Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH VIỆC làm và các GIẢI PHÁP tạo VIỆC làm CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.58 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Tạo việc làm cho người lao động là một trong những chính sách an sinh xã hội
quan trọng của Nhà nước. Tạo việc làm không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà của
tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức và bản thân người lao động.
Hơn 30 năm đổi mới cùng với các chính sách phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước
đã ban hành một hệ thống chính sách xã hội hướng vào phục vụ lợi ích và phát triển toàn
diện con người như: Chính sách tạo việc làm và thu nhập, giáo dục, chăm sóc bảo vệ sức
khoẻ, chính sách dân tộc và tôn giáo, chính sách đối với người có công với đất nước...
Nhờ đó Việt Nam đã đạt được những thắng lợi to lớn về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để
thu hẹp khoảng cách giữa Việt Nam với nước phát triển còn rất nhiều chính sách phải giải
quyết như: Người chưa có việc làm, thiếu việc làm ngày càng tăng. Sự phân hoá giàu
nghèo tăng nhanh tệ nạn xã hội và tội phạm có chiều hướng gia tăng. Trong các chính
sách trên, lao động và việc làm đang là một sức ép lớn, là mối quan tâm lớn của Việt
Nam. Do đó, việc nghiên cứu chính sách tạo việc làm có ý nghĩa rất thiết thực, là một
trong những tiêu chí bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, là chính sách xã hội cơ bản
góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội.

1


NỘI DUNG
1. Sự cần thiết của tạo việc làm
Tạo việc làm là quá tình tạo ra các điều kiện cần thiết để người lao động có thể kết
hợp với tư liệu sản xuất và các điều kiện khác nhằm tiến hành quá trình lao động.
Có ba chủ thể có thể tạo việc làm: Nhà nước, người sử dụng lao động và bản thân
người lao động. Để tạo việc làm, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan tổ chức
cũng như cá nhân người lao động, tạo thành cơ chế tạo việc làm. Về phía người lao động,
muốn tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập cao phải có kế hoạch thực hiện và đầu tư
cho phát triển sức lao động của mình, có nghĩa là phải tự mình hoặc dựa vào nguồn tại
trợ từ gia đình, từ các tổ chức để tham gia đào tạo, phát triển, nắm vững một nghề nghiệp
nhất định – điều kiện cần thiết để cho người lao động tham gia vào thị trường lao động.


Về phía Nhà nước, phải tạo hành lang pháp lý, ban hành các luật lệ và chính sách liên
quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động. Về phía người sử dụng lao
động, gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước cần có thông tin về thị trường đầu vào
và đầu ra để không chỉ tạo ra chỗ làm việc mà còn duy trì và phát triển chỗ làm việc cho
người lao động.
Đối với Việt Nam, từ sau đổi mới (từ năm 1986) đến nay, cùng với chính sách phát
triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống chính sách xã hội hướng
vào phục vụ lợi ích của con người và phát triển con người toàn diện trong đó đặc biệt là
chính sách tạo việc làm cho người lao động. Chính vì vậy đã phát huy đến khá cao tiềm
năng nguồn nhân lực của đất nước trong đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tạo việc làm cho người lao động ở Việt Nam là hết sức cần thiết nhằm giảm thất
nghiệp. Tạo việc làm cho người lao động đáp ứng quyền lợi của người lao động, quyền
có việc làm và nghĩa vụ phải làm việc của người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động. Có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập, nâng cao vị thế của người lao động trong
gia đình và ngoài xã hội. Ngoài ra, tạo việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống,
hạn chế các tiêu cực xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội. Nếu không
có việc làm sẽ không có thu nhập và không có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu chính
đáng về vật chất và tinh thần của người lao động, chất lượng cuộc sống giảm sút. Vì vậy,
tạo việc làm cho người lao động là biện pháp quan trọng, có ý nghĩa, nó cho phép không

