Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

ThS.Phan Anh Thế: Kỹ thuật trồng dưa chuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.39 KB, 16 trang )

Biên soạn: Thạc sĩ. Phan Anh Thế

KỸ THUẬT TRỒNG DƯA CHUỘT

Nghệ An, 2013
(Lưu hành nội bộ)



Kỹ thuật trồng dưa chuột

1

1. LỰA CHỌN HẠT GIỐNG
- Nên sử dụng giống do các công ty, đơn vị sản xuất
có uy tín cung cấp và đảm bảo hạt giống đó phải có
tỉ lệ này mầm cao. Sử dụng các giống lai F1 cho cây,
quả đồng đều và năng suất cao.
- Tùy vào mục đích tiêu thụ và chân đất để chọn loại
giống thích hợp, ví dụ dưa bao tử,...
- Lượng hạt giống gieo để trồng cho mỗi ha:
+ Dưa chuột quả từ 700-1.000 gam/ha.
+ Dưa chuột bao tử cần từ 500-600 gam/ha.
2. KỸ THUẬT NGÂM, Ủ
- Trước khi gieo trồng, cần tiến hành ngâm ủ hạt
giống: Ngâm hạt trong vòng 2-3 giờ, rồi đổ vào khăn
ẩm ủ. Sau 1-2 ngày, hạt nảy mầm là có thể gieo.
- Nên gieo qua khay, bầu sẽ có nhiều lợi thế như dễ
chăm sóc, kiểm soát được sâu bệnh, chuột...
- Nên chuẩn bị đất bầu trước 1 tháng. Đảm bảo sạch
bệnh, bảo vệ cây con tốt nhất giai đoạn đầu.


Biên soạn: ThS. Phan Anh Thế

Lưu hành nội bộ


Kỹ thuật trồng dưa chuột

2

3. CHUẨN BỊ PHÂN CHUỒNG
- Phân chuồng hoai mục: 20.000 - 30.000 kg/ha,
tương đương với 1.000 -1.500 kg/sào 50m2.
- Trên cây trồng cạn nói chung, họ bầu bí nói
riêng, các bệnh tấn công vùng rễ do các nấm có
nguồn gốc trong đất chỉ có thể phòng mà không
thể trị. Hoặc nếu trị được, hiệu quả không cao.
- Như nấm thán thư (Colletotrichum sp), nấm gây
lở cổ rễ (R.solani), xì mủ thân dưa (D.bryoniae),
thối gốc mốc trắng (S.rolfsii), sương mai
(P.infestans), nấm gây bệnh héo vàng (Fusarium
oxysporium), nứt dây (M. melonis)…,.
- Cách phòng tốt nhất là xử lý phân chuồng bằng
nấm đối kháng Trichoderma sp. Hoặc trộn nấm
đối kháng với phân Lân bón lót.
- Hiện nay có rất nhiều sản phẩm chứa các loài
nấm đối kháng thuộc chi Trichoderma.
- Phổ biến nhất là chế phẩm Bima của Trung tâm
CNSH TP.HCM sản xuất. Phương pháp như sau:
Biên soạn: ThS. Phan Anh Thế


Lưu hành nội bộ


Kỹ thuật trồng dưa chuột

3

Nguyên liệu
- Phân chuồng: 1 tấn
- Chế phẩm Bima: 1kg
- Phi đựng nước: 100 lít
- Super Lân: 20-25 kg
- Đạm U rê: 0,3 kg
- Xác bã thực vật, rỉ đường,…, nếu có.
Các bước tiến hành
- Khuấy kỹ 1 kg chế phẩm BIMA vào phi 100 lít
nước. Khuấy đảo đều nước men trong phuy trước
khi múc tưới lên chất ủ. Vì Bima chủ yếu được cấy
trên bã cà phê nên sẽ có một ít cặn. Có thể bổ sung
thêm 0,3 kg U rê (0,03%).
- Trải chất ủ lên nền xi măng hoặc lên bạt nhựa
thanh lớp dày 20 cm, lấy nước men trong phuy
tưới đều lên bề mặt chất ủ. Sau đó trải chồng tiếp
20 cm chất ủ lên lớp đầu tiên rồi tưới. Làm tương
tự như vậy cho đến khi hết khối chất ủ.
Biên soạn: ThS. Phan Anh Thế

Lưu hành nội bộ



Kỹ thuật trồng dưa chuột

4

- Cào banh đống ủ ra, đảo trộn lại cho đều, tưới
thêm nước sao cho khi nắm vắt chất ủ thấy nước
rịn qua kẽ tay là vừa (đạt độ ẩm khoảng 60%).
Sau đó vun chất ủ lại thành đống (như hình vẽ), tủ
bạt để giữ ẩm.

