Tải bản đầy đủ (.pptx) (34 trang)

Ô NHIỄM môi TRƯỜNG đất DO CHẤT THÁI SINH HOẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.37 KB, 34 trang )

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO CHẤT THẢI SINH HOẠT


NỘI DUNG




I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI SINH HOẠT.



III. CƠ CHẾ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT CỦA CHẤT THẢI
SINH HOẠT.



II. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI SINH HOẠT ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
VÀ CON NGƯỜI.

IV. NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.


I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI SINH HOẠT



Chất thải là những vật chất được thải bỏ, sinh ra trong quá trình hoạt động sản
xuất, ăn uống, sinh hoạt của con người, lưu lượng của nó nhiều hay ít phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như tăng trưởng, phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, gia tăng
dân số…




PHÂN LOẠI






CÓ MỘT VÀI KIỂU PHÂN LOẠI CHẤT THẢI
Theo dạng: chất thải dạng rắn; chất thải dạng lỏng và chất thải dạng khí.
Theo mức độ ô nhiễm: chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại.
Theo nguồn gốc phát sinh: chất thải sinh hoạt; chất thải công nghiệp và chất thải nông
nghiệp.


CHẤT THẢI SINH HOẠT

Các chất thải được tạo ra từ quá trình sinh sống của người
dân được gọi chung là chất thải sinh hoạt.


NGUỒN GỐC CHẤT THẢI SINH HOẠT




Chất thải tạo ra từ các nhà bếp ở các gia đình hay nhà bếp tập thể, các loại chất
thải này có bản chất sinh vật. Chúng thường là những phần động vật hay thực vật
không còn sử dụng được nữa hoặc không đáp ứng được yêu cầu chế biến, bảo

quản hay sử dụng ngay.
Chất thải từ khu vực thương mại như chợ, siêu thị. Ở chợ do người ta thải ra môi
trường chủ yếu là các chất thải từ nguồn thực vật và động vật


Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
Nguồn

Nơi sinh ra các chất thải sinh hoạt

Loại chất thải sinh hoạt

Nhà riêng, nhà tập thể, nhà cao tầng, khu tập thể,…

Rác thực phẩm, giấy thải, các loại chất thải khác.

Nhà hàng , khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở buôn bán, sửa chữa,

Rác thực phẩm, giấy thải, các loại chất thải khác.

Dân cư


Thương mại

Từ các nhà máy, xí nghiệp, các công trình xây dựng…

Rác thực phẩm, xỉ than, giấy thải, vải, đồ nhựa, chất thải độc hại…

Công viên, đường phố, xa lộ, sân chơi, bão tắm, khu giải trí,…


Các loại chất thải bình thường

Công nghiệp và xây
dựng

Khu trống


CHẤT THẢI SINH HOẠT thường có đặc điểm là không đồng nhất, chúng bao gồm các chất hữu cơ dễ
phân hủy, các chất hữu cơ khó phân hủy và cả các chất vô cơ.

Chất thải sinh hoạt:




Rác và phân xả vào môi trường đất: thức ăn thừa, vải vụn, gạch, vữa, polime, túi nylon....



Nước thải sinh hoạt theo cống rãnh đổ ra mương và có thể đổ ra đồng ruộng kéo theo phân rác và làm
ô nhiễm đất

Rác sinh hoạt thường là hỗn hợp của các chất vô cơ và hữu cơ độ ẩm cao nhiều vi khuẩn vi trùng gây
bệnh.


PHÂN LOẠI CHẤT THẢI SINH HOẠT





Chất thải sinh hoạt cũng tồn tại ở 3 dạng rắn, lỏng, khí.



Khí thải sinh hoạt chủ yếu ảnh hưởng đến môi trường không khí, không gây ảnh
hưởng lớn đến môi trường đất.

Chất thải khí sinh hoạt: là những chất khí thải ra trong quá trình đun nấu, làm lạnh, di
chuyển băng phương tiện giao thông,…như khí CO2, NOX, CFC,...




