Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Giáo trình kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 76 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KINH TẾ - DU LỊCH

GIÁO TRÌNH
(Lƣu hành nội bộ)

KINH TẾ VĨ MÔ
(Danh cho Sinh viên Đại học - Hệ Chính quy)

Tác giả: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm: 2017


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ ................................................ 4
1.1. Khái niệm và đặc trƣng của kinh tế học ................................................................ 4
1.2. Một số khái niệm cơ bản của kinh tế học .............................................................. 7
1.3. Mục tiêu và các công cụ trong kinh tế vĩ mô ...................................................... 11
CHƢƠNG 2: TỔNG SẢN PHẨM VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN ............................... 13
2.1. Tổng sản phẩm trong nƣớc GDP......................................................................... 13
2.2. Phƣơng pháp xác định GDP ................................................................................ 21
2.3. Mối quan hệ các chỉ tiêu kinh tế ......................................................................... 25
2.4. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tỷ lệ lạm phát (Inflation) ..................................................... 27

CHƢƠNG 3: TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU .............................................................. 30
3.1. Hệ thống kinh tế học vĩ mô ................................................................................. 30
3.2. Tổng cung và tổng cầu ........................................................................................ 30
3.3. Quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế ................................................................ 3
3.4. Mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản .............................................. 4
CHƢƠNG 4: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ........................................... 6


4.1. Tổng cầu và sản lƣợng cân bằng trong mô hình kinh tế giản đơn ........................ 6
4.2. Tổng cầu và sản lƣợng cân bằng của nền kinh tế đóng (khép kín) ..................... 13
4.3. Tổng cầu và sản lƣợng cân bằng của nền kinh tế mở ......................................... 16
4.4. Chính sách tài khóa ............................................................................................. 18
CHƢƠNG 5: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ .................................................. 23
5.1. Tiền tệ .................................................................................................................. 23
5.2. Cung về tiền (MS – Money Supply) ................................................................... 25
CHƢƠNG 6: SỰ CÂN BẰNG CỦA THỊ TRƢỜNG SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƢỜNG
TIỀN TỆ ......................................................................................................................... 31
6.1. Đƣờng IS ............................................................................................................. 31
6.2. Đƣờng LM ........................................................................................................... 34
6.3. Tác động chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện cân bằng chung .................. 35


LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế vĩ mô là một môn kinh tế cơ sở, đề cập đến các lý thuyết và các phƣơng
pháp phân tích sự vận động của các mối quan hệ kinh tế trên bình diện tổng thể nền
kinh tế . Là môn khoa học nền tảng, cơ sở cho các khoa học kinh tế chuyên ngành khác.
Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều thị trƣờng, nhiều thành phần kinh tế, nhiều
bộ phận cấu thành có liên quan mật thiết với nhau. Mỗi biến động của một thị trƣờng,
một thành phần, một bộ phận đều tác động đến các cân bằng tổng thể của mô nền kinh
tế. Kinh tế vĩ mô quan tâm đến những mối quan hệ tổng thể này nhằm phát hiện, phân
tích và mô tả bản chất của các biến đổi kinh tế, tìm ra các nguyên nhân gây nên sự mất
ổn định ảnh hƣởng tới hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Cũng từ đó kinh tế vĩ mô
nghiên cứu, đƣa ra các chính sách và công cụ tác động vào nền kinh tế nhằm đạt đƣợc
các mục tiêu kinh tế của nền kinh tế nhƣ: tăng trƣởng kinh tế, ổn định kinh tế và phân
phối công bằng.
Để đáp ứng nhu cầu của các bạn sinh viên, tập bài giảng này đƣợc trình bày với
phƣơng pháp tiếp cận theo hƣớng từ đơn giản đến phức tạp nhằm cung cấp những kiến
thức cơ bản của kinh tế học vĩ mô. Hi vọng rằng tập bài giảng này sẽ hỗ trợ tích cực

cho việc học tập và nghiên cứu của các bạn. Chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp
của quý độc giả để tập bài giảng này đƣợc hoàn thiện hơn.


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
Chương này giúp sinh viên:
- Hiểu được khái niệm và đặc trưng của kinh tế học
- Hiểu được một cách khái quát hoạt động của hệ thống kinh tế vĩ mô
- Nắm được các công cụ chính sách để tác động đến hoạt động của hệ thống một
cách có chủ đích, nhằm đạt đến những mục tiêu đã xác định.
1.1. Khái niệm và đặc trƣng của kinh tế học
1.1.1. Khái niệm về kinh tế học
Kinh tế học là môn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng nhƣ thế nào nguồn tài
nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hóa cần thiết và phân phối cho các thành
viên của xã hội. Kinh tế học nghiên cứu hoạt động của con ngƣời trong sản xuất và tiêu
thụ hàng hóa. Kinh tế học đƣợc chia thành hai ngành lớn là kinh tế học vĩ mô và kinh tế
học vi mô.
- Kinh tế học vĩ mô: Nghiên cứu hoạt động của toàn bộ tổng thể rộng lớn của nền kinh
tế nhƣ tăng trƣởng kinh tế, sự biến động giá cả và việc làm của cả nƣớc, cán cân thanh
toán và tỷ giá hối đoái...
Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam năm 2004 tăng trƣởng 7,2%, lạm phát 8%, cán cân thƣơng
mại thăng bằng. Đây là tín hiệu phản ánh nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát
triển.
- Kinh tế vi mô: Nghiên cứu sự hoạt đông của các tế bào trong nên kinh tế là các doanh
nghiệp hoặc gia đình, nghiên cứu những yếu tố quyết định giá cả trong các thị trƣờng
riêng lẻ...
Ví dụ: Trên thị trƣờng Quảng Bình vào dịp tết nguyên đán năm 2015, hàng tiêu dùng
bánh kẹo đƣợc tiêu thụ mạnh do đó giá có thể tăng nhẹ.
Nếu kinh tế học vi mô quan tâm đến lƣợng cung, lƣợng cầu thì kinh tế học vĩ mô
quan tâm đến tổng cung, tổng cầu. Cả kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô đều quan

tâm đến:
- Sản lƣợng: Vi mô: Ký hiệu sản lƣợng là Q: đo lƣờng bằng hiện vật hay giá trị. Vĩ mô:
Ký hiệu sản lƣợng là Y: chỉ định bằng giá trị → Vì sao?? Do sản lƣợng trong nền kinh
tế vô cùng phong phú và đa dạng, khác nhau quá xa về hình thức nên chỉ tính bằng giá
trị ( Không thể cộng xe máy với trâu, bò,…)
- Giá: Cả vi mô và vĩ mô đều ký hiệu giá là P. Nhƣng trong vi mô: đơn giá (bao nhiêu
đồng/1 sản phẩm) còn trong vĩ mô đƣợc hiểu là mức giá chung. Tên giống, ký hiệu
giống nhƣng bản chất khác nhau.
Dƣới đây là bảng so sánh cơ bản kinh tế vi mô và vĩ mô:


Vi mô
Chủ thể

Vĩ mô

Doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng Chính phủ hay chính quyền
các địa phƣơng

Đối tƣợng

Thị trƣờng hàng hóa cá biệt Thị trƣờng của quốc gia,
(Lƣợng cung, cầu của một sản địa phƣơng (Tổng cung,
phẩm)
tổng cầu)

Chỉ tiêu đánh Lợi nhuận

Tỷ lệ lạm phát


giá kết quả

Tỷ lệ thất nghiệp...

Lợi ích tiêu dùng

Cách tiếp cận cơ bản trong kinh tế học vĩ mô là xem xét những xu hƣớng chung
của nền kinh tế chứ không phải là các vấn đề liên quan đến từng đơn vị kinh tế đơn lẽ
hay từng đơn vị hành chính. Các câu hỏi lớn của đời sống kinh tế đƣợc kinh tế vĩ mô
tìm cách giải đáp nhƣ: Điều gì làm cho một nƣớc giàu hơn hay nghèo đi theo thời gian?
Các công dân của một nƣớc sẽ tiết kiệm bao nhiêu cho tƣơng lai? Tại sao mức giá ở
một số nƣớc có xu hƣớng tăng nhanh trong khi ở các nƣớc khác giá cả lại ổn định hoặc
tăng chậm?,… Một nội dung lớn trong kinh tế học vĩ mô là nghiên cứu các chính sách
của Chính phủ có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới hoạt động chung của nền kinh tế. Đa số
các nhà kinh tế vĩ mô cho rằng những thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mô có
ảnh hƣởng rộng khắp và có thể dự tính đƣợc chiều hƣớng chung trong mức sản xuất,
việc làm, mức giá chung và thƣơng mại quốc tế. Nhiều nhà kinh tế cho rằng chính phủ
cần chủ động sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để cải thiện thành tựu kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế khác lại cho rằng mối liên kết giữa các chính sách này
với nền kinh tế là không ổn định và không dự tính đƣợc nên không thể sử dụng để quản
lý nền kinh tế. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ
với nhau. Vì những thay đổi trong toàn bộ nền kinh tế phát sinh từ các quyết định của
hàng triệu cá nhân, nên chúng ta không thể hiểu đƣợc các hiện tƣợng kinh tế vĩ mô nếu
không tính đến các quyết định kinh tế vi mô. Chẳng hạn, một nhà kinh tế vĩ mô có thể
nghiên cứu ảnh hƣởng của biện pháp cắt giảm thuế thu nhập đối với mức sản xuất hàng
hoá và dịch vụ của nền kinh tế. Để phân tích vấn đề này, nhà kinh tế vĩ mô phải xem
xét ảnh hƣởng của biện pháp cắt giảm thuế đối với quyết định chi mua hàng hoá và dịch
vụ của các hộ gia đình. Mặc dù có mối liên kết chặt chẽ giữa kinh tế học vĩ mô và kinh
tế học vi mô, hai lĩnh vực nghiên cứu này vẫn có sự khác biệt. Kinh tế học vi mô và
kinh tế vĩ mô xử lý các vấn đề khác nhau, đôi khi họ sử dụng những phƣơng pháp tiếp

cận hoàn toàn khác nhau.
Tùy theo cách thức sử dụng, kinh tế học đƣợc chia thành hai dạng:
- Kinh tế học thực chứng: Mô tả và phân tích các sự kiện, những mối quan hệ trong nền
kinh tế. Trả lời câu hỏi: “là bao nhiêu?”, “là gì?”, “Nhƣ thế nào?”.