- Khoảng 7-10 ngày sau, cào banh đống ủ ra, đảo
trộn, tưới thêm nước như lần trước rồi vun thành
đống, tủ bạt kín lại. Khoảng 20-25 ngày sau khi
thấy chất ủ đã tơi rã thì có thể đưa đi bón cho cây.
- Cứ sau thời gian ủ khoảng 7-10 ngày, nhiệt độ
trong phân tăng dần lên khoảng 40-50oC. Nếu để
lâu liên tục, nhiệt đô tăng cao nhất sau 25- 30 ngày,
có thể tăng đến 50-60oC.
Biên soạn: ThS. Phan Anh Thế

Lưu hành nội bộ


Kỹ thuật trồng dưa chuột

5

- Trong khi Trichoderma sp phát triển nhanh nhất
ở 25-30oC, rất ít loài phát triển được ở trên 45oC.
- Để tạo điều kiện tốt nhất cho nấm Trichoderma

sp phát triển, cứ 7-10 ngày, phân cần được đảo
trộn để tăng cường hoạt động của men vi sinh.
- Khi đảo trộn nếu thấy phân khô cần bổ sung thêm
nước để đạt độ ẩm 50-60% là tốt.
- Lớp ủ có độ cao vừa phải, có bạt che hoặc ủ vào
trong các bao để nấm Trichoderma sp phát triển.
- Khoảng 15-20 ngày sau khi ủ có thể bón cho cây
trồng. Nếu có điều kiện thời gian, nên ủ lâu hơn.
- Sau 50- 60 ngày, nhiệt độ giảm dần xuống 30oC.
khi đó phân đã hoai, khối lượng giảm hơn so với
lúc ban đầu.
- Khi ủ phân bà con nông dân không nên dùng
vôi, mà nên bón ngoài ruộng trước khi làm đất.
- Phân đã ủ hoai, có thể dùng bón thúc. Nên hòa
chế phẩm tưới gốc 1-2 lần cách nhau 15 ngày.
Biên soạn: ThS. Phan Anh Thế

Lưu hành nội bộ


Kỹ thuật trồng dưa chuột

6

4. KỸ THUẬT LÀM BẦU, VƯỜN ƯƠM
4.1. Chuẩn bị đất
a. Đất làm vườn ươm
- Đất làm vườn ươm cần tơi xốp, nhiều mùn,
không chua, thoát nước tốt và gần nguồn nước
tưới, không có nguồn sâu bệnh, cây trồng trước

là cây trồng nước hoặc không phải cây họ bầu bí.
- Lên luống rộng 80-100 cm, cao 20-30 cm, bón
lót phân chuồng ủ đã hoai mục bằng chế phẩm
Bima trước lúc bón 15-30 ngày.
b. Đất làm bầu
- Chọn đất mặt ruộng hoặc đất vườn, tơi xốp,
không chua đem về phơi khô, đập nhỏ rồi trộn với
phân chuồng ủ mục với chế phẩm Bima theo tỷ lệ
2 đất/1 phân chuồng.
4.2. Các dạng bầu
- Bầu bằng túi PE: Túi có đường kính 3-4 cm, cao
4 cm, cắt bỏ góc, chọc thủng cạnh để thoát nước.
Biên soạn: ThS. Phan Anh Thế

Lưu hành nội bộ


Kỹ thuật trồng dưa chuột

7

- Bầu bằng lá chuối: Cho đất vào 1/3 bầu rồi dùng
tay nén chặt tạo đế, sau đó cho tiếp đất đã trộn
phân lên cho đầy bầu.
- Bầu vắt: Bầu bằng tưới nước ướt đất bầu và vắt
thành cục rồi dắt hạt dưa vào đó.
- Bầu ngay trên ruộng: Sau khi chuẩn bị đất bầu
xong, dùng vỏ lon sữa bò, đã cắt phần trên, úp xuống
ruộng đục lỗ chỗ sẽ gieo, lấy toàn bộ đất ở đó ra
ngoài, bỏ đất bầu kín lỗ rồi gieo hạt.

