Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÁC BÀI THƠ MỞ ĐẦU TIẾT HỌC VẦN VÀ HỆ THỐNG CÂU ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC HỌC VẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.71 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÁC BÀI THƠ MỞ ĐẦU
TIẾT HỌC VẦN VÀ HỆ THỐNG CÂU ỨNG
DỤNG TRONG DẠY HỌC HỌC VẦN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: Lí luận dạy học Tiếng Việt I

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Diệu Hiền

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6/ 2017

MSSV: 41.01.901.052


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÁC BÀI THƠ MỞ ĐẦU
TIẾT HỌC VẦN VÀ HỆ THỐNG CÂU ỨNG DỤNG
TRONG DẠY HỌC HỌC VẦN
Học phần: Lí luận dạy học Tiếng Việt I
Lớp: tiết 7 – 10, thứ 2

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Diệu Hiền



MSSV: 41.01.901.052

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
Nguyễn Lương Hải Như

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6/ 2017
2


I/ Lí do chọn đề tài
Ở bậc tiểu học bộ môn Tiếng Việt giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện
cho học sinh. Thông qua các bài học Tiếng Việt giúp các em hiểu biết thêm nhiều điều mới
lạ về cuộc sống, về xã hội, về con người, về việc tu dưỡng đạo đức và vốn từ…Học vần là
phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học nói chung và trong môn
Tiếng Việt nói riêng, vì nó là phần học mở đầu lớp đầu tiên của cấp Tiểu học. Có học phần
này, học sinh mới chiếm lĩnh được một công cụ giao tiếp quan trọng: chữ viết ghi âm Tiếng
Việt. Kỹ năng đọc cho học sinh phương pháp tự học, tự sáng tạo tìm tòi tôi luyện, kiến thức
áp dụng vào thực hành, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui cho học sinh, từ đó các em
có hứng thú học tập các môn học khác. Đây chính là phương tiện để các em có điều kiện học
tốt các môn học trong chương trình và học lên các lớp trên.
Việc đọc thơ có chứa vần các em sắp được học vào đầu mỗi tiết học vần vừa mang lại
hứng thú cho các em, lại vừa kích thích tư duy. Các em có thể tự phát hiện ra vần mới chuẩn
bị học. Trên cơ sở đó, qua mỗi giờ học, các em có thể nhớ lâu hơn và dễ dàng hơn về âm
mới, vần mới, hiểu được nghĩa của tiếng, của từ mà các em được học và biết vận dụng tìm
thêm được tiếng, từ mới nhằm phát triển tư duy và vốn từ cho các em.
Ngoài ra, câu ứng dụng là một bình diện quan trọng trong dạy học vần. Nó nhằm
trang bị, cung cấp cho HS có những kiến thức thực tế về âm vần đang học và hiểu bài một
cách hấp dẫn, giúp các em bước đầu biết nhận diện và đọc đúng vần, ứng dụng từ có vần đã
học vào câu văn thực tế và rộng hơn nữa là mở tầm nhìn rộng lớn ra thế giới xung quanh. Từ

đó, dần dần các em tích lũy được một hệ thống kiến thức cần thiết trong học tập. Thế nhưng
hiện nay trong bộ SGK năm 2002 thì câu ứng dụng không chứa nhiều âm vần đang học
nhiều (khoảng 1 – 3 từ chứa vần đang học trong một câu). Vì vậy HS có thể khó hình dung
ra được ứng dụng của âm vần đó trong cuộc sống. Lẽ đó mà câu ứng dụng phải chuẩn bị một
cách thật kĩ, chính xác, chứa nhiều âm vần đang học để các em học tập và luyện tập, nội
dung gần gũi với các em thì mới thu hút và kích thích đam mê đọc sách của các em.
Chính vì thế thiết kế hệ thống các bài thơ mở đầu tiết học vần và hệ thống câu ứng
dụng trong dạy học học vần để nâng cao chất lượng dạy học vần cho các em là điều rất cần
thiết. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài tiểu luận này.

