Tải bản đầy đủ (.doc) (189 trang)

Hướng dẫn sử dụng hirenboot phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.36 MB, 189 trang )

1

Hướng Dẫn Sử Dụng Hiren’s
BootCD 2017 – PHẦN 2
Cách chia đĩa cứng, định dạng, phân vùng trong môi trường DOS (công
cụ có trong đĩa Hiren’s BootCD, DVD)

I/Phân Vùng Với Soft : Partition Magic Pro 8.05

a) Tạo Phân Vùng

Đây là toàn bộ giao diện của chương trình (hình bên dưới):

- Để tạo 1 phân vùng mới, click vào menu Operations -> Create...

1


2

- Đối với 1 ổ cứng mới thì việc đầu tiên là tạo 1 phân vùng chính để cài đặt hệ điều hành.
Trong cửa sổ Create Partition chọn các thông số sau
Create as : Primary Partition
Partition Type : đây là định dạng phân vùng, bạn thích xài FAT thì chọn FAT hoặc NTFS thì
click chọn NTFS. Ở đây mình chọn NTFS.
Label : thích tên gì thì bạn đặt tên đó cho phân vùng (kô đặt cũng kô sao).
Size : đây là kích thước phân vùng bạn sẽ tạo (nếu là phân vùng cài HĐH thì nên cho kích
thước khoảng 40GB = 40960MB).

2



3

- Sau đó nhấn OK để hoàn tất việc lựa chọn thông số.

3


4

- Phân vùng được tạo sẽ là vùng màu hồng.
- Để phân vùng đó có thể boot được thì ta phải tiến hành Active cho phân vùng vừa tạo.
- Click chọn phân vùng, vào menu chọn Operations -> Advanced -> Set Active...

- Nhấn OK để đồng ý.
- Phân vùng được set Active sẽ xuất hiện chữ Active tại cột Status

4


5

- Để các bước tạo nãy giờ có hiệu lực thì phải bấm nút Apply để chương trình bắt đầu thực
hiện thao tác tạo phân vùng và set Active cho phân vùng đó.

5


6


- Chương trình sẽ hỏi bạn có muốn thực hiện công việc nãy giờ đã làm kô ? chọn Yes

- Sau khi tạo xong chương trình yêu cần bạn reset lại máy -> chọn OK để reset máy.

6


7

2 - Tạo các phân vùng phụ (Logical)
- Sau khi reset -> tiếp tục chọn Partition Magic Pro như bước đầu tiên.
- Sau khi đã vào chương trình, bạn click vào phân vùng chưa tạo có màu xám -> chọn
menu Operations -> Create...

7


8

- Tại cửa sổ Create Partition thiết lập các thông số sau :
Create as : Logical Partition
Partition Type : định dạng nào tùy bạn (ở đây tôi chọn NTFS)
Size : kích thước phân vùng tính bằng MB nếu kô dự định chia ra nhiều ổ thì có thể để
nguyên số mặc định trong khung.

8


9


- Nhấn OK để hoàn tất
- Vùng màu xanh là Extend, vùng này sẽ là nơi chứa tất cả các phân vùng Logical.
- Nhấn Apply để chương trình bắt đầu thực hiện quá trình vừa thiết lập.

9


10

10


11

-> sau khi đã hoàn tất xong xuôi, các bạn click nút Exit để thoát chương trình và restart lại
máy.

Kết thúc việc tạo mới phân vùng và set active cho phân vùng cài HĐH. Công việc tiếp theo là
bạn cài cho máy 1 HĐH mà bạn thích.

11


12
Lưu ý : Đối với mỗi ổ cứng bạn chỉ được phép tạo tối đa 4 phân vùng chính (Primary)
hoặc 3 phân vùng chính (Primary) và 1 phân vùng Extend.
b) Xóa phân vùng (partition)
Khi xóa phân vùng, chương trình đòi hỏi bạn phải xóa phân vùng Logical trước rồi mới được
xóa phân vùng Extended.
- Xóa phân vùng Primary và Logical: bạn bấm phím phải chuột vào phân vùng Primary hay

Logical rồi chọn Delete trong menu ngữ cảnh (hay chọn phân vùng rồi mở menu Operations >
chọn Delete) (hình dưới):

Chọn phân vùng để xóa
Khi hộp thoại Delete Partition xuất hiện, bạn gõ OK vào ô Type OK to confirm partition
deletion để xác nhận xóa phân vùng này. Sau đó, bấm nút OK. (hình bên dưới):

12


13

- Xóa phân vùng Extended: sau khi xóa tất cả phân vùng Logical xong, bạn bấm phím phải
chuột vào phân vùng Extended rồi chọn Delete trong menu ngữ cảnh.