- Kinh tế học chuẩn tắc: Đề cập đến mặt đạo lý đƣợc giải quyết bằng sự lựa chọn. Trả
lời câu hỏi: “Nên làm cái gì?”. Nghiên cứu kinh tế thƣờng đƣợc tiến hành từ kinh tế học
thực chứng rồi chuyển sang kinh tế học chuẩn tắc. Trong thực tế, thực chứng và chuẩn
tắc luôn đi kèm với nhau.
Ví dụ: Ngƣời già phải chi nhiều cho bệnh tật → thực chứng (thực tế nhƣ vậy). Chính
phủ nên trợ cấp đơn thuốc cho ngƣời già → chuẩn tắc (có thể trợ cấp hoặc không: nên).
Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam vào những năm 1985 - 1988 là rất nghiêm trọng → chuẩn
tắc (có thể có đối tƣợng cho là nghiêm trọng, có đối tƣợng cho là không nghiêm trọng).
1.1.2. Đặc trưng của kinh tế học
(1) Kinh tế học nghiên cứu sự khan hiếm các nguồn lực một cách tương đối với
nhu cầu xã hội: Đây là đặc trƣng cơ bản gắn liền với tiền đề nghiên cứu và phát triển
của kinh tế học. Nếu có thể sản xuất với một số lƣợng vô hạn về mọi loại hàng hoá và
thoả mãn đầy đủ đƣợc mọi nhu cầu của con ngƣời thì sẽ không có hàng hoá kinh tế và
cũng không cần thiết phải tiết kiệm hay nghiên cứu kinh tế học. Kinh tế học ra đời bắt
nguồn từ mâu thuẫn giữa một bên là nguồn tài nguyên có hạn với một bên là nhu cầu có
khuynh hƣớng tăng vô hạn và tăng nhanh hơn sản xuất của con ngƣời.
(2) Tính hợp lý của kinh tế học: Đặc trƣng này thể hiện ở chỗ khi phân tích hoặc
lý giải một sự kiện kinh tế nào đó, cần phải dựa trên những giả thiết nhất định (hợp lý)
phù hợp với các mối quan hệ kinh tế mà ta đang quan tâm.
Ví dụ: Khi muốn phân tích xem ngƣời tiêu dùng muốn mua thứ gì, với số lƣợng bao
nhiêu, kinh tế học đƣa ra giả định là họ tìm cách mua đƣợc nhiều hàng hoá và dịch vụ
nhất, với số thu nhập có hạn của mình. Hay để giải thích xem doanh nghiệp sản xuất cái
gì, bao nhiêu và bằng cách nào, kinh tế học giả định là họ tìm cách tối đa hoá thu nhập
của mình với những ràng buộc nhất định về các yếu tố sản xuất. Tuy nhiên, cần lƣu ý

rằng tính chất hợp lý của những giả thiết này chỉ có ý nghĩa tƣơng đối.
(3) Kinh tế học là bộ môn nghiên cứu mặt lượng: Với đặc trƣng này kinh tế học
thể hiện các kết quả nghiên cứu kinh tế bằng những con số có tầm quan trọng đặc biệt.
Khi phân tích kết quả của các hoạt động kinh tế, nếu chỉ nhận định nó tăng lên hay
giảm xuống là chƣa đủ, mà còn phải xác định xem sự thay đổi đó là bao nhiêu
Ví dụ: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp A năm 2015 là khả quan, chƣa đủ, chƣa
thấy đƣợc điều gì. Mà khả quan nhƣ thế nào? Lƣợng hóa đƣợc thông qua các chỉ tiêu
kinh tế nhƣ: Doanh thu tăng 20% so với năm 2014 ; Lợi nhuận tăng 44 tỷ so với năm
2014 tƣơng ứng mức tăng là 15%...
(4) Tính toàn diện và tính tổng hợp của kinh tế học: Khi xem xét các hoạt động
và sự kiện kinh tế phải đặt nó trong mối liên hệ với các hoạt động và sự kiện kinh tế
khác trên phƣơng diện một nƣớc, thậm chí trên phƣơng diện nền kinh tế thế giới.
Ví dụ: Để chống lạm phát, Ngân hàng Trung ƣơng của một nƣớc nào đó quyết định


giảm mức cung về tiền. Kết quả là tổng cầu giảm và cả giá cả, sản lƣợng và việc làm
đều giảm. Mặt khác, đồng tiền nƣớc này lại tăng giá, hàng xuất khẩu của họ trở nên đắt
tƣơng đối và hàng nhập khẩu của họ lại giảm tƣơng đối. Do đó, xuất khẩu ròng giảm,
dẫn đến sản lƣợng và việc làm của nƣớc này tiếp tục giảm, còn các nƣớc có quan hệ
buôn bán với nƣớc này lại tăng đƣợc xuất khẩu, nên khuyến khích sản lƣợng và việc
làm của nƣớc họ,…
(5) Các kết quả nghiên cứu kinh tế chỉ xác định được ở mức độ trung bình: Vì
những kết quả này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau và không thể xác định
đƣợc chính xác tất cả các yếu tố này.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của kinh tế học
1.2.1. Các yếu tố sản xuất (Đầu vào - Inuts)
Yếu tố sản xuất là đầu vào của quá trình sản xuất và đƣợc chia thành ba nhóm:
(1) Đất đai và tài nguyên thiên nhiên: bao gồm toàn bộ đất dùng cho canh tác,
xây dựng nhà ở, đƣờng sá... các loại nhiên liệu, khoáng sản, cây cối...
(2) Lao động: Là năng lực của con ngƣời đƣợc sử dụng theo một mức độ nhất

định trong quá trình sản xuất. Ngƣời ta đo lƣờng lao động bằng thời gian của ngƣời lao
động sử dụng trong quá trình sản xuất.
(3) Tƣ bản: Là máy móc, đƣờng sa, nhà xƣởng... đƣợc sản xuất ra rồi đƣợc sử
dụng để sản xuất ra các hàng hóa khác. Việc tích lũy các hàng hóa tƣ bản trong nền
kinh tế có một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất.
Ngoài ra, hiện nay có quan điểm cho rằng quản lý và công nghệ cũng là đầu vào,
một yếu tố sản xuất.
1.2.2. Giới hạn khả năng sản xuất (PPF: Production Possibility Frontier)
Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất PPF là tập hợp các mức phối hợp tối đa khối
lƣợng các loại sản phẩm mà nền kinh tế có thể đạt đƣợc khi sử dụng toàn bộ các nguồn
lực của nền kinh tế. (Còn gọi là đƣờng cong năng lực sản xuất) - Điều kiện: + 100% các
yếu tố đầu vào đƣợc sử dụng. + Phạm vi áp dụng: cho một doanh nghiệp hay cho một
quốc gia.
Ví dụ: Giả sử trong nền kinh tế có hai loại hàng hóa đƣợc sản xuất là lƣơng thực và
quần áo. Những khả năng sản xuất quần áo và lƣơng thực có thể thay thế nhau khi sử
dụng hết các yếu tố sản xuất và với công nghệ hiện có.
Bảng 1: Những khả năng sản xuất thay thế khác nhau
Khả năng

Lƣơng thực (tấn)

Quần áo (1.000 bộ)

A
B
C
D

0
1

2
3

7,5
7
6
4,5


E

4

2,5

F

5

0

Biểu diễn những khả năng này trên đồ thị và nối những điểm này lại ta đƣợc
đƣờng giới hạn khả năng sản xuất.

N

M

Hình 1: Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
Nhận xét:

- Nền kinh tế đang hoạt động có hiệu quả là nền kinh tế đang ở trên đƣờng giới hạn khả
năng sản xuất của mình.
- Những điểm ở phía trong đƣờng giới hạn sản xuất (điểm M) thể hiện nền kinh tế chƣa
đạt hiệu quả.
- Những điểm nằm ngoài đƣờng giới hạn khả năng sản xuất (điểm N) là không thể đạt
đƣợc của nền kinh tế.
- Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất có thể dịch chuyển ra ngoài hoặc vào trong khi các
yếu tố sản xuất và công nghệ thay đổi: Khoa học kỹ thuật phát triển, nguồn vốn và lao
động tăng  khả năng sản xuất tăng  PPF dịch chuyển ra ngòai. Năng lực sản xuất
giảm sút  PPF dịch chuyển vào trong.
1.2.3. Chi phí cơ hội (Opportunity cost)
Do các nguồn tài nguyên là khan hiếm nên xã hội hay từng cá nhân luôn luôn
phải lựa chọn xem sẽ tiến hành những hoạt động cụ thể gì trong số những hoạt động có
thể đƣợc tiến hành. Phƣơng án thay thế tốt nhất hay có giá trị nhất mà chúng ta từ bỏ để
nhận đƣợc một thứ gọi là chi phí cơ hội của thứ đƣợc lựa chọn. Một trong những bài
học cơ bản của kinh tế học là tất cả các lựa chọn của chúng ta đều chứa đựng chi phí.
Đúng nhƣ câu ngạn ngữ Anh: “Chẳng có gì là cho không cả”.


