Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH THÁI HỌC 12 CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.63 KB, 28 trang )

Sinh thai hoc
Bài : 5425
Phát biểu sau đây có nội dung đúng là:
A. Lưới thức ăn lớn hơn chuỗi thức ăn
B. Chuỗi thức ăn lớn hơn lưới thức ăn
C. Thành phần loài của chuỗi thức ăn nhiều hơn so với của lưới thức ăn
D. Thành phần loài của lưới thức ăn nhiều hơn so với của chuỗi thức ăn
Đáp án là : (D)
Bài : 5424
Trong chuỗi thức ăn, nguyên nhân dẫn đến sinh khối của bậc dinh dưỡng sau nhỏ hơn
sinh khối của bậc dinh dưỡng trước là:
A. Cơ thể ở bậc dinh dưỡng sau hấp thu kém hơn cơ thể ở bậc dinh dưỡng trước
B. Sản lượng sinh vật ở bậc dinh dưỡng sau cao hơn so với bậc dinh dưỡng trước
C. Quá trình bài tiết và hô hấp ở các cơ thể sống
D. Sự tích luỹ chất sống ở bậc dinh dưỡng sau kém hơn so với ở bậc dinh dưỡng trước
Đáp án là : (C)
Bài : 5423
Vai trò của sinh vật sản xuất thuộc nhóm nào sau đây?
A. Động vật ăn thực vật
B. Cây xanh và một số tảo
C. Vi khuẩn và nấm
D. Tảo và nấm hoại sinh
Đáp án là : (B)
Bài : 5422
Vi sinh vật nào sau đây là sinh vật phân huỷ trong hệ sinh thái?
A. Vi khuẩn lam
B. Tảo đơn bào
C. Nấm và vi khuẩn hoại sinh
D. Động vật nguyên sinh
Đáp án là : (C)
Bài : 5421


Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật tiêu thụ?
A. Động vật ăn thực vật
B. Động vật ăn thịt
C. Cây xanh
D. Con người
Đáp án là: (C)
Bài : 5420
Trong hệ sinh thái, từ sinh cảnh dùng để chỉ:
A. Khu vực sống của quần xã


B. Thành phần loài trong quần xã
C. Độ đa dạng của quần xã
D. Nơi sinh sản của quần xã
Đáp án là : (A)
Bài : 5419
Trong hệ sinh thái, động vật đóng vai tròlà:
A. Sinh vật tiêu thụ
B. Sinh vật phân huỷ
C. Sinh vật cung cấp
D. Sinh vật sản xuất
Đáp án là : (A)
Bài : 5418
Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm ………….
Từ điền đúng vào chỗ trống của câu trên là:
A. Quần thể và khu vực sống của quần thể
B. Quần xã và khu vực sống của quần xã
C. Quần thể sinh vật và quần xã sinh vật
D. Các cơ thể sinh vật và môi trường sống của chúng
Đáp án là : (B)

Bài : 5416
Diễn thế nào sau đây là diễn thế phân huỷ
A. Sự biến đổi từ đồi trọc thành rừng
B. Sự tạo thành đảo giữa biển
C. Tạo hồ từ một vùng đất trũng
D. Diễn thế trên xác của một động vật
Đáp án là : (D)
Bài : 5415
Diễn thế xảy ra trên môi trường đã có một quần xã nhất định được gọi là:
A. Diễn thế trên cạn
B. Diễn thế dưới nước
C. Diễn thế nguyên sinh
D. Diễn thế thứ sinh
Đáp án là : (D)
Bài : 5414
Tác nhân gây ra diễn thế phân huỷ là:
A. Vi khuẩn, nấm hoại sinh
B. Thực vật bậc thấp
C. Thực vật bậc cao
D. Động vật
Đáp án là : (A)


Bài : 5413
Kết quả của diễn thế phân huỷ là:
A. Tạo ra một quần xã ổn định
B. Tạo ra sự phân hủy dưới tác động của nhân tố sinh học
C. Tạo ra quần xã trung tâm
D. Tạo ra quần xã tiên phong
Đáp án là : (B)

Bài : 5412
Có ba loại diễn thế sinh thái là: diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh và:
A. Diễn thế dưới nước
B. Diễn thế trên cạn
C. Diễn thế phân huỷ
D. Diễn thế ở môi trường trống
Đáp án là : (C)
Bài : 5411
Nhóm sinh vật đầu tiên đến sống ở một môi trường trống, mở đầu cho một diễn thế
nguyên sinh. Nhóm sinh vật trên được gọi là:
A. Quần xã nguyên sinh
B. Quần xã tiên phong
C. Quần thể mở đầu
D. Quần thể gốc
Đáp án là : (B)
Bài : 5410
Trong diễn thế sinh thái, hệ sinh vật nào sau đây có vai trò quan trọng trong việc hình
thành quần xã mới?
A. Hệ thực vật
B. Hệ động vật
C. Vi sinh vật
D. Hệ động vật và vi sinh vật
Đáp án là : (A)
Bài : 5409
Trong các nguyên nhân sau đây của diễn thế sinh thái, nguyên nhân có ảnh hưởng mạnh
mẽ và nhanh chóng nhất là:
A. Các nhân tố vô sinh
B. Con người
C. Các biến động địa chất
D. Thiên tai như lũ lụt, bão…

