Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

De thi giao vien day gioi THPT ly thuyet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.86 KB, 5 trang )

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM HỌC 2010-2011
Đề kiểm tra năng lực
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian gian giao đề)
Ngày kiểm tra: 23/01/2011
(Đề gồm 4 trang)
A. Phần trắc nghiệm khách quan (40 câu)
I. Điền vào chổ trống cụm từ thích hợp
Ngày 26/02/2010 Bộ GDĐT ban hành Thông tư số 06/2010/QĐ-BGDĐT về
Quy chế “Công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường
phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia”. Quy chế quy định:
1. Tổ chuyên môn trong nhà trường “Hàng năm giải quyết được ít nhất hai chuyên đề
chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và ……………………………………”.
(1) hiệu quả dạy - học
2. Giáo viên trong nhà trường “Có đủ giáo viên các bộ môn đạt trình độ chuẩn đào tạo
theo quy định, trong đó ít nhất có 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ sở
trở lên; có 100% giáo viên đạt …………. ……………………………………………..
theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học”.
(2)chuẩn loại khá trở lên
3. Chất lượng giáo dục phần học lực “ Xếp lọai giỏi đạt từ 3% trở lện, xếp loại khá đạt
từ 35% trở lên, Xếp loại yếu, kém …………………………………………………….”.
(3)không quá 5% ”.
4. Cơ sở vật chất nhà trường “ Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp
ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có Website thông tin trên mạng internet hoạt động
thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác ……………………………………”.
(4)dạy học và quản lý nhà trường
Ngày 22/10/2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số
30/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ
sở, giáo viên trung học phổ thông
5. Mục đích hàng đầu của ban hành Chuẩn là giúp giáo viên tự đánh giá phẩm chất
chính trị, đạo đức lối sống, ………………………………………….. của bản thân để


từ đó có kế hoạch rèn luyện phẩm chất và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
(5)năng lực nghề nghiệp
6. Theo Quy định Chuẩn, giáo viên tự đánh giá theo 6 ………………………..và 25
tiêu chí.
(6)tiêu chuẩn
7. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên trung học được tiến hành theo 3 bước, trong đó
bước 2 là ……………………………… đánh giá, xếp loại.
(7)Tổ chuyên môn


8. Kết quả đánh giá, xếp loại được làm tư liệu cho các cơ quan quản lý giáo dục
…………………………… phát triển đội ngũ, xem xét trong việc nâng lương, nâng
ngạch, đề bạt, khen thưởng..
8)xây dựng quy hoạch
Ngày 22/7/2008, Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Chỉ thị số 40/2008/CTBGDĐT về việc phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực. Bốn trong năm nội dung của của phong trào là:
9. Dạy và học ………………………, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở
mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
(9)có hiệu quả
10. Rèn luyện ………………………………… cho học sinh.
(10)Kỹ năng sống.
11. Tổ chức các …………………………………, vui chơi lành mạnh.
(11)họat động tập thể
12. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và ……………………………………. …..
các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
(12)phát huy giá trị
Ngày 16 tháng 8 năm 2010, Sở GDĐT phát hành công văn số 860/SGDĐTGDTrH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm 2010-2011. Một số nội
dung trong công văn là:
13. Tiếp tục triển khai tích cực và có hiệu quả cuộc vận động “………………………
……………………………………………………...…………………………………”;

cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
(13)Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
14. Trường THPT có thể xây dựng ………………………………………………………...
phù hợp với điều kiện của nhà trường, trên cơ sở đảm bảo thời gian kết thúc học kì I, kết
thúc năm học thống nhất cả nước, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí
nghiệm, thực hành và kiểm tra định kì, phù hợp với điều kiện cụ thể của trường.
(14)Phân phối chương trình chi tiết
15. Dạy học chủ đề tự chọn bám sát là để …………………………….., khắc sâu kiến thứckỹ năng., không bổ sung kiến thức nâng cao mới.
(15)ôn tập, hệ thống hóa
16. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 16/2008/BGDĐT ngày 16/4/2008 của
Bộ GDĐT về Quy định …………………………………………………………………
và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
(16)đạo đức nhà giáo


Phương pháp dạy học (PPDH) là nhưng hình thức và cách tổ chức hoạt động
của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích
dạy học.
17. Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông là..........................................
…………………………………………………………………………………………...
(17)Thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “PPDHTC”
18. Một số phương pháp dạy học hiện đang thực hiện là ................................................
...........................................................................................................................................
(18) Thuyết trình; vấn đáp, đàm thoại; phát hiện và giải quyết vấn đề,……
19. Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa trên tài liệu hướng dẫn
thực hiện ………………………… của CTGDPT cấpTHPT.
(19) chuẩn KT- KN
20. Giáo viên sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng
yêu cầu HS ghi chép quá nhiều, dạy học ………………………………….. đọc – chép.

