Kế hoạch dạy học: Tiếng Việt 5 – Tập 1 – Tuần 2 – Luyện từ và câu – Bài: Mở rộng vốn từ:
Tổ quốc
TUẦN 2
Thứ … , ngày … tháng … năm
Luyện từ và câu
Bài: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
(1 tiết)
I.
MỤC TIÊU
- Mở rộng vốn từ về Tổ quốc: làm đúng các bài tập tìm từ gần nghĩa với “Tổ quốc, bảo vệ,
xây dựng”.
- Nói được những hiểu biết cơ bản về một vị anh hùng của dân tộc.
- Luyện tập về cách dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với bộ
phận còn lại của câu.
II.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Năm tờ giấy khổ to để làm bài tập 1
Từ cùng nghĩa với
Tổ quốc
Bảo vệ
Xây dựng
- Bốn tờ giấy A0 để thực hiện trò chơi “ai là nhà thông thái”
- Đoạn văn trong bài tập 3, chép hai lần trên bảng phụ hoặc giấy khổ to.
- Giáo viên chuẩn bị bảng tóm tắt về tiểu sử của 13 vị anh hùng có trong bài tập 2, học sinh
chuẩn bị một vị anh hùng mà em yêu quý.
- Bảng con.
III.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ (5p)
-Gọi 3 học sinh lên bảng, yêu cầu mỗi học
-3 học sinh lần lượt tìm hình ảnh nhân hoá
sinh tìm hình ảnh nhân hoá trong các câu
sau:
a)Ông trời nổi lửa – Bà sân vấn khăn
a) Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vẫn chiếc khăn hồng đẹp thay.
b) Bác nồi đồng hát – Bà chổi quét nhà
b) Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt, lom khom trong nhà.
c) Cái na đã tỉnh giấc rồi
c) Cái na tỉnh giấc – Cu chuối vỗ tay cười
vui
Cu chuối đứng vỗ tay cười vui sao.
Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1 Giới thiệu bài (1p)
Trong giờ luyện từ và câu tuần này, các em
sẽ cùng làm những bài tập luyện từ theo
chủ đề Tổ quốc và luyện về cách dùng dấu
phẩy.
2.2 Hướng dẫn mở rộng vốn từ về Tổ
quốc (15p)
Bài tập1
-Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
-1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi
tập 1.
bài trong SGK.
-Yêu cầu học sinh đọc lại các từ ngữ trong
-1 học sinh đọc phần từ ngữ trước lớp.
bài.
Treo các tờ giấy đã chuẩn bị ở phần đồ
dùng dạy – học, yêu cầu học sinh viết các
từ đồng nghĩa với các từ Tổ quốc, bảo vệ,
xây dựng vào đúng các cột trong bảng.
-Phát phiếu cho 4 dãy bàn, yêu cầu các em
thi làm bài tiếp sức. Mỗi em trong nhóm
viết một từ vào bảng sau đó chuyển cho
bạn cùng nhóm. Mỗi từ đúng được 5 điểm,
-Học sinh tổ chức làm bài tiếp sức theo
hướng dẫn của giáo viên. Đáp án đúng:
Từ cùng nghĩa với
thứ tự ưu tiên điểm cho các nhóm là xong
đầu tiên được 20 điểm, xong thứ 2 được 15
điểm, xong thứ 3 được 10 điểm, xong cuối
cùng được 5 điểm. Nhóm nào có số điểm
cao nhất là nhóm thắng cuộc.
Tổ quốc
Đất nước
Nước nhà
Non sông
Giang sơn
Quê hương
Nơi chôn rau cắt rốn
-Tự phát biểu ý kiến về cách hiểu các từ
bên, sau đó nghe giáo viên giảng lại.
-Giáo viên có thể giảng thêm về nghĩa của
từ giang sơn (chỉ sông và núi nói chung nên
dùng để chỉ đất nước, Tổ quốc), kiến thiết
(xây dựng lại cho đẹp hơn, tốt hơn)
- Giáo viên có thể chọn 3 đến 4 từ trên để
yêu cầu học sinh đặt câu với từ đó.
Vd: Bác Lâm chỉ muốn về sống nơi chôn
rau cắt rốn của mình.
