Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

MA TRẬN KIỂM TRA VĂN THPT HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.93 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA–VŨNG TÀU

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 10
I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và vận dụng vào thực tiễn được quy định
trong chương trình Ngữ văn lớp 10 ở học kì I theo ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm
văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh như sau:
1. Kiến thức cần đạt
a) Văn học: Nắm được những kiến thức văn học sử, tác giả, đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật của các tác phẩm văn học dân gian, văn học trung đại Việt Nam (trong chương trình
HKI).
b) Tiếng Việt: Nắm được những kiến thức về từ ngữ, cú pháp, thể loại văn bản, phong cách
văn bản, một số biện pháp tu từ.
c) Làm văn
- Nghị luận xã hội: Bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lý, hiện tượng đời sống gần gũi với học
sinh
- Nghị luận văn học: Bàn về một vấn đề văn học .
2. Kĩ năng cần đạt
- Kỹ năng đọc - hiểu thể hiện qua việc xác định được nội dung chính, phong cách chức năng,
phương thức biểu đạt của văn bản; nhận diện các biện pháp tu từ và hiệu quả diễn đạt; phát
hiện và sửa lỗi về từ ngữ, cú pháp.
- Kỹ năng tạo lập văn bản: thực hành viết đoạn văn, bài văn.
- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, từ ngữ chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
II/ HÌNH THỨC, THỜI GIAN VÀ GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH
1. Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
- Cấu trúc đề: hai phần Đọc - hiểu vàLàm văn
2. Thời gian: 90 phút
3. Giới hạn ôn tập: chương trình học kì I đến tuần 18.
III/ NỘI DUNG ÔN TẬP




1. Văn học Việt Nam
- Tổng quan văn học Việt Nam
- Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Tấm Cám
- Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
- Khái quát VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
- Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)
2. Tiếng Việt
- Văn bản
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Các biện pháp tu từ.
3. Làm văn
- Các phương thức biểu đạt
- Nghị luận về một tác phẩm thơ, tác phẩm tự sự
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lý, một hiện tượng đời sống.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016– 2017

TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10

Thời gian làm bài: 90 phút
( Không kể thời gian giao đề )

ĐỀ MINH HỌA

I/ Đọc – hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng
cỏ và lúa, và hoa hoang quả dại
vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải
bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua
Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò
con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít
con chim trả bắn mũi tên xanh biếc
con chích choè đánh thức buổi ban mai
Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rồi
năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại
cái năm tháng mong manh mà vững chãi
con dấu đất đai tươi rói mãi đây này …”
Cuối 1982
(Nguyễn Duy, trí
ch Tuổi thơ )
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định 2 biện pháp tu từ nổi bật được tác giả sử dụng trong hai khổ thơ đầu của bài thơ.
(1,0 điểm)
Câu 3. Tại sao tác giả lại cho rằng tuổi thơ là “cái năm tháng mong manh mà vững chãi” ? (0,5
điểm)
Câu 4. Bằng một đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi, hãy làm rõ vai trò của tuổi thơ đối với cuộc
sống của mỗi người (2,0 điểm)
II/ Làm văn (6,0 điểm)



Cảm nhận của em về nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị
Châu Trọng Thủy.
------------- HẾT ---------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA–VŨNG TÀU

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 12
I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn
lớp 12 ở học kì I theo ba phân môn: Tiếng Việt, Văn học vàLàm văn với mục đích đánh giá
năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh như sau:
1. Kiến thức cần đạt
a) Văn học
- Nắm được những nét khái quát về đặc điểm, thành tựu văn học Việt Nam từ sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Nắm được những kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến
1975, giai đoạn 1975 đến hết thế kỷ XX và tác phẩm văn học nước ngoài.
b) Tiếng Việt: Nắm được các phép tu từ; nhận biết thể loại thơ; nắm các phong cách ngôn
ngữ đã học.
c) Làm văn
- Nắm các phương thức biểu đạt, sự vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt; các thao tác
lập luận trong bài văn nghị luận.
- Nghị luận xã hội: Huy động kiến thức xã hội, đời sống, trải nghiệm thực tế của bản thân để
viết đoạn văn nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng đạo lý hoặc một hiện tượng đời sống.
- Nghị luận văn học: Huy động kiến thức lịch sử văn học, hiểu biết về tác giả, tác phẩm để
viết một bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.

- Viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ hoặc văn xuôi từ đó mở rộng bàn về một
vấn đề xã hội.
2. Kĩ năng cần đạt


- Đọc hiểu các văn bản hoặc đoạn văn bản và xác định nội dung, ý nghĩa, biện pháp nghệ
thuật, thể loại, phong cách ngôn ngữ; phương thức biểu đạt; cảm nhận khái quát về giá trị nội
dung và nghệ thuật, ý nghĩa chi tiết, hình ảnh…
- Vận dụng kiến thức văn học, kiến thức xã hội và các thao tác lập luận để viết đoạn văn, bài
văn nghị luận xã hội,nghị luận văn học, hoặc nghị luận văn học kết hợp với nghị luận xã hội .
- Trình bày bài cẩn thận, chữ viết rõ ràng, từ ngữ chính xác, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy,
thuyết phục.
II/ HÌNH THỨC, THỜI GIAN VÀ GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH
1. Hình thức: Tự luận
2. Thời gian làm bài: 90 phút.
3. Cấu trúc đề : gồm hai phần Đọc hiểu vàLàm văn.
4. Giới hạn ôn tập: chương trình học kì I đến hết tuần 18
III/ NỘI DUNG CỤ THỂ
1. Văn học Việt Nam
- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
- Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
- Tây Tiến (Quang Dũng)
- Việt Bắc (Trích - Tố Hữu)
- Đất nước (Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
- Sóng (Xuân Quỳnh)
- Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
2.Văn học nước ngoài
- Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003(Cô-phi An-nan)
3. Đọc thêm

- Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
- Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)
- Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
- Đò Lèn (Nguyễn Duy)
4. Tiếng Việt
- Các biện pháp tu từ


- Các loại phong cách ngôn ngữ
- Luật thơ
5. Tập làm văn
- Các phương thức biểu đạt
- Các thao tác lập luận trong văn nghị luận
- Nghị luận về một bài thơ đoạn thơ
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
-------------- HẾT ------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016– 2017
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12
Thời gian làm bài: 90 phút

ĐỀ MINH HỌA

( Không kể thời gian giao đề )


I/ ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Thần đồng” Đỗ Nhật Nam chia sẻ “tâm thư” những ngày cuối năm được đăng trên trang
dantri.com ngày 2 tháng 2 năm 2016, trong “tâm thư” có đoạn:
Năm học này em ở trường nội trú. Có nhiều điều mới mẻ, thú vị. Và em lúc nào cũng nhớ về nhà. Nhớ
để biết ơn.

Trong trường học, mọi học sinh phải tự suy nghĩ, tính toán về các quyết định liên quan đến cuộc sống
của mình: Học thế nào, chơi môn gì, chi tiêu ra sao, kết bạn với ai.... tất cả đều phụ thuộc vào việc
mình chấp nhận hay từ chối. Khi ấy, em biết ơn Bố. Bố đã luôn dạy em rằng, “nói không cũng là một
năng lực”. Chính điều đó khiến em biết tự cân bằng, biết điều chỉnh cho mình cảm thấy nhẹ nhõm.
Không phải mọi điều lúc nào cũng dễ dàng. Không phải cứ học ở một trường tốt là mọi thứ sẽ “trải
thảm”, có rất nhiều khó khăn thử thách đến với những du học sinh. Khi gặp khó khăn, em nhớ đến
những câu thơ Bố thường đọc cho em nghe: Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng/ Sự tàn nhẫn nhắc ta điều
lành/ Nỗi buồn đánh thức hy vọng. Chính nghịch cảnh là thầy dạy ta. Và em vững lòng vượt qua khó
khăn.
Chưa bao giờ em đọc sách nhiều như thời điểm này. Mỗi ngày, trước khi đi ngủ, em tự đặt ra mục tiêu
đọc 50 trang sách. Thư viện trường em với ba tầng sách cao chạm đến trần nhà nhưng em đã đọc hầu
hết các cuốn sách trong đó vì có nhiều quyển em đã đọc từ trước. Em còn mua sách trên Amazon hàng
tuần. Có lẽ vì thế mà các bài thi viết luận, thầy cô luôn dành cho em những lời khen nhiệt thành. Khi
ấy, em nhớ đến dáng ngồi của Bố bên ngọn đèn đọc sách hàng đêm. Và em cũng biết ơn.
Trường học là nơi mọi người được nói lên ý kiến của mình. Tất cả đều được tôn trọng. Không ai tự
khoác cho mình cái áo của sự ngạo mạn. Trong tranh luận, tất cả ngang bằng nhau. Và em thấy thật
hạnh phúc với không khí đó. Và em cũng thật biết ơn Bố. Bố luôn nói rằng, tự tin đi con, đừng như
Bố, mỗi khi phát biểu lại toát cả mồ hôi tay, Bố thấy thiệt thòi. Em cố gắng để làm được những điều
Bố mong muốn.
Cứ thế, một ngôi trường em yêu thích bởi trước hết, nó giúp em, bằng một cách rất hữu hình, nhớ và
biết ơn Bố của mình.



