Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Hướng dẫn sử dụng hirenboot phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.6 KB, 26 trang )

1

Hướng Dẫn Sử Dụng Hiren’s
BootCD 2017 – PHẦN 1
Thân ái chào tất cả các bạn, nhắc đến Hiren’s_Boot chắc hẳn không còn xa lạ
gì đối với Kỹ Thuật Viên, hay đối với những người đam mê tin học, các vọc sỹ.
Thật sự Hiren đang thống trị trong nghề sửa chữa máy tính ( rất rất cần thiết –
dường như không thể thiếu ).

Hiren's BootCD là một CD Boot ( Khởi Động ) mà chứa trong nó có rất nhiều
chương trình, công cụ khác nhau như theo dõi,chỉnh sửa phân vùng, sao lưu,
phục hồi dữ liệu khi mất, kiểm tra sức khỏe ổ cứng..v.v....
Đối với người am hiểu các tính năng, trong việc sử dụng Hiren để cứu hộ máy
tính thì Ngọc Khánh không nói làm gì, bởi các cao thủ ấy đã có bề dày kinh
nghiệm học hỏi, cũng như kinh nghiệm từ thực tiễn mà có được. Nhưng đối với
những người mới tiếp xúc, đang tìm hiểu, đang mày mò, tập tành ngâm cứu
máy tính thì cái tên “ Hiren’s Boot CD “ đối với họ thì nghe vẫn còn lạ lắm. Nhìn
vô Hiren’s họ cứ ngỡ đó là một khu rừng rậm. Quả thật vậy, Hiren’s BootCD nó
mang trong mình một sức mạnh tiềm tàng, không thể thiếu mỗi khi cứu hộ máy
tính.Sử dụng nó như thế nào? Hiệu quả làm việc của nó ra sao?,…. Đó là câu
hỏi của rất nhiều bạn “ chưa biết ” hay mới biết sơ qua.

Để đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, hay học hỏi của mọi người cho công việc
cứu hộ máy tính, Ngọc Khánh mạnh dạn tiếp nối ghót chân của các bậc cao
thủ, các bậc tiền bối đi trước viết bài Hướng dẫn Sử Dụng Hiren’s Boot. Thực
ra, kiến thức của mình chưa tới đâu cả, vẫn còn rất non trẻ nên mình không
dám viết bài nhiều, chỉ viết có mấy bài thôi ah, còn lại là coppy, sưu tầm, lượm
lặt các bài viết hay, bổ ích từ rất nhiều nguồn khác nhau, về gom lại thành bửu


2



bối cho riêng mình.( Các bài viết của nhiều cao thủ trên rất nhiều diễn đàn
---nằm 1 cách rải rác)
Việc làm của mình chỉ có một ý niệm, 1 hoài bão, 1 kỳ vọng là làm sao cho nền
Tin Học nước nhà được phồn thịnh, phát triển hơn. Ngoài ra không có ý niệm “
ngông cuồng ” múa rìu qua mắt thợ.( Vì mình cũng chẳng giỏi hơn ai ).Được
cái đam mê, mình có hỏi ý kiến của rất nhiều cao thủ, các anh, các bạn âý rất
nhiệt tình ủng hộ.

Thú thật là văn phong của mình rất lủng củng, viết bài dở tệ, nhưng mình cố
gắng sắp xếp, sao cho hợp lý, sao cho ai đọc cũng có thể hiểu được và cũng
có thể có kiến thức để cứu hộ máy tính.

Tuy chưa thực sự là nhiều, vì thời gian có hạn nên mình chỉ đề cập đến
cách sử dụng các Soft “ Sống còn ” của Hiren, các chiêu, thủ thuật cứu
hộ máy tính cực hay.( theo mình thì nó hay)

Bài viết chắc hẳn còn rất nhiều thiếu sót, mong các bạn đóng góp ý kiến,
để mình sẽ hoàn thiện hơn, Rất mong được sự quan tâm, chia sẻ của các
bạn. Chân thành cảm ơn.

