Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chủ đề cau lenh re nhanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.05 KB, 5 trang )

Chủ đề: CÂU LỆNH RẼ NHÁNH – BÀI 9
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học sinh:
- Hiểu vai trò của câu lệnh rẽ nhánh.
- Hiểu cấu trúc câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.
2. Kĩ năng:
- Viết đúng câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ (trong ngôn ngữ lập trình PASCAL).
3. Thái độ:
- Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học.
- Học sinh ngày càng say mê lập trình hơn.
4. Định hướng hình thành năng lực và phát triển cho học sinh:
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc trao đổi, thảo luận lựa chọn giải pháp.
- Năng lực làm việc cộng tác.
- Năng lực thực hành: Vận dụng được câu lệnh rẽ nhánh vào bài toán cụ thể.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu: Tạo động cơ để HS có nhu cầu sử dụng cấu trúc rẽ nhánh (CTRN).
- Phương pháp: Cá nhân hoặc thảo luận nhóm.
- Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính.
- Sản phẩm: HS sử dụng CTRN để giải 1 số bài toán cụ thể.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động GV
- Nêu VD1(kiến thức nền HS – mức 1):
+ Tính tổng a, b bất kì.

Hoạt động HS
- Thảo luận nhóm trả lời:
S:= a+b;
Writeln(S);


- Nêu VD2 (tạo tình huống – mức 2)
+ Tính thương a, b bất kì.
H: Nếu b<>0 thì tính thương như thế nào?
Nếu b=0 thì tính thương như thế nào?
(HS thảo luận nhóm)

- Thảo luận nhóm trả lời:
+ HS1: T:=a/b;
+ HS2:
TH1: nếu b<>0 thì T:=a/b;
TH2: nếu b=0 thì thông báo không thực hiện
được.

- NX: mệnh để mô tả như VD2 gọi là CTRN.
(Tìm ví dụ - mức 3)
- Em hãy tìm VD có sự lựa chọn để thực hiện
công việc trong học tập hoặc trong đời sống?
(HS có thể tham khảo SGK và thảo luận)

- Gợi ý thêm: trong toán học để tìm số lớn nhất
trong 2 số a, b.
- Có mấy dạng rẽ nhánh?
+ Dạng 1: Nếu… thì… (RN thiếu)
+ Dạng 1: Nếu… thì…, nếu không thì… (RN
đầy đủ)

- Dự đoán:
+ Thảo luận nhóm 1: Chiều mai nếu trời không
mưa thì HS1 sẽ đến nhà HS2.
+ Thảo luận nhóm 2: Chiều mai nếu trời không

mưa thì HS1 sẽ đến nhà HS2, nếu mưa thì sẽ gọi
điện cho HS2 để trao đổi.
- Thảo luận nhóm trả lời:
Nếu a>b thì lớn nhất là a.
Nếu b> a thì lớn nhất là b.
Hoặc: Nếu a>b thì lớn nhất là a, nếu không thì
lớn nhất là b.
- Trả lời: có 2 dạng
+ Dạng 1: Nếu… thì…
+ Dạng 1: Nếu… thì…, nếu không thì…


2. Hình thành kiến thức:
a. Câu lệnh IF-THEN:
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu ý nghĩa và cách thực hiện của câu lệnh CTRN.
- Phương pháp: Đàm thoại, phát hiện và khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với CLRN.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/thảo luận.
- Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính.
- Sản phẩm: HS biết cú pháp hoạt động và vận dụng được CLRN để giải 1 số bài toán cụ thể.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động GV
- B1: Giới thiệu câu lệnh IF-THEN:
Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh trong pascal dùng
câu lệnh if then
+ Dạng thiếu: chiếu slide;
+ Dạng đủ: chiếu slide.

Hoạt động HS
- Lắng nghe
Quan sát:

+ IF <điều kiện> THEN <câu lệnh>;
+ IF <điều kiện> THEN <câu lệnh 1>
ELSE <câu lệnh 2>;

- B2: Giải thích thành phần câu lệnh.
- B3: Mô tả hoạt động câu lệnh: 2 dạng (chiếu
sơ đồ và giải thích hoạt động câu lệnh)

- Lắng nghe.
- Quan sát sơ đồ hình 5, 6 trang 39 SGK.

