Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Quan điểm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.3 KB, 7 trang )

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM

Quan điểm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong
đa dạng.
/11/2016
THỰC HIỆN BỞI: Nhóm 11 – Thứ 5 – Ca 3
THÀNH VIÊN:
1) Rcom H’Bích
2) Phạm Thị Mỹ Duyên
3) Nguyễn Thị Gấm
4) Võ Thị Cẩm Hà
5) Nguyễn Ngọc Diệu Hiền
6) Lý Gia Hồng
7) Nguyễn Hoàng Phúc
8) Trần Thị Như Quỳnh
9) Võ Thị Phương Thảo
10) Nguyễn Ngọc Phương Trâm

41.01.901.036
41.01.901.027
41.01.901.031
41.01.901.039
41.01.901.052
41.01.901.060
41.01.901.138
41.01.901.155
41.01.901.166
41.01.901.200


(GDTH)
(GDTH)
(GDTH)
(GDTH)
(GDTH)
(GDTH)
(GDTH)
(GDTH)
(GDTH)
(GDTH)


[ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM] – Nhóm 11 , 2016

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
-----------Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh
kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả
giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn
thiện mình. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc lên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam,
làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, với đường lối đúng đắn của Đảng ta, nền văn hoá
Việt Nam tiếp tục được phát huy, đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn
của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
Trải qua nhiều kỳ Đại hội với những văn kiện mang tính chiến lược của Đảng ta
về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm về an ninh quốc phòng,... nhằm đưa Việt Nam
sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới. Bên cạnh những chiến lược về phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, bảo đảm an sinh xã hội... thì lĩnh vực văn hoá

cũng được Đảng ta đưa vào là một trong những mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước tuy nhiên cần phải giao lưu, tiếp thu tinh hoa của
những nền văn minh của nhân loại đồng thời giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc.
Điều đó được khẳng định tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương 5 khoá VIII diễn ra
vào tháng 7 năm 1998 đã ra Nghị quyết về “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc”.
Đảng đã đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng, phát triển nền
văn hóa.
- Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
- Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với các đặc
trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
- Ba là, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con
người để phát triển văn hóa.

Nhóm 11

Page 2


[ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM] – Nhóm 11 , 2016

- Bốn là, xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của
gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, cần chú ý đến yếu tố
văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
- Năm là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do
Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo trong đó đội ngũ trí
thức giữ vai trò quan trọng.

Nhóm em xin trình bày quan điểm chỉ đạo thứ hai: nền văn hóa mà chúng ta xây
dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và
khoa học.
1.

Văn hóa tiên tiến

Văn hóa tiên tiến là một nền văn hóa tiến bộ, hiện đại, nền văn hóa thoát li những
cái lạc hậu và vươn tới cái mới, cái tốt đẹp, cái sáng tạo và tiến bộ của thế giới. Nhưng
cái tiên tiến của Việt Nam phải là tiên tiến và yêu nước mà cốt lõi của tiên tiến và yêu
nước ở Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Và bao giờ cũng
kiên định một lập trường là lấy chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển
phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hoà giữa các cá nhân
và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Nội dung và hình thức văn hóa Việt Nam phải
đảm bảo được những yếu tố đó.
2.

Văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

Văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc: là nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo
nên sức sống và bản lĩnh dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa
được hun đúc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trước hết là yêu nước, như chủ
tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì
tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt
qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Ngoài
ra, nó còn là ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá
nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; đó là lòng nhân ái “lá lành đùm lá rách”, khoan

dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế
trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống,…Bản sắc dân tộc còn đậm nét trong cả hình
thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm
chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo
giúp cho dân tộc đó giữ được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán trong quá
Nhóm 11

