Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tổng hợp câu hỏi ứng xử sư phạm thi giáo viên giỏi hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.46 KB, 6 trang )

Câu hỏi 1
Một HS không may gặp tai nạn bị gãy chân phải mổ đóng đinh và bó bột dài ngày. Thời
điểm bị tai nạn là đầu học kì 2 năm học 2012-2013. Phụ huynh học sinh muốn đề nghị để HS
được miễn môn học TD và GDQP-AN. Hỏi:
- Hồ sơ xin miễn học gồm có những loại giấy tờ nào?
- Ai là người được phép cho nghỉ học?
- Kết quả cả năm được đánh giá như thế nào?
Phương án trả lời
1. Hồ sơ gồm có đơn xin nghỉ học của HS và GVCN được phép cho nghỉ học. Lấy kết
quả học kỳ I của 2 môn để đánh giá kết quả cả năm học làm căn cứ xếp loại học lực của học
sinh.
2. Hồ sơ gồm có đơn xin nghỉ học của học sinh có xác nhận của bệnh viện. GV môn
TD, GDQP-AN được phép cho nghỉ học. Lấy kết quả học kỳ I của 2 môn để đánh giá kết quả
cả năm học.
3. Hồ sơ xin miễn học gồm có : Đơn xin miễn học của HS và bệnh án do BV từ cấp
huyện trở lên cấp. Việc cho phép miễn học do hiệu trưởng quyết định. Kết quả cả năm của
môn TD được lấy kết quả của HK1 để đánh giá. Riêng đối với môn GDQP-AN thì HS chỉ
được miễn phần thực hành và phải kiểm tra bù bằng lí thuyết để có đủ cơ số điểm tổng kết
theo quy định: (Theo điều 12 chương III thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT).
Đáp án:PA 3
Câu hỏi 2
Một HS xếp loại cả năm học lực loại khá và hạnh kiểm yếu. GVCN lớp thông báo cho HS
đó phải rèn luyện HK trong hè và đưa ra hình thức rèn luyện cho HS. Hỏi:
- GVCN đó làm đúng hay sai ? Vì sao?
- Cuối kì nghỉ hè , cần điều kiện gì để HS đó được lên lớp?
Phương án trả lời
1.GVCN đó làm đúng, vì GVCN được quyền xếp loại hạnh kiểm của học sinh. Cuối
kỳ nghỉ hè học sinh cần làm kiểm điểm quá trình rèn luyện trong hè của mình. GVCN xếp lại
hạnh kiểm cho HS, nếu hạnh kiểm từ TB trở lên thì HS được lên lớp.
2.GVCN đó làm sai , vì hình thức rèn luyện trong hè là do hiệu trưởng quy định.
Nhiệm vụ rèn luyện trong hè phải được thông báo đến gia đình, chính quyền, đoàn thể xã,


phường, thị trấn nơi HS cư trú. Cuối kì nghỉ hè GVCN xếp lại hạnh kiểm cho HS, nếu hạnh
kiểm từ TB trở lên thì HS được lên lớp.
3. GVCN đó làm sai , vì hình thức rèn luyện trong hè là do hiệu trưởng quy định.
Nhiệm vụ rèn luyện trong hè phải được thông báo đến gia đình, chính quyền, đoàn thể xã,
phường, thị trấn nơi HS cư trú. Cuối kì nghỉ hè, nếu đ ư ợc ủy ban nhân dân xã công nhận đã
hoàn thành nhiệm vụ thì GVCN đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm , nếu đạt
TB trở lên thì được lên lớp(Theo điều 17 chương IV thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT).
Đáp án: PA 3
Câu hỏi 3
Một học sinh có điểm trung bình các môn học ở học kỳ 1 là 8,0; các môn học đánh giá được
xếp loại đạt,có một môn học đạt 3,5; các môn còn lại đạt từ 6,5 trở lên. Học sinh này được
xếp loại học lực gì ở HKI? Vì sao ?
Phương án trả lời
1. HS đó được xếp loại học lực khá, vì có một môn đạt 3,0; các môn học còn lại đủ
điều kiện xếp loại giỏi, nên hạ một bậc xếp loại.
2. HS đó được xếp loại học lực TB, vì có một môn xếp loại yếu.
3. Học sinh này được xếp loại học lực TB. Vì theo điều 13 (thông tư số 58/2011/TTBGDĐT) thì nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại giỏi nhưng do kết quả của một môn học
nào đó mà phải xuống loại Yếu thì được điều chỉnh xếp loại TB.

