Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Văn MÃ ĐỀ 03 Ôn THPT Quốc gia 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.68 KB, 5 trang )

HÀNH TRÌNH 80 NGÀY ĐỒNG HÀNH CÙNG 99ER
BIÊN TẬP: KỸ SƯ HƯ HỎNG

Họ và tên thí sinh: .........................................................
Số Báo Danh: ................................................................

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ SỐ 3/80

I. Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
HÁT QUỐC CA
Quốc kì là lá cờ của một nước, quốc ca là bài hát chính thức của một nước. Nước nào
cũng có quốc kì và quốc ca. Ghi nhận vinh quang của vận động viên một nước được giải trong
các cuộc thi đấu quốc tế, người ta kéo cờ và cử quốc ca nước đó. Đàm phán giữa các đoàn đại
biểu của hai hay nhiều quốc gia, người ta đặt cờ của mỗi nước trước đoàn đại biểu của nước
đó. Mỗi người dân chào cờ và hát quốc ca là để luôn luôn nhớ tới đất nước mình.
Trước đây, trong doanh trại quân đội, các trước học, hằng ngày hoặc buổi sáng ngày
đầu tuần, anh chị em tập hợp lại chào cờ và hát quốc ca. Nhưng không hiểu tại sao bây giờ
nhiều trường học lại sao nhãng. Rồi bước vào thời hiện đạ,i hoặc là có dàn nhạc thay thế trong
các buổi lễ trọng thể, hoặc là phát băng cát xét ghi quốc ca; vì vậy có nơi đã nhầm lẫn khi định
bấm băng quốc ca mà lại phát ra một bài gì đó làm mất vẻ trang nghiêm.
Đi thăm một số nước, thấy nước nào người ta cũng quan tâm đến chào quốc kì và hát
quốc ca mỗi buổi sáng, mà là hát chứ không phải mở băng nhạc. Ở nhiều buổi lễ trang trọng,
có quân nhạc cử quốc thiều, nhưng có ông tổng thống vẫn mấp máy môi hát quốc ca của nước
mình theo tiếng nhạc, có nơi cử một danh ca cỡ nhất nước hát quốc ca trong lúc chào cờ, và
ngay vận động viên khi nghiêm chỉnh chào cờ nước mình mỗi lần đạt giải cung thấy họ hát quốc
ca nước họ theo dàn nhạc của nước chủ nhà. Những lúc đó, mình thấy yêu thêm bạn bè, vì cùng


sống với nhau trong một cộng đồng nhân loại nhưng mỗi người có một Tổ quốc, một quê hương
để mà nhớ, mà yêu, mà xây dựng, mà bảo vệ.
Chúng tôi được biết là ở một số nơi đã quyết định khôi phục và thực hiện nghiêm chỉnh
lễ chào cờ, trước hết là trong trường học, các công sở, các đơn vị quân đội. Mà hát chứ không
được mở băng. Chúng tôi rất hoan nghênh quyết định đó.
Không phải chuyện hình thức đâu. Mỗi lần, đứng trước lá cờ Tổ quốc, hát bài ca Tổ quốc,
mọi người sẽ nhớ mình là người nước nào để hết lòng vì Tổ quốc, quê hương.
(Theo Bình luận báo chí thời kì đổi mới – Hữu Thọ, NXB Giáo dục, 2000)
Câu 1: (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.?
Câu 2(0,75 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3(1,0 điểm).Anh/ chị có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không ? Vì sao ?
“Không phải chuyện hình thức đâu. Mỗi lần, đứng trước lá cờ Tổ quốc, hát bài ca tổ quốc, mọi
người sẽ nhớ mình là người nước nào để hết lòng vì Tổ quốc, quê hương.”
Câu 4(0,75 điểm). Từ văn bản trên, anh/chị có suy nghĩa gì khi đọc mẩu tin dau:
“… Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
đã kể lại, một lần khi đến thăm một quốc gia Bắc Âu, người ta cử quốc ca hai nước. Khi quốc
thiều của nước ta vang lên, không thấy ai trong đoàn Việt Nam hát, trong khi nước chủ nhà họ
Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 1


hát rất nghiêm túc. Nhà vua nước bạn hỏi nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: “Quốc ca
nước bạn không có lời à?”.
(Trích “Câu hỏi của nhà vua “Quốc ca nước bạn không có lời à?” – Hồ Quang Lợi, Dẫn
theo , ngày 07/06/2015)
Phần II. Làm văn
Câu 1 (2 điểm)
Chúng ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường
ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí đều gắn liền với số.