Đáp án là : (B)
Bài : 5408
Điểm giống nhau giữa hai hiện tượng: khống chế sinh học và ức chế - cảm nhiễm là:
A. Xảy ra trong quần xã sinh vật


B. Đều là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài
C. Đều là mối quan hệ hỗ trợ khác loài
D. Là quan hệ giữa vật ăn thịt với con mồi
Đáp án là : (A)
Bài : 5407
Đặc điểm của hiện tượng khống chế sinh học khác với ức chế - cảm nhiễm là:
A. Loài này kiềm hãm sự phát triển của loài khác
B. Xảy ra trong một khu vực sống nhất định
C. Yếu tố kìm hãm là yếu tố sinh học
D. Thể hiện mối quan hệ khác loài
Đáp án là : (C)
Bài : 5406
Trong một quần xã có một vài quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn. Các quần
thể đó được gọi là:
A. Quần thể chủ yếu
B. Quần thể ưu thế
C. Quần thể trung tâm
D. Quần thể chính
Đáp án là : (B)
Bài : 5405
Hiện tượng phát triển số lượng của quần thể này dẫn đến kìm hãm số lượng của quần thể
khác trong quần xã được gọi là:
A. Khống chế sinh học
B. Ức chế - cảm nhiễm

C. Cân bằng quần xã
D. Cạnh tranh cùng loài
Đáp án là : (A)
Bài : 5404
Vùng chuyển tiếp giữa các quần xã sinh vật được gọi là:
A. Vùng đệm
B. Vùng độc lập của quần xã
C. Vùng đặc trưng của quần xã
D. Vùng biến đổi của hai quần xã
Đáp án là : (A)
Bài : 5403
Tập hợp sau đây không phải một quần xã sinh vật là:
A Một khu rừng
B. Một hồ nước tự nhiên
C. Các con chuột chũi trên một thảo nguyên
D. Các con chim ở một cánh rừng
Đáp án là : (C)


Bài : 5402
Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật?
A. Các con lươn trong một đầm lầy
B. Các con dế mèn trong một bãi đất
C. Các con hổ trong một khu rừng
D. Các con cá trong một hồ tự nhiên
Đáp án là : (D)
Bài : 5401
Hiện tượng khống chế sinh vật là yếu tố dẫn đến:
A. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã
B. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã

C. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã
D. Sự biến đổi của quần xã
Đáp án là : (C)
Bài : 5400
Số lượng quần thể khác nhau trong quần xã thể hiện …………. của quần xã đó
Từ điền đúng vào chỗ trống của câu trên là:
A. Thời gian tồn tại
B. Tốc độ biến đổi
C. Độ đa dạng
D. Khả năng cạnh tranh
Đáp án là : (C)
Bài : 5399
Căn cứ vào thời gian tồn tại của quần xã trong tự nhiên, người ta phân chia làm hai loại
quần xã là:
A. Quần xã ổn định và quần xã nhất thời
B. Quần xã nhiều năm và quần xã một năm
C. Quần xã tạm thời và quần xã vĩnh viễn
D. Quần xã biến đổi và quần xã không biến đổi
Đáp án là : (A)
Bài : 5398
Rừng có thể được xem là:
A. Quần xã
B. Quần thể
C. Các quần thể độc lập
D. Nhóm cá thể cùng loài
Đáp án là : (A)
Bài : 5397
Quần xã sinh vật có đặc điểm khác với quần thể sinh vật là:
A. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật



B. Các cá thể trong quần xã luôn giao phối hoặc giao phấn được với nhau
C. Gồm các sinh vật khác loài
D. Có khu phân bố xác định
Đáp án là : (C)
Bài : 5396
Cơ chế của trạng thái cân bằng của quần thể là do:
A. Sự điều chỉnh tập tính dinh dưỡng của quần thể
B. Sự thay đổi khả năng cạnh tranh của quần thể
C. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể
D. Sự tăng cường khả năng đấu tranh của quần thể
Đáp án là : (C)
Bài : 5395
Hiện tượng mỗi quần thể có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể ở một trạng thái ổn định
được gọi là:
A. Sự điều hoà quần thể
B. Trạng thái cân bằng của quần thể
C. Sự thích nghi của quần thể
D. Sự điều tiết quần thể
Đáp án là : (B)
Bài : 5394
Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài về nguồn thức ăn, nơi ở nếu xảy ra thường căng
thẳng vì lí do chủ yếu nào sau đây?
A. Số cá thể đông
B. Các cá thể có nhu cầu thường giống nhau
C. Môi trường tác động lên quần thể mạnh hơn so với ở các cá thể
D. Sự cách li giữa chúng khó xảy ra
Đáp án là : (C)
Bài : 5393
Sự phát tán hoặc di cư của các cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác có ý

nghĩa nào sau đây?
A. Tránh sự giao phối cận huyết
B. Điều chỉnh số lượng và phân bố lại các cá thể phù hợp với nguồn sống
C. Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh
D. Tất cả các ý nghĩa trên
Đáp án là : (D)
Bài : 5392
Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể là:
A. Do con người, theo mùa và do môi trường
B. Do sự cố bất thường, theo mùa, theo chu kì nhiều năm
C. Theo mùa, do con người, do sự cố bất thường