* Lưu ý: câu lệnh đầy đủ trước ELSE không có
dấu ‘;’, và sau từ khóa THEN hoặc ELSE thi
hành 1 câu lệnh.
- B4: Vận dụng viết câu lệnh
Ví dụ1: Viết câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu:
Tính thương 2 số a, b bất kì.

- Ghi nhớ.

Ví dụ 2: Viết câu lệnh rẽ nhánh dạng đầy đủ:
Tính thương 2 số a, b bất kì.

- HĐ nhóm:
IF b<>0 THEN T:=a/b ELSE WRITELN(‘không
thực hiện được’);

Ví dụ 3: Viết 2 dạng câu lệnh IF-THEN để tìm
số lớn nhất trong 3 số a, b, c.


- Dự đoán nhóm:
+ Dạng thiếu:
IF (a>b) and (a>c) THEN max:=a;
IF (b>c) and (b>a) THEN max:=b;
IF (c>b) and (c>a) THEN max:=c;
+ Dạng đủ:
IF a>b THEN max:=a ELSE max:=b;
IF max
- HĐ nhóm:
IF b<>0 THEN T:=a/b;
IF b=0 THEN WRITELN(‘không thực hiện
được’);


-

b. Câu lệnh ghép:
Mục tiêu: Giúp HS hiểu ý nghĩa và cách thực hiện của câu lệnh ghép.
Phương pháp: Đàm thoại, phát hiện và khai thác câu lệnh ghép.
Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/thảo luận.
Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính.
Sản phẩm: HS biết cách sử dụng câu lệnh ghép để giải 1 số bài toán cụ thể.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động GV
- Chiếu VD ( Tạo tình huống sai )
Đoạn chương trình tính diện tích và chu vi hình
tròn với bán kính R bất kì:
IF R>0 THEN S:=3.14*R*R;
P:=3.14*2*R;

Yêu cầu: chạy đoạn chương trình trên với R=5
và R= -1.
- Yêu cầu HS nhận xét đáp án.
- Nhận xét: sau THEN/ELSE nếu muốn viết từ
2 lệnh trở lên ta phải đặt các lệnh đó trong
BEGIN-END.

Hoạt động HS
- Quan sát ví dụ tính diện tích và chu vi hình tròn
với bán kính R
Làm nhóm ( thay R=5; R=-1):
+ R=5: S=78.5; P= 31.4
+ R=-1: S=0; P= -6.28 ( có vấn đề)

- Giải thích ý nghĩa câu lệnh ghép.

- Viết khái niệm: câu lệnh ghép có dạng
BEGIN
<Các câu lệnh>;
END;
- Lắng nghe.

Sửa đoạn lệnh trên để nó thực hiện đúng.

- Làm việc nhóm:
IF R>0 THEN
BEGIN
S:=3.14*R*R;
P:=3.14*2*R;
END;


3. Hoạt động luyện tập, vận dụng: lập trình giải bài toán
- Mục tiêu: HS thể hiện được câu lệnh IF-THEN, câu lệnh ghép trong một tình huống cụ thể.
- Phương pháp: Rèn luyện tư duy phân tích, đàm thoại, phát hiện và khai thác câu lệnh IF-THEN, câu
lệnh ghép.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/thảo luận.
- Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, chương trình hoàn chỉnh.
- Sản phẩm: HS biết cách sử dụng câu lệnh IF-THEN, câu lệnh ghép để giải bài toán mới.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động GV
- Chiếu BT1: Tìm nghiệm thực của PTB2:
ax2+bx+c=0; với a≠0.
Gợi ý:
+ Các công việc chính:
- Nhập a, b, c từ bàn phím (a<>0);
- Tính delta;
- Xét delta (>=0, <0) tìm nghiệm;
- Xuất nghiệm thực hoặc thông báo ‘ phương
trình vô nghiệm’.
+ Viết các lệnh nhập a, b, c;
+ Tính delta;