Để hoàn thiện bài viết này, Ngọc Khánh xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới
toàn thể các anh em, các bậc tiền bối trên diễn đàn
VN-Zoom, Bkav, Ghost Viet,….đã có những bài viết hay, bổ ích, và đặc
biệt là đã dành tình cảm ưu ái, tin tưởng Ngọc Khánh., đã cho mình
những lời khuyên chân thành, sự chỉ bảo nhiệt tình, cùng với sự khích lệ
động viên. Chúc tất cả anh em, một sức khỏe dồi dào, một niềm tin vững
chắc



3

Hướng Dẫn Sử Dụng Hiren’s
BootCD 2017 – PHẦN 1



Cách Tùy Chỉnh Bios để Boot Hiren’s hay Boot Windows

Bạn đang cần truy cập vào BIOS để điều chỉnh một vài thông số, hay đơn giản
bạn muốn chỉnh cho máy tính của mình khởi động từ USB/CD thay vì khởi
động vào ổ cứng. Dưới đây là một số cách Đăng nhập khu rừng ( Bios ) đối với
1 số dòng máy

Lưu ý: Các thao tác này chỉ thực hiện khi bạn đang ở môi trường khởi động
(Lúc vừa mở máy hoặc vừa khởi động lại máy), chứ không có tác dụng trong
môi trường hệ điều hành. Thông thường nếu quan sát kỹ bạn sẽ hướng dẫn
ngay khi khởi động máy, tuy nhiên màn hình này chỉ hiện ra trong vài giây, do
đó khi máy tính vừa khởi động bạn nên bấm ngay nhé
Máy tính Sony Vaio


4

Vào Bios > nhấn F2
Recovery > nhấn F10
Để boot vào đĩa CD/DVD thì các bạn cho đĩa vào ổ đĩa rồi khởi động lại máy,
máy sẽ tự động boot vào ổ đĩa.(vì dòng SONY mạc định là boot ổ CD/DVD đầu
tiên rồi).
Máy tính HP – Compaq

Vào Bios > nhấn F10
Chọn boot > nhấn F9
Recovery > nhấn F11
Máy tính Lenovo - IBM
Vào Bios > nhấn F1 có máy là F2
Chọn boot > nhấn F12
Recovery > nhấn phím xanh ThinkVantage
Máy tính Dell
Vào Bios > nhấn F2
Chọn boot > nhấn F12
Recovery > nhấn F8 rồi chọn Repair your Computer
Máy tính Acer - Emachines - MSI - Gateway
Chọn Boot > nhấn F12
Vào BIOS > nhấn F2
(thường chức năng Menu boot bị Disible phải vào Enale mới bấm F12 được)
Máy tính Asus
Vào BIOS > nhấn F2
Chọn Boot > nhấn ESC
Máy tính Toshiba


5

Luôn phải ấn phím ESC rồi ấn liên tục F1 hoặc F2 tùy vào dòng máy, đời máy.
Đối với các dòng máy không có trong danh sách trên, để vào BIOS bạn có thể
thử lần lượt các phím DEL, F1, F2, F10 đây là các phím thường dùng để vào
BIOS cho tất cả các đời máy, đối với các máy tính bàn, phím DEL và phím F2
là 2 phím được sử dụng nhiều nhất.

Lưu ý: Khi thay đổi các thiết lập trong BIOS có thể làm cho máy tính không khởi

động được hoặc có khả năng bị màn hình xanh, không nhận thiết bị. Hãy cẩn
thận với từng thiết lập mà bạn thay đổi, nếu không tin chắc vào khả năng của
mình, bạn nên liên hệ với Trung tâm gần nhất để được hỗ trợ thêm. Chúc bạn
thành công
Các bạn sẽ được tìm hiểu thật kỹ về các tùy chỉnh các thông số trong Bios
ở (bài viết này)

Dưới đây là ví dụ đối với máy tính của mình, mình đăng nhập Bios và tùy
chỉnh sao cho Boot từ đĩa DVD/CD Hiren’s Boot hoặc boot từ USB flash


6

a) Khởi động sao cho mặc định là boot từ DVD/CD

Máy tính của mình muốn vào Bios Setup thì nhấn phím F2

Giao diện khi vào tới Bios như sau :

Như các bạn đã thấy ở trên : tại tab Boot

Như bình thường thì cái dòng “ CD-ROM Drive” sẽ không ở hàng đầu.Ở
đây Ngọc Khánh đã tùy chỉnh sao cho dòng đó lên đầu hàng.Nếu các bạn
muốn lần sau khi khởi động máy mà khi ta bỏ đĩa Boot vào mà nó tự động