Chi phí cơ hội của một quyết định là giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ bị bỏ qua khi
chúng ta lựa chọn quyết định đó và bỏ qua quyết định khác trong điều kiện khan hiếm
các yếu tố thực hiện quyết định. Khái niệm chi phí cơ hội cho thấy rằng các chi phí tính
bằng tiền thực tế bỏ ra không phải luôn là một số phản ảnh chính xác các chi phí thực
tế.
Chẳng hạn, hiện tại bạn đang là sinh viên năm thứ nhất trƣờng Đại học Quảng
Bình, bạn quyết định liệu có nên tiếp tục học hay dừng học. Lợi ích của việc học tiếp là
làm giàu thêm kiến thức và có đƣợc những cơ hội tốt hơn trong tƣơng lai. Nhƣng chi
phí của học tiếp là gì? Nếu dừng học và đi bán hàng tại một công ty kinh doanh nào đó,
bạn có thể nhận đủ thu nhập để ổn định cuộc sống, đi du lịch và có nhiều thời gian giao
lƣu với bạn bè. Nếu học tiếp thì bạn không thể có những thứ đó. Bạn có thể có những

thứ đó sau này, và đó chính là một trong những sự hy sinh từ việc học tiếp. Tuy nhiên,
hiện tại mọi chi phí sinh hoạt, đóng học phí và mua tài liệu đều do gia đình bạn chu
cấp, và bạn không có tiền để đi du lịch. Ôn bài, đọc tài liệu tham khảo, làm bài tập về
nhà cũng đồng nghĩa với việc bạn còn ít thời gian hơn để giao lƣu với bạn bè. Chi phí
cơ hội của việc học tiếp là phƣơng án thay thế có giá trị nhất mà bạn có thể làm nếu bạn
dừng học. Khái niệm chi phí cơ hội có thể đƣợc minh hoạ thông qua đƣờng PPF (Hình
1), giả sử quyết định sản xuất thêm lƣơng thực từ 1 tấn ở điểm B lên 2 tấn ở điểm C, chi
phí cơ hội cho quyết định này chính là số quần áo bị mất đi để sản xuất thêm lƣơng
thực. Trong trƣờng hợp này, chi phí cơ hội của 1 tấn lƣơng thực là 1 nghìn bộ quần áo.
Hoàn toàn tƣơng tự, tại một điểm cho trƣớc trên đƣờng PPF, muốn tăng thêm lƣơng
thực đòi hỏi phải giảm bớt quần áo, lƣợng quần áo bị mất đi là chi phí cơ hội của lƣợng
vải tăng thêm.
Ví dụ: Một ngƣời có lƣợng tiền là 150 triệu đồng, ngƣời này có các cơ hội sử
dụng số tiền này là: (1) Tiết kiệm để ở gia đình và thu nhập tăng thêm bằng 0; (2) Gửi
tiền tiết kiệm tại ngân hàng và thu nhập tăng thêm cuối năm là 7 triệu đồng; (3) Sử
dụng tiền để mua trái phiếu, thu nhập trái phiếu cuối năm là 8 triệu đồng ; (4) Mở quán
cà phê dự kiến cuối năm thu 10 triệu đồng. Nếu ngƣời này chọn phƣơng án 2 là gửi tiền
tiết kiệm tại ngân hàng , vậy các phƣơng án bị bỏ qua là 1,3,4. Chi phí cơ hội của việc
lựa chọn phƣơng án 2 là phƣơng án 4 với chi phí là 10 triệu đồng. Nếu ngƣời này chọn
phƣơng án 4 là mở quán cà phê, vậy các phƣơng án bị bỏ qua là 1,2,3. Chi phí cơ hội
của việc lựa chọn phƣơng án 4 là phƣơng án 3 với chi phí là 8 triệu đồng.
1.2.4. Quy luật thu nhập giảm dần (Quy luật năng suất cận biên giảm dần)
Quy luật này cho biết số lƣợng đầu ra có thêm sẽ ngày càng giảm khi liên tiếp
đầu tƣ thêm những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi trong điều kiện các yếu
tố đầu vào khác cố định. Quy luật thu nhập giảm dần nói lên mối liên hệ không phải


giữa hai loại hàng hoá mà là giữa một đầu vào của quá trình sản xuất với đầu ra do đầu
vào đó tạo ra.
Ví dụ: Bảng 2 cung cấp các số liệu về số lao động, sản lƣợng thóc sản xuất ra trong

vòng 1 vụ với điều kiện diện tích gieo trồng cố định là 100 ha.
Bảng 2: Quy luật năng suất cận biên giảm dần
Sản lượng biên lao động

Số lƣợng lao động L (ngƣời)

Sản lượng thóc M(tạ)

100

2500

-

101

2520

20

102

2535

15

103

2545


10

104

2550

5

105

2550

0

MPL (tạ)

Hệ quả: Lựa chọn và quyết định đầu tƣ đầu vào để có hiệu quả cao nhất. MPL =
∆M/∆L. Gọi PL, PM là đơn giá đầu vào lao động và đầu ra của lúa. ∆L, ∆M: Gia tăng
lao động và sản lƣợng lúa. PL*∆L: Chi phí đầu tƣ thêm PM*∆M: Giá trị đầu ra có thêm
Nếu PL*∆L > PM*∆M: nên giảm đầu tƣ;
PL*∆L < PM*∆M: nên tăng đầu tƣ;
PL*∆L = PM*∆M: điểm đầu tƣ tối ƣu.
∆M/∆L = PL/PM hay MPL = PL/PM
Nhƣ vậy, khi diện tích và các yếu tố khác cố định, mỗi đầu vào lao động tăng
thêm sẽ có ngày càng ít đầu vào cố định để cùng làm việc. Do đó, những đầu vào đƣợc
bổ sung sẽ tạo ra ngày càng ít đầu ra tăng thêm.
Quy luật thu nhập giảm dần không phải lúc nào cũng đúng. Trong nhiều trƣờng
hợp, nó chỉ có hiệu lực khi đã bổ sung một số lƣợng rất lớn các lƣợng bằng nhau của
đầu vào biến thiên. Nói cách khác, lúc đầu đầu vào biến thiên có thể đem lại thu nhập
bổ sung ngày càng tăng nhƣng cuối cùng quy luật thu nhập giảm dần sẽ xảy ra.

1.2.5. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng
Quy luật này cho biết để có thêm những số lƣợng bằng nhau về một mặt hàng,
xã hội phải hy sinh ngày càng nhiều hơn số lƣợng mặt hàng khác. Trở lại hình 1, nếu
nền kinh tế nằm trên đƣờng PPF, muốn tăng thêm 1 tấn lƣơng thực ta phải hy sinh một
lƣợng quần áo nhất định, nhƣng muốn tăng thêm 1 tấn lƣơng thực nữa đòi hỏi phải hy
sinh một lƣợng quần áo lớn hơn trƣớc. Ngƣợc lại, khi muốn tăng thêm một lƣợng quần
áo nhất định đòi hỏi phải hy sinh lƣơng thực ngày càng nhiều. Đó cũng chính là lý do
giải thích tại sao đƣờng PPF có dạng cong lồi ra ngoài. Các đƣờng PPF có dạng thẳng
hay lõm vào gốc toạ độ không thể mô tả đƣợc xu hƣớng trên. Vấn đề đặt ra là tại sao lại
nhƣ vậy và có phải quy luật này lúc nào cũng đúng không? Giả sử việc sản xuất quần