Chọn phân vùng Extended để xóa. Khi hộp thoại Delete Partition xuất hiện, bạn bấm nút Yes
để xác nhận (như hình bên dưới):

- Tiến hành xóa phân vùng: sau khi kết thúc việc xóa phân vùng, bạn bấm nút Apply rồi bấm
nút Yes trong hộp thoại Apply Changes để chương trình Tiến hành ghi các thay đổi lại ổ đĩa
thật sự (theo hình bên dưới):

13


14

Bấm nút Apply và Yes để Tiến hành ghi lại các thay đổi của ổ đĩa.
c) Phục hồi phân vùng: bạn có thể phục hồi phân vùng FAT, FAT32, NTFS, Linux.
Chú ý:







Bạn chỉ phục hồi khi không gian của phân vùng bị xóa chưa được sử dụng.
Bạn chỉ có thể phục hồi lần lượt nếu có nhiều phân vùng bị xóa vì chương trình chỉ
hiển thị danh sách từng phân vùng mỗi lần chạy.
Bạn không thể phục hồi nếu phân vùng bị xóa có lỗi ở hệ thống file.
Bạn không thể phục hồi phân vùng Primary nếu ổ đĩa có đến 4 phân vùng primary.

d) Thay đổi kích thước phân vùng: từ giao diện hiển thị các phân vùng (như hình bên
dưới):

14


15

Ở đây chúng ta nhìn thấy có 3 phân vùng là Win (chứa HĐH) (3GB), DATA(3GB) và GIAI
TRI(2GB). Yêu cầu đặt ra là thay đổi dung lượng của ổ C: từ 3GB thành 2GB và tăng dung
lượng của ổ D từ 3GB lên 4GB. Chúng ta sẽ thực hiện các bước như sau:
- Ổ C: giảm kích thước phân vùng từ 3GB thành 2GB thì ta Click phải chuột lên phân vùng
WIN (C), chọn Resize/Move (hình bên dưới):

15


16

Xuất hiện cửa sổ thay đổi kích thước phân vùng (hình bên dưới):

Điền dung lượng mới cho phân vùng ở phần New Size (theo yêu cầu bạn điền 2000), mặc
định phần dung lượng còn thừa sẽ đẩy về phía sau và tiếp tục Click OK.
Đây là phân vùng sau khi thực hiện giảm kích thước ổ C (hình bên dưới):

16


17

- Ổ D: tăng dung lượng của từ 3GB lên 4GB
Từ hình trên các bạn sẽ thấy ở phía dưới phân vùng WIN (C) có dư ra 1 phân vùng chưa
được thiết đặt là gần 1GB (phần dung lượng này thừa ra sau khi giảm dung lượng của ổ (C)
và nó nằm phía trước ổ (D) (có thể quan sát trên sơ đồ, khối màu hồng biểu thị các ổ đĩa đã
tạo và khối màu xám là những phần dung lượng còn dư, chưa được tạo). Tiếp theo, Click
phải chuột lên phân vùng DATA (D), chọn Resize/Move. Cửa sổ thay đổi dung lượng cho
phân vùng D (hình bên dưới):

17


18

Tại đây, bạn có thể: dùng chuột kéo phần biên khối màu hồng sang che lấp khối màu xám.
Thay đổi thông số ở phần Free Space Before về giá trị 0 và thay đổi thông số ở phần New
Size thành 4000 (4GB) sau đó Click OK để chấp nhận cuối cùng Click Apply/Yes.
- Chú ý: khi thay đổi hoặc di chuyển phân vùng






Không thể thu nhỏ phân vùng nếu trong phân vùng không còn không gian trống.
Không thể mở rộng phân vùng nếu không có không gian trống ở kề bên phân vùng.
Trong thời gianđiều chỉnh kích thước hay di chuyển phân vùng NTFS, nếu có trục trặc
phân vùng này có thể bị hư hỏng.

e) Cách ghép (sát nhập) hai phân vùng thành 1 phân vùng
Bạn có thể sát nhập hai phân vùng D và E lại thành một phân vùng D, toàn bộ dữ liệu trong
phân vùng D hay E sẽ được chuyển thành một thư mục trong phân vùng còn lại (tuy nhiên,
bạn cũng nên sao lưu các dữ liệu cá nhân để đảm bảo an toàn cho dù có biến cố bất ngờ).
Cách làm cụ thể như sau:
- Bạn bấm phím phải chuột vào phân vùng E trên thanh Partition Map rồi chọn Merge trong
menu ngữ cảnh (hình bên dưới):

18


19

- Bạn chọn phương cách xác nhập trong phần Merge Options của hộp thoại Merge Adjacent
Partitions theo hình minh họa bên dưới:

Chọn tùy chọn 1, nếu muốn cho DATA 1 (ổ D) trở thành một thư mục của DATA 2 (ổ E). Chọn
tùy chọn 2, nếu muốn cho DATA 2 trở thành một thư mục của DATA 1.
+ Nghĩa là Partition bạn chọn sẽ được chuyển thành một thư mục nằm trên 1 Partition cạnh
nó.
+ Partitions cạnh Partition bạn chọn sẽ được chuyển thành 1 thư mục trên Partition mà bạn
đã chọn.