1


Câu hỏi 4
Trong kì thi học kì I, một học sinh sử dụng tài liệu trong khi làm bài môn Lịch sử bị giám thị
phát hiện và lập biên bản. Khi xếp loại hạnh kiểm kì I thì học sinh đó được xếp loại gì ? vì
sao ?
Phương án trả lời
1. Nếu không vi phạm khuyết điểm trên thì HS đó đủ tiêu chuẩn xếp loại tốt , vì vậy
HS đó được xếp loại hạnh kiểm học kì I loại Khá (điều chỉnh hạ một bậc HK).
2. Nếu không vi phạm khuyết điểm trên thì HS đó đủ tiêu chuẩn xếp loại tốt , vì vậy

HS đó được xếp loại hạnh kiểm học kì I loại trung bình (hạ hai bậc HK).
3. Học sinh này được xếp loại HK yếu. Vì trong tiêu chuẩn xếp loại Yếu đã ghi rõ:
HS chưa đạt tiêu chuẩn TB hoặc có một trong các khuyết điểm sau thì xếp HK loại
yếu:
- Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong
việc thực hiện quy định tại khoản 1(loại tốt) nhưng chưa được sữa chữa.
- Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo
viên,
nhân viên nhà trường, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn
hoặc người khác.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra và thi . Đánh nhau, gây rối trật tự, trị
an
trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; Vi phạm an toàn giao thông;
Gây thiệt hại tài
sản công, tài sản của người khác.
Câu hỏi 5
Trong giờ dạy, thầy giáo môn Toán phát hiện ra một học sinh ở cuối lớp hay ngáp vặt
và có vẻ rất mệt mỏi. Thầy giáo nghi ngờ là em đó có thể mắc nghiện ma túy. Nếu là thầy
giáo trong trường hợp này bạn xử lí thế nào?
Phương án trả lời
1. Phê bình gay gắt về thái độ lơ là học tập của học sinh đó.
2. Vẫn tiếp tục giảng như không nhìn thấy để không ảnh hưởng đến lớp
3. Giáo viên xuống lớp, nhẹ nhàng hỏi học sinh đó vì sao có vẻ mệt mỏi và động viên
em chú ý đến bài giảng. Sau đó vẫn tiếp tục chú ý đến học sinh đó, nếu biểu hiện này diễn ra
thường xuyên thì phải có cách xử lí kiên quyết hơn.
Đáp án:cách xử lí 3
Câu hỏi 6
Trong một lần trả bài kiểm tra lớp 9B của thầy Việt, có một học sinh đứng lên thắc
mắc với thầy về kết quả điểm thầy chấm với lí do: “Bài của em làm giống hệt bài của bạn
Thắng, sao bạo ấy lại được điểm 8 mà em chỉ được có 5”

Đặt vào tình huống của thầy Việt, bạn xử lí ra sao?
Phương án trả lời
1. Trả lời qua loa và vào bài giảng mới ngay.
2. Yêu cầu học sinh đó xem lại bài và không được thắc mắc vì thầy đã chấm rất kĩ
không có chuyện nhầm lẫn.
3. Yêu cầu em đó ngồi xuống bình tĩnh xem lại bài của mình. Sau đó, bạn có thể thu
lại hai bài làm đó để xem xét cho kĩ. Nếu thực sự đã có sai sót bạn thành thật nhận lỗi trước
các em và hứa chấm lại bài cho em đó. Nếu sau khi kiểm tra lại thấy mình đã làm đúng nên
giải thích cặn kẽ cho em đó hiểu về kết quả của mình.
Đáp án:cách xử lí 3
Câu hỏi 7
Trả bài kiểm tra một tiết cho học sinh xong bạn quay lên bục giảng để bắt đầu bài
mới thì bỗng “roạc”, “xoạt xoạt”, hình như là tiếng xé và vò giấy. Bạn quay lại thì thấy Tiến
đã xé tan bài làm được một điểm của mình trước sự ngơ ngác của các bạn trong lớp. Khi

