Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.98 KB, 16 trang )

TÓM TẮT
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người
tham gia được được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của
mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng
chế độ hưu trí và tử tuất. Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê số người lao
động chính thức tham gia BHXH tự nguyện hiện nay vẫn còn hạn chế và khá khiêm
tốn khi đặt trong mối quan hệ tương quan về dân số và lao động, chưa phản ánh đúng
nhu cầu tham gia của những đối tượng này cũng như định hướng phát triển của Đảng
và Nhà nước.
Thực tế có nhiều nguyên nhân để người lao động không quan tâm đến chế độ
BHXH tự nguyện, cụ thể như về chế độ, mức đóng hay sự liên thông giữa các loại
hình BHXH...Chính vì vậy, để thực sự thu hút được người lao động tham gia BHXH
tự nguyện, cần có sự điều chỉnh các quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tế,
hài hòa được lợi ích của người tham gia bảo hiểm và Nhà nước.
Đề tài: "Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - Thực
trạng và hướng hoàn thiện" được thực hiện trên cơ sở vận dụng quan điểm của
Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước, về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về BHXH
nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, liệt kê,
phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn đồng thời vận dụng các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói
riêng làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. Với mục tiêu là xem xét một cách có hệ
thống chính sách BHXH tự nguyện từ khi được thực thi; đánh giá thực trạng những
ưu điểm, nhược điểm về pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật BHXH tự nguyện
nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện
ở Việt Nam hiện nay.

-iii-



Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và quy định của pháp luật về BHXH
nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng là cơ sở hoàn thiện những quy định pháp luật
về BHXH tự nguyện ở Việt Nam, góp phần thực hiện thành công chính sách an sinh
xã hội ở Việt Nam, thiết thực đóng góp thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược
xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, giúp cho chúng
ta thấy được những ưu điểm và những mặt còn hạn chế, từ đó rút ra được những bài
học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về BHXH
tự nguyện nói riêng và chính sách an sinh xã hội nói chung, làm tăng khả năng tiếp
cận hệ thống BHXH, góp phần bảo đảm cuộc sống của người lao động, giảm khoảng
cách giàu nghèo trong xã hội, đáp ứng được nguyện vọng chung của người lao động
trong mọi thành phần kinh tế.

-iv-


ABSTRACT
Voluntary social insurance is a form of social insurance which is organized by
the State. Under the Law, participants have rights to select the premium level, mode
of payment in line with their income and State provides a financial support of paying
social insurance premiums to receive retirement and survivorship allowance regimes.
However, according to the General Statistics Office, the number of employees
participating in voluntary social insurance is still limited and modest if it is placed in
the correlation between population and laborers, which has not reflected the real
needs of participation of these people as well as the development direction of the
Party and State.
Actually, there are many reasons for employees who are not interested in
voluntary social insurance regime, namely about the regimes, the premium rate or the
relation between different types of social insurance... Therefore, to attract employees
joining voluntary social insurance, the provisions of the law should be adjusted on

the basis of the reality, the harmony of the interests between participants and the State.
Topic: "The legislation on voluntary social insurance in Vietnam - Status and
direction of perfecting" is done on the basis of applying the perspective of Marxism
- Leninism, Ho Chi Minh thoughts and the views of Party about the socialist lawgoverned State, the policies of the Party and the State and about the fact of building
and perfecting the legal system in general, the law on social insurance in particular.
In the process of research, thesis has used research methods such as methods of
analysis and synthesis, methods of comparison, lists, methods of combination
between theory and practice and application of the policies of the Party and the State
on social insurance in general and voluntary social insurance in particular as the basis
for the research process. The target is aimed at considering systematically the policies
of voluntary social insurance from being executed; assess the status of the advantages
and disadvantages of laws and reality of implementing voluntary social insurance
law to provide solutions that improve the efficiency of the implementation of
voluntary social insurance law in Vietnam today.

-v-


Researching the general theoretical issues and the provisions on social
insurance, voluntary social insurance is considered as sodid base to amend, adjust
the regulations on voluntary social insurance in Vietnam, contributing to the
successful implementation of policies on social security in Vietnam, and practically
contributing to successful implementation of the two strategic tasks of building and
protecting the Socialist Republic of Vietnam. At the same time, allowing us to find
out the advantages and the limitations, from which to draw the lessons and propose
solutions to perfect the voluntary social insurance legislation and the policies on
social security, increase access to social insurance system, and contribute to ensure
the lives of workers, reduce the wealth gap in society, to meet the common aspirations
of workers in all economic sectors.


