Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

tieu luan lanh dao trong DN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.09 KB, 9 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội phát triển ngày nay, một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ muốn đứng
vững và phát triển được cần có một nhà lãnh đạo giỏi. Người lãnh đạo tài ba là
người biết điều gì cần làm và điều gì không nên làm. Nhà lãnh đạo giỏi không chỉ
có một tầm nhìn chiến lược, dự đoán trước những khả năng xảy ra trong tương lai,
triển khai thực hiện công việc, giám sát thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện,
mà điều quan trọng không thể thiếu đối với một nhà lãnh đạo là phải biết nêu
gương thông qua hành động; biết lắng nghe, chia sẻ với nhân viên; trao quyền cho
mọi người; động viên mọi người phát huy khả năng của mình; thúc đẩy họ phát
huy tối đa lòng nhiệt huyết…
Ngành ngân hàng là một ngành có nhiều cạnh tranh và ngày càng cạnh tranh
khốc liệt. Yếu tố quan trọng nhất để ngân hàng phát triển là yếu tố con người.
Chính vì vậy, vai trò của nhà lãnh đạo càng được đề cao hơn bao giờ hết. Việc lãnh
đạo một đội ngũ nhân viên có trình độ và có khát khao phát triển con đường sự
nghiệp là một việc không dễ dàng bởi ngoài việc quản lý cho bộ máy làm việc vận
hành trơn tru, tạo ra lợi nhuận; nhà quản trị còn cần biết động viên, khuyến khích
để phát triển khả năng của nhân viên dưới quyền.
Trước thực tế đó và với sự tìm hiểu, trải nghiệm nhất định khi làm việc tại
ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Hải Phòng, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu
các công việc Giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hải Phòng cần
làm để phát triển nhân viên dưới quyền” để làm đề tài bài tiểu luận của mình.
Nội dung tiểu luận gồm 3 chương:
- Tổng quan về lãnh đạo
- Ưu và nhược điểm trong công tác lãnh đạo của giám đốc ngân hàng TMCP
Á Châu – chi nhánh Hải Phòng
- Giải pháp để phát triển nhân viên tại Ngân hàng TMCP Á Châu- chi nhánh
Hải Phòng

1



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÃNH ĐẠO
1.1. Lãnh đạo là gì?
a. Khái niệm
- Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới hoạt động của nhóm/ tổ chức để đạt được
mục tiêu nhất định
- Là thái độ, hành vi, cách cư xử của một cá nhân để chỉ đạo hoạt động nào đó
của một nhóm hoặc một tổ chức
- Là quá trình tạo ảnh hưởng đối với người cùng làm việc và thông qua họ đạt
được các mục tiêu đã đặt ra trong một môi trường làm việc tốt
b. Đặc trưng của lãnh đạo
- Thể hiện mối quan hệ giữa người với người
- Gây tác động, ảnh hưởng và chi phối người khác
- Thu hút, lôi cuốn người khác
c. Phẩm chất của nhà lãnh đạo
- Can đảm
- Tự tin
- Chân thành
- Khả năng thích nghi
- Sự sáng suốt, trí tuệ
- Khả năng bao quát toàn diện
- Khả năng giao tiếp
- Sự vững vàng
- Sự tận tụy, tháo vát, chín chắn, bền bỉ
- Đáng tin cậy
1.2. Các phong cách lãnh đạo
- Phong cách lãnh đạo độc tài: là phong cách lãnh đạo theo kiểu truyền thống; ít
chỗ dành cho hợp tác và thảo luận. Mọi quyết định do nhà lãnh đạo quyết, thực
hiện bởi các thành viên mà không được thắc mắc. Các nhà lãnh đạo độc tài nắm
giữ nhiều quyền lực và ra quyết định nhiều nhất có thể. Sự giao tiếp từ trên xuống
dưới và là một chiều. Ít có sự ủy quyền/ ủy thác, hệ thống mệnh lệnh và kiểm soát

chính thức. Thường áp dụng khi cấp dưới không có kĩ năng, không được tin tưởng
và ý tưởng của họ là không có giá trị.
2