áo chủ yếu dùng đến lao động và hầu nhƣ không dùng đến đất đai, còn việc sản xuất
lƣơng thực cần đến cả lao động và đất đai. Nếu đất đai đƣợc coi là cố định. Tại điểm A
ta thấy việc giảm đi từng đơn vị quần áo sẽ cho phép chuyển số lao động ra khỏi ngành
sản xuất quần áo để chuyển sang ngành sản xuất lƣơng thực. Tuy nhiên, do đất đai cố
định nên theo quy luật thu nhập giảm dần, số lao động nhƣ nhau đƣợc bổ sung cho
ngành sản xuất lƣơng thực sẽ tạo ra ngày càng ít lƣơng thực. Nhƣ vậy, việc hy sinh lần
lƣợt từng đơn vị quần áo sẽ cho ta ngày càng ít lƣơng thực và quy luật chi phí cơ hội
ngày càng tăng đã đƣợc chứng minh. Từ lập luận trên có thể thấy, điều kiện để tồn tại
quy luật này là tỷ lệ sử dụng đầu vào của hai loại hàng hoá phải khác nhau. Nếu tỷ lệ
này nhƣ nhau thì đƣờng giới hạn khả năng sản xuất sẽ trở thành đƣờng thẳng và quy
luật này không đúng nữa.
1.2.6. Sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Sản lƣợng tiềm năng (Yp - Potentional output) là mức sản lƣợng mà nền kinh tế
đạt đƣợc tƣơng ứng với mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un - natural rate of
unemployment) và tỷ lệ lạm phát vừa phải mà nền kinh tế có thể chấp nhận đƣợc.
Lưu ý: Sản lƣợng tiềm năng (Yp) chƣa phải là mức sản lƣợng tối đa, đồng thời nó có
khuynh hƣớng tăng lên theo thời gian (do khả năng sản xuất của nền kinh tế luôn có
khuynh hƣớng tăng lên). Trong thực tế, sản lƣợng thực tế (Ya) luôn biến động xoay

quanh sản lƣợng tiềm năng Yp nên tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát cũng biến động,
tạo ra chu kỳ kinh doanh.
Khi Ya = Yp: Nền kinh tế đạt trạng thái toàn dụng. Khi Ya < Yp: Nền kinh tế
đang trong trạng thái khiếm dụng. Nghĩa là lúc này Ua> Un.
1.3. Mục tiêu và các công cụ trong kinh tế vĩ mô
1.3.1. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một đất nƣớc thƣờng đƣợc đánh dấu theo 3 dấu hiệu
chủ yếu:
- Sự ổn định kinh tế: kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề cấp bách nhƣ
lạm phát, suy thoái, thất nghiệp trong thời kỳ ngắn hạn.
- Tăng trƣởng kinh tế đòi hỏi giải quyết những vấn đề dài hạn hơn nhƣ chính
sách tiết kiệm, chính sách đầu tƣ, chính sách công nghệ, chính sách đào tạo…
- Công bằng trong phân phối vừa là vấn đề xã hội vừa là vấn đề kinh tế.
Để có thể đạt đƣợc sự ổn định, tăng trƣởng và công bằng, các chính sách kinh tế
vĩ mô phải hƣớng tới các mục tiêu cụ thể sau:
a. Sản lƣợng: tốc độ tăng trƣởng cao, vững chắc và sản lƣợng thực tế cao tƣơng ứng với
mức sản lƣợng tiềm năng.
b. Việc làm: tạo đƣợc nhiều việc làm tốt và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp.
c. Ổn định giá cả: hạ thấp và kiểm soát đƣợc lạm phát trong điều kiện thị trƣờng tự do.


d. Kinh tế đối ngoại: ổn định tỷ giá hối đối và cân bằng cán cân thanh toán.
e. Phân phối: công bằng.
1.3.2. Các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu
a. Chính sách tài khóa (Fiscal Policy): nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của chính
phủ để hƣớng nền kinh tế vào một mức sản lƣợng và việc làm mong muốn. Chính sách
này có công cụ chủ yếu là chi tiêu chính phủ và thuế ảnh hƣởng trực tiếp đến tổng cầu
và sản lƣợng.
+ Chi tiêu của Chính phủ (G - Government): Chi tiêu của Chính phủ có ảnh hƣởng trực
tiếp đến quy mô của chi tiêu công cộng, do đó có thể trực tiếp tác động đến tổng cầu và

sản lƣợng.
+ Thuế (T - Tax): Thuế làm giảm các khoản thu nhập, do đó làm giảm chi tiêu của
khu vực tƣ nhân, từ đó tác động tới tổng cầu và sản lƣợng.
Trong ngắn hạn, chính sách tài khoá có tác động đến sản lƣợng thực tế và lạm phát, phù
hợp với các mục tiêu ổn định kinh tế. Trong dài hạn, chính sách tài khoá có thể có tác
dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, giúp cho sự tăng trƣởng và phát triển lâu dài.
b. Chính sách tiền tệ (Monetary Policy): chủ yếu nhằm tác động đến đầu tƣ tƣ nhân,
hƣớng nền kinh tế vào mức sản lƣợng và việc làm mong muốn. Chính sách này có 2
công cụ chủ yếu là lƣợng cung về tiền và 1ãi suất ảnh hƣởng đến tổng cầu và sản lƣợng.
+ Cung về tiền (MS - Money Supply)
+ Lãi suất (r - interest rate)
Khi Ngân hàng trung ƣơng thay đổi lƣợng cung về tiền, lãi suất sẽ tăng hoặc giảm, tác
động đến đầu tƣ tƣ nhân, do đó ảnh hƣởng đến tổng cầu và sản lƣợng. Chính sách tiền
tệ có tác động quan trọng đến GDP thực tế trong ngắn hạn, song do tác động đến đầu tƣ
nên nó cũng có ảnh hƣởng lớn đến GDP tiềm năng trong dài hạn.
c. Chính sách thu nhập (Incomes Policy): chính sách này sử dụng nhiều loại công cụ, từ
các công cụ có tính chất cứng rắn nhƣ giá, lƣơng, những chỉ dẫn chung để ấn định tiền
công và giá cả, những quy tắc pháp lý ràng buộc sự thay đổi giá cả và tiền lƣơng… đến
những công cụ mềm dẻo hơn nhƣ việc hƣớng dẫn, khuyến khích bằng thuế thu nhập.
d. Chính sách kinh tế đối ngoại (Foreign Policy): nhằm ổn định tỷ giá hối đối và giữ
cho thâm hụt cán cân thanh toán ở mức có thể chấp nhận đƣợc.


CHƢƠNG 2: TỔNG SẢN PHẨM VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN
Chương này giúp sinh viên:
- Các khái niệm liên quan đến chỉ tiêu tổng sản phẩm và ý nghĩa trong phân tích kinh
tế.
- Các phương pháp tính toán, đo lường tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân.
- Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tổng sản phẩm, thu nhập quốc dân và các đồng nhất
thức kinh tế vĩ mô cơ bản.

2.1. Tổng sản phẩm trong nƣớc GDP
2.1.1. Khái niệm
Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP - Gross Domestic Product) là giá trị thị trƣờng
của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ của
một quốc gia hay một địa phƣơng trong một thời kỳ nhất định. Để hiểu thấu đáo định
nghĩa này, chúng ta cần lƣu ý đến nội dung chuyển tải của từng cụm từ một.
- “Giá trị thị trường” là giá trị tính bằng tiền hay tính theo giá cả của hàng hoá
đƣợc ngƣời mua và ngƣời bán chấp nhận trên thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ. Nói một
cách nôm na là thuận mua, vừa bán.
- Cụm từ “của tất cả” ý nói GDP tìm cách tính toán hết tất cả các hàng hoá và
dịch vụ đƣợc sản xuất và bán hợp pháp trên thị trƣờng. Nó bao gồm giá trị thị trƣờng
không chỉ của các sản phẩm nông nghiệp nhƣ gạo, ngô, khoai, sắn, thịt bò, thịt lợn,…
các sản phẩm công nghiệp nhƣ quần áo, giày dép,… mà còn của các loại dịch vụ nhƣ
du lịch, giáo dục, y tế,… Tuy nhiên, một số sản phẩm không đƣợc tính trong GDP do
việc đo lƣờng chúng quá khó khăn nhƣ: các sản phẩm tự sản tự tiêu (tự cấp tự túc)
trong các hộ gia đình (ví dụ: rau quả trong vƣờn nhà, các dịch vụ sữa chữa nhỏ,…).
GDP cũng không tính tới giá trị giao dịch của một số sản phẩm lƣu thông bất hợp pháp
hay thuộc kinh tế ngầm nhƣ ma tuý,…
- Cụm từ “hàng hoá và dịch vụ cuối cùng” nhằm nhấn mạnh GDP chỉ tính giá
trị của các loại hàng hoá, dịch vụ cuối cùng, không tính giá trị của các loại hàng hoá,
dịch vụ trung gian. Nhƣ vậy, ở đây chúng ta cần phân biệt hai khái niệm: hàng hoá,
dịch vụ cuối cùng và hàng hoá, dịch vụ trung gian.
Hàng hoá, dịch vụ cuối cùng là những sản phẩm cuối cùng của quá trình sản
xuất và đƣợc ngƣời mua sử dụng dƣới dạng sản phẩm hoàn chỉnh. Nói cách khác, một
sản phẩm đƣợc xem là hàng hoá, dịch vụ cuối cùng khi thoả mãn 2 điều kiện: (1) Kết
thúc quá trình sản xuất, phải là thành phẩm; (2) Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối cùng
của nền kinh tế nhƣ: ăn, mặc, đầu tƣ, xuất khẩu,…Ngƣợc lại, những hàng hoá, dịch vụ
nào không thoả mãn 2 điều kiện nói trên là hàng hoá, dịch vụ trung gian. (Đó là những
sản phẩm đóng vai trò là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và đƣợc sử dụng hết