2


chỉ giải quyết các vấn đề kinh tế mà cả các vấn đề xã hội của Việt Nam. Khi nói về tầm
quan trọng của việc làm, nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh rằng:
“Việc làm là vấn đề mang tầm chiến lược quốc gia, đảm bảo cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Một xã hội có đủ công ăn việc làm và lành mạnh sẽ đem lại
lợi ích vô cùng to lớn. Đó là sự hòa thuận, sự giàu có trong mỗi gia đình, mỗi cộng đồng,
mỗi địa phương và trong cả nước”1.
Như vậy, việc làm và tạo việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó

không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên
suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi
phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội.
Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thân
mình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân. Việc làm
gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá nhân, thực tế cho thấy những
người không có việc làm thường tập trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư
khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng,..), vào những nhóm người nhất định (lao
động không có trình độ tay nghề, trình độ văn hoá thấp,..). Việc không có việc làm trong
dài hạn còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ kĩ năng nghề nghiệp
làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có.
Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu vào
không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế
và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu và việc làm cho từng cá
nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hoà giữa việc làm và kinh tế, tức là luôn
bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát triển bền vững, ngược lại nó cũng duy trì lợi
ích và phát huy tiềm năng của người lao động.
Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội, vì
vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt khác
nó tác động tiêu cực. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó được duy trì
và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội, không tạo ra các tiêu cực, tệ
nạn trong xã hội, con người được dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ…Ngược lại khi
1

Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại hộ nghị việc làm và xuất khẩu lao động, 15/12/2008, Tạp
chí Lao động và Xã hội, số 319 tháng 12/2008,tr.3

3



nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm cho người lao động có thể dẫn đến nhiều
tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người.
Con người có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo nhu cầu đời sống còn đảm bảo các
nhu cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong nhiều trường hợp khi không có việc
làm sẽ ảnh hưởng đến lòng tự tin của con người, sự xa lánh cộng đồng và là nguyên nhân
của các tệ nạn xã hội. Ngoài ra khi không có vệc làm trong xã hội sẽ tạo ra các hố ngăn
cách giàu nghèo là nguyên nhân nảy sinh ra các mâu thuẫn và nó ảnh hưởng đến tình
hình chính trị.
Vai trò việc làm và tạo việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, xã hội là rất quan
trọng, vì vậy để đáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi nhà nước phải có
những chiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được nhu cầu này.
2. Thực trạng tạo việc làm ở Việt Nam

Việt Nam là một nước kinh tế đang phát triển, dân số đông (hiện nay khoảng 90
triệu người), nguồn nhân lực dồi dào về số lượng, nhưng chất lượng còn thấp so với yêu
cầu của quá trình hội nhập kinh tế. Số lượng việc làm hàng năm tăng lên, song chưa theo
kịp tăng nhu cầu tìm kiếm việc làm. Do đó, hàng năm tình hình thất nghiệp ở thành thị và
thiếu việc làm ở nông thôn đang đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực để tạo việc
làm cho người lao động.
Lực lượng lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục tăng với tốc
độ cao, một mặt tạo nguồn lực lớn cho phát triển đất nước, nhưng mặt khác cũng tạo ra
áp lực về đào tạo nghề và giải quyết việc làm: đây là điểm dễ thấy về quan hệ cung - cầu
lao động ở Việt Nam.
Theo đánh giá của Tổng Cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của
cả nước trong 6 tháng đầu năm 2011 là 50,4 triệu người, tăng 32,2 nghìn người so với lực
lượng lao động trung bình năm 2010, trong đó nam 26 triệu người, tăng 72,4 nghìn
người; nữ 24,4 triệu người, giảm 39,2 nghìn người. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao
động cả nước sáu tháng đầu năm là 46,4 triệu người, giảm 7,2 nghìn người so với số
bình quân năm trước, trong đó nam là 24,6 triệu người, tăng 42,6 nghìn người; nữ là 21,8
triệu người, giảm 49,8 nghìn người2.