3


II/ Thiết kế hệ thống các bài thơ mở đầu tiết học vần
Bài 29: IA
Bác Sáu uống bia
Mặt bác đỏ tía
Cầm nhầm cái thìa
Tưởng là cái nĩa.
Bài 30: UA, ƯA
* UA

* ƯA

Cô Ba trồng lúa

Ru con ngủ trưa

Năm nay trúng mùa


Cái võng đung đưa

Mọi người vui đùa

Thương con chan chứa

Cảm ơn cây lúa.

Chẳng quản nắng mưa.

Bài 31: ÔN TẬP
Bài 32: OI, AI
* OI

* AI

Bé ơi mẹ gọi

Bé ơi học bài

Bé nhìn chú voi

Cho buổi sớm mai

Bi bô tập nói

Bé ơi nhẫn nại

Voi vỏi vòi voi.


Nay mai thành tài.

Bài 33: ÔI, ƠI
* ÔI

* ƠI

Bé ngủ bằng gối

Dậy sớm bé ơi

Quét nhà bằng chổi

Ngắm ông mặt trời

Giã gạo bằng cối

Lại một ngày mới

Nấu cơm bằng nồi.

Chờ bé vui chơi.
4


Bài 34: UI, ƯI
* UI

* ƯI


Bác Sáu lên núi

Mùi gỗ em ngửi

Tay xách cái túi

Từ một khung cửi

Lưng mang cái gùi

Của quà dì gửi

Lên núi đốn củi.

Em yêu khung cửi.

Bài 35: UÔI, ƯƠI
* UÔI

* ƯƠI

Bé heo em nuôi

Sáng uống sữa tươi

Vừa tròn một tuổi

Ăn thêm múi bưởi

Rất thích ăn chuối


Thi được điểm mười

Ở bên bờ suối.

Cả ngày cười tươi.

Bài 36: AY, Â – ÂY
* AY

* ÂY

Mẹ là thợ may

Trên bàn có giấy

May cho bé váy

Có bút cùng tẩy

Mặc váy bé chạy

Có thước cùng dây

Tà váy bay bay.

Đếm xem là mấy.

Bài 37: ÔN TẬP
Bài 38: EO, AO

* EO

* AO

Mẹ thích con heo

Bé thích ăn táo

Bố thì thích beo

Chị thì thích đào

Chị thích cá heo

Bé thích chào mào

Bé thì thích mèo.

Chị thì thích báo.
5


Bài 39: AU, ÂU
* AU

* ÂU

Ở nhà bác Sáu

Lúc bố đi câu


Có một hàng cau

Chẳng cần đợi lâu

Còn phía vườn sau

Con cá cắn câu

Trồng rất nhiều rau.

Bố để nấu lẩu.

Bài 40: IU, ÊU
* IU

* ÊU

Gió thổi hiu hiu

Mẹ bé đang thêu

Con chim nhỏ xíu

Là một đàn sếu

Cứ hót líu ríu

Bố thấy bố trêu


Nhưng rất dễ chịu.

Đâu phải con sếu?

Bài 41: IÊU, YÊU
* IÊU

* YÊU

Bé mua vải thiều

Về nhà nội yêu

Tặng bà quà biếu

Thấy ông đã yếu

Bà cảm ơn nhiều

Ông ơi đừng yếu

Khen cháu có hiếu.

Mọi người thương yêu.

Bài 42: ƯU, ƯƠU
* ƯU

* ƯƠU


Tuổi em tuổi sửu

Mẹ mua bầu rượu

Có dũng có mưu

Có hình con hươu

Yêu thích con cừu

Nhưng bố đau nướu

Thích ăn trái lựu.

Nên không uống rượu.

Bài 43: ÔN TẬP
6


Bài 44: ON, AN
* ON

* AN

Những chú lợn con

Bé có nhiều bạn

Cái bụng to tròn


Bạn Hiếu, bạn An

Tính cách trẻ con

Bạn Tài, bạn Lan

Có nụ cười giòn.

