Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tiểu luận tiền lương khu vực công : Vai trò của phụ cấp lương khối địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

1.ĐẶT VẤN
ĐỀ..............................................................................................
........... 1
1.1.Lý do nghiên
cứu.............................................................................................
..... 1
1.2.Mục đích nghiên
cứu:...........................................................................................
1
1.3.Đối tượng, phạm
vi ..............................................................................................
1
2.KHÁI LƯỢC VỀ KHỐI CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG .................................. 2
2.1.Khối chính quyền địa
phương.............................................................................. 2
2.1.1.Các đơn vị hành
chính....................................................................................... 2
2.1.2.Các cơ quan hành
chính .................................................................................... 2
2.2.Các loại phụ cấp đối với khối chính quyền địa
phương ...................................... 3
2.2.1.Ở cấp tỉnh,
huyện ........................................................................................
...... 3


2.2.2.Ở cấp
xã...............................................................................................


.............. 3
3.TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC LOẠI PHỤ CẤP LƯƠNG TRONG
KHỐI
CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG .............................................................................. 5
4.ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI PHỤ
CẤP .......................................... 6
4.1.Thực
trạng .........................................................................................
................... 6
4.2.Ưu
điểm...........................................................................................
..................... 6
4.3.Nhược
điểm...........................................................................................
............... 8
4.4.Kiến
nghị ...........................................................................................
................... 9 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do nghiên cứu
Chính sách phụ cấp lương khối chính quyền địa phương có ảnh hưởng lớn đến
tiền lương của các cán bộ công chức, và ta có thể nhận thấy tiền lương của
những cán bộ nàycó tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống
kinh tế - xã hội của cả nước trên tầm vĩ mô, tác động đến bản thân những cán
bộ Nhà nước này cũng như gia đình họ; do vậy phụ cấp lương đóng một vai trò
rất quan trọng, là mối quan tâm và làm tăng động lực làm việc của cán bộ khối


chính quyền địa phương. Với tầm quan trọng đó, việc xây dựng một hệ thống

phụ cấp khoa học, hợp lý, làmđòn bẩy kích thích năng suất và chất lượng, hiệu
quả lao động. Đặc biệt, việc đủ sức đẩy lùi nạn tham nhũng như hiện nay luôn
là nhiệm vụ lớn đặt ra cho các cơ quan Nhà nước, trong bối cảnh thị trường lao
động của khu vực công Nhà nước đang kém hấp dẫn hơn so với khu vực tư
nhân và làn sóng ra đi của những người tài, có năng lực trong các cơ quanNhà
nước đang gia tăng. Trong những năm qua, Nhà nước luôn quan tâm cải cách,
điều chỉnh song chính sách phụ cấp lương khối chính quyền địa phương ở nước
ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế và bất hợp lý. Điều này đã ảnh hưởng không
nhỏ tới hoạt động của các cơ quan Nhà nước và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Với tầm quan trọng và thực trạng của chính sách phụ cấp lương khu vực công
khối chính quyền địa phương của nước ta hiện nay, tôi đã chọn đề tài “Vai trò
của hệ thống phụ cấp lương khối chính quyền địa phương” để thực hiện.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Vai trò của hệ thống phụ cấp lương khu vực công – cụ thể là khối chính quyền
địa phương, đối chiếu với cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm ra những ưu nhược
điểm, nguyên nhân của các hạn chế, đưa ra những khuyến nghị nhằm góp
phần xây dựng chính sách phụ cấp lương trong khu vực công – khối chính
quyền địa phương một cách hợp lý.
1.3. Đối tượng, phạm vi
Đối tượng
Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong
thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng
lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước, cán bộ
chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.
Phạm vi nghiên cứu:
2 Từ năm 2004-nay (Bắt đầu từ năm 2004, năm chính phủ ban hành Nghị định
số 204/2004/NDCP, Nghị định số 205/2004/NDCP và qua 6 lần tăng lương tối
thiểu)
2. KHÁI LƯỢC VỀ KHỐI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
2.1. Khối chính quyền địa phương