2

Tổng Cục Thống kê (năm 2011), Thống Kê báo chí về số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2011

4


Cả nước có khoảng 4 triệu người trên tuổi lao động vẫn tham gia lực lượng lao
động, chiếm 7,9% LLLĐ từ 15 tuổi trở lên, trong đó lao động nam và lao động nữ trên
tuổi lao động tham gia LLLĐ chiếm 5,4% và 10,7% tương ứng. Trong khi đó, độ tuổi lao
động tạo ra mức thu nhập lớn hơn chi tiêu bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay nằm
trong khoảng tuổi từ 23 - 53 cho thấy dường như do năng suất lao động thấp, tích lũy của
nền kinh tế không đủ lớn đe hỗ trợ người dân nên một bộ phận lao động trên tuổi lao
động vẫn tiếp tục tham gia lượng lao động nhằm có cơ hội tạo thu nhập đe trang trải cho
cuộc sống dù mức thu nhập tạo ra không đủ bù đắp các khoản chi tiêu của bản thân họ.
Lao động đang làm việc cả nước 6 tháng đầu năm 2011 là 49,2 triệu người, tăng 171
nghìn người so với bình quân năm 20103. Mức tăng này tương đối thấp so với xu thế tăng
trong những năm vừa qua. Do tăng trưởng kinh tế chậm lại, dự tính tăng 6% năm 2011 so
với mức tăng 6,8% năm 2010 nên khả năng tạo việc làm của nền kinh tế bị giảm đi. Sử
dụng hệ số co giãn việc làm theo tăng trưởng năm 2010 là 0,4 để ước lượng số việc làm
tiềm năng bị mất đi do tăng trưởng kinh tế chậm lại trong năm 2011 cho thấy gần 200
nghìn việc làm đã không thể được tạo ra trong năm do tăng trưởng kinh tế thấp.
Tăng trưởng kinh tế giảm so với năm trước đã ảnh hưởng đến việc thực hiện chỉ tiêu
kế hoạch tạo việc làm. Trong 7 tháng đầu năm 2011, cả nước giải quyết việc làm cho
khoảng 720 nghìn lao động, đạt 45% chỉ tiêu kế hoạch năm 2011, trong đó lao động được
giải quyết việc làm trong nước khoảng 676 nghìn người, đạt 44,7% kế hoạch.4
Xuất khẩu lao động là một trong các hướng tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao
tay nghề và giảm nghèo cho người lao động. Tính trong 7 tháng đầu năm 2011, đã đưa
được 54.532 người đi làm việc ở nước ngoài (17.933 là lao động nữ), đạt 62,5% kế hoạch

đề ra (87.000 lao động), tăng gần 24% so với cùng kỳ năm 2010 5. Tuy vậy, khủng hoảng
chính trị ở Ai cập và Libya khiến hơn 10 nghìn lao động phải về nước trước thời hạn vào
đầu năm nay là sự tổn thất lớn đối với người lao động cũng như cho đất nước và cũng
ảnh hưởng tới kết quả giải quyết việc làm năm 2011.
Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa 3 ngành kinh tế gần như không đổi so với năm
2010. Lao động làm trong nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 chiếm 48,7%, 6 tháng
đầu năm 2011 chiếm 48,6%; lao động làm trong công nghiệp-xây dựng và dịch vụ năm
3
4

Tổng Cục Thống kê (năm 2011), Thống Kê báo chí về số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2011

Nhu cầu lao động trong nước tăng cao trong 7 tháng đầu năm 2011
5
Xuất khẩu lao động 7 tháng đầu năm tăng gần 24% so với cùng kỳ năm 2010

5


2010 chiếm 21,7% và 29,6% tương ứng, 6 tháng đầu năm 2011 các con số này là 21,2%
và 30,2% tương ứng6.
Tốc độ tăng lao động trong khối doanh nghiệp công nghiệp cũng không cao, nhất là
khối doanh nghiệp Nhà nước. Kết quả điều tra nhanh lao động của 4237 doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp mới đây cho thấy, lao động tháng 6/2011 của số doanh nghiệp trên
tăng 1% so với tháng Năm, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,3%; doanh
nghiệp ngoài nhà nước tăng 1,3% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng
1,3%. Một số tỉnh có qui mô công nghiệp lớn, lao động trong khu vực doanh nghiệp công
nghiệp nhìn chung đều tăng, tháng 6 so với tháng 5/2011 ở Bắc Ninh tăng tăng 4,5%;
Hải Dương tăng 2,6%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 2,1%; Tp.HCM tăng 1,1%; Vĩnh Phúc
tăng 0,7%; Bình Dương tăng 0,7%; Đồng Nai tăng 0,6%; Cần Thơ tăng 0,5%; Hải