4.3. Gieo hạt và chăm sóc
- Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào các hốc bầu,
mỗi hốc 1 hạt và tuới đủ ẩm để mầm phát triển tốt.
- Đặt hạt xong dùng một lớp đất bầu rải mỏng lên
mặt, che kín hạt rồi tiến hành tưới ẩm ngay sau đó.
- Chăm sóc bầu cây: Mỗi ngày cần tưới nhẹ 1 lần,
sau 5-7 ngày là có thể tiến hành mang cây ra trồng.
5. THỜI VỤ TRỒNG
- Vụ xuân: gieo cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 dương
lịch; - Vụ Đông: gieo từ đầu tháng 9 đến cuối tháng
10. Ngoài ra cũng có thể trồng Vụ Hè vào tháng 4,
5, 6. Tuy nhiên vụ hè khó trồng hơn.
Biên soạn: ThS. Phan Anh Thế

Lưu hành nội bộ


Kỹ thuật trồng dưa chuột

8

6. CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG
- Khu vực trồng dưa phải cách ly với khu vực bị ô
nhiễm, không bị ảnh hưởng trực tiếp từ các nguồn
chất thải, đường giao thông lớn...
- Chọn khu vực đất cao, dễ thoát nước, chủ động
nguồn nước tưới, có tầng canh tác dày 20-30 cm.
- Đất thịt nhẹ hoặc cát pha có độ pH từ 6- 6,5. Nếu
pH thấp hơn thì dùng vôi bột để tăng pH.
- Ngoài ra, đất phải được xác định hàm lượng một

số kim loại nặng trước và trong quá trình sản xuất
đảm bảo không vượt quá ngưỡng cho phép.
- Đối với dưa chuột trồng trên đất trồng lúa, nên lên
luống cao, tùy theo mức độ ngập khi có mưa để lên
luống, phần nổi tính từ mặt nước lên từ 20-30 cm.
- Mặt luống rộng từ 100-120 cm, cây cách cây 3540 cm, hàng cách hàng trên 1 luống 70-90 cm, hàng
cách hàng giữa hai luống cạnh nhau 120-150 cm để
dễ đi lại, đủ anh sáng, giảm sâu bệnh hại.
Biên soạn: ThS. Phan Anh Thế

Lưu hành nội bộ


Kỹ thuật trồng dưa chuột

9

7. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
Sau khi đặt cây con vào hốc, vùi kín bầu cây dưới
đất và tưới thấm gốc để cho chặt gốc.
7.1. Tưới nước
- Nguồn nước tưới phải sạch, không lấy nước trực
tiếp từ các khu vực ô nhiễm, từ các khu công nghiệp,
trang trại chăn nuôi, lò giết môt gia súc…
- Hàm lượng một số hóa chất và kim loại nặng trong
nước tưới không vượt quá ngưỡng cho phép.
- Trong quá trình chăm sóc, cần chú ý để điều tiết
lượng nước thích hợp, đặc biệt vụ Thu - Đông, có
thể tưới rãnh để cung cấp nước cho cây.
- Cần thường xuyên giữ ẩm đất từ giai đoạn cây ra

hoa, từ khi thu quả để tăng chất lượng quả.
- Nước từ hệ thống thủy lợi của địa phương, nước
mưa tự nhiên, là các nguồn nước sử dụng được.
7.2. Bón phân
- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục bón
để bón lót. Tuyệt đối không bón các loại phân
chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha
nước để tưới.
Biên soạn: ThS. Phan Anh Thế