(20)thuần tuý theo lối
21. Thực hiện đổi mới PPDH thông qua công tác ……………………………………
và dự giờ thăm lớp của GV; tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn
hội thảo, hội thi GV giỏi.
(21)bồi dưỡng GV
22. Tổ chức cho GV ……………………………………., sáng kiến cải tiến; xây dựng
đội ngũ GV cốt cán trong mỗi bộ môn.
(22) nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) thúc đẩy đổi mới PPDH khắc phục tình trạng dạy
học chủ yếu qua đọc-chép là nhiệm vụ hàng đầu của năm học tiếp tục đổi mới quản lý và
nâng cao chất lượng giáo dục.
23. Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá
trình giáo dục; là quá trình thu thập và xử li thông tin về trình độ, khả năng thực hiện
mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho những ……………………… ….
của giáo viên, các giải pháp của các cấp quản lí giáo dục và cho bản thân học sinh, để
học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn.
(23)điều chỉnh sư phạm
24. Một trong những yêu cầu quan trọng trong đổi mới KTĐG là giáo viên đánh giá
…………………………………………... học sinh với thái độ khách quan, công minh.
(24)sát đúng trình độ
25. Trong quá trình KTĐG kết quả học tập của học sinh, cần kết hợp một cách hợp lý hình
thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan; giáo viên dựa trên tài liệu hướng dẫn
thực hiện …………… …………………….. để hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng
lực học tập của mình.


(25) chuẩn KT- KN
26. Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí,
Giáo dục công dân, đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế yêu cầu……………………….
……………………………… không nắm vững kiến thức-kỹ năng môn học. Từng

bước đổi mới KTĐG bằng cách “nêu vấn đề mở”, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng
hợp kiến thức-kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân.
(26) HS chỉ ghi nhớ máy móc
27. Kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm bám sát chuẩn KT- KN của CTGDPT
với 3 cấp độ: …………………………………………………………………………….
(27)Biết, Thông hiểu, Vận dụng sáng tạo.
28. Để đảm bảo chất lượng đề kiểm tra, Bộ, Sở GDĐT tổ chức bồi dưỡng giáo viên
về…………………. ………… ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi.
(28)kỹ năng
2. Anh chị nhận xét các phát biểu về phương tiện dạy học (PTDH), thiết bị
dạy học (TBDH) dưới dây bằng cách ghi Đ hoặc S vào ô ở trước ngay đầu hàng
29. PTDH, TBDH rất cần sử dụng khi sự vật, hiện tượng không thể mô tả được.
30. PTDH, TBDH chỉ là sự minh họa, không phải là phương tiện để nhận thức.
31. Lạm dụng sử dụng PTDH, TBDH đôi khi phản tác dụng
32. Các PTDH hiện đại sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài giảng sinh động
hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh của khoa học hiện đại
33. Trong quá trình dạy học, công nghệ thông tin sử dụng càng nhiều thì vai trò của
người thầy càng giảm.
34. Với TBDH hiện có, giáo viên không cần phải tự làm đồ dung dạy học.
3. Nối một vế bên trái với một vế bên phải để có sự phù hợp của nhân vật với
đặc điểm công việc hoặc tâm lý
35. Nhà trường (F)

A. giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho
học sinh thông qua giảng dạy môn học

36. Giáo viên (D)

B. là con người mới, phát triển toàn diện


37. Giáo viên bộ môn (A)

C. phối hợp với giáo viên bộ môn, các
đoàn thể xã hội và gia đình học sinh trong
việc phụ đạo học sinh yếu kém, khắc
phục nguyên nhân học sinh bỏ học.

38. Giáo viên chủ nhiệm (C)

D. là tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo cho học sinh noi theo.

39. Học sinh (G)

E. thiếu hiểu biết về tâm lý, tình cảm của
học sinh, chưa qua tâm đầy đủ để dạy
bảo, giáo dục nên học sinh dễ bị dao
động, cuốn hút vào các tiêu cực xã hội

40. Cha mẹ học sinh (E)

F. chủ động phối hợp với gia đình và


cộng đồng trong việc giáo dục đạo đức và
kỹ năng sống cho học sinh.
G. có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bất
hạnh, gặp nhiều khó khăn trong quá trình
học tập
B. Phần tự luận:

Câu 1. Bạn hãy phân tích nguyên nhân cơ bản dẫn đến học sinh không thích
học bộ môn mình đang dạy và đưa ra biện pháp để khắc phục tình trạng trên.
Chọn một trong hai câu dưới đây:
Câu 2A. Bạn đang say sưa giảng bài thì nghe tiếng điện thoại reo vang trong
lớp. Bạn bực mình vì mất hứng.
Bạn xử lý tình huống nầy như thế nào? Phải làm gì để học sinh không tái phạm
nữa?
Câu 2B (2 điểm). Ngày nay có hiện tượng khá phổ biến là học sinh càng học
lên lớp càng cao, càng lười phát biểu ý kiến xây dựng bài. Vì sao có hiện tượng như
vậy? Bạn phải làm gì để khắc phục tình trạng trên? HẾT.



×