2.1.1. Các đơn vị hành chính


- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Huyện, quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương. - Xã,
phường, thị trấn - Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
2.1.2. Các cơ quan hành chính
- HĐND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính. - Chính quyền địa
phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. - Chính
quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc
trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực
thuộc trung ương, phường, thị trấn.
Sơ đồ phụ cấp lương của khối chính quyền địa phương 3
2.2. Các loại phụ cấp đối với khối chính quyền địa phương
2.2.1. Ở cấp tỉnh, huyện
“Theo khoản 1,2, 3, 4 ,5 ,6 điều 6 nghị định số 204/2004/NĐ-CP, công nhân
viên chức cán bộ ở khối chính quyền địa phương thuộc cấp tỉnh, huyện có
những phụ cấp sau:
♣ Phụ cấp thâm niên vượt khung : Phụ cấp thâm niên vượt khung được
dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
♣ Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo: Áp dụng đối với các đối tượng
đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng
thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng
đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên
trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm. Mức phụ cấp bằng 10%
mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên
vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng
chỉ hưởng một mức phụ cấp.
♣ Phụ cấp khu vực: Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa
xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và

1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ
thuộc lực lượng vũ trang, phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân
hàm binh nhì.
♣ Phụ cấp đặc biệt: Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền
và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 3 mức:
30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và
phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng đối
với hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang.


♣ Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm
việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện
sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức
lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt
khung (nếu có).Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm.
♣ Phụ cấp lưu động: Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở
một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.
2.2.2. Ở cấp xã
♣ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức
danh
lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc
được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác
mà cơ quan, đơn vị
này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm
nhiệm. Mức 4 phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ
lãnh đạo và phụ cấp
thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh
đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.
♣ Phụ cấp thâm niên vượt khung: Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng

để
tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
♣ Phụ cấp theo loại xã: Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 5 NĐ được
hưởng phụ cấp theo loại đơn vị hành chính cấp xã tính theo % trên mức lương
hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh
đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có):
• Cán bộ cấp xã loại 1 hưởng mức phụ cấp 10%;
• Cán bộ cấp xã loại 2 hưởng mức phụ cấp 5%.
Phụ cấp này không dùng để tính đóng, hưởng chế độ BHXH, BHYT.
♣ Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh: Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ
chức
danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử
hoặc
được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác
mà cơ
quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt
động kiêm nhiệm. Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp
chức vụ lãnh
đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều


chức danh
lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.
♣ Phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
(Điều 14 chương III Những người hoạt động không chuyên trách) - Mức phụ cấp
cụ thể của từng chức danh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định với mức
không vượt quá hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung. - Ngân sách trung ương
hỗ trợ các địa phương theo mức bình quân bằng 2/3 so với mức lương tối thiểu
chung cho mỗi người hoạt động không chuyên trách. 5
3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC LOẠI PHỤ CẤP LƯƠNG TRONG

KHỐI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
PHỤ CẤP TẦM QUAN TRỌNG Phụ cấp vượt khung Nâng cao tinh thần làm
việc hơn, để hoàn thành tất cả nhiệm vụ được giao trong những năm cuối trước
khi nghỉ
hưu Phụ cấp kiêm chức danh lãnh đạo Có tinh thần làm việc, có trách nhiệm với
công việc hơn Phụ cấp khu vực Nâng cao tinh thần làm việc ở những nơi xa xôi,
hẻo lánh và khí hậu xấu. Phụ cấp đặc biệt Có tinh thần trách nhiệm với công
việc khi làm việc ở
đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn Phụ
cấp thu hút Thu hút cán bô, công chức đến làm việc ở những nền kinh tế mới,
duy trì lực lượng lao động , tạo cân bằng lao
động Phụ cấp lưu
động Chấp nhận việc thay đổi địa điểm lao động ở bất cứ
đâu, khi nào và họ vẫn sẽ có tinh thần trách nhiệm với công việc Phụ cấp chức
vụ lãnh đạo Có tinh thần làm việc, có trách nhiệm với công việc hơn Phụ cấp
theo loại xã Phụ cấp bổ sung cho công nhân viên chức cấp xã, nâng cao tinh
thần làm việc 6 Phụ cấp cho những người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã Phụ cấp riêng cho những người không
chuyên trách ở cấp xã, có tác dụng nâng cao tinh thần làm việc, có trách nhiệm
với công việc hơn
Bảng 1: Các loại phụ cấp và tầm quan trọng
4. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI PHỤ CẤP
4.1. Thực trạng
Các quy định hiện hành về phụ cấp lương chưa đầy đủ, chưa đảm bảo công
bằng và hợp lý giữa các ngành nghề, hay giữa cán bộ, công chức giữa các khối
cơ quan, đơn vị, cụ thể: Phụ cấp công vụ: Theo quy định hiện hành thì công
chức được luân chuyên giữ chức vụ tại tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp cấp huyện thì chưa được xác định là
công chức nên không được hưởng phụ cấp công vụ, dẫn đến việc thực hiện
chính sách này còn nhiều bất cập. Phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm việc