Lưu hành nội bộ


Kỹ thuật trồng dưa chuột

10

Kết hợp tưới nước với bón thúc ở 3 thời kỳ
+ Lần 1: Sau khi cây bén rễ hồi xanh.
+ Lần 2. Khi cây bắt đầu ra hoa cái
+ Lần 3: Sau khi thu quả đợt đầu.
Lượng phân bón
- Phân chuồng: Ủ hoai mục với chế phẩm Bima
20.000-30.000 kg/ha (tương đương 1.000-1.500
kg/sào 500 m2), bón lót 100%.
- Đạm Urê: Số lượng 120 kg/ha: 20% bón thúc lần
1; 40% lần 2 và 40% lần 3.
- Super Lân: Số lượng 90 kg/ha; 50% bón lót; 25%
bón thúc lần 1 và 25% lần 2.
- Kali (KCl): Số lượng: 120 kg/ha; bón lót 30%; 10%

thúc lần 1, 30% thúc lần 2, 30% thúc lần 3.
7.3. Cắm giàn
- Khi cây bắt đầu ra tua cuốn, cần cắm giàn cho dưa
chuột, nên cắm hình chữ A. Cắm cọc cách mỗi gốc
cây khoảng 5-6 cm, cao 2,2- 2,5 m.
- Thường xuyên dùng dây mềm buộc ngọn dưa vào
giàn cho đến khi cây ngừng sinh trưởng để.
Biên soạn: ThS. Phan Anh Thế

Lưu hành nội bộ


Kỹ thuật trồng dưa chuột

11

7.4. Phòng trừ sâu bệnh
- Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp
IPM để phòng trừ dịch bệnh như: luân canh cây
trồng hợp lý, sử dụng giống tốt, sạch bệnh, thường
xuyên vệ sinh đồng ruộng, …
- Thường xuyên nhặt sạch cỏ ở gốc cây, cắt bỏ
những lá già ở phía dưới để tạo sự thông thoáng cho
ruộng dưa.
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết
và đảm bảo: Chọn các thuốc ít độc với thiên địch,
các động vật khác và con người. Ưu tiên sử dụng
các thuốc nhóm độc thấp (theo qui định của WHO),
thuốc có thời gian phân hủy nhanh và thời gian cách
ly ngắn. Có thể tham khảo một số loại sau.

+ Sâu xanh, các loại sâu ăn lá: Voliam Targo
063SC, Match 050EC, Proclaim 1.9EC, Karate
2.5EC, Virtako 150SC,…
+ Nhện đỏ, bọ phấn: Pegasus 500SC,…
+ Sâu đục quả, giây: Voliam Targo 063SC,
Virtako 150SC.
Biên soạn: ThS. Phan Anh Thế

Lưu hành nội bộ


Kỹ thuật trồng dưa chuột

12

+ Rầy mềm, bọ trĩ: Actara 25WG, Proclaim
1.9EC, Karate 2.5EC…
+ Bệnh héo xanh vi khuẩn: Hiện nay chưa có
thuốc đặc trị. Nhổ cây bệnh gom vào đốt và lấy vôi
bột rắc vào hốc cây nhổ. Có thể ùng Kasumin 2SL
để phòng bệnh.
+ Bệnh lở cổ rễ: Giai đoạn cây nhỏ Ridomil Gold
68WG; Giai đoạn cây lớn dùng Amistar Top
325SC, Amistar 250SC Anvil 5SC, Ridomil Gold
68WG,… Tuy nhiên thuốc hóa học với lở cổ rễ
hiệu quả thấp. Nên xử lý đất, phân chuồng bằng
chế phẩm Bima, hoặc tưới định kỳ chế phẩm này.
+ Sương mai, giả sương mai thán thư, đốm vòng:
Amistar Top 325SC, Ridomil Gold 68WG, Score
250EC, Revus opti 440SC,…

8. THU HOẠCH
Quả 7-10 ngày tuổi, có thể thu hoạch. Nếu để già
sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa, đậu quả của các lứa
tiếp. Quả nên thu vào buổi sáng để buổi chiều tưới
thúc nước phân. Thời kỳ rộ quả, có thể thu 2-3
ngày một đợt.
Biên soạn: ThS. Phan Anh Thế

Lưu hành nội bộ



THÔNG TIN LIÊN HỆ
Thạc sĩ. Phan Anh Thế
Điện thoại: 0975.44.22.30
Email:
Website: www.khoahocnongnghiep.com



×