- Phong cách lãnh đạo dân chủ: là sự hợp tác, phong cách tiếp cận có sự tham
gia. Nhiều người tham gia vào quá trình ra quyết định. Phong cách lãnh đạo này
không loại bỏ quyền/ trách nhiệm của người lãnh đạo mà còn có thể thúc đẩy, cải
thiện mối quan hệ. Tuy nhiên, chất lượng của các quyết định có thể pha loãng cho
phù hợp với tất cả mọi người. Phong cách này có hiệu quả nhất khi cấp dưới có kĩ
năng tốt, suy nghĩ tự do và có kinh nghiệm.
- Phong cách tự do: là phong cách mà lãnh đạo hầu như đảm nhiệm vai trò của
một thành viên trong nhóm, các nhân viên hoàn toàn được tự do ra quyết định mà
không cần cộng tác với nhà lãnh đạo. Phong cách này hiệu quả khi nhân viên đã
sẵn sàng, biết chịu trách nhiệm, có động lực và đáng tin cậy. Tuy nhiên, phong
cách này dẫn đến nguy cơ thiếu kiểm soát và định hướng.
- Phong cách chủ nghĩa gia trưởng: quyết định của lãnh đạo là đúng nhất. Vẫn ít
sử dụng sự ủy thác. Phong cách này là một dạng mềm mỏng hơn của lãnh đạo độc
quyền, thường tạo động lực tốt hơn cho nhân viên. Nhà lãnh đạo theo phong cách
này có thể giải thích lý do cụ thể tại sao ông ta lại hành động như vậy.
Không có phong cách lãnh đạo nào được gọi là tốt nhất, bởi lẽ, trong mỗi tình
huống khác nhau, ta nên áp dụng các phong cách lãnh đạo một cách linh hoạt, ứng
biến nhanh để giúp cho công việc của tổ chức được trôi chảy, bộ máy vận hành
được tốt nhất.

3


CHƯƠNG II: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO
CỦA GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH HẢI

PHÒNG
Môi trường làm việc tại ngân hàng là một môi trường công sở, trong đó mỗi
nhân viên đều có một trình độ hiểu biết khá, có cá tính riêng và muốn tự khẳng
định khả năng của mình. Đội ngũ nhân viên tại Chi nhánh ngân hàng lại khá đông
nữ giới, do vậy nhà quản lý cần có sự tinh tế nhất định để giải quyết những vấn đề
phát sinh, đảm bảo một môi trường làm việc tốt, thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu
quả.
2.1. Ưu điểm
Giám đốc ACB chi nhánh Hải Phòng là người mang phong cách lãnh đạo dân
chủ. Đội ngũ nhân viên của chi nhánh là những người có trình độ Đại học trở lên,
do vậy việc lãnh đạo theo phong cách này rất hợp lý. Mỗi cá nhân trong chi nhánh
đều có tư duy và kĩ năng làm việc tốt, giám đốc chỉ là người giao việc, động viên
và đánh giá kết quả đạt được.
Anh là một người có khả năng chỉ đạo tổ chức. Anh luôn đảm bảo hoàn thành
các mục tiêu và chiến lược dài hạn và giúp những nhân viên chịu trách nhiệm thực
hiện hiểu rõ và ủng hộ những mục tiêu chiến lược này
Mặt khác, anh còn là một người biết lắng nghe và tôn trọng nhân viên, luôn
dẫn dắt nhân viên bằng việc nêu gương thông qua các hành động để chứng minh
các giá trị của công việc.
Giám đốc ACB chi nhánh Hải Phòng còn là người chia sẻ với nhân viên về
mục tiêu chung và chỉ cho mỗi nhân viên vị trí của họ trong đó. Bên cạnh đó, anh
luôn trao quyền cho mọi người làm những gì mà họ cho là tốt nhất, anh chỉ đưa ra
những hướng dẫn cụ thể và kiểm tra, đánh gía. Việc trao quyền này giúp cho nhân
viên biết được rằng họ được tin tưởng và luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ tốt
nhất.
Anh luôn lấy những thông tin cần thiết, ý kiến từ nhân viên trong các quyết
định, kế hoạch quan trọng. Là người lãnh đạo, anh sẽ là người sẽ đưa ra các quyết
định cuối cùng, việc thu hút phản hồi sẽ cung cấp thêm thông tin và ý tưởng tốt cho
việc ra những quyết định đó. Đồng thời anh cũng là người có uy tín và năng lực, sử
dụng quyền lực và dùng quyền lực đó để tạo sự thay đổi.