chuyên môn y tế: Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ
quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề
đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập thì công chức,


viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập được hưởng phụ cấp từ 30% đến
70% lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp
thâm niên vượt khung (nếu có).
Trong khi đó, viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại các cơ sở giáo dục,
chăm sóc sức khỏe (Trung tâm Bảo trợ xã hội) không được hưởng phụ cấp này.
4.2. Ưu điểm Mức cấp lương cho khu vực hành chính địa phương được nâng
cao hơn so với trước
đây, góp phần tăng thu nhập của người công chức, cán bộ. Một số loại phụ cấp
có tác dụng khuyến khích người lao động làm việc (ví dụ: Phụ cấp thu hút) Chế
độ phụ cấp cán bộ xã tạo điều kiện cho các cán bộ đó gắn bó với sản xuất và
quần chúng
Trước hết, nó giữ vững và phát huy sự gắn bó chặt chẽ giữa cán bộ và quần
chúng nhân dân, tạo nên một đội ngũ cán bộ cơ sở hoàn toàn không xa cách
quần chúng không chỉ biết phụ trách trước cấp trên, mà rất thông hiểu quần
chúng, vui cái vui chung, lo cái 7 lo chung của quần chúng. Cán bộ không phải
chỉ là người của cấp trên cử xuống, cũng không chỉ là người của
Đảng và Nhà nước. Họ còn là người của chính đảng viên và quần chúng ở địa
phương bồi
dưỡng xây dựng nên. Anh chị em cán bộ xã và hợp tác xã hằng ngày sống với
gia đình, hàng xóm, cùng tham gia sản xuất với quần chúng nhân dân. Mọi biến
đổi của quê hương, kể cả sự gắn liền với kết quả công tác của họ. Vì vậy, tình
cảm giữa họ với quê hương, với quần chúng nhân dân địa phương rất mặn
nồng, sâu sắc. Đó là một trong những động
cơ thúc đẩy họ quan tâm đến quần chúng, đến sản xuất, đến việc xây dựng và
quản lý tốt

địa phương mình, hợp tác xã mình. Chế độ cán bộ xã vừa công tác, vừa sản
xuất, hưởng phụ cấp thích đáng,đã giữ vững và phát huy được những ưu điểm
đó. Đây cũng là một trong những biện pháp cụ thể nhằm góp phần giữ vững và
phát huy truyền thống tốt đẹp của Đảng ta - truyền thống liên hệ chặt chẽ giữa
Đảng và quần chúng. Chế độ phụ cấp cán bộ xã còn phù hơp với yêu cầu phát
triển kinh tế của ta hiện nay. Đó là yêu cầu hạn chế việc tăng biên chế hành
chính, hạn chế số người không tham gia sản xuất vật chất. Phát huy tinh thần
trách nhiệm của tập thể đội ngũ cán bộ, đảng viên hướng họ về nắm chắc hợp
tác xã và đội sản xuất. Trách nhiệm lãnh đạo và chỉ đạo mọi mặt phong trào
của một địa phương là trách nhiệm của tập thể đảng bộ và các tổ chức chính
quyền, đoàn thể quần chúng ở địa phương
đó. Phong trào trong địa phương tiến bộ nhiều hay ít, sản xuất phát triển nhanh
hay chậm,
đời sống quần chúng có được tổ chức tốt và nâng cao hay không là do sự cố
gắng công tác của toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong
địa phương. Do đó, chúng ta phải động viên được cả tập thể to lớn đó ra sức
nâng cao ý thức trách nhiệm, công hiến được nhiều cho cách mạng, cho lợi ích


