Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

CHUYÊN ĐỀ:Nghiên cứu sự chọn lựa thức ăn của cá bột và ứng dụng trong thực tế sản xuất giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.77 KB, 15 trang )

Nghiên cứu sự chọn lựa thức ăn
của cá bột và ứng dụng trong
thực tế sản xuất giống
Phạm Thanh Liêm

BM Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt – Khoa Thủy sản

Nội dung
1.
2.
3.
4.

Khái niệm
Các yếu tố ảnh hưởng
Phương pháp xác định
Kết quả nghiên cứu và ứng dụng

1


1. Khái niệm
• Là sự chọn lựa một cách cẩn thận con mồi có
những đặc tính tốt nhất thỏa mãn nhu cầu dinh
dưỡng và phù hợp nhất với đặc điểm phát triển
của cá bột.
• Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định tỉ lệ
sống của cá bột, nhất là trong một vài ngày đầu
tiên của vòng đời.
• Được quan tâm đặc biệt trong ương nuôi cá bột
vì hầu hết các loài cá bột chịu ảnh hưởng lớn bởi


nguồn thức ăn tự nhiên (live food).

2. Các yếu tố ảnh hưởng
Cỡ và loại thức ăn thay đổi theo quá trình phát
triển của cá bột và ảnh hưởng đến tăng trưởng
và tỉ lệ sống của cá bột
Chịu ảnh hưởng lớn bởi nhiều yếu tố có liên
quan đến cả cá bột và con mồi bao gồm: cỡ
miệng, sự chưa hoàn chỉnh của ống tiêu hóa
của cá bột; mức độ tương phản, cấu trúc, hoạt
động và mật độ của con mồi.

2


2. Các yếu tố ảnh hưởng
I. Đặc điểm của cá bột
1. Cỡ miệng: miệng nhỏ, hạn chế loại thức ăn tự
nhiên (Shirota, 1970; Dabrowski và Bardega,
1984; Schael et al., 1991; DeVries et al., 1998).
Theo Shirota (1970), cá chỉ bắt được mồi có
kích cỡ bằng với cỡ miệng mở 45o
TD: cá bơn chỉ bắt được mồi có kích cỡ từ 60100 µm, hoặc bằng 36% cỡ miệng; cá bống
tượng bắt mồi có kích cỡ 64-118 µm.

2. Các yếu tố ảnh hưởng
Khi cá bột lớn dần, khả năng bắt mồi tăng vì cỡ
miệng gia tăng (Gill and Hart, 1996), kích cỡ mồi
tiếp tục gia tăng cùng với cỡ miệng (Dabrowski
và Bardega, 1984; DeVries et al., 1998; Cunha

và Planas, 1999; Liêm và ctv, 2002).
Tuy nhiên, một số loài ăn sinh vật phù du, cá
giống vẫn tiếp tục bắt mồi có kích cỡ nhỏ như cá
cơm biển Bắc Engraulls mordax (Schmitt, 1986),
cá mè trắng, mè hoa (Dabrowski and Bardega,
1984)

3


2. Các yếu tố ảnh hưởng
2. Sự phát triển chưa hoàn chỉnh của ống tiêu
hoá: phụ thuộc các loại thức ăn tươi sống kích
thước nhỏ (Munilla-Moran, 1990; Van der
Meeren, 1991; Liêm và ctv, 2002).
Theo Confer và ctv (1990), mồi cỡ nhỏ sẽ có
hiệu quả tiêu hoá cao hơn.
Loại thức ăn thay đổi theo sự hoàn chỉnh của
ống tiêu hóa (TD từ luân trùng sang copepoda)
như trên cá bống tượng (Liêm và ctv, 2002), cá
Bathylagichthys parini (Landaeta et al. 2011)

2. Các yếu tố ảnh hưởng
3. Sự phát triển chưa hoàn chỉnh của các cơ quan
vận động
Hạn chế loại mồi: Cá chỉ bắt mồi di chuyển
chậm và kiểu di chuyển đơn giản (Senoo et al.,
1994; Olsen et al., 2000)
Sau khi hết noãn hoàng, cá vận động “tiết
kiệm” hơn và đây là một yếu tố quan trọng

trong sinh thái dinh dưỡng, vì nó ảnh hưởng
đến tần số bắt gặp mồi và sử dụng năng lượng
có hiệu quả nhất cho quá trình biến thái.