(Trích Hãy gập máy tính, tắt điện thoại để nói và cười. Dẫn theo
, ngày 23.06.2014)
Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trên
Câu 2 (5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh.
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đế n anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắ c
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghi ̃
Hướng về anh một phương”
(Ngữ văn 12 cơ bản, tâ ̣p 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.155-156)
__________________________________________________________

Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 2


ĐÁP ÁN NGỮ VĂN ĐỀ 03

A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng
để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Cần khuyến khích những bài viết có lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo, giàu cảm xúc,
trình bày sạch đẹp, chuẩn chính tả.
- Những nội dung để trong dấu (...) chủ yếu chỉ có tính gợi ý, không buộc học sinh phải

trình bày tương tự; giám khảo cần linh động khi vận dụng đáp án.
B. Hướng dẫn cụ thể

Phần
I

1

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng là nghị luận

Điểm
0,5

2

Nội dung chính của văn bản bàn về việc hát quốc ca ở nước ta

0,75

Trước hết học sinh cần chỉ ra quan điểm của tác giả trong câu “Không
phải chuyện hình thức đâu. Mỗi lần, đứng trước lá cờ Tổ quốc, hát bài
ca tổ quốc, mọi người sẽ nhớ mình là người nước nào để hết lòng vì Tổ
quốc, quê hương.”. Đó là: Hát quốc ca là việc cần thiết, có ý nghĩa vô
cùng thiêng liêng (giúp mọi người nhớ mình là người của nước nào để
hết lòng vì Tổ quốc, quê hương). Từ đó học sinh bày tỏ sự đồng tình
hoặc phản đối quan điểm của tác giả. Nội dung trả lời phải hợp lí, có
sức thuyết phục.
4
Trước hết học sinh cần nêu được nội dung chính của mẩu tin. Sau đó,
bằng những hiểu biết về văn bản “Hát quốc ca” (Hữu Thọ) và liên hệ

với thực tế, học sinh nêu những hiểu biết của mình về nội dung ấy. Nội
dung câu trả lời phải cho thấy được ý nghĩa của việc hát quốc ca và lòng
tự trọng, tự tôn dân tộc.
Câu Suy nghĩ từ ý kiến: “Chúng ta đang sống trong một thế giới số, nơi
mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện
1
đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí đều gắn liền với số”.
Yêu cầu chung:
- Câu này kiểm tra kĩ năng viết đoạn văn; đòi hỏi thí sinh phải huy động
những hiểu biết về xã hội, kĩ năng tạo lập đoạn văn và trình bày quan
điểm riêng của mình.
- Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng phải
có lí lẽ và căn cứ xác đáng, tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình nhưng
phải chân thành, nghiêm túc và phù hợp chuẩn mực đạo đức.
Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần đạt một số yêu cầu sau:
- Giải thích các cụm từ: “thế giới số” “gắn chặt với thế giới số” để thấy
được ngày nay mọi hoạt động của con người (nhất là ở nơi có môi trường
phát triển) đều có liên quan hoặc phụ thuộc vào các công cụ/ phương
tiện công nghệ thông tin, phương tiện thông minh như điện thoại, máy
tính, phương tiện giao thông…

1,0

Câu

Nội dung

3

II


Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 3

0,75

2,0
điểm

0,5
điểm


- Phân tích nhưng mặt lợi hại của hiện tượng trên bằng cách chỉ ra những
0,75
ví dụ cụ thể. Lập luận phải chặt chẽ và có sức thuyết phục.
điểm
- Bình luận để rút ra bài học hợp lý cho bản thân và mọi người xung 0,75
quanh: sử dụng hợp lý các phương tiện, công cụ thông minh để giúp điểm
cuộc sống của con người đạt đến những giá trị đích thực, có ý nghĩa.
Câu Cảm nhận về đoạn thơ trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh…
5,0
2
điểm
Yêu cầu chung:
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài văn nghị luận văn học của học sinh,
đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lý luận và
học và kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của
mình để làm bài