D. Do môi trường, theo mùa, theo chu kì nhiều năm
Đáp án là : (B)
Bài : 5391
Yếu tố có vai trò quyết định đối với số lượng của quần thể ở chim vào mùa hè là:
A. Thức ăn
B. Sự cạnh tranh nơi làm tổ
C. Độ ẩm của không khỉ
D. Sự di trú
Đáp án là : (B)
Bài : 5390
Đối với sâu bọ ăn thực vật, nhân tố có vai trò quyết định đến sự biến động số lượng cá
thể của quần thể?
A. Khí hậu
B. Kẻ thù
C. Nhiệt độ
D. Ánh sáng
Đáp án là : (A)

Bài : 5389
Đặc điểm nào sau đây là của quần thể động vật?
A. Gồm các cá thể khác loài
B. Các cá thể giao phối được với nhau và sinh sản bình thường
C. Sống ở nhiều khu vực địa lý khác nhau
D. Cách biệt với môi trường sống
Đáp án là : (B)
Bài : 5388
Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
A. Các cây thông trên một khu đồi
B. Các con voi trong một khu rừng ở Châu Phi
C. Các con cá trong hồ
D. Các cây rau mác trên cùng một bãi bồi
Đáp án là : (C)
Bài : 5387
Nhóm các sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Các động vật ăn cỏ trên một thảo nguyên
B. Các con chim trong một khu rừng
C. Các con giun đất trên một bãi đất
D. Những con hổ trong một vườn bách thú
Đáp án là : (C)
Bài : 5386


Các nhân tố của ngoại cảnh ảnh hưởng đến số lượng cá thể của quần thể thông qua hoạt
động nào sau đây?
A. Sự sinh sản
B. Sự tử vong
C. Sự phát tán của các cá thể trong quần thể
D. Tất cả các hoạt động trên

Đáp án là : (D)
Bài : 5385
Ngoài nhân tố ánh sáng, yếu tố nào sau đây có tác dụng đến hiện tượng hoá nhộng và ngủ
đông của sâu sòi ở Hà Nội?
A. Vật ăn thịt
B. Độ ẩm không khí
C. Thức ăn
D. Sự phát triển của chim ăn sâu
Đáp án là : (C)
Bài : 5384
Hoạt động nào sau đây xảy ra theo mùa?
A. Sự ra hoa của cây phù dung
B. Ngủ đông của gấu Bắc cực
C. Sự khép và mở lá của cây họ đậu
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án là : (B)
Bài : 5383
Hiện tượng nào dưới đây là nhịp sinh học theo mùa?
A. Ngủ đông của động vật biến nhiệt
B. Sự di trú của một số loài chim
C. Sự hoá nhộng của sâu sòi ở Hà Nội
D. Tất cả đều đúng
Đáp án là : (D)
Bài : 5382
Yếu tố có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhịp sinh học là:
A. Nhiệt độ
B. Môi trường
C. Di truyền
D. Di truyền và môi trường
Đáp án là : (D)

Bài : 5381
Nguyên nhân hình thành nhịp sinh học ngày đêm là:
A. Sự thay đổi nhịp nhàng giữa sáng và tối trong ngày
B. Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm
C. Do cấu tạo của cơ thể thích nghi với hoạt động vào ban ngày hoặc ban đêm


D. Do tính di truyền của loài quy định
Đáp án là : (A)
Bài : 5380
Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học?
A. Lá của một số cây họ đậu xếp là lúc hoàng hôn và mở ra lúc sáng sớm
B. Cây vùng ôn đời rụng lá vào mùa đông
C. Cây trinh nữ xếp lá khi có vật đụng vào
D. Dơi ngủ ban ngày và hoạt động về đêm
Đáp án là : (C)
Bài : 5379
Nhịp sinh học là:
A. Sự thay đổi về tập tính của động vật
B. Sự thay đổi đặc điểm cấu tạo cơ thể theo tác động môi trường
C. Phản ứng cơ thể với những thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường
D. Sự thay đổi các hoạt động ở sinh vật theo điều kiện môi trường
Đáp án là : (C)
Bài : 5378
Loài động vật nào sau đây có khả năng làm thay đổi màu sắc cơ thể để phù hợp với màu
của môi trường sống?
A. Cắc ké
B. Têtê
C. Chuột chũi
D. Đà điểu

Đáp án là : (A)
Bài : 5377
Đặc điểm nào sau đây là của cây cỏ lạc đà?
A. Thân cây mọng nước
B. Rễ cây mọc nông và lan rộng để hút sương đêm
C. Rễ cây mọc rất sâu trong đất
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án là : (C)
Bài : 5376
Người ta lập được bảng khái quát về ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nước lên sự phát
triển của hai loài cá như sau:
Tên loài Giới hạn dưới Giới hạn trên Cực thuận
Cáchép
Biên độ nhiệt của giới hạn chịu đựng ở loài cá chép là:
A.
B.
C.
D.


