fomat
g/ Thủy phân xenlulozơ.
d/ Triolein + Br2 dư.
h/ Fructozơ + H2
Câu 2 (2,0 điểm)
1/ Phân biệt các dung dịch mất nhãn đựng một trong các chất sau: Glucozơ, saccarozơ, fructozơ, axit
propionic.
2/ Cho m gam một axit cacboxylic đơn chức (X) vào 180 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được dung
dịch Y. Cô cạn Y thu được 16,92 gam muối khan. Xác định CTPT của X.
Câu 3(2,0 điểm)
1/ Từ saccarozơ, viết các phương trình điều chế ra etyl axetat.
2/ Đốt cháy hoàn toàn 2,96 gam một este X thu được 2,688 lít CO 2 (ở đktc) và 2,16 gam H2O. Xác định
CTPT, CTCT và gọi tên X.
Câu 4(2,0 điểm)
1/ Một chất X (chứa C, H, O, có 2 nguyên tử O trong phân tử) có dX/He= 21,5. Thực hiện các thí
nghiệm với X thu được kết quả như sau:
- X phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch Y. Trung hòa Y bằng HCl thu
được dung dịch Z. Z tác dụng với AgNO 3/NH3 dư đun nóng thu được số mol Ag gấp bốn lần số mol của


X đã phản ứng.
- X tác dụng với nước Br2 dư nhận thấy số mol Br2 phản ứng gấp đôi số mol của X.
Xác định CTPT, CTCT của X và viết phương trình phản ứng xảy ra để giải thích.
2/ Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một triglixerit X trong dung dịch NaOH thu được 13,29 gam muối Y
của 2 axit (axit oleic và axit panmitic) và 1,38 gam glixerol.
a. Xác định m và CTCT của X.
b. Lấy a mol X đốt cháy hoàn toàn thu được b mol CO 2 và c mol H2O. Tìm một mối liên hệ giữa
ba đại lượng a, b, c.
Câu 5(2,0 điểm)
1/ Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm RCOOH, RCOOR’, R’OH thu được 2,688 lít
CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 5,52 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch
KOH 2M, thu được 1,92 gam R’OH. Lấy a gam R’OH (có thể tích hơi bằng thể tích của 2,56
gam O 2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) tác dụng hoàn toàn với CuO đun nóng thu
được hỗn hợp khí và hơi Y. Cho Y tráng bạc hoàn toàn thu được 34,56 gam Ag. Xác định
% khối lượng của từng chất trong X .
2/ Cho 7,6 gam hợp chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O và công thưc phân tử trùng với công thức đơn giản
nhất) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH vừa đủ đun nóng, sau đó chưng khô. Phần hơi bay ra chỉ
có nước, phần chất rắn khan Y còn lại có khối lượng 11,8 gam. Đốt cháy toàn bộ Y trong O2 dư thu được
7,95 gam Na2CO3; 7,28 lít CO2 (ở đktc) và 3,15 gam H2O.
a. Xác định CTPT của X.
b. X làm mất màu thuốc tím ở điều kiện thường và khi cho X vào nước brom vừa đủ thu được
kết tủa Z có %O bằng 19,632%. Xác định CTCT của X.

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, H = 1, O = 16, He = 4, Ag = 108, Na = 23,
K = 39, Br = 80, Cl = 35,5.


Câu/đ

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM SÁT HẠCH LẦN I MÔN HÓA 12 NĂM 2016-2017

Ý/đ
Đáp án
Biểu điểm

1/ 2,0

8 ptpứ: đúng, đủ điều kiện, dấu ptr
Chú ý: Nếu thiếu đk, hoặc chưa cân bằng thì trừ nửa số điểm tương ứng.

0,25đ/1pt

- Trích mẫu thử, đánh số tt
- Cho quì tím vào từng mẫu thử nếu hóa đỏ là axit propionic. Còn lại là
nhóm I.
- Nhỏ nước brom vào nhóm I nếu mất màu là glucozơ
Pư: G + Br2 + H2O → …
Còn lại là nhóm II
- Nhỏ AgNO3/NH3 vào nhóm II và đun nóng nếu có lớp Ag bám vào thành
ống nghiệm thì đó là fructozơ. Còn lại là saccarozơ
Pư: …
Chú ý: Nếu viết thiếu ptr thì trừ nửa số điểm tương ứng.
Gọi CT của axit là R-COOH
Pư: R-COOH + NaOH → R- COONa + H2O
Số mol NaOH = 0,18 mol
Theo pư → số mol R- COONa = 0,18 mol
Tìm được R = 27
R là C2H3- và CT của X là: C2H3-COOH

0.25
0,25


2/2,0
1/ 1,0

2/ 1,0

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

3/ 2,0
1/ 1,0

Viết đúng, đủ mỗi ptr: 0,25đ theo sơ đồ:
MR
MG
H + ,t o c
Saccarozơ 
→ Glucozơ → C2H5OH → CH3-COOH
+

o

H ,t c
‡ˆ ˆˆ ˆˆ ˆ†
ˆˆ etyl axetat


2/ 1,0

Số mol của: H2O = 0,12 mol; CO2 = 0,12 mol
Vì số mol H2O = số mol CO2 nên gọi CTC là: CnH2nO2
Viết phương trình cháy hoặc lập tỉ lệ và tìm n = 3 → CTX: C3H6O2
CTCT: 2CT: HCOOC2H5: etyl fomat và CH3COOCH3: Metyl axetat