7

boot từ DVD thì chuyển dòng “ CD-ROM Drive” lên hàng đầu tiên như hình
trên ---- nhấn phím F10 để lưu lại các tùy chỉnh mới thao tác


( Lưu ý thay vì muốn boot mặc định từ USB thay vì từ CD ) thì ta cũng thao
tác tương tự như trên. Nếu các bạn đã cắm USB thì khi vào Bios thì ta sẽ
thấy xuất hiện cái tên USB và ta chỉ việc chọn nó mà thôi .

b) Cách vô ( Menu Boot nhanh ) -- cái này thì chỉ có hiệu lực trong lần mà
bạn tác nghiệp với Bios thôi còn lần sau muốn Boot bằng thiết bị nào mà
bạn muốn thì lại thao tác lại

Và giao diện của Menu Boot như sau :

Ở giao diện này thì các bạn thích cho máy tính của mình khởi động từ thiết
bị nào thì các bạn chỉ cần dùng phím di chuyển lên xuống tới mục cần
chọn và nhấn Enter. Cũng như mình nói ở trên kia là nếu các bạn thực sự
đã kết nối USB với máy tính thì ở giao diện của Menu Boot sẽ xuất hiện
USB của các bạn


8



Cách ghi đĩa Hiren’s Boot.

Burn file Hiren’s ra DVD thì có nhiều cách chẳng hạn như dùng phần mềm Nero,
Ultraiso , CDBurnerXP, Burn Aware Free Edition,….v.v
Tùy theo tính năng nặng nhẹ mà mỗi người lựa chọn cho mình một tools hữu ích
nhất để thực hiện các công việc của mình
Riêng Ngọc Khánh thì với tiêu chí : nhẹ, nhanh chóng, tiện lợi, cơ động, chất
lượng tốt,….nên mình thường hay dung các soft portable ( không cài đặt ).

Mình sẽ hướng dẫn các bạn Burn file ISO Hiren’n Boot ra đĩa CD/DVD bằng
chương trình Ultraiso:

Chuẩn bị :

Các bạn cần có một đĩa DVD hay CD trắng ( chưa ghi dữ liệu trên
đó ).trên thị trường có bán rất nhiều, tùy theo dung lượng của file ISO mà
các bạn cần Burn mà có thể chọn mua đĩa DVD hay CD.(CD thì dung
lượng có 700MB, còn DVD có dung lượng là 4.7GB)
- Đảm bảo rằng ổ ghi của các bạn còn hoạt động tốt.
- Điều nữa đó là các bạn tìm trên mạng các bản Hiren Boot nào mà ưng ý
nhất, kéo em nó về để đưa e nó lên thớt ( ý là để Burn e nó ra đĩa )
Cách Thực hiện :
-

Cài đặt và Mở chương trình Ultraiso lên với giao diện như sau :


9

Các bạn làm theo hình trên và xuất hiện giao diện sau :


10

Các bạn nên chọn tốc độ ghi vừa phải để tránh chất lượng đĩa không được tốt.

Cuối cùng nhấn nút “Burn” như hình dưới đây.



11

Trong quá trình Burn đĩa, các bạn tốt nhất là không nên nóng vội tắt giao diện
chương trình Ultraiso khi nó thông báo là Burn thành công.
Khi chương trình thông báo như thế thì các bạn vẫn cứ chịu khó đợi cho tới khi
nào mà ổ đĩa của chúng ta tự động đẩy đĩa ra.
Đó là ta đã ghi xong đĩa Hiren rồi đó, và giờ thì có thể sử dụng cái đĩa mới ghi
cho việc cứu hộ máy tính rồi. Chúc các bạn thành công.
Muốn boot đĩa Hiren mới ghi thì các bạn nhớ đọc hướng dẫn ở trên phần thiết
lập các tùy chỉnh Bios để boot DVD,…



Cách tạo USB boot Hiren


12

Có 2 cách như sau : Để tiện cho việc hướng dẫn thì mình lấy file ISO Hiren của
mình làm ví dụ
Cách 1 : Tạo Group4Dos ---> Các bước thực hiện như sau :
Bước 1 : Đảm bảo máy tính đã kết nối với USB