4


2. Các yếu tố ảnh hưởng
4. Phương thức nhận biết con mồi
Hầu hết cá bột nhận biết con mồi bằng mắt và
chỉ bắt mồi vào ban ngày. (Sự thiếu các tế bào
hình que và sắc tố võng mạc).
Khi mới bắt đầu lấy thức ăn ngoài, cá bột chỉ
nhận biết được những con mồi tương đối gần
(cá trích 0,4-1,0 chiều dài thân L, cá bơn là
0,5L...). Khoảng cách nhận biết con mồi gia
tăng theo kích cỡ con mồi và sự lớn lên của cá
bột.

2. Các yếu tố ảnh hưởng
Cá ăn đêm có chọn lựa thức ăn???
Apogon annularis không bắt mồi có kích cỡ

<0,9 mm mặc dù con mồi rất phong phú và
ngay cả trong những đêm có trăng? Sự chọn
lựa mồi có kích thước lớn gia tăng khi ánh sáng
giảm
=> tầm nhìn hạn chế, cá chỉ nhận thấy mồi lớn
(Holzman và Genin, 2005)


5


2. Các yếu tố ảnh hưởng
II. Đặc điểm của con mồi
Kích cỡ mồi: phù hợp với sự phát triển của cỡ
miệng → cá lớn sẽ bắt mồi có kích thước lớn
(Ponton và Muller, 1990; Limburg et al., 1997;
Liêm và ctv., 2002)
Những loại phiêu sinh vật có nhiều kích cỡ
thường được chọn lựa, đặc biệt là đối với cá có
miệng nhỏ (TD nhóm copepoda hay ấu trùng
giáp xác)

2. Các yếu tố ảnh hưởng
Sự khác biệt về hình dạng và phương thức vận
động của con mồi sẽ kích thích sự chọn lựa
thức ăn của cá bột
Con mồi có tỉ lệ H:L thấp (thon, dài) kích thích
sự bắt mồi hơn (Holmes và Gibson, 1986; Liêm
và ctv, 2002)
Con mồi nhỏ, di chuyển chậm sẽ được chọn bởi
cá nhỏ (Senoo et al., 1994; Olsen et al., 2000),
khi cá lớn sẽ chọn mồi có kiểu di chuyển khác
biệt.

6


2. Các yếu tố ảnh hưởng

Ảnh hưởng bởi mật độ con mồi: Cá nhỏ có tầm
nhìn hạn chế và cá ăn phiêu sinh có xu hướng
chọn mồi có mật độ cao. Khi cá lớn, sẽ chọn
theo kích cỡ hoặc hình dạng (Confer et al.,
1990; Van der Meeren, 1991; Mookerji and
Rao, 1993)
Các loài chiếm ưu thế đôi khi cho mối tương
quan âm (-) với sự chọn lựa thức ăn ở cá bột:
cá có sự lựa chọn mồi lạ (Van Der Meeren,
1991)

3. Các phương pháp xác định
• Chỉ số chọn lựa thức ăn (Ivlev, 1961):

Ei =

ri − pi
ri + pi

ri: tỉ lệ của loại thức ăn (i) trên tổng số các loại

thức ăn có trong ruột cá
pi: tỉ lệ của loại thức ăn (i) tương ứng trên tổng số
các loại thức ăn trong môi trường nước.