Phòng tăng 0,5% 7.
Vị thế làm việc, cả nước hiện có khoảng 20 triệu lao động đang làm việc cho gần
300 nghìn doanh nghiệp và hơn 2 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh. Số lao động này bằng
gần 40% tổng lao động hiện đang làm việc trong toàn nền kinh tế. Tuy vậy, lao động làm
việc làm phi chính thức ở nước ta vẫn chiếm phần lớn, chiếm gần 70% trong tổng số việc
làm và tập trung chủ yếu ở nông thôn, trong đó lao động tự làm hiện là 23 triệu người.
Như vậy, ở mức độ nhất định có thể kết luận rằng tăng trưởng kinh tế chậm lại đang
là rào cản trong nỗ lực thực hiện chủ trương chuyen dịch cơ cấu lao động nhanh và bền
vững theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông-lâm nghiệp và tăng tỷ trọng lao động
trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Ngoài ra, tỷ lệ cao số lao động làm việc phi
chính thức là một thách thức lớn đối với việc phát trien thị trường lao động theo hướng
an ninh - linh hoạt, hướng đến các tiêu chuấn việc làm bền vững (decent work) của sáng
kiến “thập kỷ việc làm bền vững 2006-2015” do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phát
động mà nước ta là một thành viên tham gia.
Đối với nước ta, kinh tế tăng trưởng chậm lại không hẳn gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao
mà nó tác động đến tình trạng giảm giờ làm thêm, giảm ca làm việc và thiếu việc làm. Tỷ
lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2011 là 2,58%, trong đó khu
vực thành thị 3,96%; khu vực nông thôn 2,02%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong
6

Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2011.
Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2011.

7

6


độ tuổi là 3,9%, trong đó khu vực thành thị 2,15% và khu vực nông thôn 4,6%. Các tỷ lệ
này hầu như đều thấp hơn các tỷ lệ tương ứng năm 2010 ngoại trừ tỷ lệ thiếu việc làm

khu vực thành thị cao hơn 0,11 điểm phần trăm8.
Tuy vậy, do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, trình độ nhân lực không cao, nền
kinh tế chủ yếu phát triển các ngành nghề dựa trên công nghệ sử dụng nhiều lao động nên
năng suất lao động thấp và do vậy tình trạng giãn việc làm đã ảnh hưởng đến thu nhập
của người lao động nói riêng và mức sống của gia đình họ nói chung.
Tính đến thời điểm ngày 01/10/2012, cả nước có 53,1 triệu người tư 15 tuổi trở lên
thuộc lực lượng lao động, bao gồm 52,1 triệu người có việc làm. Gần 70% lực lượng lao
động thuộc khu vực nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn ở khu vực nông
thôn (3,3% so với 1,4% trong 3 quý đầu năm 2012). Bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong
vấn đề lao động việc làm. 2,5% phụ nữ không có việc làm, so với 1,7 % nam giới. Tìm
việc đồng thời là một vấn đề lớn đối với thanh niên độ tuổi từ 15 đến 24 bởi nhóm này
chiếm tới 47% tổng số người thất nghiệp.
Theo thống kê tình hình Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2013, lực lượng lao động
từ 15 tuổi trở lên của cả nước tại thời điểm 01/7/2013 ước tính 53,3 triệu người, tăng
715,6 nghìn người so với tại thời điểm 01/7/2012 và tăng 308 nghìn người so với tại thời
điểm 01/4/2013. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 47,2 triệu người, tăng
249,2 nghìn người so với tại thời điểm 01/7/2012 và tăng 98,5 nghìn người so với thời
điểm 01/4/2013. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc 6 tháng đầu năm ước tính 52,2
triệu người, tăng 0,97% so với năm 2012. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47,4% tổng số, không biến động so với năm
trước đó; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,7%, giảm 0,5 điểm %; khu vực
dịch vụ chiếm 31,9%, tăng 0,5 điểm %.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động, đặc biệt là thanh niên tại khu
vực thành thị vẫn cao hơn so với khu vực nông thôn. Cụ thể: tỷ lệ thất nghiệp của lao
động trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm 2013 ước tính là 2,28%, trong đó khu vực
thành thị là 3,85%, khu vực nông thôn là 1,57%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong
độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm ước tính là 2,95%, trong đó khu vực thành thị là 1,76%,
8

Năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi lao động là 2,88%, trong đó khu vực thành thị 4,43%, nông thôn 2,27%. Tỷ lệ thiếu

việc làm tương ứng là 4,50%, 2,04% và 5,47% - Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế-xã hội năm 2010.

7


khu vực nông thôn là 3,47%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 6 tháng đầu năm ước tính
là 6,07% (được tính cho những người từ 15 - 24), trong đó khu vực thành thị là 11,45%,
khu vực nông thôn là 4,41%. Tỷ lệ thất nghiệp của người lớn 6 tháng đầu năm ước tính là
1,34% (được tính cho những người từ 25 tuổi trở lên), trong đó khu vực thành thị là
2,55%, khu vực nông thôn là 0,8%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của thanh niên
gấp 4,5 lần tỷ lệ thất nghiệp của người lớn.
3. Các giải pháp tạo việc làm cho người lao động
Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu của sự phát
triển kinh tế - xã hội, theo lý thuyết phát triển là một bộ phận quan trọng của phát triển
nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng việc
chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, con người đã được đặt đúng vị trí trung tâm của sự
phát triển. Mọi chính sách, mọi giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đều hướng vào mục
tiêu phục vụ con người. Từ những định hướng như vậy, chính sách việc làm và giải quyết
việc làm cho người lao động đã được thay đổi về cơ bản cả về nhận thức và quá trình
thực hiện. Từ chỗ người lao động thụ động trông chờ vào sự sắp xếp việc làm của nhà
nước đã chuyển sang người lao động tích cực, chủ động tự tạo việc làm cho mình và thu
hút thêm lao động xã hội, thông qua việc đầu tư phát triển sản xuất và dịch vụ... Nhà
nước tập trung xây dựng và ban hành luật pháp, cơ chế hành chính về chính sách lao
động, xây dựng các chương trình giải quyết việc làm. Có thể nói đường lối đổi mới của
Đảng đã tạo ra chuyển biến tích cực trong nhận thức, trong phương thức tạo mở việc làm
cho lao động, đã huy động được mọi nguồn lực đầu tư phát triển và tạo việc làm. Các
chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người lao động đã được sự ủng hộ đồng tình của xã hội
nên góp phần quan trọng tạo việc làm cho người lao động xã hội, góp phần hạ thấp tỷ lệ
thất nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng lao động.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát chúng ta vẫn còn thiếu những chính sách đủ

mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực để tăng trưởng kinh tế và tạo mở
việc làm, vì vậy vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của xã hội trong việc giải quyết việc
làm, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao, việc chuyển dịch
cơ cấu và chất lượng lao động còn chậm.
Trong thời gian tới nhằm đạt được mục tiêu là chuyển dịch cơ cấu lao động phù