2


được hỏi tại sao em xé bài, thì Tiến trả lời tỉnh que: “ Bài của em thì em xé”. Chứng kiến sự
việc đó, bạn phải giải quyết ra sao?
Phương án trả lời
1. Bắt em đó đứng dậy, phê bình em gay gắt trước lớp và ghi vào sổ đầu bài vì ý thức
thiếu tôn trọng giáo viên.
2. Bạn tạm thời “ bỏ qua” và nhanh chóng bắt đầu bài giảng của mình. Sau đó cuối giờ
bạn gọi em học sinh đó lại để hỏi han, tâm sự và giải thích cho em hiểu sự đúng sai trong
hành động của mình.
3. Bạn dành ra một vài phút xuống chỗ em đó và nhẹ nhàng nhắc nhở em, để em đó
nhận ra khuyết điểm của mình và động viên em lần sau cố gắng.
Đáp án:cách xử lí 3
Câu hỏi 8

Gần đây bạn phát hiện trong lớp bạn chủ nhiệm đáng có lời bàn ra tán vào của học
sinh về trường hợp bạn H “ học thì chẳng ra gì mà môn Toán của thầy N toàn 8, 9 điểm.
Trong khi các bạn khác “ phấn đấu chật vật cũng chỉ được 6, 7 là cùng”. Là một giáo viên
chủ nhiệm bạn phải làm gì để “ trấn an” dư luận này của học sinh
Phương án trả lời
1. Trong buổi sinh hoạt cuối tuần bạn thẳng thắn đưa ra vấn đề này và đề nghị các em
nói trực tiếp không bàn tán sau lưng. Sau đó tùy tình hình bạn sẽ tìm cách xử lí.
2. Phê bình học sinh trong lớp đã có hiện tượng không đoàn kết, nói xấu bạn và thầy
giáo.
3. Gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh học khá giỏi và có uy tín trong lớp để
xác minh hiện tượng này. Sau đó bạn sẽ quyết định cách sử lí để đảm bảo tính công bằng
trong lớp học.
Đáp án:cách xử lí 3
Câu hỏi 9
Hồi trống báo hiệu bắt đầu tiết học thứ hai vang lên, tôi bước vào lớp. Nhưng bài học
mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một em học sinh đứng lên thất thanh:
Thưa…ưa…ưa.. cô em bị mất tiền. Em mang tiền đi đóng tiền quỹ lớp mà sau giờ ra
chơi em vào thì đã không thấy đâu
Cả lớp nhốn nháo, em học sinh không ngừng khóc
Vào hoàn cảnh của tôi lúc đó bãn sẽ làm gì?
Phương án trả lời
1.Bạn yêu cầu học sinh đó ngồi xuống và nói: “tiền em mang đi thì phải cất giữ cẩn
thận, bây giờ trót mât rồi cô biết làm thế nào” và khuyên em đó đành cho qua vì cũng không
đáng là bao.
2. Bạn dừng ngay bài giảng của mình và tiến hành truy tìm thủ phạm.
3. Bạn ân cần nói với học sinh cứ bình tĩnh ngồi xuống tiếp tục học. Sau đó bạn cố
gắng kết thúc bài sớm dành ra 10 – 15 phút để giải quyết vấn đề của em. Bạn sẽ dùng lời lẽ
nghiêm khắc nhưng ân cần để thuyết phục em học sinh nào đã trót lấy tự giác trả lại cho bạn.
Đáp án:cách xử lí 3
Câu hỏi 10

Bạn đang say sưa giảng bài thì một học sinh đi học muộn xin vào lớp làm cắt ngang
bài giảng của bạn. Lúc này giờ học đã bắt đầu được mười lăm phút. Bạn bực mình vì bị mất
hứng.
Bạn có nên cho em học sinh ấy vào không? Phải làm gì để lần sau học sinh không tái
phạm nữa?
Phương án trả lời