của quần chúng. Trong khi mọi người có những vị trí, trách nhiệm khác nhau
đem hết sức mình làm tốt công tác được giao, thì thực tế có một số người phải
dành nhiều thời giờ hơn cho công tác, phần tham gia lao
động sản xuất được ít hơn so với các thành viên khác. Trong số những người đó,
những cán bộ giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt và cán bộ quản lý chủ yếu các
mặt hoạt động của địa phương hằng ngày phải họp hành, công tác nhiều, số
ngày tham gia lao động càng
ít, do đó thu nhập trong gia đình bị ảnh hưởng không nhỏ. Để tạo điều kiện cho
số cán bộ
đó hoạt động được đều đặn, bảo đảm cho phong trào của địa phương phát triển
liên tục và tốt, cần có chế độ phụ cấp thích đáng đối với họ. Cán bộ, công chức

bổ nhiệm trong các cơ quan hành chính, bầu cử, tư lương chức vụ không nằm
trong cơ cấu bảng lương mà được quy định bằng phụ cấp chức vụ tương
ứng (hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo tính so với tiền lương tối thiểu) cho đến
khi thôi ở vị 8
trí lãnh đạo (trước đây khi CCVC được bổ nhiệm không tính đến thời gian giữ
bậc lương
mà hưởng theo chức danh bổ nhiệm; khi chuyển xếp lương đây là một vướng
mắc). Các chế độ phụ cấp về cơ bản bảo đảm được mục tiêu khuyến khích,
động viên
người lao động, bù đắp được hao phí lao động chưa tính trong tiền lương.
Đảm bảo vai trò kích thích của phụ cấp lương. Vì động cơ của phụ cấp lương,
người
lao động phải có trách nhiệm đối với công việc, phụ cấp lương phải tạo được sự
say mê công việc, không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt, kiến
thức chuyên môn, kỹ
năng…
Đảm bảo vai trò điều phối lao động. Với phụ cấp lương được thoả đáng người
lao
động sẽ tự nguyện đảm nhận mọi công việc được giao phù hợp với khả năng
của bản thân mình. Phụ cấp lương và tiền lương đóng vai trò quyết định trong
việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Ở đây, trước hết phụ cấp lương và
tiền lương phải đảm bảo những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người lao động
như ăn, ở, đi lại (có thực mới vực được đạo) Tức là phụ cấp lương và tiền lương
phải đủ để duy trì cuộc sống tối thiểu của người lao
động. Chỉ có khi được như vậy, phụ cấp lương và tiền lương mới thực sự có vai
trò quan trọng kích thích lao động, và nâng cao trách nhiệm của người lao động
đối với quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Đồng thời, chế độ phụ cấp
lương phù hợp với sức lao động
đã hao phí sẽ đem lại sự lạc quan và tin tưởng vào doanh nghiệp, vào chế độ
họ đang sống. Như vậy, trước hết phụ cấp lương có vai trò nâng cao chất lượng

cuộc sống của con


người lao động, từ đó trở thành đòn bảy kinh tế để nó phát huy nội lực tối đa
hoàn thành
công việc. Khi người lao động được hưởng thu nhập xứng đáng với công sức của
họ đã bỏ
ra thì lúc đó với bất kỳ công việc gì họ cũng sẽ làm. Như vậy có thể nói phụ cấp
lương đã góp phần quan trọng giúp nhà tổ chức điều phối công việc dễ dàng
thuận lợi.
4.3. Nhược điểm Phụ cấp lương chiếm tỷ lệ quá cao trong lương làm mất đi
bản chất thực sự của phụ cấp Hệ thống phụ cấp lương hiện nay còn có quá
nhiều loại phụ cấp (Có quá nhiều loại phụ cấp, thậm chí một người được hưởng
cùng một lúc nhiều loại phụ cấp), trong đó một số loại có tính chất trùng lặp
nhau như phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt, chưa kể một số
loại phụ cấp có nhiều hệ số, trong khi chênh lệch hệ số không đáng kể (phụ cấp
khu vực...). Các quy định về cách tính phụ cấp không mang tính thống nhất, có
loại tính theo mức tiền lương tối thiểu chung, có loại tính bằng % so với tiền
lương 9
đang hưởng, hoặc quy định bằng mức tiền. Việc tính phụ cấp theo mức lương
tối thiểu có hạn chế đối với khả năng nâng cao phụ cấp lương cho cán bộ, công
chức... Do phụ cấp phân cho người này người kia khác nhau nên một số ít cán
bộ địa
phương có những ý nghĩa cho rằng chỉ những người được hưởng phụ cấp mới
phải tích cực công tác, còn những người không hưởng phụ cấp mới phải tích cực
công tác, còn những người không hưởng phụ cấp hoặc phụ cấp ít thì công tác ít,
cống hiến ít … Ý nghĩa
đó hoàn toàn không đúng và cần được uốn nắn.
Do có tư tưởng không đúng đắn về phụ cấp cho các cấp tổ chức nên có một số
cá nhân không muốn thực hiện đúng sự phân phối theo từng chức danh đã quy