0,25
0,25
0,25
0,25

Gọi công thức của X là CxHyO2
MX = 12x+ y + 32 = 21,5*4 = 86 → x = 4; y = 6.
Vậy CT của X: C4H6O2
Z tác dụng với AgNO3/NH3 dư đun nóng thu được số mol Ag gấp bốn lần
số mol của X đã phản ứng nên CTCT của X là: H-COOCH=CH-CH3
Viết đúng:
4 phương trình ở TN1: 1 thủy phân; 1 trung hòa và 2 tráng bạc
1 phương trình với nước Br2
Gọi CT của X là C3H5 (OOC R )3
Pư: C3H5 (OOC R )3 + 3NaOH → 3R − COONa + C3H5(OH)3
Số mol C3H5(OH)3 = 0,015 mol → Số mol NaOH = 0,045 mol
Áp dụng ĐLBT KL tính được m = mmuối + mancol – mNaOH = 12,87 gam

0,25

4/ 2,0
1/ 1,0


2/ 1,0

0,25
0,5
0,25
0,25


Số mol muối = 0,045 mol → R =685/3
nC17 H33 − 2
= nên có 2 CT CT của X…
Áp dụng qui tắc đường chéo n
1

0,25

Áp dụng công thức phản ứng cháy với kX = 5 ta được: b- c = 4a

0,25

Số mol của R’OH = 0,08 mol; số mol của Ag = 0,32 mol
NX: n A g / n R ’ O H = 4 nên ancol là CH 3 OH (R’ = 15)
Pư c/m: …
(HS có thể làm theo cách xét 2 TH vẫn cho điểm tối đa)
Hỗn hợp X gồm RCOOH, RCOOCH3 , CH3OH
Gọi số mol lần lượt là x, y, z trong 2,76 gam X
Sơ đồ cháy của X: X + O2 → CO2 + H2O
Số mol của CO2 = 0,12 mol; số mol của H2O = 0,1 mol
Áp dụng ĐLBT nguyên tố → nO/X = 0,07 mol

→ ptr: 2x + 2y + z = 0,07(I)
Viết 2 phương trình xảy ra với KOH
Số mol KOH = 0,06 mol; Số mol CH3 OH = 0,06 mol
Lập được 2 ptr: 2x + 2y = 0,06 (II) ; 2y + 2z = 0,06 (III)
Giải hệ được nghiệm: x = 0,01; y = 0,02; z = 0,01
MX = 0,01.(R + 45) + 0,02.(R + 59) + 0,01.32 = 2,76 → R = 27 ( C2H3-)
Vậy %C2H3COOH = 26,09%; %CH3OH = 11,59%; % C2H3COOCH3
=62,32%

0,25

Sơ đồ pư:
X + NaOH → Y + H2O (1)
0,15
Y + O2 → Na2CO3 + CO2 + H2O (2)
Số mol: Na2CO3 = 0,075 mol; CO2 = 0,325 mol; H2O(2) = 0,175 mol
Bảo toàn nguyên tố Na → số mol NaOH(1) = 0,15 mol
Bảo toàn khối lượng cho (1)
mH 2O (1) = (7, 6 + 0,15.40) − 11,8 = 1,8 → nH 2O (1) = 0,1mol

0,25

C15 H 31 −

5/ 2,0
1/ 1,0

2/ 1,0
2.a


2.b

0,25

0,25
0,25

Bảo toàn nguyên tố C, H:
0,25
Số mol C trong X = 0,4 mol; số mol H trong X = số mol H trong H2O (1 và
2) – số mol H trong NaOH= 0,175.2+0,1.2-0,15.1= 0,4 mol
Số mol O trong X = 0,15 mol
nC : nH : nO = 0,4:0,4:0,15 = 8:8:3 Do CTĐGN của X trùng với CTPT nên
CTPT của X là: C8H8O3
Số mol X = số mol C/8 = 0,05 mol
0,25
- Xét tỉ lệ:
số mol X : số mol NaOH : số mol H2O(1) = 0,05 : 0,15: 0,1 = 1 : 3 : 2
Vậy X có 1 –COO- của phenol và 1 -OH phenol
- X làm mất màu thuốc tím ở điều kiện thường nên X có –CHO hoặc liên
kết bội C với C
Vậy X có dạng: H-COO-C6H3(OH)-CH3
Gọi số H trong nhân thơm bị thế bởi Br là x
Pư: H-COO-C6H3(OH)-CH3 + (1+x) Br2
→ HOOC-O-C6H3-x Brx (OH)-CH3 (Z) + (2+x) HBr


%O/X = 64.100/ (168+79x) = 19,632% → x = 2
Vậy CTCT của X là: …. (6 CTCT)




×