Bước 2 : Tải công cụ USB Format Tools tại đây : />
Chạy chương trình này lên với giao diện như sau: (với Windows Vista và
Windows 7 tùy trường hợp, các bạn phải Click phải vào file usb_format.exe chọn
Run as administrator rồi làm theo hướng dẫn)


13


Chọn USB cần format (1): nếu có nhiều ổ usb đang cắm vào máy hoặc nhiều ổ
cứng trên máy, các bạn chú ý chọn chính xác ổ usb muốn làm boot, không thì
nguy hiểm lắm đó
Chọn file system là Fat 32 (2), đặt tên ở Volume Label ví dụ: NK, sau đó Start (3)
như hình trên để format ổ USB BOOT.
Bước 3 : Tải công cụ Grub4dos tại đây : />và làm theo hình hướng dẫn sau :


14

Sau khi Click Install để cài đặt sẽ có một cửa sổ Command Prompt hiện ra báo
Install Success (đã cài đặt thành công), các bạn nhấn Enter để thoát khỏi
chương trình.


15

Bước 3 : Vào trong thư mục HBCD Trong file ISO Hiren's copy 2 file đó là : grldr
và menu.lst ( copy vào trực tiếp USB ) hình như sau:


16

Bước 4 : và sau đó là copy toàn bộ các file Trong file ISO Hiren's vào trực tiếp
USB, copy xong thì ta có thể dùng USB cho công việc cứu hộ đc rồi đó


17


Cách 2 : Boot Trực Tiếp file ISO Hiren's của mình luôn
Làm tương tự như cách 1 cho tới bước 3 : Tiếp theo là làm như sau :
Nếu muốn boot bản Hiren's của mình , thì bạn nhớ đổi tên bên trong của File
Hiren's Boot luôn nhen,
nghĩa là mở file iso của mình lên, và Rename lại sao cho giống tên với code
boot, sau đó Save lại, ra ngoài đổi tên file tương tự, nghĩa là như sau :


18


19


20

sau đó dùng code sau để boot cho USB hoặc HDD nhé :
title Start Hiren's BootCD
find --set-root --ignore-floppies /Hiren.iso
map /Hiren.iso (hd32)
map --hook
root (hd32)
chainloader (hd32)
boot
Hoặc


21

title Start Hiren's BootCD

find --set-root /Hiren.iso
map --mem /Hiren.iso (hd32)
map --hook
chainloader (hd32)

Thế là đã tạo xong USB cứu hộ rồi đó, công việc còn lại là các bạn tùy chỉnh
Bios để boot từ USB thôi

Lưu ý cho trường hợp mà khi boot vào winmini XP thì trên Destop không
xuất hiện icon của chương trình nào hết

Để khắc phục tình trạng đó ta làm như sau :

Đó là do boot từ file iso. Khi boot vào winxpmini, đầu tiên bạn mout file iso vào ổ
đĩa ảo. Tiếp theo các bạn mở cmd lên, từ dòng lệnh dos bạn gõ lện như sau:
restartshell.cmd và enter. đợi chút sẽ có menu. Chúc bạn thành công nhé

Cách Sử Dụng Mốt Số các Công Cụ Trong
Hiren’s
A-Nhóm Hard Disk Tools

Phần 1:
Khái niệm, định dạng phân vùng, các loại phân vùng và nguyên tắc phân
vùng.


22
1.1. Khái niệm Phân vùng (Partition)
Phân vùng (partition): là tập hợp các vùng ghi nhớ dữ liệu trên các cylinder gần nhau với
dung lượng theo thiết đặt của người sử dụng để sử dụng cho các mục đích sử dụng khác

nhau.
Sự phân chia phân vùng giúp cho ổ đĩa cứng có thể định dạng các loại tập tin khác nhau để
có thể cài đặt nhiều hệ điều hành đồng thời trên cùng một ổ đĩa cứng.