3


1. Bạn hỏi “tại sao bây giờ mới đến, có biết vào học từ mấy giờ không? ” rồi mới nói
với giọng bực tức: “Vào đi”.
2. Nhất định không cho học sinh vào lớp phạt đứng ngoài cửa đến hết tiết học mới
được vào lớp.
3. Nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp, tiếp tục giảng bài bình thường rồi hết tiết
học mới gọi học sinh lên lớp, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi nhắc nhở.
4. Cách khác
Đáp án:cách xử lí 3
Câu hỏi 11
Một lần vì có việc bận đột xuất nên bạn đã đến muộn 10 phút khi vừa bước đến cửa
lớp bạ nghe rõ tiếng học sinh trong lớp đang reo hò vì tưởng cô giáo không đến dạy.
Gặp tình huống này bạn xử lí thế nào?
Phương án trả lời
1. Bạn lờ đi coi như chưa nghe thấy và vẫn vào lớp bắt đầu bài giảng như bình thường.
2. Bạn bước vào lớp vơi thái độ bực bội và cho cả lớp nghe một bài giảng về thái độ
thiếu tôn trọng thầy cô.
3. Bạn vào lớp, xin lỗi các em về việc mình đã đến muộn. Đồng thời cũng nhẹ nhàng
nhắc nhở học sinh về thái độ vừa rồi và nhanh chóng bắt đầu bài giảng.
Đáp án:cách xử lí 3
Câu hỏi 12

Một học sinh sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỉ luật. Phụ huynh là người có chức vị chủ
chốt ở địa phương đến đề nghị bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm xin với Hội động kỉ
luật chiếu cố và “cho qua”. Nếu làm giáo viên chủ nhiệm, bạn ứng xử thế nào với vị phụ
huynh đó?
Phương án trả lời
1. Giáo viên chủ nhiệm đề nghị với phụ huynh đó lên thẳng hiệu trưởng để trình bày ý
kiến.
2. Nhận là sẽ trình bày đề nghị của gia đình trước cuộc họp hội đồng kỉ luật
3. Tóm tắt lại khuyết điểm trầm trọng mà học sinh vi phạm. Đề nghị gia đình cùng
thống nhất với giáo viên chủ nhiệm đánh gia mức độ vi phạm và biện pháp kỉ luật cần thiết,
coi đó là biện pháp giáo dục để em học sinh có dịp “ tỉnh ngộ” rút kinh nghiệm và sửa chữa
khuyêt điểm.
Đáp án:cách xử lí 3
Câu hỏi 13
Khi đến một gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em A, một học sinh học
kém và thếu ý thức kỉ luật, nhưng gia đình em lại nói: “Nếu thầy cô không dạy được thì để tôi
cho nó chuyển trường hoặc cho nó nghỉ học luôn cũng đuợc”. Bạn phải xử lí thế nào?
Phương án trả lời
1. Đặt vấn đề cho con đi học hay là tuỳ thuộc vào gia đình.
2. Yêu cầu gia đình tiếp tục cho em đi học vì chưa đến tuồi lao đọng, nghỉ học thì dễ
sinh hư hỏng.
3. Trao đổi với gia đình và tìm hiểu nguyên nhân, về phía nhà trường giáo viên chủ
nhiệm nhận sẽ cố gắng và quan tâm giúp đỡ em học tập tiến bộ hơn. Đề nghị với gia đình tạo
điều kiện và động viên em chăm chỉ học hành.
Đáp án:cách xử lí 3
Câu hỏi 14
Có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường. Ban giám hiệu yêu
cầu giáo viên chủ nhiệm phải đưa em đó về tận nhà để nói chuyện với bố mẹ. Nhưng khi chưa
kịp để bạn trình bày xong, bố của học sinh đó đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm
“xấu mặt” gia đình. Vào địa vị của người giáo viên chủ nhiệm này, bạn xử lí sao đây?