Page 3


[ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM] – Nhóm 11 , 2016

trình phát triển.Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống nhưng
sâu sắc nhất là trong hệ giá trị - là những gì nhân dân quan tâm, là niềm tin bất khả
xâm phạm. Hệ giá trị có tính ổn định lớn và sự vững vàng, có sức mạnh gắn bó mọi
thành viên trong cộng đồng, những giá trị này thường không biến mất mà hóa thân
vào các giá trị của đời sau, theo quy luật kế thừa và tái tạo. Nói chung, bản sắc dân tộc
là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình dân tộc thường xuyên tự ý thức, tự
khám phá, tự vượt qua chính bản thân mình, biết cạnh tranh và hợp tác để tồn tại và
phát triển.
Trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều hướng tới tiến bộ hơn
so với cái trước. Nhưng một quốc gia trong lúc đi sâu không bao giờ thành công một
cách hoàn thiện, toàn mỹ nếu như không nhìn lại và thẩm thấu cũng như tích lũy giá
trị của bước đi trước. Có nghĩa rằng chúng ta phải lấy bức tranh của cha ông ta vẽ nên
để tích lũy, chắt lọc những tinh hoa, những giá trị mang tính trường cữu để vận dụng
nó vào trong thời kì đổi mới. Vì vậy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc là cái nhận ra
dân tộc đó trong cộng đồng thế giới.
VD: Bản sắc dân tộc Việt Nam đó là tà áo dài, bản sắc dân tộc Việt Nam chính là
miếng trầu là đầu câu chuyện, là quan họ Bắc Ninh, những câu hát giao duyên tình

cảm đối đáp, ca trù,…
Bản sắc văn hóa ấy còn được thể hiện ở những tư duy dựng nước, giữ nước
của cha ông ta truyền lại. Trong công cuộc xây dựng và đổi mới hiện nay, càng phát
triển bao nhiêu chúng ta lại càng phát huy giá trị tốt đẹp ấy bấy nhiêu, đặc biệt là yêu
nước, tư duy giữ nước trong thời đại mới. Vậy thì một nền văn hóa Việt Nam phải
đảm bảo được hai yếu tố đó thì văn hóa mới chính là văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Đó là văn hóa vừa tiên tiến, tiến bộ nhưng vẫn mang những đặc trưng của Việt Nam,
vẫn nhận ra Việt Nam trong Đông Nam Á, Việt Nam trong châu Á Thái Bình Dương
và Việt Nam trong cộng đồng lớn 200 quốc gia trên thế giới này. Chúng ta không hòa
lẫn vào trong cộng đồng chung với xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa sâu rộng mà
trái lại phải làm cho cái tôi của Việt Nam được nhận diện một cách rõ rang trong môi
trường chung của nhân loại.
Để nghiên cứu bản sắc dân tộc của văn hóa, trước hết, cần nghiên cứu mối
quan hệ giữa văn hóa và dân tộc. Dân tộc là một cộng đồng người ổn định có những
đặc điểm chung về lãnh thổ, kinh tế, quốc gia, tâm lý, ngôn ngữ và nền văn hóa
chung. Văn hóa là yếu tố cấu thành dân tộc thể hiện trình độ trí tuệ, đặc điểm, tâm
hồn, nhân các, lối sống,… của cộng đồng ấy. Do đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa
mang tính đặc thù của phương Đông quy định, văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn góp
Nhóm 11

Page 4


[ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM] – Nhóm 11 , 2016

phần hình thành dân tộc và bảo đảm tính bền vững của quốc gia dân tộc. Nguyễn Trãi,
nhà văn hóa lớn của Việt Nam là người đầu tiên đã nhận thấy vai trò cực kì to lớn của
văn hóa, văn hiến trong sự hình thành dân tộc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.”
Với ý nghĩa đó, văn hóa là linh hồn, sức sống của một dân tộc. Cho nên, văn hóa còn
thì dân tộc còn; văn hóa suy thì dân tộc suy; văn hóa mất thì dân tộc diệt vong.
Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có
chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc
dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ.
Mọi người dân Việt Nam phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh đều tham gia vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nước nhà. Công nhân,
nông dân, thương nhân, trí thức là nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền
tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá dưới sự chỉ đạo của Đảng, quả lý
của Nhà nước.
Bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên
những giá trị văn hoá mới, xã hội chủ nghĩa, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào
cuộc sống toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, văn
minh của Việt Nam.
Chính vì vậy mà tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương 5 khoá VIII diễn ra vào
tháng 7 năm 1998 đã ra Nghị quyết về “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc”, qua toàn bộ tinh thần Hội nghị đã khẳng định bước đi đúng đắn,
đầy vững chắc của Đảng ta về mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam, dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
3. Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa Việt Nam là sự thống nhất và đa dạng
Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa Việt Nam là sự thống nhất và đa dạng, là sự
hòa quyện bình đẳng và phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc cùng sinh sống trên
lãnh thổ Việt Nam.