Ví dụ: trong một ổ đĩa cứng có thể thiết lập một phân vùng có định dạng FAT/FAT32 cho hệ
điều hành Windows 9X/Me và một vài phân vùng NTFS cho hệ điều hành Windows
NT/2000/XP/Vista/Win7 với lợi thế về bảo mật trong định dạng loại này (mặc dù các hệ điều
hành này có thể sử dụng các định dạng cũ hơn).
Phân chia phân vùng không phải là điều bắt buộc đối với các ổ đĩa cứng để nó làm việc (một
vài hãng sản xuất máy tính cá nhân nguyên chiếc chỉ thiết đặt một phân vùng duy nhất khi cài
sẵn các hệ điều hành vào máy tính khi bán ra), chúng chỉ giúp cho người sử dụng có thể cài
đặt đồng thời nhiều hệ điều hành trên cùng một máy tính hoặc giúp việc quản lý các nội dung,
lưu trữ, phân loại dữ liệu được thuận tiện và tối ưu hơn, tránh sự phân mảnh của các tập tin.
Những lời khuyên dưới đây giúp sử dụng ổ đĩa cứng một cách tối ưu hơn:
Phân vùng chứa hệ điều hành chính: thường nên thiết lập phân vùng chứa hệ điều hành tại
các vùng chứa phía ngoài rìa của đĩa từ (outer zone) bởi vùng này có tốc độ đọc/ghi cao hơn,
dẫn đến sự khởi động hệ điều hành và các phần mềm khởi động và làm việc được nhanh
hơn. Phân vùng này thường được gán tên là C.


23

Phân vùng chứa hệ điều hành không nên chứa các dữ liệu quan trọng bởi chúng dễ bị virus
tấn công (hơn các phân vùng khác), việc sửa chữa khắc phục sự cố nếu không thận trọng có
thể làm mất toàn bộ dữ liệu tại phân vùng này.
Phân vùng chứa dữ liệu thường xuyên truy cập hoặc thay đổi: những tập tin đa phương tiện
(multimedia) nếu thường xuyên được truy cập hoặc các dữ liệu làm việc khác nên đặt tại
phân vùng thứ hai ngay sau phân vùng chứa hệ điều hành. Sau khi quy hoạch, nên thường
xuyên thực thi tác vụ chống phân mảnh tập tin trên phân vùng này.
Phân vùng chứa dữ liệu ít truy cập hoặc ít bị sửa đổi: nên đặt riêng một phân vùng chứa các

dữ liệu ít truy cập hoặc bị thay đổi như các bộ cài đặt phần mềm. Phân vùng này nên đặt sau
cùng, tương ứng với vị trí của nó ở gần khu vực tâm của đĩa (inner zone).
(Có nhiều phần mềm có thể sử dụng để quy hoạch các phân vùng đĩa cứng: fdisk trong DOS,
Disk
1.2. Định dạng phân vùng
Lựa chọn định dạng các phân vùng là hành động tiếp sau khi quy hoạch phân vùng ổ đĩa
cứng. Tuỳ thuộc vào các hệ điều hành sử dụng mà cần lựa chọn các kiểu định dạng sử dụng
trên ổ đĩa cứng. Một số định dạng sử dụng trong các hệ điều hành họ Windows có thể là:



FAT(File Allocation Table): chuẩn hỗ trợ DOS và các hệ điều hành họ Windows 9X/Me
(và các hệ điều hành sau). Phân vùng FAT hỗ trợ độ dài tên 11 ký tự (8 ký tự tên và 3
ký tự mở rộng) trong DOS hoặc 255 ký tự trong các hệ điều hành 32 bit như Windows
9X/Me. FAT có thể sử dụng 12 hoặc 16 bit, dung lượng tối đa một phân vùng FAT chỉ
đến 2 GB dữ liệu.
• FAT32(File Allocation Table, 32-bit): tương tự như FAT, nhưng nó được hỗ trợ bắt đầu
từ hệ điều hành Windows 95 OSR2 và toàn bộ các hệ điều hành sau này. Dung lượng
tối đa của một phân vùng FAT32 có thể lên tới 2 TB (2.048 GB).
• NTFS(Windows New Tech File System): được hỗ trợ bắt đầu từ các hệ điều hành họ
NT/2000/XP/Vista/Win7. Một phân vùng NTFS có thể có dung lượng tối đa đến 16
Exabytes.
Không chỉ có thế, các hệ điều hành họ Linux sử dụng các loại định dạng tập tin riêng.
- Format: Format là sự định dạng các vùng ghi dữ liệu của ổ đĩa cứng. Tuỳ theo từng yêu cầu
mà có thể thực hiện sự định dạng này ở các thể loại cấp thấp hay sự định dạng thông
thường.
+ Format cấp thấp
Format cấp thấp (low-level format) là sự định dạng lại các track, sector, cylinder (bao gồm cả
các ‘khu vực” đã trình bày trong phần sector). Format cấp thấp thường được các hãng sản
xuất thực hiện lần đầu tiên trước khi xuất xưởng các ổ đĩa cứng. Người sử dụng chỉ nên dùng