Đáp án là : (D)
Bài : 5375
Mỗi nhân tố sinh thái tác động không giống nhau lên các chức phận sống khác nhau là
biểu hiện của quy luật sinh thái nào sau đây?
A. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái
B. Quy luật giới hạn sinh thái
C. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái
D. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật
Đáp án là : (C)
Bài : 5374

Hai hình thức biểu hiện sống trong quan hệ giữa các sinh vật cùng loài là:
A. Hội sinh và cộng sinh
B. Quần tụ và cách ly
C. Cộng sinh và quần tụ
D. Quần tụ và hội sinh
Đáp án là : (B)
Bài : 5373
Giữa các sinh vật cùng loài có hai mối quan hệ nào sau đây?
A. Cạnh tranh và đối địch
B. Quần tụ và hỗ trợ
C. Hỗ trợ và cạnh tranh
D. Ức chế và hỗ trợ
Đáp án là : (A)
Bài : 5372
Câu có nội dung sai sau đây là:
A. Giữa lúa và cỏ dại có quan hệ cạnh tranh
B. Giữa các cá thể cùng loài có sự hỗ trợ và sự cạnh tranh
C. Sự cạnh tranh luôn kiềm hãm sự phát triển của các cá thể
D. Địa y là một tổ chức cộng sinh
Đáp án là : (C)
Bài : 5371
Phát biểu sau đây có nội dung đúng là:
A. Nhạn và cò biển có mối quan hệ cộng sinh bắt buộc
B. Trùng roi có quan hệ nội sinh với mối
C. Hải quỳ có mối quan hệ đối địch với tôm kí cư
D. Cả A, B, C đều sai
Đáp án là : (D)
Bài : 5370
Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm và hình thành địa y?
A. Vi khuẩn lam



B. Hải quỳ
C. Rêu
D. Tôm kí cư
Đáp án là : (A)
Bài : 5369
Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?
A. Sâu bọ sống trong các tổ mối
B. Trùng roi sống trong ống tiêu hoá của mối
C. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn
D. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển
Đáp án là : (B)
Bài : 5368
Quan hệ giữa hai loài nào sau đây không phải là quan hệ cộng sinh?
A. Hải quỳ và tôm kí cư
B. Trùng roi và mối
C. Cỏ dại và lúa
D. Vi khuẩn Rizôbium và cây họ đậu
Đáp án là : (C)
Bài : 5367
Hiện tượng một loài trong quá trình sống tiết ra chất gây kiềm hãm sự phát triển của loài
khác được gọi là:
A. Ức chế - cảm nhiễm
B. Cạnh tranh khác loài
C. Quan hệ hội sinh
D. Hỗ trợ khác loài
Đáp án là : (A)
Bài : 5366
Mối quan hệ sinh vật có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi thức ăn và

lưới thức ăn trong hệ sinh thái là:
A. Quan hệ cạnh tranh cùng loài
B. Quan hệ cạnh tranh khác loài
C. Quan hệ kẻ thù và con mồi
D. Quan hệ hỗ trợ cùng loài
Đáp án là : (C)
Bài : 5365
Hình thức quan hệ giữa hai loài khi sống chung cùng có lợi nhưng không nhất thiết cần
cho sự tồn tại của hai loài đó, được gọi là:
A. Quan hệ đối địch
B. Quan hệ hợp tác
C. Quan hệ hỗ trợ
D. Quan hệ cộng sinh


Đáp án là: (B)
Bài : 5364
Loài nào sau đây thuộc sinh vật ưa ẩm?
A. Cỏ lạc đà
B. Chuột thảo nguyên
C. Xương rồng
D. Thài lài
Đáp án là : (D)
Bài : 5363
Biểu hiện ở nhiều loài chim Bắc cực khi mùa đông đến là:
A. Tăng hoạt động sinh sản
B. Ngủ đông
C. Di trú
D. Giảm cường độ trao đổi chất
Đáp án là : (C)

Bài : 5362
Người ta thường sử dụng loại tia sáng nào sau đây để gây đột biến ở vi sinh vật?
A. Tia tử ngoại
B. Các tia sáng nhìn thấy được
C. Tia hồng ngoại
D. Các tia sáng có bước sóng dài trên 6000 ăngstron
Đáp án là : (A)
Bài : 5361
Cây xanh quang hợp nhờ năng lượng của tia bức xạ nào sau đây?
A. Tia tử ngoại
B. Tia hồng ngoại
C. Tia tử ngoại và tia hồng ngoại
D. Các tia sáng nhìn thấy được
Đáp án là : (D)
Bài : 5360
Một chu kỳ sống của ruồi giấm ở nhiệt độ 25oC có thời gian là:
A. 18 ngày đêm
B. 15 ngày đêm
C. 12 ngày đêm
D. 10 ngày đêm
Đáp án là : (B)
Bài : 5359
Tổng nhiệt hữu hiệu là lượng nhiệt cần thiết cho ………. của động vật biến nhiệt.
Từ điền đúng vào chỗ trống của câu trên là:
A. Một giai đoạn biến thái