trong quá trình đó). Cần phân biệt hàng hoá, dịch vụ cuối cùng và hàng hoá, dịch vụ
trung gian vì đôi khi cùng một hàng hoá có thể là hàng hoá cuối cùng của ngành này
nhƣng lại là hàng hoá trung gian của ngành khác.
Ví dụ: Vải là sản phẩm cuối cùng của ngành dệt nhƣng lại là sản phẩm trung gian của
ngành may. Hay các loại sản phẩm nhƣ thịt lợn: Nếu phục vụ cho mục đích ăn, xuất
khẩu: hàng hoá cuối cùng → đƣợc tính vào GDP.
Nhƣng nếu cũng thịt lợn thành phẩm đó đƣợc sử dụng làm nguyên liệu chế biến
cho một dây chuyền thịt hộp chẳng hạn → hàng hoá trung gian: không đƣợc tính vào
GDP. Phân biệt hàng hoá, dịch vụ cuối cùng và hàng hoá, dịch vụ trung gian nhằm
khắc phục hiện tƣợng tính trùng trong đo lƣờng GDP.
Ví dụ: Trong ngành sản xuất xe máy. Khi tính GDP, nếu chúng ta cộng tất cả giá trị
sản lƣợng của cao su, lốp xe và xe máy đƣợc tạo ra trong một nền kinh tế lại với nhau
thì sẽ là vô nghĩa vì giá trị của lốp xe đã tính đến giá trị của cao su dùng để sản xuất ra
lốp xe đƣa vào xe máy. Ở đây, cao su và lốp xe là những hàng hoá trung gian.
- “Trong phạm vi một nước” có nghĩa là giá trị của tất các hàng hoá đƣợc sản
xuất ra trong phạm vi lãnh thổ nƣớc nào thì tính vào GDP nƣớc đó, bất kể hàng hoá đó
đƣợc tạo ra bởi công dân nƣớc nào và doanh nghiệp thuộc sở hữu trong nƣớc hay nƣớc
ngoài. Nhƣ vậy, GDP xác định theo phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hay một địa
phƣơng đƣợc xác định theo 2 phần:
+ Phần hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà công dân của một quốc gia hay địa
phƣơng đó tạo ra.
+ Phần hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do ngƣời nƣớc ngoài hay ngƣời địa
phƣơng khác tạo ra ở quốc gia hay địa phƣơng đó.
Ví dụ: Các tập đoàn nƣớc ngoài đến Việt Nam đầu tƣ, chẳng hạn tập đoàn Intel
của Mỹ đến Việt Nam đầu tƣ: mọi giá trị mà Intel tạo ra trên phạm vi lãnh thổ Việt
Nam đƣợc tính vào GDP của Việt Nam. Hay một doanh nhân ngƣời Huế ra Hà Nội làm
ăn: toàn bộ giá trị sản lƣợng hàng hoá và dịch vụ mà doanh nhân đó tạo ra trên phạm vi
lãnh thổ Hà nội sẽ đƣợc tính vào GDP của Hà nội chứ không phải GDP của Huế (tính
vào GNP của Huế). Ở phần sau chúng ta sẽ nghiên cứu thêm khái niệm GNP và phân

biệt nó với GDP.
- "Trong một thời kỳ nhất định” nghĩa là GDP phản ánh giá trị sản lƣợng tạo ra
trong một khoảng thời gian cụ thể (năm, quý).
2.1.2. Phân loại GDP ( danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP)
a. GDP danh nghĩa (GDPn - Nominal GDP): GDP danh nghĩa là giá trị sản lƣợng hàng
hoá và dịch vụ tính theo giá hiện hành, hay là tổng của lƣợng hàng hoá và dịch vụ đƣợc
sản xuất ra trong một năm nhân với giá của hàng hoá và dịch vụ ấy trong năm đó.
Công thức:


GDPnt   qit pit (i=1,m)

Trong đó:
qit : sản lƣợng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng i ở năm t.
p it : giá hiện hành của hàng hóa, dịch vụ cuối cùng i ở năm t.

Lưu ý: Ở đây, tính theo giá hiện hành khác với giá thời điểm. Có thể nói, trong nền
kinh tế thị trƣờng, một năm có hàng nghìn mức giá biến động lên xuống khác nhau.
Vậy, chọn mức giá nào để tính? → mức giá chung (phần sau chúng ta sẽ đƣợc học cụ
thể hơn: DGDP và CPI).
Ví dụ: Có 10 tấn cà phê bán ở 3 thời điểm khác nhau trong năm với 3 mức giá khác
nhau: tấn đầu tiên bán giá 7000.000đ, 4 tấn tiếp theo bán giá 8000.000đ, 5 tấn cuối bán
giá 10.000.000đ. → Chọn giá nào để tính? Giá cao nhất? Giá thấp nhất hay nhƣ thế
nào? Ở đây chúng ta phải sử dụng phƣơng pháp bình quân gia quyền nhƣ trong lý
thuyết thống kê đã học:
P = (7000.000*1 + 8000.0000*4 + 10.000.000*5)/10 = 37.700.000 (đ/tấn).
b. GDP thực tế (GDPr - Real GDP)
GDP thực tế là giá trị sản lƣợng hàng hoá và dịch vụ hiện hành của nền kinh tế
đƣợc đánh giá theo mức giá cố định của năm cơ sở (năm gốc) hay là tổng của lƣợng
hàng hoá và dịch vụ đƣợc sản xuất ra trong một năm nhân với giá cố định của các hàng

hoá và dịch vụ ấy trong năm gốc.
Công thức:
GDPrt   qit pi0

(i = 1,m)

( pi0 giá cố định của hàng hoá, dịch vụ i ở năm cơ sở hay năm gốc)
Trong thực tế, nếu quan sát thấy GDP danh nghĩa tăng từ năm này sang năm
khác thì chƣa thể kết luận sự tăng đó là do sản lƣợng hàng hoá và dịch vụ tăng hay do
mức giá tăng. Nhƣng nếu quan sát thấy GDP thực tế tăng thì có thể khẳng định rằng sản
lƣợng hàng hoá và dịch vụ đã tăng vì mức giá đƣợc tính cố định theo năm gốc. Do đó,
chỉ tiêu GDP thực tế là thƣớc đo tốt hơn về kết quả sản xuất của nền kinh tế theo thời
gian.
Hầu hết mức giá chung đều tăng, ngoại trừ một số mặt hàng cá biệt, giá có thể
giảm nhƣ: máy tính, ti vi, tủ lạnh,… những sản phẩm do lỗi thời về công nghệ nên giá
rẻ. Tuy nhiên, những sản phẩm này quyền số không lớn lắm (nghĩa là phần giá giảm
xuống ít hơn phần giá tăng thêm của những mặt hàng khác nên tính chung giá cả sẽ
tăng lên). Chúng ta có thể biểu diễn trên trục thời gian:
Pt < P0
Pt = P0
Pt > P0
Trƣớc

Thời điểm gốc

Sau


Tại thời điểm gốc: GDPn = GDPr (vì Pt = P0)
Trƣớc thời điểm gốc: GDPn < GDPr (vì Pt < P0)

Sau thời điểm gốc: GDPn > GDPr (vì Pt > P0)
Lưu ý: Khi nào sử dụng GDPn, khi nào sử dụng GDPr?
- Khi so sánh quan hệ tài chính, so sánh kết quả hoạt động của các nền kinh tế
với nhau, của các địa phƣơng hoặc các ngành trong nền kinh tế với nhau thì nên dùng
GDP danh nghĩa.
- Khi so sánh GDP qua các năm, để đánh giá tốc độ tăng trƣởng kinh tế thì phải
dùng GDP thực tế.
Ở đây, chúng ta sử dụng 2 mức độ: nên dùng và phải dùng. Nên dùng: có thể dùng cả 2
chỉ tiêu nhƣng nên dùng GDPn thì tốt hơn. Phải dùng: chỉ dùng GDPr, không dùng
GDPn.
Ví dụ 1: Nên dùng: Giả sử, khi so sánh Việt Nam với một quốc gia siêu cƣờng về kinh
tế nhƣ Nhật Bản:
Năm 2015 GDPn của Nhật Bản là 4882 tỷ USD, GDPn của Việt Nam 78,1 tỷ
USD (Sử dụng GDPn tốt hơn vì nếu sử dụng GDPr chúng ta phải lấy giá của một năm
nào đó làm gốc để so sánh, chẳng hạn lấy giá năm 2010 làm gốc). Sử dụng cách này
vẫn có thể so sánh đƣợc nhƣng không tốt bằng cách trên vì đòi hỏi chúng ta phải liên
tƣởng đến chỉ giá đồng $ năm 2000. So sánh GDPn sẽ phản ánh sát tình hình thực tế
hơn → Do đó nên dùng GDPn trong những trƣờng hợp này.
Ví dụ 2: Phải dùng GDPr: (dùng GDPn không đƣợc)
Tỉnh Quảng Bình
Cho biết Q05 = Q07

2007 Q 05

2005

Q 07

P05
P07

nhƣng mức giá năm 2007 cao hơn 20% so với năm 2005. Nếu so

sánh bằng GDPn: (GDP07/GDP05)*100 = 120%, nghĩa là GDPn07 cao hơn GDPn05 20%.
Điều này không đúng vì thật sự sự tăng này là do giá đội lên. GDP qua 2 năm này thật
sự không tăng thêm tí nào → Do đó phải sử dụng GDPr để có thể so sánh chính xác.
c. Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP Deflator - DGDP)
Chỉ số điều chỉnh GDP đo lƣờng mức giá trung bình của tất cả mọi hàng hoá và
dịch vụ đƣợc tính vào GDP. Chỉ số điều chỉnh GDP đƣợc tính bằng tỷ số giữa GDP
danh nghĩa và GDP thực tế.
Chỉ số điều chỉnh GDP đƣợc tính bằng công thức sau:
DGDP