24
các phần mềm của chính hãng sản xuất để format cấp thấp (cũng có các phần mềm của hãng
khác nhưng có thể các phần mềm này không nhận biết đúng các thông số của ổ đĩa cứng khi
tiến hành định dạng lại).
Khi các ổ cứng đã làm việc nhiều năm liên tục hoặc có các khối hư hỏng xuất hiện nhiều, điều
này có hai khả năng: sự lão hoá tổng thể hoặc sự rơ rão của các phần cơ khí bên trong ổ đĩa
cứng. Cả hai trường hợp này đều dẫn đến một sự không đáng tin cậy khi lưu trữ dữ liệu quan
trọng trên nó, do đó việc định dạng cấp thấp có thể kéo dài thêm một chút thời gian làm việc
của ổ đĩa cứng để lưu các dữ liệu không mấy quan trọng. Format cấp thấp giúp cho sự
đọc/ghi trên các track đang bị lệch lạc trở thành phù hợp hơn khi các track đó được định dạng
lại (có thể hiểu đơn giản rằng nếu đầu đọc/ghi bắt đầu làm việc dịch về một biên phía nào đó
của track thì sau khi format cấp thấp các đầu đọc/ghi sẽ làm việc tại tâm của các track mới).
Không nên lạm dụng format cấp thấp nếu như ổ đĩa cứng của bạn đang hoạt động bình
thường bởi sự định dạng lại này có thể mang lại sự rủi ro: do sự thao tác sai của người dùng,
các vấn đề xử lý trong bo mạch của ổ đĩa cứng. Nếu như một ổ đĩa cứng xuất hiện một vài
khối hư hỏng thì người sử dụng nên dùng các phần mềm che dấu nó bởi đó không chắc đã
do sự hoạt động rơ rão của phần cứng.
+ Format thông thường







Định dạng mức cao (high-level format) là các hình thức format thông thường mà đa
phần người sử dụng đã từng thực hiện (chúng chỉ được gọi tên như vậy để phân biệt
với format cấp thấp) bởi các lệnh sẵn có trong các hệ điều hành (DOS hoặc

Windows), hình thức format này có thể có hai dạng:
Format nhanh (quick): đơn thuần là xoá vị trí lưu trữ các ký tự đầu tiên để hệ điều
hành hoặc các phần mềm có thể ghi đè dữ liệu mới lên các dữ liệu cũ. Nếu muốn
format nhanh: sử dụng tham số “/q” với lệnh trong DOS hoặc chọn “quick format”
trong hộp lựa chọn của lệnh ở hệ điều hành Windows.
Format thông thường: xoá bỏ các dữ liệu cũ và đồng thời kiểm tra phát hiện khối hư
hỏng (bad block), đánh dấu chúng để chúng không còn được vô tình sử dụng đến
trong các phiên làm việc sắp tới (nếu không có sự đánh dấu này, hệ điều hành sẽ ghi
dữ liệu vào khối hư hỏng mà nó không báo lỗi - tuy nhiên khi đọc lại dữ liệu đã ghi đó
mới là vấn đề nghiêm trọng).Đối với bộ nhớ Flash thì cũng không nên format nhiều dễ
làm hỏng ổ đĩa.

