Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CAU HOI TRAC NGHIEM MON KINH TE VI MO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.8 KB, 6 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
MÔN: KINH TẾ VI MÔ

1. Kinh tế học ra đời bắt nguồn từ vấn đề thực tiễn cần giải quyết là:
a. Nguồn tài nguyên là có hạn và nhu cầu của con người là có hạn.
b. Nguồn tài nguyên chưa được khai thác hết để đáp ứng cho nhu cầu của con người.
c. Các nguồn tài nguyên chưa được phân bổ hợp lý.
d. Nguồn tài nguyên là có hạn và nhu cầu của con người là vô hạn.
2. Kinh tế vi mô nghiên cứu những vấn đề nào sau đây:
a. Lạm phát

b. Thất nghiệp

c. Tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia.

d. Cả a, b, c đều sai.

3. Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy:
a. Mức sản lượng mà nền kinh tế không thể đạt được do thiếu nguồn lực.
b. Mức sản lượng mà nền kinh tế đạt được do sử dụng không hiệu quả các nguồn lực.
c. Mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế đạt được do sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
d. Cả a, b, c đều sai.
4. Chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là:
a. Giá trị lớn nhất trong số các phương án tốt nhất đã bị bỏ qua.
b. Giá trị của một phương án bất kỳ nào đó.
c. Bằng với giá trị của phương án được lựa chọn đó.
d. Cả a, b, c đều sai.
5. Gạo được coi là:
a. Sản phẩm cuối cùng.
b. Sản phẩm trung gian.
c. Vừa là sản phẩm cuối cùng, vừa là sản phẩm trung gian.


d. Cả a, b, c đều sai.
6. Thịt bò và thịt gà là hai loại “Hàng hóa thay thế nhau”; khi giá thịt bò tăng sẽ làm cho:
a. Giá thịt gà tăng.

b. Tăng cầu về thịt bò.

c. Tăng cầu về thịt gà.

d. Cả a, b, c đều đúng.

7. A và B là hai hàng hóa thay thế nhau khi:
a. Giá hàng hóa A tăng thì Cầu về hàng hóa B sẽ tăng.
b. Giá hàng hóa A tăng thì Cầu về hàng hóa B sẽ giảm.
c. Cả a, b đều đúng.
d. Cả a, b đều sai.
-1-


8. Thiếu hụt thị trường xảy ra khi:
a. Lượng cầu nhỏ hơn lượng cân bằng.

b. Lượng cung lớn hơn lượng cầu

c. Lượng cung nhỏ hơn lượng cầu

d. Lượng cung bằng lượng cầu.

9. Dư thừa thị trường xảy ra khi:
a. Lượng cầu nhỏ hơn lượng cân bằng.


b. Lượng cung lớn hơn lượng cầu

c. Lượng cung nhỏ hơn lượng cầu

d. Lượng cung bằng lượng cầu.

10. Trong các vấn đề dưới đây, vấn đề nào thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Kinh tế vi mô:
a. Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và những thay đổi trong cung ứng tiền tệ.
b. Quyết định của một hộ gia đình về việc tiết kiệm bao nhiêu thu nhập.
c. Các chính sách tài khóa của Chính phủ nhằm ổn định nền kinh tế.
d. Tất cả đều sai.
11. Chi phí cận biên là gì?
a. Chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất.
b. Chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị sản phẩm.
c. Chi phí tăng thêm trong tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
d. Tất cả các câu trên đều sai.
12. Anh B có một lượng tiền mặt là 1 tỷ đồng đang cất giữ trong két sắt tại nhà. Nếu anh B
đem lượng tiền đó gửi vào ngân hàng thì mỗi tháng anh ta nhận được tiền lãi là 4,5 triệu
đồng. Vậy, chi phí cơ hội của việc giữ tiền tại nhà là:
a. 4,5 triệu đồng

b. 1 tỷ đồng

c. 995,5 triệu đồng

d. Không có đáp án nào đúng

13. An có thu nhập (I) là 50.000 đồng để mua đĩa CD (C) với giá 5.000 đồng/đĩa và mua đĩa
VCD (V) với giá 10.000 đồng/đĩa. Hãy cho biết phương trình nào sau đây minh họa đúng
nhất đường ngân sách của An:

a. 5.000C + 10.000V = I

b. 50.000 = C + V

c. 5.000C + 10.000V = 50.000

d. I = 50.000 + C + V

14. Đẳng thức nào dưới đây thể hiện sự tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu dùng
hai loại hàng hóa X1 và X2:
a. MUX1/PX1 = MUX2/PX2

b. MUX1 = MUX2

c. PX1 = PX2

d. MUX1/X1 = MUX2/X2

15. Loại chi phí mà doanh nghiệp phải chịu ngay cả khi sản lượng bằng 0 được gọi là chi
phí gì?
a. Chi phí biến đổi

b. Chi phí cận biên
-2-


c. Tổng chi phí

d. Chi phí cố định


16. Hàm số cầu và hàm số cung của một loại hàng hóa được cho như sau: QD = 50 – P và
QS = P – 10; nếu Chính phủ quy định mức giá tối đa là P = 20 thì lượng hàng hóa trên thị
trường sẽ xảy ra tình trạng nào sau đây:
a. Thiếu hụt 30 (đơn vị hàng hóa)

b. Thiếu hụt 10 (đơn vị hàng hóa)

c. Thiếu hụt 20 (đơn vị hàng hóa)

d. Dư thừa 20 (đơn vị hàng hóa)

17. Trong các vấn đề dưới đây, vấn đề nào thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Kinh tế vi mô:
a. Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và những thay đổi trong cung ứng tiền tệ.
b. Quyết định của một hộ gia đình về việc tiết kiệm bao nhiêu thu nhập.
c. Các chính sách tài khóa của Chính phủ nhằm ổn định nền kinh tế.
d. Tất cả đều sai.
18. Việc Chính phủ quy định mức giá trần sẽ:
a. Tạo điều kiện để người tiêu dùng có thể mua món hàng đó ở một mức giá nhất định.
b. Hạn chế được tình trạng những người bán ép giá người tiêu dùng.
c. Hạn chế được tình trạng đầu cơ, tích trữ.
d. a, b, c đều có thể.
19. Khi trúng mùa Lúa:
a. Đường cung về Lúa dịch chuyển sang bên phải đường cũ nên giá giảm.
b. Đường cung về Lúa dịch chuyển sang bên trái đường cũ nên giá giảm.
c. Giá tăng nên nông dân càng muốn bán ra nhiều.
d. Giá tăng nên các công ty lương thực không muốn mua nhiều.
20. Trong nông nghiệp “Mức giá sàn” là mức giá:
a. Tối đa mà người nông dân muốn bán cho các doanh nghiệp.
b. Tối thiểu buộc các doanh nghiệp, các thương lái không được mua dưới mức giá này.
c. a, b đúng.

d. a, b sai.
21. Lợi ích được định nghĩa là:
a. Giá trị của hàng hóa.
b. Sự hài lòng tăng thêm khi tiêu dùng đơn vị hàng hóa khác.
c. Sự hài lòng từ việc tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ đó.
d. Bằng giá cả của hàng hóa.
22. Lợi ích tăng thêm từ việc tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa thì gọi là:
-3-


a. Tổng lợi ích.
b. Lợi ích cận biên.
c. Lợi ích bình quân.
d. Lợi ích.
23. Đường ngân sách phụ thuộc vào:
a. Thu nhập.
b. Giá cả của hàng hóa.
c. Thu nhập và giá cả hàng hóa.
d. Sở thích và giá cả hàng hóa.
24. Câu nào sau đây không đúng:
a. Đường đẳng ích tập hợp tất cả các phối hợp về hai loại hàng hóa mà người tiêu dùng đạt
được cùng một mức lợi ích.
b. Các đường đẳng ích không cắt nhau.
c. a, b đều đúng .
d. a, b đều sai.
25. Điều nào sau đây mô tả đúng nhất về mục tiêu của doanh nghiệp?
a. Tối đa hóa doanh thu.
b. Tối đa hóa lượng sản phẩm bán ra.
c. Tối đa hóa lợi nhuận.
d. Tối thiểu hóa rủi ro.

26. Ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó:
a. Doanh nghiệp không thể thuê thêm lao động.
b. Số lượng sản phẩm đầu ra là cố định.
c. Có sự thiếu hụt hầu hết các yếu tố đầu vào.
d. Số lượng một vài đầu vào là cố định và các đầu vào khác có thể thay đổi.
27. Chi phí cận biên được tính là:
a. Tổng chi phí chia cho sản lượng.
b. Thay đổi của tổng chi phí chia cho thay đổi của sản lượng.
c. Tổng chi phí biến đổi trừ tổng chi phí cố định.
d. Thay đổi của tổng chi phí chia cho thay đổi của lao động với lượng vốn không đổi.
28. Doanh thu cận biên là:
a. Thay đổi tổng sản lượng do tăng giá sản phẩm một đơn vị.
-4-


b. Thay đổi của tổng doanh thu do bán thêm được một đơn vị sản phẩm.
c. Tổng doanh thu chia cho một đơn vị sản phẩm bán thêm.
d. Thay đổi của lợi nhuận chia cho một đơn vị sản phẩm bán thêm.
29. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản
xuất mức sản lượng tại đó chi phí cận biên bằng:
a. Doanh thu cận biên.
b. Chi phí biến đổi bình quân.
c. Tổng chi phí bình quân.
d. Chi phí cố định bình quân.
30. Trong những ngành dưới đây ngành nào gần giống với ngành cạnh tranh hoàn hảo
nhất:
a. Xe hơi.
b. Lúa gạo.
c. Báo chí.
d. Sản xuất thuốc lá.

31. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
a. Người bán sẽ quyết định giá.
b. Người mua sẽ quyết định giá.
c. Doanh nghiệp có ưu thế sẽ quyết định giá.
d. a, b, c đều sai.
32. Yếu tố nào dưới đây không phải là đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
a. Có vô số người bán và vô số người mua.
b. Người mua sẽ quyết định giá.
c. Không có trở ngại nào đối với việc gia nhập hay rời bỏ thị trường.
d. Các sản phẩm được bán trên thị trường thì đồng nhất và có cùng phẩm chất.
33. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo doanh nghiệp nên tăng sản lượng khi:
a. Doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên.
b. Doanh thu cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên.
c. Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
d. Không có đáp án nào đúng.
34. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo doanh nghiệp nên đóng cửa sản xuất nếu giá:
a. Lớn hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu.
-5-


b. Nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu.
c. Lớn hơn chi phí cố định bình quân.
d. Nhỏ hơn doanh thu bình quân.
35. Khi nhà nước tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn sẽ:
a. Bán sản phẩm với giá cao hơn trước khi tăng thuế.
b. Giảm sản lượng.
c. Giảm lợi nhuận.
d. Tăng sản lượng.
36. Một thị trường độc quyền bán thì:
a. Không có rào cản đối với sự gia nhập của các hãng đối thủ.

b. Chỉ có một hãng duy nhất.
c. Có nhiều sản phẩm thay thế.
d. Chỉ có duy nhất một người mua.
37. Điểm khác biệt giữa cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền là:
a. Cạnh tranh hoàn hảo có số lượng ít hãng tham gia.
b. Trong cạnh tranh hoàn hảo, sản phẩm giữa các hãng có chút ít sự khác biệt.
c. Cạnh tranh độc quyền có rào cản gia nhập còn cạnh tranh hoàn hảo thì không.
d. Các hãng trong cạnh tranh độc quyền hoàn tòan không có sức mạnh thị trường.
38. Ngành nào dưới đây là một điển hình về độc quyền tập đoàn?
a. Sản xuất đồ ăn nhanh.
b. May mặc.
c. Dịch vụ nhà hàng ăn uống.
d. Sản xuất ô tô.
39. Trong các ngành dưới đây ngành nào có thể coi là độc quyền hoàn toàn?
a. Hàng không Việt Nam.
b. Tổng công ty điện lực.
c. Tổng công ty đường sắt.
d. Tổng công ty than.
40. Mức sản lượng mà hãng độc quyền hoàn toàn đạt được tổng doanh thu tối đa, thỏa điều
kiện:
a. MR = MC.

b. MR = 0.

c. MR = P.

d. MR = AC.
-6-




×