4


2.2. Nhược điểm
Công việc của nhà lãnh đạo là công việc có tính chất phức tạp, cần phải áp dụng
rất nhiều kĩ năng và đôi khi không phải nhân viên nào cũng đồng tình với các quan
điểm và cách xử lý tình huống của cấp trên. Giám đốc ACB chi nhánh Hải Phòng
là một nhà quản trị giỏi, tuy nhiên anh cũng không tránh khỏi những nhược điểm
mà nhiều nhà quản trị thường gặp, đó là chưa thấu hiểu tâm tư, tình cảm, kịp thời
động viên nhân viên để tạo động lực cho nhân viên đam mê và hăng say với công
việc. Anh ít có thời gian trò chuyện với các nhân viên trong chi nhánh. Điều này
khiến cho nhiều khi anh không có sự thông cảm với hoàn cảnh của từng nhân viên.
Đôi khi còn có sự đối xử chưa công bằng. Một nhóm người chiếm được thiện
cảm của Giám đốc thì thường được quan tâm hơn. Một số nhân viên muốn được sự
động viên, một lời khen chân thành từ lãnh đạo để họ có động lực làm việc hiệu
quả hơn nhưng Giám đốc đôi khi không để tâm đến điều đó.
Hơn nữa, lãnh đạo còn có sự phân biệt giới tính, trình độ. Những nhân viên nam
thường được tin tưởng khi mời đi kí kết những hợp đồng quan trọng hơn, và đôi
khi có sự đối xử không công bằng giữa những nhân viên có bằng cấp khác nhau
trong chi nhánh. Sự phân biệt này làm giảm nhiệt huyết, niềm say mê với công
việc của một số nhân viên.
Nhiều khi Giám đốc tạo động lực bằng việc gây áp lực, tạo sức ép cho nhân
viên. Điều này cũng mang lại một số hiệu quả nhất định nhưng không tạo ấn tượng
tốt cho nhân viên. Họ thường phản ứng tốt hơn trước những động cơ tích cực và có
xu hướng thích được động viên hơn là phải chịu áp lực đó.

5


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN TẠI NGÂN

HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
Mỗi nhân viên nói chung đều có động cơ làm việc một cách tự nhiên. Động cơ
này bắt nguồn từ một thực tế là mọi người đều mong muốn được khẳng định bản
thân, được thành đạt, được tự chủ và có thẩm quyền đối với công việc của mình,
cũng như muốn có thu nhập đảm bảo cuộc sống sung túc. Người lãnh đạo cần khai
thác khả năng bẩm sinh của mỗi nhân viên. Đối với hầu hết các nhân viên, thỏa
mãn với công việc có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp tạo ra thái độ làm việc tích
cực, hăng say, cho ra kết quả cao trong công việc. Giám đốc ACB Chi nhánh Hải
Phòng cần nắm được tâm lý quan trọng đó để có những sự động viên, khích lệ kịp
thời.
- Đối với những nhân viên mới, lãnh đạo cần có sự kèm cặp, huấn luyện bởi đây
là những đối tượng còn thiếu các kỹ năng, thiếu kiến thức và thông tin về công
việc, còn chưa có các mối quan hệ với khách hàng và chưa có kinh nghiệm trong
việc tư vấn các sản phẩm.
- Đối với những nhân viên có kinh nghiệm lâu năm như các kiểm soát viên, lãnh
đạo cần cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng, nguồn lực và trách nhiệm quyền hạn,
hỗ trợ cho cấp dưới tự hiểu mình và giải quyết vấn đề.
- Giám đốc nên có sự khen thưởng công bằng, xứng đáng với những thành tích
của mỗi người. Đồng thời cũng cần làm gương cho nhân viên bằng cách hành xử
nhất quán, tạo ra lòng tin, tạo ra bầu không khí làm việc hòa đồng, vui vẻ
- Giám đốc nên có sự giao lưu, trò chuyện với từng nhân viên trong chi nhánh để
hiểu hoàn cảnh, tâm tư tình cảm của từng người, hơn nữa còn là cầu nối giữa các
thành viên trong chi nhánh để tạo sự gắn bó giữa các đồng nghiệp với nhau. Nên
dành nhiều thời gian cho nhân viên, thể hiện sự quan tâm
- Người lãnh đạo không nên phân biệt giới tính, trình độ chuyên môn của từng
người và có cách đối xử khác nhau. Quan trọng là kết quả làm việc của họ có tốt
không.
- Không nên áp đặt, gây sức ép với nhân viên, nên tin tưởng và bộc lộ sự tin
tưởng nhân viên. Nếu người lãnh đạo không tin tưởng nhân viên có thể làm được
thì chính họ cũng sẽ không tin tưởng vào chính mình. Để đạt được điều này, cần