-vi-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH..................................................................................... xii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................3
5.1. Ý nghĩa khoa học ..........................................................................................3
5.2. Ý nghĩa thực tiễn...........................................................................................3
6. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................3
7. Tình hình nghiên cứu ..........................................................................................4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN .8
1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội tự nguyện .............................................................8
1.1.1. Vài nét về lịch sử hình thành BHXH .........................................................8
1.1.2. Định nghĩa về BHXH tự nguyện .............................................................10
1.2. Đặc điểm của bảo hiểm xã hội tự nguyện ......................................................12
1.2.1. Đặc điểm ..................................................................................................12
1.2.2. So sánh BHXH tự nguyện với các loại hình bảo hiểm khác ...................14

1.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội tự nguyện ..........................................................20

-vii-


1.3.1. Về phương diện kinh tế ...........................................................................20
1.3.2. Về phương diện xã hội .............................................................................21
1.3.3. Về phương diện pháp luật ........................................................................22
1.4. Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội tự nguyện ...................................................22
1.4.1. Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý ...............................................22
1.4.2. Nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” ...........................................................23
1.4.3. Nguyên tắc thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa đóng góp, thụ hưởng và đời
sống của người lao động ....................................................................................24
1.4.4. Nguyên tắc không có sự phân biệt đối xử giữa những người lao động ...25
1.5. Lịch sử phát triển các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ở
Việt Nam ...............................................................................................................25
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỰ NGUYỆN .........................................................................................................29
2.1. Các bên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ................................................29
2.2.1. Bên tham gia bảo hiểm ............................................................................29
2.2.2. Bên bảo hiểm ...........................................................................................30
2.2.3. Bên thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm..........................................................32
2.2. Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện ..........................................................32
2.2.1. Chế độ hưu trí ..........................................................................................33
2.2.2. Chế độ tử tuất ...........................................................................................39
2.3. Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện .....................................................................42
2.3.1. Nguồn hình thành quỹ .............................................................................42
2.3.2. Sử dụng quỹ BHXH tự nguyện................................................................45
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..................................48

3.1. Đánh giá chung về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay........................................................................................48
3.1.1. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện .....................................................48
3.1.2. Khả năng tham gia BHXH tự nguyện......................................................50

-viii-


3.1.3. Tình hình thu, chi quỹ BHXH tự nguyện ................................................52
3.2. Một số bất cập trong các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện và
kiến nghị hoàn thiện ..............................................................................................53
3.2.1. Quy định về các bên tham gia BHXH tự nguyện ....................................53
3.2.2. Quy định về các chế độ BHXH tự nguyện ..............................................54
3.2.2.1. Cần mở rộng chế độ BHXH ...............................................................54
3.2.2.2. Quy định về lương hưu hằng tháng với mức hưởng đầy đủ ..............56
3.2.2.3. Quy định về chế độ tử tuất .................................................................61
3.2.3. Quy định về quỹ BHXH tự nguyện .........................................................63
3.2.3.1. Nguồn hình thành quỹ ........................................................................63
3.2.3.2. Sử dụng quỹ BHXH tự nguyện ..........................................................67
KẾT LUẬN ..............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73

-ix-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH:

An sinh xã hội


BHXH:

Bảo hiểm xã hội

ILO:

Tổ chức Lao động quốc tế

CPI:

Chỉ số giá tiêu dùng

NLĐ:

Người lao động

WB:

Ngân hàng thế giới

BHTM:

Bảo hiểm thương mại

-x-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng


Tên bảng

Trang

Các báo cáo điều tra Lao động việc làm từ năm 2008 đến
Bảng 3.1

năm 2013 của Tổng cục Thống kê và các báo cáo tổng
kết công tác BHXH từ năm 2008 đến năm 2013 của

49

BHXH Việt Nam
Bảng 3.2

Các báo cáo tổng kết công tác BHXH từ năm 2008 đến năm
2013 của BHXH Việt Nam

-xi-

52


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình
Bảng 3.1

Tên hình
Kết quả Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010 của Tổng
cục Thống kê


-xii-

Trang
51


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo hiểm xã hội là một khái niệm quen thuộc trong đời sống hàng ngày của
con người ở các nước trên thế giới và là một trong những cơ chế chủ yếu của an sinh
xã hội. Ở Việt Nam, BHXH được hiểu là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ
sở đóng vào quỹ BHXH. BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức
mà người tham gia được được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với
thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham
gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất [36, Điều 3].
Trước đây, BHXH chỉ được áp dụng cho các đối tượng thuộc cơ quan và doanh
nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, đối tượng tham gia BHXH được mở rộng khi chính sách
BHXH tự nguyện ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ năm 1993, Chính phủ ban hành
Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 quy định tạm thời chế độ BHXH và Bộ luật Lao
động năm 1994 ra đời quy định cả hai loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện. Sau
hai mươi năm triển khai thực hiện, BHXH tự nguyện cho NLĐ đã đạt được một số
thành quả nhất định, đây là chính sách đúng đắn góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì dân số trung bình cả nước năm
2012 ước tính khoảng 88.78 triệu người, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm
2012 là 52.58 triệu người [43]. Trong khi đó theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì tính
đến hết tháng 02 năm 2013 tổng số người tham gia BHXH bắt buộc là 10.411.431
người và tổng số người tham gia BHXH tự nguyện chỉ có 140.945 người [21]. Điều