GDPnt

*100 
GDPrt

q p
q p
t
i

t
i

t
i

0
i


*100

DGDP đo lƣờng sự biến động của các hàng hoá, dịch vụ nói chung tính vào GDP
hay nói cách khác nó phản ánh sự tăng giảm về mặt giá cả nói chung của các hàng hoá,


dịch vụ trong nền kinh tế. Do đó, một số tài liệu còn gọi là chỉ số giá cả hay chỉ số giảm
phát.
DGDP> 100: giá cả tăng lên → GDPn > GDPr (sau năm gốc)
DGDP< 100: giá cả giảm xuống → GDPn < GDPr (trƣớc năm gốc)
DGDP= 100: giá cả không thay đổi → GDPn = GDPr (tại thời điểm gốc)
Trong công thức trên do GDP danh nghĩa phải bằng GDP thực tế ở năm cơ sở
nên chỉ số điều chỉnh GDP ở năm cơ sở luôn bằng 1. Tuy nhiên, để tiện lợi trong việc
đọc, các nhà thống kê kinh tế thƣờng thể hiện giá trị của chỉ số điều chỉnh GDP hay chỉ
số giảm phát ở năm cơ sở là 100 thay vì là 1. Do đó, tỷ số giữa giá trị của GDP danh
nghĩa và GDP thực tế đƣợc nhân với 100. (Nhân 100 ở công thức này là để dễ đọc chứ
không phải để tính %).
Ví dụ: Thay vì đọc 1,15 hay 0,95 ngƣời ta đọc 115 hay 95 dễ hơn. Ý nghĩa của chỉ số
điều chỉnh GDP: (DGDP sử dụng để làm gì??)
+ Dùng để qui đổi GDPn thành GDPr và ngƣợc lại.
+ Dùng để tính tỷ lệ lạm phát (  )
t 

t
t 1
DGDP
 DGDP
* 100 (%)
t 1

DGDP

Nhân 100 ở công thức này để tính %, khác với công thức tính DGDP.
Ví dụ: Để tính tỷ lệ lạm phát năm 2007 của Việt Nam:
Π07 = (DGDP07 - DGDP06)/D06GDP *100 (%)
Không so sánh tƣơng đối 2 số % để ra số % thứ 3 → Đó là lý do tại sao DGDP không
tính bằng %. Nhìn vào công thức tính tỷ lệ lạm phát, chúng ta cần lƣu ý:
Nếu DGDPt > DGDPt-1 → πt > 0 → lạm phát ( là tình trạng mức giá chúng của nền kinh tế
tăng lên trong một thời gian nhất định - chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể hơn trong
chƣơng VI).
Nếu DGDP < DGDPt-1 → πt < 0 → giảm phát (là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế
giảm xuống trong một thời gian nhất định - chƣơng VI).
Nếu DGDP = DGDPt-1 → Về mặt toán học: πt = 0. Nhƣng trên thực tế không xảy ra trƣờng
hợp này.
Ngƣời ta không sợ lạm phát mà rất sợ giảm phát. Lạm phát gây ra nhiều tác hại.
Nhƣng những tác hại mà giảm phát gây ra lớn gấp 10, 20 lần lạm phát. Không có giải
pháp để chống giảm phát → buộc phải phòng: không để cho giảm phát xảy ra. Nếu xảy
ra giảm phát có thể làm mất nền kinh tế, mất chính trị. Do đó, không một chính phủ nào
để giảm phát xảy ra: Khi có dấu hiệu giảm phát phải dập ngay.
Lưu ý: Trong công thức tính tỷ lệ lạm phát trên chỉ tính cho hai mốc thời gian liền
nhau (năm t và năm (t-1)). Trƣờng hợp hai mốc thời gian so sánh cách nhau thì công


thức trên đƣợc gọi là tốc độ tăng giá, lấy tốc độ tăng giá này chia cho khoảng cách thời
gian chúng ta đƣợc tỷ lệ lạm phát trung bình trong khoảng thời gian đó.
Bài tập ví dụ:
Năm
2005
2006


PA
3
4

QA
1000
1200

PB
7,0
7,5

QB
180
190

2007
5
1350
(Cho biết: Lấy năm 2005 làm năm cơ sở)
a. Tính GDPn và GDPr của từng năm.

8,0

210

b. Tính tỷ lệ lạm phát năm 2006, 2007 và tỷ lệ lạm phát trung bình từ 2005 đến 2007.
d. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index)
(1) Khái niệm: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo lƣờng mức giá trung bình của giỏ
hàng hoá và dịch vụ mà một ngƣời tiêu dùng điển hình mua.

Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tƣơng đối, phản ánh xu thế và mức độ biến
động của giá bán lẻ hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cƣ và
các hộ gia đình. Do đó, nó đƣợc dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo
thời gian.
Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng. Kết quả là ngƣời
tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để có thể mua đƣợc một lƣợng hàng hoá và dịch vụ
nhƣ cũ nhằm duy trì mức sống trƣớc đó của họ.
Ở Việt Nam, hàng tháng tổng cục Thống kê tính toán và công bố những số liệu
mới về CPI. Trên cơ sở những con số thống kê này các nhà phân tích nhanh chóng đƣa
ra những bình luận về nguyên nhân thay đổi giá cả, đồng thời dự báo triển vọng thay
đổi giá cả trong tƣơng lai trên các mặt báo hằng ngày hoặc đƣa lên tivi. Chúng ta có thể
đọc thấy những con số thống kê này trong các Niên giám thống kê do Tổng Cục Thống
kê phát hành hằng năm.
(2) Xây dựng chỉ số giá tiêu dùng CPI: Để xây dựng chỉ số giá tiêu dùng, trƣớc
hết các nhà thống kê kinh tế chọn năm cơ sở (năm gốc). Tiếp đó, họ tiến hành các cuộc
điều tra tiêu dùng trên khắp các vùng của đất nƣớc để xác định “giỏ” hàng hoá và dịch
vụ điển hình mà dân cƣ mua trong năm cơ sở.
CPI t 

p q
p q
t
i

0
i

0
i


0
i

Trong đó: CPIt: Chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t
p it : Giá của sản phẩm loại i trong giỏ hàng hóa điển hình thời kỳ t
pi0 : Giá của sản phẩm loại i trong giỏ hàng hóa điển hình thời kỳ 0
q i0 : Số lƣợng hàng hóa loại i trong giỏ hàng hóa điển hình kỳ gốc.


Ví dụ: Hiện nay, giỏ hàng đặc trƣng để tính CPI của Việt Nam đƣợc hình thành bởi 10
nhóm hàng cấp 1; 34 nhóm hàng cấp 2 và 86 nhóm hàng cấp 3.
Bảng 3: Giỏ hàng để tính chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam
Nhóm hàng hóa và dịch vụ

Nhóm hàng hóa và dịch vụ

1. Lƣơng thực, thực phẩm

5. Thiết bị và đồ dùng gia đình

Trong đó: - Lương thực

6. Dƣợc phẩm, y tế

- Thực phẩm

7. Phƣơng tiện đi lại, bƣu điện

2. Đồ uống và thuốc lá


8. Giáo dục

3. May mặc, giày dép, mũ nón

9. Văn hóa, thể thao, giải trí

4. Nhà ở và vật liệu xây dựng

10. Hàng hóa và dịch vụ khác

(3) Xác định tỷ lệ lạm phát: Có thể tính tỷ lệ lạm phát thông qua chỉ số giá tiêu
dùng nhƣ sau:
t  (

CPI t  CPI t 1
) *100 (%)
CPI t 1

Trong đó:  t : Tỷ lệ lạm phát thời kỳ t
CPIt: Chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t
CPIt-1: Chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ trƣớc thời kỳ t
e. Tăng trưởng kinh tế và quy tắc 70
Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời
gian, đó là sự gia tăng của GDP thực tế theo thời gian. Tăng trƣởng bền vững là sự tăng
trƣởng của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại (ảnh hƣởng) đến sự tăng trƣởng của thế
hệ tƣơng lai. Từ các chỉ tiêu GDP, chúng ta tính đƣợc các loại tốc độ tăng trƣởng kinh
tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên hoàn: g t 

GDPrt  GDPrt 1

* 100 (%)
GDPrt 1

Dạng khác của công thức trên: gt = ((GDPrt /GDPrt-1) -1)*100 (%)
-1 thể hiện trừ gốc của nó.
Nhìn vào công thức này, nhận xét:
GDPrt > GDPrt-1: gt > 0: nền kinh tế tiến về phía trƣớc.
GDPrt < GDPrt-1: gt < 0: nền kinh tế tăng trƣởng âm.
GDPrt = GDPrt-1: gt = 0: nền kinh tế đứng im tại chỗ.
3 trƣờng hợp này có đƣợc chấp nhận trong mọi nền kinh tế không? Về lý thuyết: có 3
trƣờng hợp này. Nhƣng trên thực tế, bao nhiêu năm nay trên thế giới chƣa có nƣớc nào
xảy ra trƣờng hợp nền kinh tế đứng im tại chỗ: gt = 0. Thông thƣờng: gt > 0. Một số
nƣớc gặp bất trắc, rủi ro, khủng hoảng,…: gt < 0.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế định gốc:


g0 

GDPrt 2  GDPrt1
GDPrt 2
*
100
(%)

(
 1) * 100(%)
GDPrt1
GDPrt1

Trong đó: t1: năm gốc.

t2 - t1 = 2,3,4,… (hiệu số của t2 và t1 đƣợc tính từ 2,3,… trở lên).
Về mặt số học, 2 công thức gt và g0 không khác nhau. Nhƣng trong kinh tế, 2 công thức
này có sự khác biệt khá tinh vi.
Nếu hiệu số t2 - t1 = 1: g0 ≡ gt. Thông thƣờng: g0 > 0, trừ trƣờng hợp đặc biệt: cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933,…). Điều này càng thể hiện rõ nét trong
trƣờng hợp t2 - t1 càng lớn (5,7,…).
Tăng trƣởng định gốc thƣờng nhận giá trị dƣơng, không nhận giá trị âm hoặc bằng 0.


Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân: g  (

t 2 t1

GDPrt 2
 1) *100 (%)
GDPrt1

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân phản ánh tốc độ tăng của năm sau so với năm
trƣớc, tính bình quân cho một giai đoạn nhiều năm (từ t1 đến t2).
Ví dụ: Có dãy số liệu GDPr của 2 nƣớc trong khoảng thời gian sau:
2002

2003

2004

2005

2006


2007

GDPrA

50

55

52

57

59

61

B

50

51

55

52

55

61


GDPr

Hãy tính tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của 2 nƣớc này?
Tốc độ tăng trƣởng bình quân của 2 nƣớc này bằng nhau:
gA,B = (5 61 / 50  1) *100 (%)
Nhận xét: Từ 2003 đến 2006, GDPr của 2 nƣớc này khác nhau, nhƣng tốc độ
tăng trƣởng bình quân từ 2003 - 2007 của 2 nƣớc này bằng nhau.
Lưu ý: Độ lớn của các chỉ tiêu từ năm (t1+1) cho đến năm (t2 -1) không ảnh hƣởng đến
tốc độ tăng bình quân.
Trƣờng hợp tốc độ tăng dân số không tƣơng xứng với tốc độ tăng sản phẩm thì tăng
trƣởng kinh tế đƣợc tính bằng GDP thực tế bình quân đầu ngƣời.
* Tăng trưởng kép và quy tắc 70:
Ví dụ: Hiện tại, có 100 triệu đồng, gửi Ngân hàng với lãi suất r = 17%/năm, gửi
trong thời gian 10 năm. Lãi gốc của tháng này trở thành lãi tháng sau (tính lãi
kép). Hỏi sau 10 năm (đến lúc đáo hạn) có bao nhiêu tiền?? → Quy tắc 70. Tốc độ tăng
trƣởng bình quân còn đƣa chúng ta đến khái niệm tăng trƣởng kép. Khái niệm này đƣợc
dùng để chỉ sự tăng trƣởng tích luỹ qua mỗi thời kỳ. Tăng trƣởng kép làm cho GDP của
một nƣớc tăng rất nhanh sau một khoảng thời gian dài. Điều này cũng hàm ý nếu các
nƣớc có tốc độ tăng trƣởng kép khác nhau, thì sự khác biệt nhỏ trong tốc độ tăng


trƣởng có thể dẫn tới sự khác biệt rất lớn trong GDP sau một thời gian dài.Để tính đƣợc
tốc độ tăng trƣởng kép, chúng ta phải khai căn, lấy logarit và phải thực hiện nhiều phép
toán. Các nhà kinh tế đã tìm ra một quy tắc đơn giản, gần đúng để nhanh chóng hình
dung ra đƣợc sau bao lâu GDP thực tế của một nƣớc sẽ tăng gấp đôi khi nó đạt một tốc
độ tăng trƣởng kép nào đó. Quá trình tìm kiếm đã dẫn các nhà kinh tế tới quy tắc 70.
Quy tắc này nói rằng nếu một biến số tăng với tốc độ bình quân là x phần trăm
năm thì nó sẽ tăng gấp đôi sau 70/x năm.
2.2. Phƣơng pháp xác định GDP
Trƣớc đây GDP đƣợc tính toán dựa trên cơ sở hệ thống bảng cân đối kinh tế

quốc dân (MPS) do Liên xô (cũ) soạn thảo. Từ năm 1992 việc xác định GDP theo hệ
thống tài khoản quốc gia (SNA)
2.2.1. Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô
Xét một nền kinh tế khép kín tự cung cấp tự túc. chỉ bao gồm hai tác nhân, các hộ gia
đình và các doanh nghiệp. giao dịch giữa hai tác nhân trên tạo nên dòng luân chuyển
kinh tế vĩ mô theo hình sau:
Chi tiêu hàng hóa và
dịch vụ

Hàng hóa và dịch vụ

Hộ gia đình

Hãng kinh doanh
Dịch vụ, yếu tố sản xuất

Thu nhập từ các yếu tố sản xuất
Hình 2: Dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô
- Dòng bên trong là sự luân chuyển của nguồn lực thật.
- Dòng bên ngoài là các giao dịch thanh toán bằng tiền.
- Sơ đồ dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô gợi lên hai cách tính khối lƣợng sản phẩm trong
một nền kinh tế: + Theo cung trên, chúng ta có thể tính tổng giá trị của các hàng hóa và
dịch vụ đƣợc sản xuất ra trong nền kinh tế; + Theo cung dƣới, chúng ta có thể tính tổng
thu nhập từ các yếu tố sản xuất.


- Sơ đồ này gợi ra những ý niệm về tầm quan trọng của hành vi tiêu dùng của các hộ
gia đình: chính các hộ gia đình chứ không phải doanh nghiệp quyết định mức chi tiêu
trong nền kinh tế, tác động đến việc mở rộng hay thu hẹp sản xuất.
2.2.2. Phương pháp xác định GDP

a . Phương pháp chi tiêu
Xác định GDP theo giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất ra trong nền
kinh tế:
GDP = C + I + G + NX
Trong đó:
Tiêu dùng của các hộ gia đình (C - Cosumption): Tiêu dùng của các hộ gia đình bao
gồm tổng giá trị các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình mua đƣợc trên
thị trƣờng để chi dùng cho mục đích đời sống. Bao gồm những khoản chi cho:
- Hàng hoá vật chất: lƣơng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng,…( những mặt hàng có thể
cân, đong, đo, đếm,…)
- Giá trị của các hoạt động dịch vụ phục vụ đời sống: du lịch, y tế, giáo dục,…
Nếu chi tiêu nhƣng không phục vụ cho gia đình thì không tính vào C → không
tính vào GDP. Hộ gia đình tự sản xuất ( không mua từ bên ngoài) → không tính vào C
→ không tính vào GDP. Vì nền kinh tế thị trƣờng không khuyến khích việc tự cung, tự
cấp mà khuyến khích trao đổi, mua bán lẫn nhau. Nội trợ: tự làm → không đƣợc tính
vào C → không đƣợc tính vào GDP.
Ví dụ: Giả sử một phụ nữ lấy ngƣời quản gia giúp việc cho gia đình cô. Sau khi cƣới,
anh ta vẫn tiếp tục làm công việc trƣớc đây. Theo bạn, thì cuộc hôn nhân này có tác
động đến GDP không? Nếu có, nó tác động đến GDP nhƣ thế nào?
→ Khi ngƣời phụ nữ lấy ngƣời quản gia, thì GDP giảm đi một lƣợng đúng bằng tiền
lƣơng trƣớc đây trả cho ngƣời quản gia. Điều này là do GDP đƣợc tính giảm đi một
lƣợng bằng tiền lƣơng mà ngƣời quản gia không đƣợc hƣởng nữa. Nếu GDP tính bằng
giá trị hiện vật của tất cả các hàng hoá và dịch vụ thì đám cƣới trên sẽ không ảnh hƣởng
đến GDP. Tuy nhiên, trên thực tế GDP lại là một chỉ tiêu không hoàn hảo về hoạt động
của nền kinh tế, bởi vì giá trị của một số hàng hoá và dịch vụ bị bỏ qua. Khi công việc
của ngƣời quản gia trở thành dịch vụ tự làm tại gia đình thì hoạt động không còn đƣợc
tính vào GDP nữa. Do đó, đứng về mặt kinh tế, kịch liệt phản đối ngƣời chủ lấy ngƣời
giúp việc. Nhƣ vậy, C chỉ bao gồm những hàng hoá dịch vụ mà hộ gia đình mua vào để
phục vụ cho đời sống cá nhân, mà không bao gồm những hàng hoá, dịch vụ mà gia đình
tự sản xuất để tiêu dùng. Chi xây dựng và mua nhà ở mới không tính vào tiêu dùng mà

đƣợc hạch toán vào đầu tƣ tƣ nhân.
Đầu tư (I - Investment): Đầu tƣ I phản ánh tổng đầu tƣ trong nƣớc của khu vực tƣ
nhân. Nó bao gồm: Nhà xƣởng mới xây dựng; Trang thiết bị máy móc mới sản xuất;