4


Phương án trả lời
1. Bạn im lặng không nói gì vì đó là chuyện của gia đình giáo dục con cái. Và đó cũng
là một bài học cho cậu học sinh phạm tội
2. Bạn bỏ về vì cho rằng gia đình phụ huynh học sinh đã không tôn trọng giáo viên.
3. Bạn can thiệp không cho người bố tiếp tục đánh học sinh đó. Đồng thời bạn dùng
những lời lẽ giải thích cho vị phụ huynh hiểu đó không phải là cách giáo dục hay và yêu cầu
gia đình cùng phối hợp với nhà trường để giáo dục em.
Đáp án:cách xử lí 3
Câu hỏi 15
Nhân dịp kỉ niệm ngày Hiến chương các nhà giáo 20-11, Hội phụ huynh lớp tôi có tổ
chức một buổi lễ để chúc mừng các thầy cô giáo. Cuối buổi lễ với vai trò là giáo viên chủ
nhiệm tôi được phân công phát biểu vài lời để cảm ơn. Tôi vừa dứt lời thì ở dưới cuối lớp
một vị phụ huynh học sinh đã đi thẳng lên bục giảng và tặng tôi một bó hoa: “Thưa cô, tôi là
phụ huynh của em Nguyên Duy Kh, xin chúc mừng cô và tôi mong cô hết lòng tạo điều kiện
giúp đỡ để em có kết quả học tập tốt nhất “. Tôi nhận bó hoa với một lời cảm ơn về tình cảm
mà gia đình và học sinh đã danh cho tôi. Nhưng tỗi bỗng chột dạ khi nhận ra trên bó hoa đó
đặt một chiếc phong bì. Theo bạn nên xử lí thế nào?
Gợi ý cách xử lí
1. Bạn sẽ coi như không nhìn thấy chiếc phong bì đó và nhận bó hoa một cách bình
thường.
2. Bạn từ chối thẳng vì phụ huynh học sinh đã cố hành động “ hối lộ” giáo viên.
3. Bạn tìm cách “giữ” phụ huynh đó lại vài phút. Sau khi nói lời cảm ơn và nhận bó
hoa bạn khéo léo trả lại chiến phong bì cho phụ huynh đó, nhưng bạn cũng phải giải thích để
vị phụ huynh đó hiểu và không phật ý với bạn.
Đáp án:cách xử lí 3
Câu hỏi 16

Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh rất kém, lại thường xuyên đi học muộn,
trong giờ học lại thường ngủ gật, không chú ý nghei giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của
em ấy nhằm trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ
em học tốt thì mẹ của em lại xin cho con thôi học. Lí do là vì bố mất sớm, em lại có em nhỏ,
mẹ em muốn cin cho em thôi học, ở nhà trông em để mẹ đi bán hàng kiếm tiền nuôi các con.
Trước tình huống này bạn phải làm gì để gúp đỡ cho học sinh?
Phương án trả lời
1. Đành đồng ý với mẹ của học sinh vì em ấy cần ở nhà giúp mẹ, mà có đi học thì em
ấy cũng không thể học tốt được.
2. Khăng khăng không đồng ý vì lí do nhà nước đã có luật phổ cập giáo dục đến hết
cấp II.
3. Trao đổi thêm với phụ huynh học sinh, động viên gia đình tạo điều kiện cho em học
tiếp. Phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt
qua khó khăn.
Đáp án:cách xử lí 3
Câu hỏi 17.
Quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của người lao động:
1. Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp.
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện
thoả ước lao động tập thể.

5


3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng
lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
4. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
Đáp án: cả 3 ý 2,3,4

Câu hỏi 18
Hiện nay, kinh phí Công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% từ:
1. Quĩ tiền lương thực trả cho NLĐ
2. Quĩ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ
3. Quĩ lương tính theo mức lương tối thiểu nhà nước qui định.
4. Quỹ tiền lương theo ngạch, bậc hoặc tiền lương phải trả cho người lao động.
Đáp án: ý 2
Câu hỏi 19
Cán bộ công đoàn không chuyên trách sử dụng thời gian theo quy định của pháp luật
để làm công tác công đoàn:
1. Không được đơn vị sử dụng lao động trả.lương
2. Được đơn vị sử dụng lao động trả lương.
3. Được đơn vị sử dụng lao động trả chi phí đi lại, ăn ở và sinh hoạt trong những ngày
tham dự cuộc họp, tập huấn do cấp công đoàn triệu tập
4. Được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Đáp án: ý 2,3,4
Câu hỏi 20
Khi phát sinh tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong quan
hệ lao động thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp:
1. Theo pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động;
2. Theo pháp luật tương ứng có liên quan;
3. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;
4. Khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Đáp án: ý1
Câu hỏi 21
Tranh chấp về quyền công đoàn là:
1. Tranh chấp phát sinh giữa người lao động với đơn vị sử dụng lao động về việc thực
hiện quyền công đoàn.
2. Đoàn viên công đoàn với đơn vị sử dụng lao động về việc thực hiện quyền công đoàn.
3. Tổ chức công đoàn với đơn vị sử dụng lao động về việc thực hiện quyền công đoàn.

4.Cả 03 trên
Đáp án: ý 4

6



×