B. Một chu kỳ phát triển
C. Một lần sinh sản
D. Nhiều lần sinh sản

Đáp án là : (B)
Bài : 5358
Đối với sâu bọ thì khi nhiệt độ môi trường tăng lên và còn trong giới hạn chịu đựng của
chúng, thì biểu hiện xảy ra ở sâu bọ lúc này là:
A. Ngừng sinh trưởng
B. Khả năng sinh sản giảm
C. Thời gian của chu kỳ sinh trưởng ngắn lại
D. Tốc độ sinh trưởng chậm lại
Đáp án là : (C)
Bài : 5357
Mức nhân tố sinh thái cực thuận là mức mà ở đó sinh vật có biểu hiện nào sau đây:
A. Sinh trưởng và sinh sản đều mạnh
B. Ngừng sinh trưởng và bắt đầu sinh sản
C. Ngừng sinh sản và bắt đầu sinh trưởng
D. Bắt đầu sinh trưởng và sinh sản
Đáp án là : (A)
Bài : 5356
Khoảng nhiệt độ của môi trường nước mà cá rô phi sống được là từ 5 hoặc 6oC đến
42oC. Khoảng nhiệt này được gọi là:
A. Khoảng nhiệt cực thuận
B. Giới hạn chịu đựng
C. Khoảng giới hạn trên
D. Khoảng giới hạn dưới
Đáp án là : (B)
Bài : 5355
Đối với cá rô phi Việt Nam, mức nhiệt độ 30oC của nước, nơi cá sống, được gọi là:
A. Nhiệt độ cực thuận
B. Giới hạn trên về nhiệt độ
C. Nhiệt độ gây chết
D. Giới hạn dưới về nhiệt độ

Đáp án là : (A)
Bài : 5354
Mức nhiệt độ của môi trường sống mà ở đó sinh vật trưởng thành và phát triển tốt nhất
được gọi là:
A. Nhiệt độ ngưỡng phát triển
B. Nhiệt độ hữu hiệu
C. Nhiệt độ cực thuận
D. Nhiệt độ giới hạn


Đáp án là : (C)
Bài : 5353
Nhóm sinh vật nào sau đây thuộc nhóm biến nhiệt?
A. Nấm
B. Động vật không xương sống
C. Thực vật
D. Cả ba nhóm sinh vật trên
Đáp án là: (D)
Bài : 5352
Sinh vật sau đây thuộc nhóm sinh vật đẳng nhiệt là:
A. Động vật không xương sống
B. Động vật có xương sống
C. Động vật thuộc lớp chim
D. Thực vật
Đáp án là : (C)
Bài : 5351
Các yếu tố sau đây thuộc nhóm nhân tố vô sinh là:
A. Thực vật và con người
B. Động vật và thực vật
C. Khí hậu, nước và ánh sáng

D. Ánh sáng và động vật
Đáp án là : (C)
Bài : 5350
Nhóm nhân tố nào sau đây không phải các nhân tố vô sinh?
A. Ánh sáng, nhiệt độ, nước
B. Các cơ thể sinh vật
C. Khíhậu, nước, sinh vật
D. Ánh sáng, sinh vật, con người
Đáp án là : (B)
Bài : 5349
Nhân tố nào sau đây bao hàm các nhân tố còn lại?
A. Nhân tố hữu sinh
B. Nhân tố vô sinh
C. Nhân tố sinh thái
D. Nhân tố con người
Đáp án là : (C)
Bài : 5348
Yếu tố nào sau đây vừa là môi trường sống vừa là nhân tố sinh thái?
A. Không khí
B. Nước


C. Đất
D. Cơ thể sinh vật
Đáp án là : (D)
Bài : 5347
Có 4 loại môi trường phổ biến là: môi trường đất, môi trường nước, môi trường không
khívà:
A. Môi trường vô sinh
B. Môi trường hữu sinh

C. Môi trường hoá học
D. Môi trường sinh vật
Đáp án là : (D)
Bài : 5346
Những yếu tố của môi trường sống tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống, sự phát
triển và sinh sản của sinh vật được gọi là:
A. Nhân tố sinh thái
B. Nhân tố hữu sinh
C. Nhân tố vô sinh
D. Con người
Đáp án là : (A)
Bài : 5345
Tác động của các sinh vật lên một cơ thể sinh vật khác được xem là loại nhân tố sinh thái
nào sau đây?
A. Nhân tố vô sinh
B. Nhân tố hữu sinh
C. Nhân tố gián tiếp
D. Nhân tố trực tiếp
Đáp án là : (B)
Bài : 5344
…………… bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật trực tiếp hoặc gián tiếp tác động
lên sự sống, sự phát triển và sinh sản của sinh vật.
Từ đúng để điền vào chỗ trống của đoạn câu trên là:
A. Các nhân tố vô sinh
B. Các nhân tố hữu sinh
C. Môi trường
D. Sinh quyển
Đáp án là : (C)
Bài : 5343
Người ta lập được bảng khái quát về ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nước lên sự phát

triển của hai loài cá như sau:
Tên loài Giới hạn dưới Giới hạn trên Cực thuận
Cáchép


Cárôphi
Phát biểu nào sau đây đúng khi đề cập đến tác dụng của nhiệt độ ở hai loài trên?
A. Cá chép có khả năng phân bố rộng hơn cá rô phi
B. Mức nhiệt thuận lợi nhất của cá rô phi thấp hơn so với cá chép
C. Cá rô phi thích hợp với ao hồ miền Bắc nước ta hơn cá chép
D. Khả năng chịu lạnh của cá rô phi cao hơn cá chép
Đáp án là : (A)
Bài : 5342
Người ta lập được bảng khái quát về ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nước lên sự phát
triển của hai loài cá như sau:
Tên loài Giới hạn dưới Giới hạn trên Cực thuận
Cárôphi
Cá rô phi phát triển mạnh nhất ở mức nhiệt:
A. Từ
đến
B. Từ
đến
C. Từ
đến
D.
Đáp án là : (D)
Bài : 6897
Lao động tập thể trong quá trình phát sinh loài người đã tạo ra tác dụng nào sau đây?
A. Hoàn thiện đôi tay
B. Giúp phát hiện ra lửa và biết dùng lửa