Hoạt động HS
- Thảo luận làm việc nhóm: 4 nhóm
+ Nhóm 1, 2 làm BT1:
- Quan sát và ghi.
- Viết câu lệnh theo gợi ý của GV.
- Chia bảng làm 2 cột, đại diện nhóm1, 2 lên
bảng viết đoạn chương trình.
- Nhóm 3, 4 quan sát và góp ý để hoàn thiện

đoạn chương trình.
- Đoạn chương trình hoàn thiện BT1:
Var a, b, c: real;


+ Dùng câu lệnh IF-THEN xét delta để tìm
nghiệm thực;
+ Viết các câu lệnh xuất nghiệm thực hoặc
thông báo ‘ phương trình vô nghiệm’.
- Nhận xét và chiếu chương trình hoàn chỉnh.

- Chiếu BT2: Tính số ngày của năm N, biết năm
nhuận là năm chia hết cho 400 hoặc chia hết
cho 4 nhưng không chia hết cho 100.
Gợi ý:
+ Các công việc chính:
- Nhập N từ bàn phím;
- Xét năm được nhập để tính số ngày;
- Xuất thông báo số ngày của năm đó.
+ Dùng câu lệnh IF-THEN viết biểu thức logic
tìm số ngày (sn);
+ Viết câu lệnh xuất số ngày.
- Nhận xét và chiếu chương trình hoàn chỉnh.

delta, x1,x2: real;
Begin
Write(‘ Nhập a , b, c:’); Readln(a, b, c);
delta:= b*b – 4*a*c;
If delta<0 then writeln(‘ Phương trình vô
nghiệm’)

Else
Begin
x1:=(-b+sqrt(delta))/(2*a);
x2:=(-b-sqrt(delta))/(2*a);
Writeln(‘ x1=’,x1:8:3, (‘ x2=’,x2:8:3);
End;
Readln
End.
+ Nhóm 3, 4 làm BT1:
- Quan sát và ghi
- Viết câu lệnh theo gợi ý của GV
- Chia bảng làm 2 cột, đại diện nhóm3, 4 lên
bảng viết đoạn chương trình.
- Nhóm 1, 2 quan sát và góp ý để hoàn thiện
đoạn chương trình.
- Đoạn chương trình hoàn thiện BT2
Var N, sn: word;
Begin
Write(‘ Nhập năm N:’); readln(N);
If (N mod 400 =0) or (N mod 4 =0) and (N
mod 100 <>0) then sn:=366 else sn:=365;
Writeln(‘ Số ngày của năm ‘, N, ‘ là ‘, sn);
Readln
End.

4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Mục tiêu: giúp HS có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức về câu lệnh IF-THEN, câu lệnh ghép trong
một tình huống cụ thể.
- Phương pháp: Rèn luyện tư duy phân tích, đàm thoại, phát hiện và khai thác câu lệnh IF-THEN, câu
lệnh ghép.

- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/thảo luận nhóm.
- Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, chương trình hoàn chỉnh.
- Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi về vận dụng câu lệnh IF-THEN, câu lệnh ghép để giải quyết
các tình huống cụ thể.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Câu 1: Cho x, y là biến nguyên, khi thực hiện đoạn chương trình sau đây:
if x>y then y:= y+x;
if y>x then x:= x-y;
writeln(x, ‘ ‘, y);
Cho x=11, y=15. Kết quả in lên màn hình có trong phương án nào dưới đây:
A. 26 11
B. 4 11
C. -4 15
D. -4 11
(Nhận biết được kết quả thực hiện đúng của câu lệnh IF-THEN)
Câu 2: Đoạn chương trình nào dưới đây đúng cú pháp:
A. if a>b them a:=a+b;


B. if a>b then b:=b+a
C. if a=b then a:=a+b;
D. if (a=b) thì a:=a+b;
(Nhận biết được cú pháp của câu lệnh IF-THEN)
Câu 3: Sau khi thực hiện đoạn chương trình dưới đây thì giá trị của s, a là gì?
s:=0; a:= 15;
r:= a mod 10;
if r mod 2 = 0 then s:= s+r;
a:= a div 10;
A. s=0, a=15;
B. s=0, a=15;

C. s=0, a=1;
D. s=5, a=15;
(Có các đơn vị kiến thức và có suy luận trung gian)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×