Nước thải sinh hoạt: là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt
như tắm giặt, vệ sinh cá nhân…phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, cơ quan,
trường



học,



Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình được chia ra làm 2 loại chính: nước đen và nước
xám. Nước đen là nước thải từ các nhà vệ sinh, chứa phần lớn là các chất ô nhiễm, chủ
yếu là chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng. Nước xám là nước phát
sinh từ quá trình tắm, rửa, giặt,…với thành phần các chất ô nhiễm không đáng kể.





Nước thải sinh hoạt có màu nâu đen hoặc nâu, có mùi vị lạ đặc trưng do có nhiều
hợp chất, đục do các chất hòa tan vào nước rồi sau đó kết tủa thành hạt rắn, do đất
hòa vào nước ở dạng phân tán



Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là COD,
BOD5, N, P. Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng nito và phospho rất lớn, nếu không
được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng




Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan dến hoạt động của con
người, người tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, trung
tâm thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ,
thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn
sử dụng, xương động vật, xác động vật, rau quả


Loại

Nguồn gốc

Ví dụ


Các vật liệu làm từ giấy

Các tú giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh,…

Có nguồn gốc từ sợi

Vải, len, bì tải, bì nilon,…

Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm

Các cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô,…

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre và rơm,…

Đồ dùng bằng gỗ như bàn nghế, thang, giường, đồ chơi, vỏ dừa,…

Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo

Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ chất dẻo, các đầu vòi bằng chất dẻo, dây bện, bì

Rác hữu cơ

nilon,…

Các vật liệu và sảm phẩm được chế tạo từ da và cao su

Bóng, dày, ví, băng cao su,…

Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút


Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ,…

Các vật liệu không bị nam châm hút

Vỏ hộp nhôm, giấy bao gói, đồ đựng,…

Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thủy tinh

Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn,…

Các vật liệu không cháy ngoài kim loại và thủy tinh

Vỏ trai, xương, gạch,đá, gốm,…

Rác vô cơ

Tất cả các vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và phần 2 đều thuộc loại này. Loại này có thể được phân chia thành 2 Đá cuội, cát đất, tóc,…
phần: kích thước lớn hơn 5mm và kích thước nhỏ hơn 5mm
Rác hỗn hợp


II. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI SINH HOẠT ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CON
NGƯỜI.

Tác động của chất thải
sinh hoạt đối với sức
khỏe và mĩ quan của
con người.

Tác động của chất

Tác động của chất
thải sinh hoạt đến
môi trường nước.

thải sinh hoạt đến
môi trường không
khí.

Tác động của chất
thải sinh hoạt lên
môi trường đất.


Tác động của chất thải sinh hoạt đối với sức khỏe
và mĩ quan của con người



Chất thải sinh hoạt đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng; nghiêm trọng nhất là đối với
dân cư khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn. Ô
nhiễm chất thải sinh hoạt đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt hột, bệnh đường hô
hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, … do chất thải rắn gây ra.



Ngoài việc gây nguy hại đến sức khỏe con người thì rác thải sinh hoạt còn ảnh hưởng đến mỹ
quan đô thị. Nó mang lại những hình ảnh không đẹp giữa lòng thành phố văn minh và hiện đại


Tác động của chất thải sinh hoạt đến môi trường nước.




Rác thải sinh hoạt không được thu gom khi thải vào sông ngòi, kênh rạch, ao hồ gây ô nhiễm
môi trường nước bởi chính bản thân chúng. Rác thải có trong lượng lớn sẽ tắc nghẽn đường lưu
thông của dòng nước, rác nhẹ hơn gây nên độ đục và các chất rắn lửng lơ trong môi trường
nước, các loại nilon làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí, giảm nồng độ ôxy hòa tan và
làm mất mỹ quan gây nên những tác động cảm quan xấu đối với người sử dụng nguồn nước.
Chất hữu cơ gây nên mùi hôi thối và có thể gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước


Tác động của chất thải sinh hoạt đến môi trường không khí



Trong các quá trình thu gom vận chuyển rác tạo ra các loại bụi. Các loại này cùng với các các chất thải khác nhau như:
chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng
làm môi trường không khí bị ôi nhiễm nhanh chóng.



Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và hiện tượng sương quang hóa. Nó còn tạo ra hiện tượng hiệu
ứng nhà kính với nhiều hệ lụy liên quan, các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng…



Rác hữu cơ trong chất thải sinh hoạt vốn là một chất dễ phân hủy sinh học. trong môi trường hiếu khí, kỵ khí độ ẩm
cao các chat này phân hủy ra các chất khí như CO2, CH4, SO2, CO, H2S, NH3…




CH4 là một chất thải nguy hại có trong rác thải sinh hoạt, có nguy cơ cháy nổ cao.


Tác động của chất thải sinh hoạt lên môi trường đất.



Rác trong môi trường đất phân huỷ ở hai dạng yếm khí và hiếu khí. Khi có ẩm độ
thích hợp, rác thải sẽ phân huỷ cho ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối
cùng nên các chất khoáng đơn giản, H2O và CO2. Trong điều kiện yếm khí, sản
phẩm cuối cùng của rác chủ yếu là CH4, H2S và CO2 gây độc cho môi trường.
nhờ khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ làm các chất từ rác không trở
thành ô nhiễm. nhưng với lượng rác quá lớn, môi trường đất sẽ trở nên quá tải và
gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, các kim loại nặng và các chất độc trong rác
sẽ theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm và gây ô nhiễm nước ngầm


CHƯƠNG 3: CƠ CHẾ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT CỦA CHẤT THẢI
SINH HOẠT

Con đường gây ô nhiễm đất của chất thải sinh hoạt



Hầu hết hiện nay tại Việt Nam có đến 80 – 90% rác thải sinh hoạt được xử lí
bằng phương pháp chôn lấp. Tuy nhiên phần trăm các hố chôn lấp hợp vệ sinh
chỉ chiếm rất nhỏ. Chất thải sinh hoạt nếu qua chôn lấp sẽ rỉ ra các chất ô nhiễm
có mùi hôi thối do sự phân giải các chất hữu cơ có trong rác sinh hoạt, các chất
gây ô nhiễm này nếu được dẫn theo một hệ thống sẽ chôn lấp hợp vệ sinh sẽ đưa

ra đến khu xử lý mà không ảnh hưởng gì đến môi trường nhưng khi hệ thống
chôn lấp không có khoa học và không hợp vệ sinh sẽ gây rò rỉ một lượng lớn các
chất độc hại được phân hủy từ rác sinh hoạt.




Nước rò rỉ từ rác ngấm xuống tầng nước mặt gây ô nhiễm tầng nước mặt, phần còn lại
ngấm qua các lớp đất xuống tầng nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Một
lượng rác không được chôn lấp hoặc bị vứt bừa bãi ra môi trường sẽ phân hủy gây ô
nhiễm trực tiếp với đất, đồng thời khi có mưa sẽ theo nguồn nước mưa trôi vào kênh
rạch gây ô nhiễm ao hồ, sông suối, theo dòng chảy phát tán






Sau khi đến bề mặt đất, các chất gây ô nhiễm đều bị chuyển hóa hóa học, quang
hóa, sinh học, hoặc bị đất giữ lại ở dạng hấp phụ hoặc tạo thành tồn dư. Một phần
khác linh động trong môi trường đất và theo phương thức thấm lọc đi vào nước
ngầm. Các chất gây ô nhiễm được phân bố lại trong phẫu diện đất ở dạng hòa tan,
dạng khí hoặc hấp phụ trên keo đất , tính chất các chất gây ô nhiễm, điều kiện
môi trường đất và bởi việc quản lý đất ô nhiễm.
Sự di chuyển các pha giữa các chất gây ô nhiễm có thể xảy ra trong quá trình
phân bố lại các hóa dọc theo phẫu diện đất. Động học và độ lớn của các quá trình
được lôi cuốn vào như sự hòa tan, bay hơi và lưu giữ, được coi là sự di chuyển
các chất gây ô nhiễm trong đất.



Cơ chế phát sinh và phương thức chuyển hóa các chất ô nhiễm trong môi trường đất.

+



chế

hấp

phụ

các

chất

ô

nhiễm





+ Các cơ chế hấp phụ đối với chất ô nhiễm hữu cơ.
Hấp phụ là quá trình cơ bản ảnh hưởng đến sự vận chuyển các chất ô nhiễm trong đất; là sự
liên kết các phân tử ô nhiễm với pha rắn của đất ( các hạt đất).