+ Tham số khi format





Ở dạng format cấp thấp: các thông số thiết đặt phần nhiều do phần mềm của hãng
sản xuất xác nhận khi bạn nhập vào các thông số nhìn thấy được trên ổ đĩa cứng
(Model, serial number...) nên các thông số này cần tuyệt đối chính xác nhằm tránh sự
thất bại khi tiến hành.
Ở dạng format thông thường: nếu là hình thức format nhanh (quick) thì các thông số
được giữ nguyên như lần format gần nhất, còn lại có một thông số mà người tiến


25
hành format cần cân nhắc lựa chọn là kích thước đơn vị (nhỏ nhất) của định dạng là
cluster trong Windows XP (mục Allocation unit size trong hộp thoại lựa chọn format).
Kích thước cluster có thể lựa chọn bắt đầu từ 512 byte bởi không thể nhỏ hơn kích

thước chứa dữ liệu của một sector (với kích thước một sector thông dụng nhất là 512
byte). Các kích thước còn lại có thể là: 1024, 2048, 4096 với quy định giới hạn của
từng loại định dạng (FAT/FAT32 hay NTFS).
Sự lựa chọn quan trọng nhất là phân vùng cần định dạng sử dụng chủ yếu để chứa các tập
tin có kích thước như thế nào. Để hiểu hơn về lựa chọn, xin xem một ví dụ sau: Nếu lưu một
tập tin text chỉ có dung lượng 1 byte (bạn hãy thử tạo một tập tin text và đánh 1 ký tự vào đó)
thì trên ổ đĩa cứng sẽ phải dùng đến ít nhất 512 byte để chứa tập tin này với việc lựa chọn
kích thước đơn vị là 512 byte, còn nếu lựa chọn cluster bằng 4096 byte thì kích thước lãng
phí sẽ là 4096 - 1 = 4095 byte.
Nếu như lựa chọn kích thước cluster có kích thước khá nhỏ thì các bảng FAT hoặc các tập tin
MFT (Master File Table) trong định dạng NTFS lại trở lên lớn hơn.
Như vậy ta nhận thấy: nếu ổ đĩa cứng sử dụng cho các tập tin do các phần mềm văn phòng
thường ngày (Winword, bảng tính excel...), nên chọn kích thước nhỏ: 1024 hoặc 2048 byte.
Nếu chứa các tập tin là dạng các bộ cài đặt phần mềm hoặc các tập tin video, nên chọn kích
thước này lớn hơn. Đặc biệt ở các ổ cứng nhỏ dành cho thiết bị di động thì sự lựa chọn
thường là 512 byte (đây cũng thường là lựa chọn khi format các loại thẻ nhớ). Windows có
thể cho bạn biết một tập tin kích thước thực (size) của nó và kích thước chứa trên đĩa (size
on disk) của nó bằng cách bấm chuột phải và chọn Properties. Điều này giúp bạn có thể nhận
ra sự lãng phí đã nêu. Phần mềm Partition Magic của Symantec có thể so sánh việc lựa chọn
kích thước các cluster trên một phân vùng tồn tại dữ liệu.
1.3. Các loại phân vùng, nguyên tắc phân vùng
- Có 5 loại phân vùng trong hệ thống máy X86: Primary; Extended; Logical; NTFS; Non-DOS.
- Nguyên tắc:











Đối với Primary: là phân vùng đầu tiên và thường là duy nhất trên đĩa cứng để cài đặt
điều hành, chỉ có Windows NT và các phiên bản sau của Linux thì có thể khởi động
trên phân vùng Extended. Có tối đa 4 phân vùng Primary trên một ổ cứng hoặc 3
phân vùng Primary và 1 phân vùng Extended.
Đối với Extended: chỉ tồn tại khi có ít nhất một phân vùng Primary. Phân vùng này có
thể chiếm một phần trống còn lại của đĩa hay chỉ chiếm một phần. Phần còn lại có thể
chứa phân vùng NTFS hay Non-DOS.
Đối với Logical: trong phân vùng Extended phải có ít nhất 1 phân vùng Logical nếu
bạn muốn DOS hay Windows truy cập đến đĩa cứng thông qua chữ cái đại diện. Nếu
có phân vùng Extended mà không có phân vùng Logical trong nó thì bất cứ hệ điều
hành nào cũng có thể thay đổi phân vùng Extended thành phân vùng Non-DOS.
Đối với NTFS: phân vùng NTFS thường được các phiên bản Windows sử dụng. Hệ
điều hành Dos và Windows 8x, Me không có khả năng truy cập đến phân vùng này.
Đối với Non-DOS: phân vùng Non-DOS là phân vùng không được DOS hoặc
Windows hỗ trợ.


×