- Thí sinh có thể cảm nhận và kiế giải theo nhiều cách khác nhau nhưng
phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng và không được thoát li văn bản tác
phẩm.
Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: Vài nét về tác giả, tác phẩ m và vi tri
̣ ́ đoa ̣n trích:
Xuân Quỳnh là nhà thơ trưởng thành trong cuô ̣c kháng chiế n chố ng Mi ̃
cứu nước.
- “Sóng” là bài thơ tiêu biể u cho hồ n thơ của Xuân Quỳnh luôn luôn
trăn trở, khao khát đươ ̣c yêu thương gắ n bó. Bài thơ đươ ̣c in trong tâ ̣p
“Hoa do ̣c chiế n hào” (1968).
- Đoa ̣n thơ trić h nằ m ở phầ n giữa của bài thơ. Có thể xem đó là đoa ̣n
tiêu biể u của tác phẩ m. Giố ng như toàn bài, từ đoa ̣n thơ này, hai hình
tươ ̣ng “sóng” và “em” luôn tồ n ta ̣i đan cài, khắ c ho ̣a rõ nét nỗi nhớ, sự
thủy chung tha thiế t của nhà thơ. Mỗi tra ̣ng thái tâm hồ n của người phu ̣
nữ đề u có thể tìm thấ y sự tương đồ ng với mô ̣t đă ̣c điể m nào đó của
“sóng”.
2. Thân bài
a. Sáu câu đầ u: Nỗi nhớ da diế t, cháy bỏng, thường trực
- Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “Lòng sâu” - “mặt nước”
- “ngày” - “đêm”.
- Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồ n ta ̣i khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi
vào cả trong giấ c mơ, trong tiề m thức “cả trong mơ còn thức”.
- Mươ ̣n hiǹ h tươ ̣ng “sóng” để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa,
nhà thơ trực tiế p bô ̣c lô ̣ nỗi nhớ của mình.“Lòng em nhớ đế n anh”
b. Bố n câu thơ tiế p theo: Lòng thủy chung tha thiế t
- Khẳ ng đinh
̣ lòng chung thủy: dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ
“hướng về anh một phương”.
- Trong cái mênh mông của đấ t trời, đã có “phương tâm trạng”,

“phương” của người phu ̣ nữ đang yêu say đắ m, thiế t tha.

Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 4

0,75
điểm

1,5
điểm

1,5
điểm


c. Mô ̣t số đă ̣c sắ c về nghê ̣ thuâ ̣t
- Thể thơ 5 chữ đươ ̣c dùng mô ̣t cách sáng ta ̣o, thể hiê ̣n nhip̣ của sóng
biể n, nhip̣ của lòng thi si.̃
- Các biê ̣n pháp điê ̣p từ, điê ̣p cú pháp góp phầ n ta ̣o nên nhip̣ điê ̣u nồ ng
nàn, say đắ m, thích hơ ̣p cho viê ̣c diễn tả nỗi nhớ mañ h liê ̣t: “Con sóng”
(3 lầ n), “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, “dẫu xuôi - dẫu ngược”…
3. Kế t luâ ̣n
- Trong đoa ̣n thơ, Xuân Quỳnh đã thể hiê ̣n rấ t gơ ̣i cảm, sinh đô ̣ng những
tra ̣ng thái cảm xúc, những khát khao mañ h liê ̣t của mô ̣t người phu ̣ nữ
đang yêu.
- Từ đoa ̣n thơ, có thể thấy vẻ đẹp tâm hồ n của người phu ̣ nữ Viê ̣t Nam
trong tình yêu táo ba ̣o, ma ̣nh mẽ nhưng vẫn giữ đươ ̣c nét truyề n thố ng
(sự thủy chung, gắ n bó)”.


0,5
điểm

0,75
điểm

* Lưu ý chung:
- Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm cho các
nội dung lớn nhất thiết phải có.
- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm đối với những bài viết đáp ứng đầy đủ yêu cầu đã nêu ở mỗi
câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
- Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý
ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
- Không cho điểm cao đối với những bài viết chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
- Cần trừ điểm vớ những lỗi hành văn, ngữ pháp và chính tả.
______________________________________________________________

Kỹ Sư Hư Hỏng – Cung cấp tài liệu ôn thi THPT mới nhất

Trang 5



×