Ta gọi Partition bị chuyển thành thư mục là Partition khách; Partition còn lại là Partition chủ.
Sau khi ghép, Partition mới sẽ có kích thước bằng tổng kích thước của 2 Partition con.
Bạn đặt tên cho thư mục lưu trữ nội dung của phân vùng bị mất khi sát nhập trong phần
Merge Folder rồi bấm OK. Cuối cùng, bấm nút Apply để Partition Magic Tiến hành ghi các
thay đổi lại ổ đĩa cứng.
- Chú ý:

19


20




Bạn chỉ có thể ghép 2 Partition nằm cạnh nhau (2 Partition nằm cạnh nhau trong bảng
liệt kê).
Giữa 2 phân vùng cần ghép (nhập) không được có phân vùng thứ 3 và bạn không thể
ghép phân vùng FAT/FAT32 với phân vùng NTFS
Quá trình ghép có thể sẽ được thực hiện trong thời gian dài nếu như dữ liệu trong 2
Partition ghép và được ghép là lớn.

f) Chuyển đổi kiểu File hệ thống của phân vùng (Partition)
Để chuyển đổi kiểu file hệ thống ta chọn 1 Partition trong bảng liệt kê, vào Menu Operatitions
rồi chọn Convert hoặc Click chuột phải lên Partition trong bảng liệt kê rồi chọn Convert. Một
Menu sẽ xuất hiện (hình bên dưới):

Bạn có thể chọn một trong các kiểu chuyển đổi:






Từ FAT sang FAT32, HPFS hoặc NTFS
Từ FAT32 sang FAT
Từ NTFS sang FAT hoặc FAT32

Ngoài ra bạn cũng có thể chuyển 1 Partition từ Logical thành Primary và ngược lại.
Chú ý: sao lưu dữ liệu trước khi thực hiện quá trình chuyển đổi.
g) Các thao tác nâng cao
Chọn 1 Partition trong bảng liệt kê, vào Menu Operations/Advanced hoặc Click chuột phải lên
Partition rồi chọn Advanced như hình bên dưới:

20


21

- Bad Sector Retset: kiểm tra các sector được đánh dấu là “bad” trên đĩa cứng xem thử nó
còn sử dụng được nữa hay không.
- Hide Partition: làm “ẩn” partition; partition sau khi làm ẩn thì hệ điều hành sẽ không còn nhận
ra được nữa. Để làm xuất hiện lại partition, bạn chọn lệnh Unhide partition (nếu bạn chọn
Advanced trên 1 partition đã bị ẩn thì lệnh Hide partition sẽ được thay bằng lệnh Unhide
partition).
Chú ý: nếu bạn có nhiều phân vùng primary thì chỉ có phân vùng khởi động “hiện” còn lại các
phân vùng khác sẽ tự động “ẩn”.
- Resize Root: thay đổi số lượng file và thư mục con mà thư mục gốc có thể lưu trữ.
- Set Active: làm cho partition “active”. Tại một thời điểm chỉ có thể có 1 partition được active
và hệ điều hành nào cài trên partition active sẽ được chọn khởi động lúc bật máy.
- Resize Clusters: thay đổi kích thước của 1 clusters. Clusters là một nhóm các sector. Mỗi

lần đọc/ghi đĩ cứng ta đều truy xuất từng clusters chứ không phải là từng sector; làm như thế
sẽ tăng tốc độ truy xuất đĩa cứng. Thay đổi kích thước clusters chính là thay đổi số sector
trong một clusters. Số sector trong 1 clusters càng lớn thì đĩa cứng truy xuất càng nhanh;
nhưng cũng sẽ gây lãng phí dung lượng đĩa nhiều hơn.
h) Các thao tác khác
- Kiểm tra lỗi: chọn 1 partition trong bảng liệt kê, hay chuột phải vào partition xem hình bên
dưới:

21


22

- Thông tin về partition: chọn 1 partition trong bảng liệt kê, hay chuột phải vào partition xem
hình bên dưới:

- Tăng tốc độ các thao tác: bạn vào Menu như hình bên dưới:

22


23

Trong phần Skip bad sector checks bạn hãy đánh dấu chọn tất cả các partition trong danh
sách. Lựa chọn này sẽ làm cho tốc độ của các thao tác nhanh hơn khoảng 30-35%, xem hình
bên dưới:

II/ Phân Vùng Với Soft : Acronis Disk Director

Giao diện chính của chương trình xuất hiện xem hình bên dưới:


23


24

Công cụ Acronis Disk Ditector sẽ cung cấp cho người dùng toàn bộ tiện ích điều hành ổ cứng
được cho hiệu quả nhất hiện nay với cách sử dụng dễ như “trở bàn tay”. Sau khi sử dụng
thử, tôi nhận thấy Acronis Disk Ditector có thể nói là công cụ tập hợp mọi “tinh hoa” của các
công cụ tiện ích dành cho đĩa cứng hiện nay. Toàn bộ mọi chức năng của Acronis Disk
Ditector đều được trình bày trực quan bằng chữ và biểu tượng trên giao diện.
- Mục Wizard của Acronis Disk Director đã có thể thay thế hoàn hảo cho công cụ Partition
Magic Pro 8.05 với 4 chức năng:



Create Partition: chỉ có tác dụng với các phân vùng phụ ngoài phân vùng hệ thống C:.
Với những phân vùng còn lại, người dùng có thể chia thành bao nhiêu phân vùng tùy
ý.
• Increase Free Space: tính năng gia tăng chỗ trống cho đĩa cứng bằng cách dồn dữ
liệu.
• Copy Partion: tính năng sao chép nội dung toàn bộ phân vùng này sang phân vùng
khác. Chú ý là dữ liệu của phân vùng bị chép sang sẽ bị xóa hết.
• Recover Partition: phục hồi lại toàn bộ các phân vùng đã bị “lỡ” xóa.
- Mục Operation gồm có 12 tác vụ sau:









Copy: sao chép toàn bộ dữ liệu của phân vùng này sang phân vùng khác.
Move: di chuyển toàn bộ dữ liệu của phân vùng này sang phân vùng khác.
Resize: thay đổi kích thước phân vùng.
Change Label: thay đổi tên phân vùng.
Format: định dạng lại phân vùng.
Delete: xóa “biến mất” hẳn toàn bộ một phân vùng và dữ liệu trên đó, hết sức thận
trọng khi dùng tính năng này.
24


25








Split: cắt một phân vùng ra thành nhiều phân vùng nhỏ hơn.
Merge: hợp nhất nhiều phân vùng thành một.
Check: tính năng thay thế hoàn hảo cho tính năng Check Disk của Windows.
Defrag: tính năng dồn đĩa giúp đĩa cứng truy cập dữ liệu nhanh hơn.
Explorer: tương tự như Windows Explorer.
Propeties: xem xét tổng quan về các phân vùng đĩa cứng.
Mục Advanced: giới thiệu các tính năng cao cấp khác và các công cụ quản lý đĩa
cứng khác hầu như không có.

• Change Letter: máy tính của bạn có 3 phân vùng là C, D và E, nhưng nay bạn không
thích tên D và E mặc định nữa thì có thể dùng tính năng Change Letter để thay tên
tùy ý.
• Convert: có thể chuyển bất kỳ phân vùng phụ nào trở thành phân vùng khởi động
chính.
• Hide: làm ẩn đi một phân vùng nào đó, tức biến phân vùng này thành phân vùng “bí
mật” mà người khác không hề biết đến sự tồn tại của nó.
• Change Cluster Size: đây là tính năng hết sức độc đáo và ít có ở các công cụ khác.
Hiện nay đa số đĩa cứng thường format ở định dạng FAT32, với Change Cluster Size
thì người dùng có thể chuyển bảng FAT32KB xuống còn 16-8-4-2-1 KB để tối ưu
thêm được khoảng 6% dung lượng đĩa cứng.
• Change Type: tính năng độc đáo cho phép thay đổi định dạng đĩa cứng đã format
sang toàn bộ các kiểu định dạng khác mà không làm mất mát dữ liệu.
Ngay giao diện đầu tiên bạn chọn chế độ Manual Mode nhấn OK hộp thoại tiếp tục hiện ra
(theo hình bên dưới):

Về thủ thuật cũng như cách thức nguyên tác để phân vùng và định dạng ổ đĩa cơ bản giống
Partition Magic Pro 8.05.
a) Tạo phân vùng (partition)
- Tạo phân vùng Primary: từ giao diện của chương trình bạn nhấn chuột phải vào ổ đĩa với
25


×