Chênh lệch hàng hoá tồn kho. Chênh lệch hàng hoá tồn kho thực chất là loại tài sản lƣu
động. Nó là những hàng hoá đƣợc giữ lại để sản xuất hay tiêu thụ sau này. Nó đƣợc
xem nhƣ vốn lƣu động sử dụng cho năm sau, vì vậy trong năm đó ngƣời ta cộng vào
tổng số vốn đầu tƣ của nền kinh tế.
Chênh lệch tồn kho = Giá trị tồn kho đầu năm - Giá trị tồn kho trong năm cuối năm
Nếu giá trị hàng tồn kho cuối năm > giá trị hàng tồn kho đầu năm: các doanh
nghiệp tiêu thụ không hết sản phẩm sản xuất ra trong năm, do đó làm tăng tài khoản
đầu tƣ I dẫn đến tăng GDP.
Nếu giá trị hàng tồn kho cuối năm = giá trị hàng tồn kho đầu năm: các doanh
nghiệp tiêu thụ hết sản phẩm sản xuất ra trong năm. Do đó, không ảnh hƣởng tới đầu tƣ
cũng nhƣ GDP.
Nếu giá trị hàng tồn kho cuối năm < giá trị hàng tồn kho đầu năm: các doanh
nghiệp tiêu thụ hết sản phẩm sản xuất ra trong năm đồng thời tiêu thụ một phần hàng
tồn kho năm trƣớc chuyển sang. Do đó làm giảm tài khoản đầu tƣ I, dẫn đến giảm GDP.
Nhƣ vậy, chỉ đƣợc tính vào đầu tƣ đối với phần tồn kho của năm đang xét, tức là
lƣợng tồn kho tăng thêm hoặc giảm bớt mà thôi. Có thể thấy đây là một khoản điều
chỉnh rất tinh vi, khoa học và chính xác trong quá trình tính toán GDP, nó khắc phục
hiện tƣợng tính trùng và bỏ sót trong quá trình tính toán.
Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt khái niệm tổng đầu tƣ và đầu tƣ ròng. Tổng đầu
tƣ bao gồm 2 bộ phận:
- Đầu tƣ thay thế: là chi tiêu để bù đắp giá trị của bộ phận tƣ bản hiện vật đã hao mòn,
đƣợc gọi là khấu hao (De - Depreciation).
- Đầu tƣ ròng (IN - Net Investment): là khoản chi tiêu để mở rộng quy mô của tƣ bản
hiện vật.
Do đó, đầu tƣ ròng bằng tổng đầu tƣ trừ đi khấu hao: IN = I - De hay I = IN + De

Chi tiêu của Chính phủ G (Government): Chi tiêu của Chính phủ bao gồm 2 khoản
lớn: Chi mua hàng hoá, dịch vụ và chi chuyển nhƣợng (Tr - Transfer payments). Nhƣng
chỉ tính vào GDP những khoản chi mua hàng hoá, dịch vụ, còn các khoản chi chuyển
nhƣợng không đƣợc tính vào GDP. Chi chuyển nhƣợng Tr ví dụ nhƣ các khoản trợ cấp
cho những ngƣời thuộc diện chính sách xã hội (ngƣời già, ngƣời tàn tật, …), những
khoản chi này không thể hiện việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ mà chỉ đơn thuần là
việc chuyển tiền từ chính phủ sang các hộ gia đình. Chuyển giao thu nhập nhƣ vậy làm
thay đổi thu nhập của các hộ gia đình nhƣng không tác động đến giá trị sản xuất của
nền kinh tế. Do đó, Tr không đƣợc tính vào GDP.
* Các khoản chi mua hàng hoá, dịch vụ của Chính phủ bao gồm: Xây dựng cơ sở hạ
tầng; An ninh, quốc phòng; Y tế, giáo dục; Trả lƣơng cho bộ máy quản lý nhà nƣớc.
Những khoản chi này đều có những hàng hoá, dịch vụ đối ứng nên đƣợc tính vào GDP.


* Chi chuyển nhượng (Tr) bao gồm: Chi bảo hiểm thất nghiệp; Trợ cấp cho ngƣời tàn
tật, mất sức; Trả lƣơng hƣu trí; Trả nợ của Chính phủ; Trợ giá công ty. Những khoản
này không đƣợc tính vào GDP. Nhƣ vậy, những khoản chi nào thuộc ngân sách quốc
gia nhƣng không có hàng hoá, dịch vụ đối ứng thì không đƣợc tính vào GDP.
Ví dụ: Nhà nƣớc chi cho môi trƣờng: có đối ứng: môi trƣờng trong sạch hơn: đƣợc tính
vào GDP. Nhà nƣớc chi hỗ trợ ngƣời tàn tật, mất sức,…: không có đối ứng: không đƣợc
tính vào GDP.
Xuất khẩu ròng NX (Net Export): Xuất khẩu ròng về hàng hoá và dịch vụ (NX) là giá
trị xuất khẩu (Export - X) trừ đi giá trị nhập khẩu (Import - M) hay bằng khoản chi tiêu
của ngƣời nƣớc ngoài cho mua hàng hoá và dịch vụ đƣợc sản xuất ra ở trong nƣớc trừ
đi khoản chi tiêu của ngƣời dân trong nƣớc cho mua hàng hoá và dịch vụ tạo ra ở nƣớc
ngoài.
Công thức tính: NX = X - M
b. Phương pháp thu nhập
Theo phƣơng pháp này, GDP tính theo chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất
mà các doanh nghiệp phải thanh toán. Tổng chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán

trở thành thu nhập của công chúng. GDP tính theo phƣơng pháp này bao gồm những
khoản sau:
- Tiền công, tiền lƣơng (W - Wages): Là lƣợng thu nhập nhận đƣợc từ việc cung cấp
sức lao động.
- Tiền thuê nhà và đất (R - Rental).
- Lãi suất do công ty trả (i - interest): phụ thuộc vào lãi suất thị trƣờng và lƣợng vốn
vay.
- Lợi nhuận công ty (Pr - Profit): là phần thu nhập còn lại của doanh thu sau khi đã trừ
đi chi phí sản xuất.
- Khấu hao TSCĐ (De - Depreciation): là khoản tiền dùng để bù đắp sự hao mòn tài sản
cố định.
- Thuế gián thu (Ti - Indirect Taxes): là những loại thuế gián tiếp đánh vào thu nhập,
ngƣời chịu thuế và ngƣời nộp thuế không phải là một.
Do đó, GDP theo phƣơng pháp thu nhập đƣợc tính bằng công thức:
GDP = W + R + i + Pr + De + Ti
2.3. Phương pháp sản xuất
Phƣơng pháp này có thể dùng để đo lƣờng đóng góp của từng ngành vào GDP. Song để
đo lƣờng giá trị sản xuất của mỗi ngành riêng biệt chúng ta phải thận trọng để chỉ tính
giá trị gia tăng của ngành đó. Do đó, phƣơng pháp sản xuất còn đƣợc gọi là phƣơng
pháp giá trị gia tăng.
GDP theo phƣơng pháp sản xuất đƣợc tính bằng công thức:


GDP = ∑VAi
Giá trị gia tăng (VA) là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lƣợng của một doanh nghiệp
với khoản mua vào về vật liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác, mà đã đƣợc dùng
hết trong việc sản xuất ra sản lƣợng đó.
VA = GO - IE
Trong đó:VA (Value Added) - Giá trị gia tăng
GO (Gross Output) - Tổng giá trị sản xuất

IE (Intermadiate Expenditure) - Chi phí trung gian
Tổng giá trị sản xuất (GO) là giá trị của toàn bộ lƣợng hàng hoá và dịch vụ mà
doanh nghiệp sản xuất ra trong năm, nó bao gồm cả phần hàng hoá đã tiêu thụ và hàng
tồn kho.
Chi phí trung gian (IE) bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ mua bên
ngoài đƣợc sử dụng một lần trong quá trình sản xuất nhƣ: chí phí nguyên nhiên vật liệu,
chi phí vận chuyển,… Chi phí trung gian không bao hàm khấu hao TSCĐ vì TSCĐ
đƣợc dùng nhiều lần trong quá trình sản xuất. Phƣơng pháp này loại trừ đƣợc sản phẩm
trung gian của nền kinh tế trong quá trình tính toán GDP.
Ví dụ: Có 3 doanh nghiệp: DN 1 sản xuất 10 kg gạo bán với giá 6000 đ/kg. DN 2 mua 5
kg gạo làm bột, bán đƣợc 40.000 đ. DN 3 mua 30.000 đ bột làm bánh, bán đƣợc
40.000đ. Bỏ qua mọi khoản chi phí khác. Hãy tính GDP??
Nếu lấy: 60.000 + 40.000 + 40.000 = 140.000 đ → Tính trùng!! Chi phí trung gian của
DN 1 = 0. Chi phí trung gian của DN 2 = 30.000 đ. Chi phí trung gian của DN 3 =
30.000 đ Tổng chi phí trung gian: 60.000 đ
GDP = 140.000 - 60.000 = 80.000 đ
Lưu ý: Về nguyên tắc, việc tính GDP theo các phƣơng pháp khác nhau phải cho cùng
kết quả nhƣ nhau. Tuy nhiên, trên thực tế GDP tính theo 3 phƣơng pháp trên có thể cho
kết quả khác nhau do sai số thống kê và tính phức tạp của GDP.
2.3. Mối quan hệ các chỉ tiêu kinh tế
2.3.1. Tổng sản phẩm quốc dân GNP - Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc dân GNP đo lƣờng tổng giá trị của các loại hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia hay một địa phƣơng tạo ra trong một thời kỳ nhất
định, thƣờng là một năm. Nhƣ vậy, cũng giống với GDP, GNP cũng chỉ tính giá trị của
các loại hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, không tính đến giá trị của các loại hàng hoá và
dịch vụ trung gian.
GNP khác với GDP là nó xét theo quyền sở hữu về tƣ liệu sản xuất nên GNP bao
gồm 2 phần:
- Phần do ngƣời trong nƣớc hay trong địa phƣơng tạo ra từ trong nƣớc hay địa phƣơng
của họ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×