C. Làm phát sinh tiếng nói và phát triển nhận thức
D. Cả ba tác dụng nêu trên
Đáp án là : (D)
Bài : 6896
Đặc điểm nào sau đây của cơ thể người là hệ quả của dáng đi đứng thẳng?
A. Đôi tay tự do
B. Xương chậu phát triển hơn so với vượn người
C. Lồng ngực hẹp theo hướng trước – sau so với vượn người
D. Cả ba đặc điểm nêu trên
Đáp án là : (D)
Bài : 6895
Hệ quả quan trọng nhất của dáng đi đứng thẳng và có tác dụng quyết định đến quá trình
tiến hoá của loài người là:
A. Thay đổi cấu trúc và hình dáng của cột sống
B. Xương chi thẳng
C. Tầm vóc cơ thể cao lớn
D. Hai chi trước giải phóng khỏi chức năng vận chuyển
Đáp án là : (D)
Bài : 6894


Những điều kiện về khí hậu, địa chất tạo ra yếu tố thúc đẩy vượn người phải chuyển từ
trên cây xuống sống ở đất xảy ra ở giai đoạn nào sau đây?
A. Nửa sau kỉ thứ ba thuộc đại Tân sinh
B. Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh
C. Kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh
D. Kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh
Đáp án là : (A)
Bài : 6893
Điều kiện nào sau đây đã thúc đẩy vượn người chuyển xuống đất mở đầu cho phát sinh

loài người?
A. Biển mở rộng trên trái đất
B. Khí hậu lạnh đột ngột và rừng bị thu hẹp
C. Mưa bão nhiều
D. Có nhiều núi lửa hoạt động
Đáp án là : (B)
Bài : 6892
Câu có nội dung sai trong các câu sau đây là:
A. Tay người vừa là cơ quan, vừa là sản phẩm của lao động
B. Lao động tạo cho con người thoát khỏi hoàn cảnh động vật
C. Tiếng nói ở người phát sinh từ quá trình lao động
D. Việc chế tạo công cụ lao động đã có từ giai đoạn vượn người
Đáp án là : (D)
Bài : 6891
Ngày nay, chọn lọc tự nhiên tác dụng yếu ớt trên cơ thể người vì:
A. Cấu tạo cơ thể người đã đạt đến mức độ hoàn thiện
B. Con người thích nghi với môi trường bằng lao động cải tạo hoàn cảnh
C. Con người còn chịu chi phối của các qui luật xã hội
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án là : (D)
Bài : 6890
Các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát sinh loài người từ giai đoạn:
A. Người hiện đại Crômanhôn
B. Người cổ Nêanđectan
C. Người tối cổ
D. Vượn người hoá thạch
Đáp án là : (C)
Bài : 6889
Nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn
nào sau đây?

A. Vượn người hoá thạch
B. Người cổ


C. Người tối cổ
D. Người hiện đại
Đáp án là : (A)
Bài : 6888
Nhân tố sinh học nào sau đây đã tác động trong quá trình phát sinh loài người?
A. Biến dị
B. Di truyền
C. Chọn lọc tự nhiên
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án là: (D)
Bài : 6887
Việc sống thành các bộ lạc và có những qui định chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng xuất
hiện từ giai đoạn nào sau đây?
A. Người cổ Nêanđectan
B. Người tối cổ Xinantrôp
C. Người tối cổ Pitecantrôp
D. Người hiện đại Crômanhôn
Đáp án là: (D)
Bài : 6886
Đặc điểm nào sau đây là đặc trưng của người hiện đại Crômanhôn?
A. Lồi cằm
B. Không còn gờ trên hốc mắt
C. Dùng lửa thành thạo
D. Có tiếng nói
Đáp án là : (B)
Bài : 6885

Việc phân công lao động giữa các thành viên trong đàn xuất hiện khá rõ rệt ở giai đoạn
nào sau đây?
A. Người cổ Nêanđectan
B. Người tối cổ Xinantrôp
C. Người tối cố Pitecantrôp
D. Vượn người Ôxtơralôpitec
Đáp án là : (A)
Bài : 6884
Đặc điểm cấu tạo nào sau đây của người tối cổ Nêanđectan khác hẳn so với các dạng
người trước đó?
A. Não trái rộng hơn não phải
B. Trán thấp, gờ hốc mắt cao
C. Có lồi cằm
D. Xương đùi thẳng
Đáp án là : (C)


Bài : 6883
Sinh hoạt của người Xinantrôp chưa có biểu hiện nào sau đây?
A. Săn thú và dùng thịt thú làm thức ăn
B. Sử dụng công cụ lao động bằng tay phải
C. Có mầm mống sinh hoạt tôn giáo
D. Biết giữ lửa do cháy rừng tạo ra
Đáp án là : (C)
Bài : 6882
Hoá thạch nào sau đây được phát hiện ở Bắc Kinh vào năm 1927?
A. Ôxtơralôpitec
B. Xinantrôp
C. Pitecantrôp
D. Nêanđectan