Trò chơi “ai là nhà thông thái?”
Chia lớp thành bốn nhóm, phát cho mỗi
nhóm 1 tờ giấy A0 và nêu yêu cầu: các em
hãy tìm thêm những từ chứa tiếng quốc
trong thời gian 7 phút. Mỗi từ đúng sẽ được
cộng 5 điểm.
Bài tập2
-Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của
bài tập 2, 1 học sinh đọc tên các vị anh
hùng được nêu trong bài.
-Giáo viên hướng dẫn: khi kể về một vị anh
-Học sinh nhận giấy và lần lượt tìm các từ
chứa tiếng quốc.
-2 học sinh thực hiện yêu cầu, học sinh cả
lớp theo dõi trong SGK.
-Nghe giáo viên hướng dẫn cách làm bài.
Giữ gìn
Gìn giữ
hùng mà em biết, em có thể kể tất cả những
điều em muốn, nhưng để bài kể tốt và hay,
em nên kể ngắn gọn, nói thành câu, tập
trung vào phần kể về công lao to lớn của
các vị anh hùng đó đối với Tổ quốc, cuối
bài em có thể nói một hoặc hai câu thật
ngắn gọn về tình cảm, suy nghĩ của em đối
với vị anh hùng đó.
-Yêu cầu 1 học sinh kể mẫu trước lớp.
-1 học sinh kể về 1 vị anh hùng, cả lớp theo
dõi và nhận xét.
-Học sinh làm việc theo cặp.
-Yêu cầu học sinh thực hiện kể theo cặp, 2
học sinh ngồi cạnh kể cho nhau nghe về vị
anh hùng mà em biết.
-Tổ chức cho học sinh thi kể, nếu học sinh
khá, có trí nhớ tốt có thể cho một vài em thi -5 đến 7 học sinh kể trước lớp, cả lớp theo
kể về vị anh hùng mà bạn bên cạnh vừa kể dõi nhận xét.
cho em nghe.
Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
2.3 Luyện tập về cách dùng dấu phẩy
(9p)
Bài tập3
-Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của
bài tập 3.
-Giáo viên giới thiệu về anh hùng Lê Lai:
Lê Lai là người Thanh Hoá, năm 1416 ông
là 1 trong 17 người đã tham gia hội thề
Lũng Nhai, là hội thề của những người yêu
nước, thề quyết tâm đánh đuổi giặc Minh
giành lại non sông, đất nước. Năm 1419,
quân khởi nghĩa bị vây chặt, Lê Lai đã
-1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi
bài trong SGK.
-Học sinh nghe giáo viên giới thiệu về anh
hùng Lê Lai.
đóng giả làm chủ tướng Lê Lợi, phá vòng
vây và bị giặc bắt. Nhờ sự hy sinh anh
dũng của ông mà Lê Lợi và các tướng sĩ
khác đã thoát hiểm. Sau này, các con của
Lê Lai là Lê Lô, Lê Lộ và Lê Lâm đều là
những tướng tài có công lớn lao và hy sinh
ví Tổ quốc.
-Yêu cầu học sinh làm bài.
-Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài làm
của bạn trên bảng.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng, nhận xét
và cho điểm học sinh.
3. CỦNG CỐ (4p)
-Viết vào bảng con câu trả lời đúng.
Lễ Quốc khánh nước Việt Nam vào ngày
nào?
a/ 9 tháng 2
b/ 3 tháng 9
c/ 5 tháng 9
d/ 2 tháng 9
Tên gọi chính thức của một nước là gì?
a/ Quốc sử
b/ Quốc ca
c/ Quốc hiệu
d/ Quốc tế
-Giáo viên đưa ra đáp án đúng và nhận xét.
-2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài
vào vở bài tập.
-2 học sinh nhận xét. Cả lớp thống nhất bài
làm đúng.
-Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ
khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa
quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần,
giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ
tướng Lê Lợi.
-Học sinh viết vào bảng con đáp án mình
lựa chọn
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe.
4.DẶN DÒ (1p)
-Dặn dò học sinh về nhà đặt câu hỏi với các
từ ngữ ở bài tập 1, viết lại những điều em
biết về một vị anh hùng thành một đoạn
văn ngắn.