8


hợp với cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc làm phần lớn lao động có nhu cầu làm việc nâng
cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân
phương hướng phát triển việc làm tập trung vào những nội dung cơ bản là:
Một là, về giải quyết việc làm: hướng chủ đạo là thúc đẩy phát triển kinh tế để tạo
mở việc làm, hình thành và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá lớn trên cơ sở áp dụng
các thành tựu của khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công
nghiệp chế biến nông sản, góp phần tăng năng suất lao động và tính cạnh tranh của hàng
hoá. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu lao động. Dự kiến
lao động trong khu vực nông nghiệp 5 năm đầu (2011 - 2015)tăng 1,3 triệu và trong 5
năm sau (2016 – 2020) sẽ giảm 50 vạn. Đẩy mạnh và phát triển các loại hình dịch vụ,
nhất là dịch vụ du lịch với chất lượng cao vừa mang đậm bản sắc dân tộc vừa hiện đại.
Dự kiến sẽ thu hút thêm số lao động vào khu vực dịch vụ trong 10 năm là 3,7 triệu người,
trong đó 5 năm đầu là 9 triệu người. Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp cao, các
khu công nghiệp khu kinh tế mở để thu hút lao động có trình độ kỹ thuật cao. Tiếp tục cải
cách mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước, sử dụng phù hợp các công nghệ có khả năng thu
hút nhiều lao động, dự kiến trong 10 năm tới trong khu vực công nghiệp, số lao động sẽ
tăng 4,9 triệu người, trong đó 5 năm đầu tăng 2,5 triệu người. Khuyến khích và mở mang
kinh tế gia đình, kinh tế trang trại, các ngành nghề truyền thống để thu hút lao động tại chỗ.
Một trong những hướng cơ bản để giải quyết việc làm là đẩy mạnh công tác xuất
khẩu lao động. Dự kiến trong 10 năm (2011 - 2020) sẽ đưa từ 0,8 đến 1 triệu người đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Một hướng tạo mở việc làm có tính xã hội rộng rãi và

tích cực là hỗ trợ về vốn thông qua cũng quốc gia của chương trình mục tiêu quốc gia về
việc làm. Dự kiến trong 10 năm quỹ sẽ góp phần thu hút 2,5 - 3 triệu lao động, tổchức
đào tạo nghề và bổ túc nghề gắn với việc làm cho 1,5 - 2 triệu lao động.
Hai là, về phát triển nguồn nhân lực: Thế kỷ XXI được các nhà khoa học gọi là
thế kỷ của nền kinh tế tri thức với những bước đột phá mới về khoa học và công nghệ.
Để nền kinh tế nước ta hoà nhịp với nền kinh tế nhân loại, cần phải nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực mà trước hết phải tăng nhanh bộ phận lao động có trình độ chuyên môn
kỹ thuật cao, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực tin học và công nghệ. Đồng thời phổ cập
nghề cho lao động phổ thông nhất là lao động nông thôn, giúp họ có khả năng đáp ứng

9


được yêu cầu của thị trường lao động hiện đại tăng cơ hội và khả năng lựa chọn việc làm.
Hoàn thiện các chính sách lao động, việc làm và thị trường lao động nhằm tạo
điều kiện và cơ hội bình đẳng cho mọi người trong việc phát triển sản xuất tạo việc làm
cho mình và thu hút lao động xã hội. Khuyến khích và tôn vinh những người làm giàu
chính đáng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người lao động. Tăng cường vai
trò của nhà nước trong việc kiểm soát cung cầu trong thị trường lao động.
Phát triển và mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài trên cơ
sở tôn trọng sự độc lập, chủ quyền đất nước. Chủ động tham gia vào phân công lao động
quốc tế liên doanh, liên kết tạo việc làm.
Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các phương hướng nêu trên trong phát triển việc
làm của đất nước, cần phải có đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung vào:
Thứ nhất, các chính sách kinh tế: cần hoàn thiện các chính sách khuyến khích
phát triển các loại hình kinh tế thu hút nhiều lao động xã hội, nhất là lao động tại chỗ.
Khuyến khích đối với các dự án đầu tư thu hút nhiều lao động. Đặc biệt cần hoàn thiện
chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp lớn, khu công nghiệp tập trung, khu chế
xuất với kỹ thuật và công nghệ cao, tạo đà tăng trưởng và nâng cao sức mạnh cạnh tranh.
Thứ hai, chính sách phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực và nhân tố cơ bản để thực hiện thành công, sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước. Vì vậy ngoài các chính sách để nâng cao thể chất của con người Việt Nam, cần
có các chính sách khuyến khích người lao động học tập suốt đời, ưu đãi và tôn vinh
những người thực sự tài giỏi. Cần có các chính sách đầu tư tập trung đào tạo lao động có
trình độ cao cho các khu công nghệ cao và các ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế trí
thức công nghệ tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới...
Thứ ba, chính sách phát triển thị trường lao động: cần tiếp tục hoàn thiện khung
pháp luật và chính sách nhằm mở rộng thị trường lao động. Đổi mới cơ chế hoạt động và
tăng cường năng lực cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Hoàn thiện hệ thống thông tin
thị trường lao động, tạo mọi điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động tiếp
cận hệ thống thông tin này
Thứ tư, chính sách xuất khẩu lao động: Một trong những đổi mới quan trọng
trong chính sách xuất khẩu lao động và chuyên gia là thực hiện đa dạng hoá thị trường và