định về những người được hưởng chế độ phụ cấp cán bộ chuyên trách và cán
bộ nửa chuyên
trách. Khuynh hướng này muốn gộp tổng số tiền được phụ cấp lại chia đều cho
các cán bộ mỗi người hưởng một ít theo lối “hoa thơm mọi người cùng ngửi”. Về
thực chất, đó do không nhận thức đúng đắn và quán triệt đầy đủ tinh thần của
chính sách đãi ngộ đối với cán bộ địa phương.
4.4. Kiến nghị
Để đảm bảo thực hiện chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên
chức trong thời gian tới, cần phải rà soát, xây dựng hệ thống các chế độ phụ
cấp đảm bảo sự thống nhất, và công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng (cán
bộ, công chức và viên chức).
Xác định lại các loại phụ cấp theo nghề và phụ cấp thâm niên nghề (trách
nhiệm, ưu
đãi...), thực hiện thống nhất và đảm bảo tương quan giữa các ngành, nghề
trong hệ thống


các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Rà soát để thống nhất ban hành và áp dụng chính sách phụ cấp lương đối với
các
vùng đặc biệt khó khăn (hiện nay có rất nhiều chính sách của nhiều ngành ban
hành, tuy
nhiên theo quy định chỉ được hưởng một loại với mức cao nhất). Bên cạnh đó,
rà soát xác
định lại mức phụ cấp khu vực phù hợp với thực tế tình hình kinh tế - xã hội của
từng địa
phương.
Xác định là công chức đối với các trường hợp công chức được luân chuyển giữ
chức vụ tại tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp cấp huyện làm cơ sở chi trả chế độ phụ cấp công vụ theo quy

định. Sửa đổi các quy định
liên quan (xác định lại đối tượng thụ hưởng và xem xét, điều chỉnh mức phụ
cấp) đảm bảo
các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức làm những công việc giống nhau
hoặc có tính chất tương tự thì được hưởng phụ cấp như nhau. Thực hiện chế độ
phụ cấp công vụ đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang; 10
căn cứ khả năng ngân sách Nhà nước và điều tra mức sống trung bình trong xã
hội để xây dựng hệ số tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức thuộc
khu vực này; hay nói
cách khác là đặt tiền lương khu vực nhà nước trong mối tương quan với các khu
vực khác trong xã hội và phù hợp với mức tiền lương trung bình trên thị trường
sức lao động. Tiếp tục nghiên cứu áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên nghề cho
phù hợp đối với một số ngành, nghề (đặc biệt là đối với các ban tham mưu của
cấp uỷ Đảng các cấp còn lại) trong khả năng của ngân sách nhà nước cho phép
. Tiếp tục phân cấp cho chính quyền địa phương về sử dụng biên chế gắn với
ngân sách trả lương đối với cán bộ, công chức trên địa bàn theo hướng địa
phương nào có nguồn thu, kinh tế phát triển thì ngoài quy định chung được áp
dụng thêm phụ cấp. Giao quyền chủ động cho người đứng đầu tổ chức trong
việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp công chức thuộc quyền, từng bước chuyển dần
những vị trí không quan trọng sang hợp đồng lao động theo vị trí công việc, sử
dụng nhân lực dưới nhiều hình thức khác
nhau, Nhà nước chỉ giữ lại hình th



×