Nhóm 11

Page 5


[ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM] – Nhóm 11 , 2016

Văn hóa Việt Nam trong dòng chảy quá trình phát triển của lịch sử dân tộc có
nhiều đặc điểm, có nhiều những yếu tố nhưng đây là sự tựu trung một cách nhuần
nhụy và thuần khiết những yếu tố của văn hóa cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tức là
văn hóa của 54 dân tộc khác nhau sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam cũng như lãnh thổ
các nước trên thế giới.
Mỗi dân tộc Việt Nam trong cộng đồng dân tộc lớn có những đặc điểm về lối sống,
về cách ăn mặc, về cách ở khác nhau và trong những cái riêng đó có những cái chung
vô cùng quý báu, chính những cái chung ấy đã hình thành nên những giá trị trường
cữu của dân tộc Việt Nam. Một câu hỏi được đặt ra là văn hóa Việt Nam thống nhất là
vì sao? Các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam rất đông đảo nhưng giá trị
văn hóa không bị giẫm đạp lên nhau, không kì thị yếu tố văn hóa dân tộc này hay
khinh rẻ yếu tố văn hóa của dân tộc khác mà ngược lại các dân tộc đều sống đoàn kết,
bình đẳng và hài hòa với nhau. Do đó những đặc trưng văn hóa của từng dân tộc càng
lúc càng được phát huy, càng được nhân rộng để thấy được rằng ngôi nhà Việt Nam
vừa có cái chung, vừa có cái riêng. Ngôi nhà văn hóa ấy tượng trưng một dòng chảy
thống nhất của văn hóa Việt Nam nhưng trong dòng chảy ấy có những nhánh nhỏ để
phân biệt đặc điểm của mỗi dân tộc ở mỗi vùng miền trên cả nước ta.
VD: Dân tộc Thái có điệu múa Xòe Thái rất đặc trưng và rất đẹp. Trong khi đó thì ở
các dân tộc khác như Bana, Gialai, Ê-đê ở vùng Tây Nguyên thì có hoạt động văn hóa
rất phổ biến, nhất là vào những dịp lễ tết, đó là múa cồng chiêng cho nên không hòa
lẫn vào nhau mà ngược lại tôn cho nhau cùng phát triển. Các bản sắc văn hóa đó bổ

sung, làm phong phú cho nền văn hóa Việt Nam thống nhất.
4.

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Tính tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam hiên nay được hiểu như thế nào?
A. Tiên tiến là yêu nước với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục
tiêu tất cả vì con người.
B. Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm
mục tiêu tất cả vì con người.
C. Tiến tiến là tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất
cả vì con người.
Câu 2: “Bản sắc dân tộc Việt Nam là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử”.
Nhận định này đúng hay sai?
A. Đúng
Nhóm 11

Page 6


[ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM] – Nhóm 11 , 2016
B. Sai

Câu 3: Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cần thiết phải:
A. Giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc

B. Phát huy bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
C. Giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại và đấu tranh chống văn hóa lạc hậu
D. Phát huy bản sắc dân tộc, mở rộng giao lưu và đấu tranh chống văn hóa lạc hậu
Câu 4: Chọn câu đúng:
A. Các dân tộc Việt Nam rất đông nhưng giá trị văn hóa không kì thị, giẫm đạp lên
nhau mà cùng sống đoàn kết, bình đẳng và hài hòa với nhau.
B. Tính thống nhất về văn hóa thể hiện ở:những nét chung của nhiều dân tộc trên
lãnh thổ Việt Nam cùng chung sống, xây dựng, bảo vệ đất nước…
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
Câu 5: Tính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam được xác định dựa trên cơ sở
nào sau đây?
A. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc
B. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo
C. Việt Nam là quốc gia có dân số đông
D. Việt Nam là quốc gia có lịch sử phát triển lâu dài
---HẾT---

Nhóm 11

Page 7



×