Tải bản đầy đủ (.pptx) (12 trang)

CHƯƠNG 2. NƯỚC VÀ XỬ LÍ NƯỚC Ô NHIỄM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.44 KB, 12 trang )

CHƯƠNG 2: NƯỚC VÀ XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG NƯỚC

2.1.1. Nước tự nhiên




Nước trong tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển, vịnh, ao, hồ,
nước ngầm, băng tuyết và trong không khí. Gần 94% nước trên Trái Đất
là nước mặn, nếu tính cả nước nhiễm mặn thì tỉ lệ lên tới khoảng 97,5%,
nước ngọt chiểm tỉ lệ nhỏ khoảng 2 – 3%.
Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và cho sự
sống trên Trái Đất, là dung môi lí tưởng để hòa tan, phân bố các chất vô
cơ, hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng cho giới thủy sinh cũng như động thực
vật. Nước giúp cho các tế bào sinh vật trao đổi chất dinh dưỡng, tham gia
vào các phản ứng hóa sinh và cấu tạo tế bào mới.


2.1.2 Nước thải



Định nghĩa: Nước thải là nước được thải ra sau khi sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá
trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.


2.1.3. Các nguyên nhân gây ô nhiễm trong nước

Nước thải sinh
hoạt (NTSH)



Nước thải công
nghiệp
(NTCN)


2.1.3.1. Nước thải sinh hoạt




Khái niệm: là nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm
giặt, vệ sinh cá nhân…phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, cơ quan, trường học.
Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình được chia ra làm 2 loại chính: nước đen và nước
xám. Nước đen là nước thải từ các nhà vệ sinh, chứa phần lớn là các chất ô nhiễm, chủ
yếu là chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng. Nước xám là nước phát
sinh từ quá trình tắm, rửa, giặt,…với thành phần các chất ô nhiễm không đáng kể.





Nước thải sinh hoạt có màu nâu đen hoặc nâu, có mùi vị lạ đặc trưng do có nhiều
hợp chất, đục do các chất hòa tan vào nước rồi sau đó kết tủa thành hạt rắn, do
đất hòa vào nước ở dạng phân tán
Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là
COD, BOD5, N, P. Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng nito và phospho rất lớn,
nếu không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng



Một vài thông số vật lí


2.1.3.2. Nước thải công nghiệp



Khái niệm: là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của cơ sở sản xuất, dịch vụ
công nghiệp, từ nhà máy xử lí nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở
công nghiệp.


Một vài thông số vật lí




Màu sắc



Màu của nước thải mới có màu nâu hơi sáng, tuy nhiên thường có màu xám vẩn
đục. Màu sắc của nước thải sẽ thay đổi đáng kể nếu như bị nhiễm khuẩn, khi đó
sẽ có màu đen tối.





Màu thực của nước là màu tạo ra do các chất hòa tan hoặc ở dạng hạt keo. Màu

bên ngoài còn gọi là độ màu biểu kiến của nước, là màu do các chất lơ lửng
trong nước tạo nên. Trong thực tế, người ta chỉ xác định màu thực của nước,
nghĩa là sau khi đã lọc bỏ các chất không tan.

Màu được xác định bằng phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn Pt-Co
Mùi
Trong nước thải, mùi xuất hiện do các khí sinh ra trong quá trình phân hủy các
hợp chất hữu cơ hay do một số chất được đưa thêm vào.


Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn so với nguồn nước sạch ban đầu, do có
sự gia nhiệt vào nước từ các dụng cụ và máy móc sản xuất.


2.1.4. Tác hại của ô nhiễm nguồn nước tới môi trường



Các khu vực ao hồ, sông ngòi ở Việt Nam đang bị ô nhiễm trầm trọng, người dân ở các khu vực này không
có đủ lượng nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như cho các hoạt động tưới tiêu chính
vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống của con người.



Hậu quả chung của tnh trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tnh liên quan đến ô
nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô
nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tnh nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm
nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.







Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn
uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da.
Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước
có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi
dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat,
Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete
(MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư
rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây
bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng.
Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích
tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn
mửa.




Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy
trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết
hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh
trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim
loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần
kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.




×