E: dao động từ (-1) đến (+1)

7



3. Các phương pháp xác định
Được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu chọn
lực thức ăn của cá. Tuy nhiên, chỉ số này có
một số điểm yếu:
1. Giá trị của E cho loại thức ăn ngẫu nhiên không
luôn luôn bằng 0;
2. Không có tính lặp lại vì giá trị đạt được ở các
lần lặp lại (hay các điểm thu mẫu khác nhau)
khác dự kiến; không thể so sánh bằng phép
thống kê;
3. Giá trị thay đổi tùy theo mức độ phong phú của
các loại thức ăn có ngoài tự nhiên.

3. Các phương pháp xác định
• Hệ số bắt mồi (forage ratio):

FR =

ri
pi

FR từ 0-1: lẫn tránh; lớn hơn 1: chọn lựa
1. Có yếu điểm như chỉ số chọn lựa Ivlev
2. Jacobs (1974) đề xuất chuyển sang dạng log.
Chỉ số (-) đến 0 là lẩn tránh và 0 đến (+) là có
chọn lựa. Có thể phân tích thống kê với kiểu
biến thiên ngẫu nhiên (stochastic)

8



3. Các phương pháp xác định
Chỉ số chọn lựa Strauss (1979)

L = ri − pi
1. Dao động từ (-1) đến (+1)
2. Giá trị cho thức ăn ngẫu nhiên bằng 0.
3. Tuân theo phân phối chuẩn nên có thể sử dụng
phân tích thống kê

3. Các phương pháp xác định
Chỉ số chọn lựa thức ăn tham chiếu (Gras &
Saint-Jean, 1982)

N i' xN R
Si =
N i xN R'
Ni và N, là số lượng t. ăn (i) và t. ăn tham chiếu
(R) có ngoài môi trường; Ni’ and N’, là số lượng
t. ăn tương ứng có trong ống tiêu hóa.
1. Dao động từ 0 đến 1; chỉ số trung gian là 0,5
2. Cho phép tính sinh khối thức ăn sử dụng bởi
con vật bắt mồi (Si x W t. ăn i trong tự nhiên)

9


3. Các phương pháp xác định
Chesson’s Index (1978; 1983)
ri

pi
α = n
( ri
)

p
i
i=1
Trong đó:
n: số lượng loại thức ăn
ri: tỉ lệ thức ăn (i) trong ống tiêu hóa
pi: tỉ lệ thức ăn (i) có sẵn trong môi trường

3. Các phương pháp xác định
Chỉ số ưu thế (Index of Preponderance)
(Natarajan and Jhingran, 1961)

Ii =

ViOi
x100
V
O
∑ i i

Trong đó: Vi và Oi là thể tích và tần suất xuất hiện
của thức ăn (i)
1. Tổng các chỉ số của các loại thức ăn là 100
2. Theo qui luật của các chỉ số thông dụng khác
3. Công cụ khảo sát sự chọn lựa thức ăn và tầm

quan trọng của thức ăn trong phổ dinh dưỡng.

10


3. Các phương pháp xác định
Chỉ số tương quan (I. Relative Importance)
(Leo Pinkas et al., 1971; Srivastava, 1985)

IRIi = (% Ni + %Vi ) x%Oi
Trong đó:
Trong đó: Ni, Vi và Oi là tỉ lệ % về số lượng, thể
tích và tần suất xuất hiện của thức ăn (i)

3. Các phương pháp xác định
Chỉ số tương quan (Cortes, 1997)

IRI i (%) =

IRI i

x100

n

∑ IRI

i

i =1


Trong đó:
IRI: chỉ số tương quan của từng nhóm thức ăn
đối với cá thể nghiên cứu

11


3. Các phương pháp xác định
Chỉ số tương quan (Kurian, 1977)

Ii =

(Vi + Fi ) N i
x100
∑ (Vi + Fi ) N i

Trong đó:
Vi: thể tích của thức ăn (i)
Fi: tần số xuất hiện của thức ăn (i)
Ni: số lượng thức ăn

4. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng
1. Xác định loại thức ăn thích hợp
Cá bơn (Scophthalmus maximus) thích chọn
ấu trùng copepods hơn luân trùng (Kuhlman,
1981; Van der Meeren, 1991), khi lớn hơn cá
chọn copepods trưởng thành. Van der
Meeren (1991), đề xuất cho ăn bằng hỗn hợp
copepods

Cá tầm thìa Polyodon spathula nuôi trong ao
chọn cladoceran (Daphnia, Scapholeberis)
làm thức ăn chính (Mims et al., 1995)

12


4. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng
1. Xác định loại thức ăn thích hợp
Cá trê Phi Heterobranchus longifilis nuôi
trong ao chọn Moina micrura là thức ăn chính
trong 10 ngày tuổi (Kerdchuen và Legendre,
1994).
Trái lại, mè trắng Hypophthalmichthys molitrix
và mè hoa Aristichthys nobilis lại chọn luân
trùng khi mới bắt đầu lấy thức ăn (Dabrowski
and Bardega, 1984)

4. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng
1. Xác định loại thức ăn thích hợp
Cá trôi đen Labeo rohita và cá nheo
Heteropneustes fossilis có tính ăn khác nhau,
nhưng có cùng kiểu chọn lựa thức ăn trong
giai đoạn bột. Trong 6 ngày tuổi đầu tiên, cá
trôi chọn luân trùng Brachionus calyciflorus
trong khi cá nheo chọn B. patulus. Giữa 3
loại thức ăn luân trùng, cladocera và
copepod, cả 2 loài đều chọn cladocera
(Mookerji và Rao, 1993)


13


4. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng
1. Xác định loại thức ăn thích hợp
Paralichthy dentatus
Tintinnids
Copepod nauplii
Copepodites
Calanoids
Cyclopoids
Copepod eggs
Bivalve larvae
Invertebrate eggs
Other

Thức ăn của cá bơn Paralichthys dentatus, xác định bằng
phương pháp chỉ số tương quan (Grover, 1998)

4. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng
2. Xác định sự thay đổi tính ăn – xây dựng
chế độ cho ăn phù hợp
Crustacea

Crustacea

Algae

Algae


Plants

Plants

Rotifers

Rotifers

Insects

Insects

Protozoa

Protozoa

Molluscs

Molluscs

Polyzoa

Polyzoa

Organic matter

Organic matter

Sand and mud


Sand and mud

Kết quả trên cá Catla: thành phần giáp xác tăng từ 64 lên
79% trong khi tảo giảm từ 30 xuống 9% từ cá giống lên cá
trưởng thành (Natarajan và Jhingran, 1961). Xác định bằng
phương pháp chỉ số ưu thế

14


4. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng
2. Xác định sự thay đổi tính ăn – xây dựng
chế độ cho ăn phù hợp
Kết quả nghiên cứu chọn lựa thức ăn trên cá
Bống tượng Oxyeleotris marmoratus (sử dụng
chỉ số Ivlev) được ứng dụng xây dựng chế độ
cho ăn phù hợp và đã cải thiện được tỉ lệ sống
giai đoạn 10 ngày tuổi (Liem, 2001; Liêm và ctv,
2002)
Các kết quả nghiên cứu chọn lựa thức ăn trên
cá thát lát còm (Hiền và ctv, 2007), cá nâu
(Khánh và ctv, 2014), được ứng dụng thành
công trong sản xuất

4. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng
3. Xác định lượng và khẩu phần ăn
Điều chỉnh mật độ phiêu sinh dựa vào chỉ số
chọn lựa thức ăn nếu yếu tố chính gây nên sự
chọn lựa thức ăn là mật số, như trường hợp cá
cơm Engraulls mordax (Schmitt, 1986), cá mè

trắng, mè hoa (Dabrowski and Bardega, 1984)
Chỉ số chọn lựa thức ăn tham chiếu (Gras &
Saint-Jean, 1982) cho phép xác định lượng
thức ăn được cá sử dụng → xác định lượng
thức ăn cần cung cấp khi ương nuôi

15



×