10


í

thành phần tham gia xuất khẩu lao động. Để thực hiện đa dạng hoá cần đổi mới chính
sách tài chính, cải cách các thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng, giảm phiền hà cho
người lao động và doanh nghiệp. Tập trung xây dựng một số doanh nghiệp mạnh chuyên
doanh xuất khẩu lao động, có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Tuy
nhiên điều cơ bản trong cạnh tranh vẫn là chất lượng của đội ngũ lao động và chuyên gia.
Vì vậy cần có chính sách đầu tư đào tạo nguồn lao động và chuyên gia có tay nghề, kiến
thức, chuyên môn và kiến thức pháp luật, cần xúc tiến xây dựng pháp lệnh xuất khẩu lao
động và chuyên gia.
Thứ năm, về chính sách bảo đảm cho người lao động: song song với việc hoàn
thiện chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội cần nhanh chóng xây dựng chính sách
bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động khi bị mất việc làm.

Các chính sách, các biện pháp phát triển việc làm cần phải được thực hiện từng
bước và có trọng tâm, trọng điểm và trước hết phải tập trung vào một số chương trình với
những mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể như:
Chương trình phát triển kinh tế trọng điểm tạo nhiều việc làm: xây dựng các
chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm: chương trình thâm cạnh hơn 8
triệu ha đất nông nghiệp, phân bố lại lao động dân cư gắn với chương trình trồng 5 triệu
hécta rừng và bảo vệ 10 héc ta rừng tự nhiên; đầu tư nuôi trồng đánh bắt và chế biến hải
sản, đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn... xây dựng các chương trình phát triển
công nghiệp và dịch vụ bao gồm chương trình phát triển các khu công nghiệp cao,
chương trình đầu tư xây dựng các chương trình trọng điểm của nhà nước, chương trình
phát triển các trung tâm văn hóa thể thao, du lịch. Xây dựng các chương trình mở rộng,
phát triển làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương trình hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho con người thất nghiệp,
người thiếu việc làm, các đối tượng yếu thế nhằm đạt được 20 - 25% trong tổng số việc
làm tăng thêm của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cụ thể dạy nghề và bổ túc nghề gắn với
tạo việc làm cho 1,5 - 2 triệu lao động; cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm cho 2,5 - 3
triệu lao động.
Chương trình đào tạo nghề: tập trung vào 4 chương trình cụ thể là chương trình
đào tạo chính quy dài hạn, chương trình đào tạo nghề cho lao động trong các làng nghề,

11


phố nghề, chương trình đào tạo ngắn hạn đáp ứng nhu cầu đào tạo, đào tạo lại cho xã hội,
đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường.

KẾT LUẬN
Tóm lại, tạo việc làm không chỉ có ý nghĩa thuần tuý mà còn có ý nghĩa rất to lớn

12



trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội một cách bền vững. Vì vậy,
phải coi tạo việc làm là công việc của toàn Đảng, toàn dân, phải được đổi mới cơ bản về
nhận thức, về cơ chế pháp luật, chính sách và trong tổ chức thực hiện ở các cấp, các
ngành, các địa phương.
Ở Việt Nam, vấn đề việc làm và tạo việc làm đối với người lao động đã và đang
là vấn đề bức xúc, là vấn đề xã hội to lớn cần phải giải quyết nhằm xây dựng một xã hội
công bằng, văn minh, duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Do đó, cần nắm rõ phương hướng và thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo việc làm cho
người lao động để khắc phục mất cân đối thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế.

13



×