Đáp án là : (B)
Bài : 6881
Hai dạng hoá thạch nào sau đây thuộc giai đoạn người tối cổ?
A. Pitecantrôp vàXinantrôp
B. Xinantrôp và Nêanđectan
C. Nêanđectan và Pitecantrôp
D. Pitecantrôp vàCrômanhôn
Đáp án là : (A)
Bài : 6880
Đặc điểm cấu tạo nào sau đây của cơ thể chứng tỏ người tối cố Pitêcantrôp đi thẳng
người?
A. Hộp sọ phát triển hơn so với các dạng vượn người
B. Xương đùi thẳng
C. Xương hàm chưa có lồi cằm
D. Gờ hốc mắt nhô cao
Đáp án là : (B)
Bài : 6879
Đặc điểm nào sau đây không phải của người tối cổ?
A. Trán còn thấp và vát về phía sau
B. Gờ trên hốc mắt còn nhô cao
C. Chế tạo công cụ lao động bằng sừng
D. Xương hàm thô và chưa có lồi cằm
Đáp án là : (C)
Bài : 6878
Việc chuyển từ tiến hoá sinh học sang tiến hoá xã hội bắt đầu từ giai đoạn:
A. Người cổ Nêanđectan
B. Người hiện đại Crômanhôn


C. Người tối cổ Xinantrôp

D. Người tối cổ Pitêcantrôp
Đáp án là : (B)
Bài : 6877
Sự kiện chỉ có ở người Crômanhôn mà không có giai đoạn người tối cổ và người cổ là:
A. Xuất hiện mầm mông các quan niệm tôn giáo
B. Chế tạo công cụ bằng đá
C. Biết dùng lửa
D. Chế tạo công cụ bằng xương
Đáp án là : (A)
Bài : 6876
Đặc điểm nào sau đây không phải của người Crômanhôn?
A. Chiều cao khoảng 180cm
B. Trán rộng, phẳng, không có gờ hốc mắt
C. Tiếng nói rất phát triển
D. Hàm dưới chưa lồi cằm
Đáp án là : (D)
Bài : 6875
Hoá thạch người cổ được phát hiện ở:
A. Cộng hoà Liên Bang Đức
B. Bắc Kinh (Trung Quốc)
C. Đảo Java (Inđônêsia)
D. Làng Crômanhôn (Pháp)
Đáp án là: (A)
Bài : 6874
Những tiến bộ của giai đoạn người cổ Nêanđectan so với giai đoạn người tối cổ được thể
hiện ở:
A. Tiếng nói phát triển hơn
B. Dùng lửa thành thạo hơn
C. Phân công lao động xã hội chặt chẽ hơn
D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án là : (D)
Bài : 6873
Hoá thạch người tối cổ được phát hiện ở:
A. Châu Á
B. Châu Âu
C. Châu Phi
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án là : (D)
Bài : 6872


Dạng vượn người hoá thạch Ôxtơralôpitec được phát hiện đầu tiên:
A. Ở Tây Phi vào năm 1930
B. Ở Châu Á vào năm 1924
C. Ở Nam Phi vào năm 1924
D. Ở Đông Nam Á vào năm 1930
Đáp án là : (C)
Bài : 6871
Đặc điểm trong sinh hoạt lao động của giai đoạn vượn người là:
A. Chế tạo các công cụ bằng đá, bằng xương
B. Chế tạo các công cụ bằng sừng
C. Chế tạo các công cụ bằng kim loại
D. Chưa chế tạo công cụ lao động
Đáp án là : (D)
Bài : 6870
Hoá thạch được phát hiện ở đảo Java (Inđônêsia) vào năm 1891 là:
A. Người tối cố Pitêcantrôp
B. Vượn người Ôxtơralôpitec
C. Người tối cổ Xinantrôp
D. Vượn người Parapitec

Đáp án là : (A)
Bài : 6869
Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là:
A. Ôxtơralôpitec
B. Parapitec
C. Đriôpitec
D. Pitêcantrôp
Đáp án là : (B)
Bài : 6868
Các giai đoạn lần lượt theo thứ tự của quá trình phát sinh loài người là:
A. Vượn người hoá thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại
B. Người tối cổ, vượn người hoá thạch, người cổ, người hiện đại
C. Người hiện đại, người cổ, người tối cổ, vượn người hoá thạch
D. Người cổ, người hiện đại, vượn người hoá thạch, người tối cổ
Đáp án là: (A)
Bài : 6867
Đặc điểm nào sau đây không giống nhau ở người và vượn người?
A. Số lượng các cặp nuclêôtit trong phân tử ADN
B. Số lượng ngón tay
C. Số ngón chân
D. Thời gian mang thai
Đáp án là : (A)


Bài : 6866
Đặc điểm nào sau đây là hệ quả của lao động ở người?
A. Bàn tay linh hoạt và ngón cái phát triển
B. Phát sinh và phát triển tiếng nói
C. Bộ não phát triển, có nhiều khúc cuộn
D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án là : (D)
Bài : 6865
Đặc điểm nào sau đây ở người gắn liền với sự phát triển của tiếng nói?
A. Răng nanh kém phát triển
B. Trán rộng và phẳng
C. Gờ hốc mắt không có
D. Xương hàm dưới lồi cằm rõ
Đáp án là : (D)
Bài : 6864
Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh người và vượn người tuy
phát sinh từ một nguồn gốc chung nhưng:
A. Tiến hoá theo hai hướng khác nhau
B. Vẫn duy trì quan hệ gần gũi
C. Có bậc thang nguồn gốc rất xa nhau
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án là : (A)
Bài : 6863
Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng minh:
A. Người và vượn người có nguồn gốc động vật
B. Người và vượn người là hai nhánh tiến hoá khác nhau
C. Người và vượn người có quan hệ nguồn gốc gần gũi
D. Cơ thể người phát triển hoàn thiện hơn vượn người
Đáp án là : (C)
Bài : 6862
Đặc điểm nào sau đây được xem là hệ quả của việc đi đứng thẳng ở người?
A. Đôi tay tự do
B. Cột sống có dạng chữ S
C. Bàn chân cóvòm cong
D. Cả ba đặc điểm trên
Đáp án là : (D)

Bài : 6861
Đặc điểm nào sau đây không phải của vượn người?