đó cho thấy, số người lao động chính thức tham gia BHXH tự nguyện hiện nay vẫn
còn hạn chế và khá khiêm tốn khi đặt trong mối quan hệ tương quan về dân số và lao
động, chưa phản ánh đúng nhu cầu tham gia của những đối tượng này cũng như định
hướng phát triển của Đảng và Nhà nước. Như vậy, tinh thần Nghị quyết số 15NQ/TW ngày 01/6/2012 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng

-1-


khóa XI về một số vấn đề về chính sách BHXH giai đoạn 2012-2020 đề ra mục tiêu
là “nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực
phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện..., phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50%
lực lượng lao động tham gia BHXH” và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012
của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảo
hiểm y tế giai đoạn 2012-2020 cũng đặt ra mục tiêu “thực hiện có hiệu quả các chính
sách, chế độ BHXH, bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia
BHXH, nhất là BHXH tự nguyện” là hết sức khó khăn.
Thực tế có nhiều nguyên nhân để người lao động không quan tâm đến chế độ
BHXH tự nguyện, cụ thể như về chế độ, mức đóng hay sự liên thông giữa các loại
hình BHXH...Chính vì vậy, để thực sự thu hút được NLĐ tham gia BHXH tự nguyện,
cần có sự điều chỉnh các quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tế, hài hòa
được lợi ích của người tham gia bảo hiểm và Nhà nước.
Xuất phát từ yêu cầu này, tác giả quyết định chọn đề tài: "Pháp luật về bảo
hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện" cho Luận
văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài này là xem xét một cách có hệ thống chính sách BHXH
tự nguyện từ khi được thực thi; đánh giá thực trạng những ưu điểm, nhược điểm về pháp
luật và thực tiễn áp dụng pháp luật BHXH tự nguyện nhằm đưa ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện ở Việt Nam hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã đề ra, Luận văn tập trung nghiên cứu
những vấn đề cụ thể sau:
Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề khái quát chung về BHXH tự nguyện.
Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy
định pháp luật về BHXH tự nguyện ở Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật BHXH tự
nguyện ở Việt Nam trong thời gian tới.

-2-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Mạc Tiến Anh (2008), “Một số vấn đề về BHXH tự nguyện”, Tạp chí Bảo hiểm
xã hội.
[2]. Phạm Hà Anh (2013), “Một số quan điểm về việc tính toán lương hưu nhằm
hoàn thiện chế độ BHXH hưu trí”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (Kỳ 1 tháng
11/2013).
[3]. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013), Báo cáo tổng kết công tác BHXH của BHXH
Việt Nam các năm từ 2008 đến 2013, Hà Nội.
[4]. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2014), Báo cáo số 366/BC-BHXH ngày 27/1/2014,
“Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và phương huớng hoạt động năm 2014”
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội.
[5]. Ban chấp hành Trung ương (2012), Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012
của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn
đề về chính sách bảo hiểm xã hội giai đoạn 2012-2020, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Huy Ban (1996), Hoàn thiện pháp luật BHXH ở Việt Nam: Lý luận và
thực tiễn, Luận án Tiến sĩ khoa học, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân
văn, Hà Nội.
[7]. Bộ tài chính (2013), Thông tư số 115/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ Tài

chính hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện, Hà Nội.
[8]. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2009), Thông tư số 12/2009/TTBLĐTBXH ngày 28/4/2009 hướng dẫn thực hiện chuyển bảo hiểm xã hội nông
dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Quyết định số 41/2009/QĐTTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
[9]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2014), Thông tư 02/2014/TTBLĐTBXH ngày 10/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy
định điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm
xã hội, Hà Nội.