cho nhân viên một số quyền hạn để tự đưa ra quyết định.

6


- Tìm kiếm tài năng tiềm tàng trong mỗi nhân viên, phát hiện ngay những điểm
nhân viên làm tốt, đối xử với nhân viên công bằng đúng như những gì họ đáng
được nhận.
- Giám đốc nên là người khám phá ước mơ và khát vọng của nhân viên, dẫn dắt
mỗi người theo cách riêng phù hợp, huấn luyện nhân viên trở thành người tự lãnh
đạo.
- Các kĩ thuật động viên khuyến khích cơ bản:
+ Mong đợi điều tốt nhất từ nhân viên bằng cách tập trung vào điểm mạnh hơn là
điểm yếu và khơi dậy khát khao thành công từ họ
+ Mỗi người có nhu cầu khác nhau và nhu cầu đó luôn thay đổi
+ Đặt mục tiêu cao tương xứng với khả năng của nhân viên, đề ra các mục tiêu có
tính thách thức những khả thi, đồng thời cung cấp các hướng dẫn thực hiện
+ Tạo ra một môi trường làm việc trong đó thất bại không được xem là mắc lỗi,
giúp nhân viên xử lý với việc chưa được chấp thuận.
+ Hỗ trợ nhân viên đi đúng hướng, sử dụng ảnh hưởng để dẫn dắt nhưng không
làm thay họ. Chỉ cho họ thấy lãnh đạo rất tin tưởng ở tương lai và có sự nhất quán.
+ Quan sát và khen ngợi trước tập thể
+ Khai thác tâm lý cạnh tranh một cách phù hợp
+ Sử dụng biện pháp kỷ luật cứng rắn nhưng công bằng

7


KẾT LUẬN
Lãnh đạo không phải là chuyện quản lý, mà là tạo dựng. Lãnh đạo còn phải có

tầm nhìn và biến tầm nhìn trở thành hiện thực. Dân tộc Việt Nam có ngày hôm nay
là kết quả của việc thực hiện tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã thành
công trong việc chia sẻ mục tiêu chung của dân tộc tới những trái tim và khối óc
của mọi người dân. Người lãnh đạo mà truyền cảm hứng cho mọi nhân viên trong
tổ chức mình nỗ lực làm việc tốt nhất thì sẽ thu hút được nhiều nhân tài mà họ
muốn và cần, đồng thời sẽ giữ chân những nhân tài đó, bởi đó là nguồn tài sản rất
quý giá đối với một tổ chức. Chìa khoá cho việc lãnh đạo xuất sắc nằm ở khả năng
liên hệ hiệu quả giữa lãnh đạo với nhân viên và cảm xúc của họ. Giám đốc ngân
hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hải Phòng là một nhà lãnh đạo giỏi. Tôi tin tưởng
rằng anh sẽ ngày càng hoàn thiện kĩ năng lãnh đạo của mình, trở thành người lãnh
đạo được nhân viên nể phục, trở thành người bạn của mỗi nhân viên và là người
động viên, dẫn dắt, phát triển nhân viên, đưa họ đến gần hơn với những mục tiêu,
khát khao đạt được trong sự nghiệp của họ.

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bài giảng Lãnh đạo trong tổ chức – PGS.TS Trương Đình Chiến
- Các tài liệu liên quan do Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hải Phòng
cung cấp
- Các tài liệu về Lãnh đạo doanh nghiệp trên mạng Internet.

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×