A. Xương hàm không lồi cằm
B. Răng nanh phát triển và xương hàm to
C. Ngón chân cái úp vào các ngón chân khác được
D. Não có vùng cử động noi và hiểu tiếng nói
Đáp án là : (D)
Bài : 6860
Đặc điểm nào sau đây không phải của người?
A. Tay ngắn hơn chân
B. Gót chân không kéo dài ra sau
C. Cột sống có dạng chữ S
D. Cóvòm bàn chân
Đáp án là : (B)
Bài : 6859
Cột sống ở người có dạng chữ S liên quan đến hoạt động nào sau đây của người?
A. Phát sinh và phát triển tiếng nói
B. Tư duy trừu tượng
C. Đi đứng thẳng
D. Sử dụng công cụ lao động
Đáp án là : (C)
Bài : 6858
Đặc điểm ngón tay cái lớn và úp được trên các ngón tay còn lại có ở:
A. Người
B. Tinh tinh
C. Đười ươi
D. Khỉ đột
Đáp án là : (A)

Bài : 6857
Đặc điểm có ở vượn người mà không có ở người là:
A. Tư duy cụ thể
B. Tay chạm đất khi đi đứng
C. Sọ não lớn hơn sọ mặt
D. Không có gờ xương trên hốc mắt
Đáp án là : (B)
Bài : 6856
Đặc điểm có ở người mà không có ở vượn người là:
A. Đứng trên hai chân
B. Lồng ngực hẹp theo chiều từ trước sau
C. Có khả năng tư duy
D. Cả ba đặc điểm trên
Đáp án là : (B)


Bài : 6855
I. Số đôi xương sườn
II. Phương thức vận chuyển cơ thể
III. Hình dạng cột sồng
IV. Thời gian của chu kỳ kinh nguyệt
V. Kích thước và khối lượng của não
VI. Số lượng răng, đặc điểm của răng nanh và xương hàm.
Đặc điểm vừa thể hiện giống nhau vừa khác nhau ở người với vượn người là:
A. I
B. II
C. IV
D. VI
Đáp án là : (D)
Bài : 6854

I. Số đôi xương sườn
II. Phương thức vận chuyển cơ thể
III. Hình dạng cột sồng
IV. Thời gian của chu kỳ kinh nguyệt
V. Kích thước và khối lượng của não
VI. Số lượng răng, đặc điểm của răng nanh và xương hàm.
Những đặc điểm thể hiện sự giống nhau giữa người với vượn người là:
A. I vàIV
B. II vàIII
C. I vàV
D. II vàV
Đáp án là : (A)
Bài : 6853
I. Số đôi xương sườn
II. Phương thức vận chuyển cơ thể
III. Hình dạng cột sồng
IV. Thời gian của chu kỳ kinh nguyệt
V. Kích thước và khối lượng của não
VI. Số lượng răng, đặc điểm của răng nanh và xương hàm.
Những đặc điểm thể hiện sự khác nhau giữa người và vượn người là:
A. I, III, IV
B. II, III. V
C. I, II, III
D. III, IV, V
Đáp án là : (B)
Bài : 6852
Những điểm giống nhau giữa người và động vật có vú chứng minh:
A. Quan hệ nguồn gốc động vật giữa người và thú
B. Động vật có xương sống là tổ tiên trực tiếp của loài người



C. Người và động vật có vú là hai nhánh tiến hoá từ một nguồn gốc
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án là : (D)
Bài : 6851
Đặc điểm nào sau đây có ở vượn người?
A. Đôi tay đã tự do khi di chuyển
B. Có tư duy trừu tượng phức tạp
C. Đã biết biểu lộ tình cảm vui buồn, giận dữ
D. Đứng thẳng
Đáp án là : (C)
Bài : 6850
Đặc điểm nào sau đây của vượn người khác với người?
A. Có 32 răng
B. Có12 – đôi xương sườn
C. Luc di chuyển, hai tay chống xuống đất
D. Đứng được trên hai chân
Đáp án là : (C)
Bài : 6849
Số nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của tinh tinh so với người thì:
A. Ít hơn một cặp
B. Nhiều hơn một cặp
C. Ít hơn hai cặp
D. Nhiều hơn hai cặp
Đáp án là : (B)
Bài : 6848
Trong các dạng vượn người, dạng có quan hệ gần gũi với người nhất là:
A. Vượn
B. Khỉ Gôrila
C. Đười ươi

D. Tinh tinh
Đáp án là : (D)
Bài : 6847
Dạng vượn người nào trong các dạng sau đây khác với các dạng còn lại về mặt kích
thước cơ thể?
A. Đười ươi
B. Khỉ đột
C. Tinh tinh
D. Vượn
Đáp án là : (D)
Bài : 6846


×