-73-


[10]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Thông tư số 01/2016/TTBLĐTBXH ngày 18/02/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, Hà Nội.
[11]. Bộ chính trị (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn
2012-2020, Hà Nội.
[12]. Chính phủ (2007), Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính
phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự
nguyện, Hà Nội.
[13]. Chính phủ (2009), Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 về việc chuyển
bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện, Hà Nội.
[14]. Chính phủ (2013), Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính
phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh
nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan,
tổ chức có thuê mướn lao động, Hà Nội.
[15]. Chính phủ (2014), Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Quốc hội khóa XIII,
Hà Nội.
[16]. Chính phủ (2014), Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, Hà Nội.
[17]. Chính phủ (2015), Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 quy định chi

tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, Hà Nội.
[18]. Nguyễn Hùng Cường (2013), “Chế độ BHXH ngắn hạn: thực trạng và những
đề xuất sửa đổi”, Tạp chí BHXH, (Kỳ 2 tháng 8).
[19]. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[20]. Phong Điền (2014), Tăng tuổi hưu không phải là giải pháp căn cơ, Thư viện
pháp luật.
[21]. Đặng Huế (2013), Toàn Ngành tập trung đôn đốc công tác thu để giảm nợ đọng,
Hà Nội.

-74-


[22]. Trần Quang Hùng, Mạc Văn Tiến (1998), Đổi mới chính sách BHXH đối với
người lao động, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[23]. Nguyễn Thị Thu Hà (2013), Bàn về tuổi nghỉ hưu của lao động nữ nước ta trong
giai đoạn hiện nay, Hà Nội.
[24]. Trần Quang Hùng, Mạc Văn Tiến (1998), Đổi mới chính sách BHXH đối với
người lao động, Nxb Chính trị Quốc gia.
[25]. Trần Hoàng Hải, Lê Thị Thúy Hương (2011), Pháp luật ASXH kinh nghiệm của
một số nước đối với Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[26]. Phan Thanh Long (2004), Chế độ BHXH trong pháp luật lao động Việt Nam Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại
học Luật TP. Hồ Chí Minh.
[27]. Phan Thị Liên (2012), Pháp luật về BHXH tự nguyện cho nông dân, Luận văn
thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
[28]. Trương Thị Mai (2014), Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật BHXH sửa đổi, Ủy
ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Hà Nội.
[29]. Trần Thị Thúy Nga (2014), Những định hướng căn bản trong dự thảo Luật
BHXH sửa đổi, Hà Nội.
[30]. Nguyễn Hiền Phương (2010), Pháp luật ASXH những vấn đề lý luận và thực

tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
[31]. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự ngày 14/6/2005, Hà Nội.
[32]. Quốc hội (2009), Luật Người cao tuổi ngày 23/11/2009, Hà Nội.
[33]. Quốc hội (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo
hiểm ngày 24/11/2010, Hà Nội.
[34]. Quốc hội (2012), Bộ Luật lao động ngày 18/6/2012, Hà Nội.
[35]. Quốc hội (2013), Hiến pháp ngày 28/11/2013, Hà Nội.
[36]. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20/11/2014, Hà Nội.
[37]. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014, Hà Nội.
[38]. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình ngày 19/6/2014, Hà Nội.
[39]. Tổng cục Thống kê (2011), Dự báo dân số Việt Nam 2009-2049, Hà Nội.

-75-


[40]. Tổng cục Thống kê (2011), Báo cáo điều tra Lao động - Việc làm năm 2010,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
[41]. Tổng cục Thống kê (2011), Khảo sát mức sống dân cư năm 2010, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
[42]. Tổng cục thống kê (2012), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình
thời điểm 01/4/2012 các kết quả chủ yếu, Hà Nội.
[43]. Tổng cục Thống kê (2012), Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội tháng
12 và cả năm 2012, Hà Nội.
[44]. Thư viện Quốc hội (2014), Dự thảo Luật BHXH sửa đổi, (Lần 1 và 2), Hà Nội.
[45]. Nguyễn Kim Thái (2004), Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối
với hoạt động BHXH ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
[46]. Dương Văn Thắng (2013), “Nội dung cơ bản của Nghị quyết số 21-NQ/TW về
tăng cường lãnh đạo đối với công tác BHXH, bảo hiểm y tế”, Tạp chí Bảo hiểm
xã hội, tr.18-21.

[47]. Lê Thị Hoài Thu (2007), “Bàn về BHXH tự nguyện ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, (7).
[48]. Nguyễn Trọng Thảng (2004), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư từ quỹ BHXH
ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
[49]. Nguyễn Xuân Thu (2006), “Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam”,
Tạp chí Luật học, (9).
Trang mạng
[50]. “Tin lập pháp”, />Ngày truy cập: 12/3/2016.
[51]. “Tuổi

nghỉ

hưu



một

số

vấn

đề

đặt

ra




Việt

Nam”,

/>Ngày truy cập: 22/4/2016.

-76-



×