Cơ chế hấp phụ các chất ô nhiễm vô cơ




Vì các hợp phần của sét thường mang điện tích âm, và trao đổi các cation là cơ chế hấp phụ
chính đôi với các chất ô nhiễm vô cơ. Nhìn chung, những ion mang điện tích dương được
thu hút vào những chỗ điện tích âm trên các hạt sét. Những cation phổ biến trong đất gồm:
Ca2+,Mg2+,K+,Na+ và H+ chúng tồn tại ở những điểm trao đổi hoặc trong dung dịch đất.
Nếu các sản phẩm hòa tan trong dung dịch đất nhiều thì chúng có thể liên kết với những cấu
tử mang điện tích âm và kết tủa thành muối không tan. Thông thường các cation trong dung
dịch đất nằm trong trạng thái cân bằng với các cation bên trên những vi trí trao đổi, trong khi
những cation bên trên những vị trí trao đổi nhiều hơn hẳn so với các cation trong dung dịch.
Số lượng các cation đặc trưng trên những vị trí trao đổi kiểm soát số lượng các cation kiểu
này trong dung dịch đất qua cơ chế trao đổi cation. Các cation của dung dịch đất xâm nhập
vào vùng lân cận của một cation bên trên vị trí trao đổi có khả năng thay thế những cation
này. Ví dụ: Na+ có thể thay thế hoặc trao đổi cho K+ và Mg2+ có thể thay thế cho Ca+ hoặc
2 cation hóa trị 1. Nhìn chung cation hóa trị càng cao càng có lực hút bám lớn ở chỗ trao đổi.
người ta sử dụng thuật ái lực hấp thụ để mô tả lực mà nhờ đó một cation được giữ ở dạng
hấp phụ ở vị trí trao đổi. ái lực hấp phụ của nhiều cation giảm dần theo dãy:



Al3+ > Ca2+ = Mg2+ > K+ = NH4+ >Na+







Kích thước cation cũng ảnh hưởng đến ái lực hấp phụ. ví dụ: cation kích thước

nhỏ thường bị hydrat hóa mạnh và có ái lực hấp phụ nhỏ và dễ bị trao đổi.
Những ion trong dung dịch đất bị các vi sinh vật sử dụng hoặc thực vật hấp thụ,
cân bằng giữa những nồng độ cation trong dung dịch đất và nồng độ cation tại vị
trí hấp thu bị đảo lộn dãn đến trao đổi cation từ keo đất vào dung dịch đất. khi
những vị trí trao đổi trước đó lưu giữ một ion nhất định nào đó, những nồng độ
dung dịch đất của cation này bị đổi mới bởi sự hòa tan các muối kết tủa.
Sự trao đổi cation tại những vị trí tích điện âm trên bề mặt hạt đất là cơ chế chính
lưu giữ các cation kim loại nặng gây ô nhiễm mạnh. Hai nhân tố quan trọng tác
động đến tính linh động của các ion trong đất là tính hòa tan của ion và điện tích
ion. Nhìn chung những anion không được lôi cuốn vào các vị trí trao đổi trên đất
mà thường rất linh động như Cl- và NO3-.


Các cơ chế hấp phụ đối với chất ô nhiễm hữu cơ



Những chất hấp phụ ưu thế của các chất ô nhiễm hữu cơ là vật liệu hữu cơ liên
kết với đất, vật liệu hữu cơ nhìn chung có ít cực hơn so với nước và tạo môi
trường thuận lợi cho cho những chất ô nhiễm hữu cơ không có cực. như vậy sự
hấp phụ những chất hữu cơ không có cực, trước hết được súc tiến nhờ hiệu ứng
ghét nước – sự tranh chấp giữa nước và các hợp chất hữu cơ. Chất hữu cơ sau đó
ưa liên kết với vật liệu hữu cơ đất vì tính cực của chúng giống nhau. Không phải
tất cả các hợp chất hữu cơ đều không có cực. một số chất gây ô nhiễm hữu cơ có
tính cực hoặc ion và các cơ chế giữ chặt chúng tương tự như cơ chế giữ chặt các
chất vô cơ.


×