Bạn Châu, bạn Nhàn.

Bài 45: ÂN Ă-ĂN
* ÂN

* ĂN

Bé học đánh vần

Bé được cô dặn

Sử dụng bảng phấn

Đánh rang sau ăn

Tập viết chuyên cần

Rửa mặt với khăn

Làm toán cẩn thận.


Ngủ nhớ đắp chăn.

Bài 46: ÔN, ƠN
* ÔN

* ƠN

Một hai ba bốn

Sáo thích đùa giỡn

Bé ở cuối thôn

Cọp thì dữ tợn

Ánh chiều hoàng hôn

Voi thì to lớn

Mọi nhà bận rộn.

Ham ăn là lợn.

Bài 47: EN ÊN
* EN

* ÊN

Bé được giấy khen


Có bạn ốc sên

Mẹ tặng hoa sen

Tính thì hay quên

Bố tặng cái kèn

Bạn thân là nhện

Thế là trọn vẹn.

Tính tình dễ mến.

Bài 48: IN UN
7


* IN

* UN

Mẹ dạy bé Bin

Có chú mèo mun

Biết giữ chư tín

Bạn thân của cún


Qua đường phải nhìn

Hay nghịch dây thun

Luôn ăn đồ chín.

Thích ăn đồ vụn.

Bài 49: IÊN YÊN
* IÊN

* YÊN

Bé tên là Tiên

Bé tên là Yến

Nhà ở gần biển

Nhà ở Phú Yên

Bạn thân là Kiên

Có nuôi chim yến

Tính tình rất hiền.

Sống rất bình yên.

Bài 50: UÔN ƯƠN

* UÔN

* ƯƠN

Bác nông dân buồn

Có một con lươn

Khi trời mưa tuôn

Rất hay bò trườn

Từ phía đầu nguồn

Có một chú vượn

Nước chảy cuồn cuộn.

Rất thích nằm ườn.

8



III/ Thiết kế hệ thống câu ứng dụng trong dạy học học vần
Bài 29: IA
Đĩa kia có lê, đĩa nọ có mía.
Bài 30: UA, ƯA
Mẹ mua dưa, dừa cho chị; mua cua, rùa cho bé.
Bài 31: ÔN TẬP

Bài 32: OI, AI
Chú voi có tai và ngà to, có cái vòi dài.
Bài 33: ÔI, ƠI
Đôi cá bơi ở bể, cứ vội bơi qua bơi lại.
Bài 34: UI, ƯI
Bé vui vì bố gửi quà cho bé là cái túi mới.
Bài 35: UÔI, ƯƠI
Buổi trưa, bé ngồi dưới bụi chuối coi cá bơi dưới hồ.
Bài 36: AY, Â – ÂY
Ở phía tây, bé thấy máy bay bay ở dưới mây.
Bài 37: ÔN TẬP
Bài 38: EO, AO
Bé thấy nào hổ, báo, beo và cá heo ở sở thú.
Bài 39: AU, ÂU
Chị nói có sáu chú gấu màu nâu ở sở thú.
Bài 40: IU, ÊU
Dì và chị đều chịu khó thêu con sếu.
Bài 41: IÊU, YÊU
1/ Chiều chiều, bà với cháu yêu đi thả diều.
2/ Bé nói bé yêu bố nhiều, bố cho bé đi thả diều.
Bài 42: ƯU, ƯƠU
Hươu mưu trí, cứu Cừu và Nai ra khỏi tay Sói.
Bài 43: ÔN TẬP


Bài 44: ON, AN
- Bố mua gì thế?
- Bố mua bàn ghế, nhãn vở, nón mới cho con.
Bài 45: ÂN Ă-ĂN
Bé chạy xe đi mua mận, mẹ căn dặn bé cẩn thận.

Bài 46: ÔN, ƠN
Lợn mẹ ngủ, còn bốn con lợn con đùa giỡn với nhau.
Bài 47: EN ÊN
Bé đến nhà bà, biếu bà trà lá sen. Bà khen bé dễ mến.
Bài 48: IN UN
Nhà bạn Bin có nuôi mèo mun và chín chú cún con.
Bài 49: IÊN YÊN
Bà vừa ra viện. Mẹ liền mua tổ yến biếu bà còn bé thì hỏi han bà.
Bài 50: UÔN ƯƠN
1/ Bạn Hà đến muộn, bé cho bạn Hà mượn cuốn vở. Bạn Hà khen bé thân thiện.
2/ Chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn ở vườn nhãn. Còn châu chấu thì vui vẻ ăn cỏ
phía sau vườn.


III / Phụ lục: Từ ứng dụng
Do hiện nay SGK có những từ ứng dụng như: trỉa đổ, lau sậy,... chưa phù hợp với vốn
sống, vốn hiểu biết của trẻ và có thể gây khó hiểu cho học sinh miền Nam. Nên tôi quyết
định thiết kế thêm cho trẻ những từ ứng dụng có chứa âm vần trẻ đang học để vừa luyện đọc,
vừa mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết của trẻ.
Bài 29: IA
Lia thia, tô đĩa, bò bía, địa chỉ, chia ra,…
Bài 30 - 31: UA, ƯA
Ca múa, rùa bò, chó sủa,…
Đứa trẻ, xe ngựa, sữa bò,…
Bài 32: OI, AI
Nói đùa, mì gói, tài giỏi,…
Lỗ tai, lái xe, nai mẹ,…
Bài 33: ÔI, ƠI
Cái gối, hội chợ, bộ đội,…
Sợi chỉ, trời tối, lời nói,…

Bài 34: UI, ƯI
Gió bụi, bó củi, lui tới,…
Gửi quà, mũi ngửi, ngửi mùi,…
Bài 35: UÔI, ƯƠI
Buổi trưa, nuôi gà, ruồi muỗi,…
Sữa tươi, đười ươi, số mười,…
Bài 36 - 37: AY, Â – ÂY
Ngày mai, tay trái, dạy dỗ,…
Tưới cây, tờ giấy, gà tây,…
Bài 38: EO, AO
Cá heo, cây kẹo, to béo,…
Trái táo, thầy giáo, tờ báo,…
Bài 39: AU, ÂU
Lau chùi, số sáu, màu đỏ,…
Dầu gội, bồ câu, chú gấu, màu nâu,…
Bài 40: IU, ÊU
Nhỏ xíu, chịu thua, níu áo,…
Mèo kêu, trêu ghẹo, đùa tếu,…


Bài 41: IÊU, YÊU
Siêu thị, quà biếu, đà điểu,…
Đau yếu, yểu điệu, yêu bà,…
Bài 42 - 43: ƯU, ƯƠU
Cứu trợ, chú cừu, mưu trí,…
Rượu nho, hươu nai, bướu cổ,…
Bài 44: ON, AN
Nón lá, ngọn núi, con hươu,…
Nhãn vở, san hô, lan can,…
Bài 45: ÂN Ă-ĂN

Ân cần, quả mận, bàn chân,…
Con trăn, dầu ăn, thằn lằn,…
Bài 46: ÔN, ƠN
Số bốn, thôn quê, con chồn,…
Con lợn, cao lớn, đùa giỡn,…
Bài 47: EN ÊN
Thổi kèn, quen thân, màu đen,…
Bến xe, yêu mến, kền kền,…
Bài 48: IN UN
Số chín, nhìn thấy, nín cười,…
Bún riêu, mèo mun, áo thun,…
Bài 49: IÊN YÊN
Cô tiên, con kiến, sao biển,…
Yên xe, con yến, yên nghỉ,…
Bài 50: UÔN ƯƠN
Cuốn vở, buồn ngủ, đến muộn,…
Con vượn, cho mượn, vườn bưởi,…



×