Mẹ ơi, khi đọc đến đây, mẹ có tự hỏi vì sao em không nhắc đến Mẹ không?
Vì đơn giản, em dành cho Mẹ một vị trí vô cùng đặc biệt. Và đơn giản hơn nữa, mẹ chính là người
“làm nên” hai người đàn ông trong gia đình.
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2: Bài học ý nghĩa nhất, sâu sắc nhất mà Đỗ Nhật Nam học được ở nhà trường làgì
?
Câu 3: Trong những bài học mà Đỗ Nhật Nam đã học được từ bố, theo em bài học nào có ý nghĩa
nhất đối với bản thân? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 – 5 dòng).
Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về câu: “Chính nghịch cảnh là thầy
dạy ta.”?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
------------------- HẾT -------------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA–VŨNG TÀU

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌI NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 11
I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và vận dụng vào thực tiễn được quy định

trong chương trình Ngữ văn lớp 11 ở học kì I ở ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn
với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh như sau:
1. Kiến thức cần đạt
a) Văn học: Nắm được những kiến thức văn học sử, tác giả, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
của các tác phẩm văn học Trung đại, văn học hiện đại Việt Nam (từ đầu thế kỉ XX đến Cách
mạng tháng Tám năm 1945).
b) Tiếng Việt: Nắm được những kiến thức về từ ngữ, cú pháp, thể loại, phong cách chức năng
văn bản; một số biện pháp nghệ thuật.
c) Làm văn
- Nghị luận xã hội: Bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lý, hiện tượng đời sống;
- Nghị luận văn học: Bàn về một vấn đề văn học .
2. Kĩ năng cần đạt
- Kỹ năng đọc - hiểu: xác định được nội dung chính, phong cách chức năng, phương thức
biểu đạt của văn bản; nhận diện các biện pháp tu từ và hiệu quả diễn đạt; phát hiện và sửa lỗi
về từ ngữ, cú pháp.
- Kỹ năng tạo lập văn bản: thực hành viết đoạn văn, bài văn.
- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, từ ngữ chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
II/ HÌNH THỨC, THỜI GIAN KIỂM TRA VÀ GIỚI HẠN ÔN TẬP
1. Hình thức: Tự luận
- Cấu trúc đề: gồm hai phần Đọc - hiểu vàLàm văn


2. Thời gian: 90 phút
3. Giới hạn ôn tập: chương trình học kì I đến tuần 18
III/ NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Phần văn học
- Tự tình (bài II - Hồ Xuân Hương)
- Câu cá mùa thu (Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
- Thương vợ (Trần Tế Xương)
- Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
- ChíPhèo (Nam Cao)
2. Tiếng Việt
- Ngôn ngữ chung vàlời nói cá nhân
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Ngữ cảnh
- Lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- Sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
- Các biện pháp tu từ
3. Làm văn
- Thao tác lập luận phân tích
- Thao tác lập luận so sánh
- Nghị luận về thơ
- Nghị luận về tác phẩm văn xuôi
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.
-------------- HẾT ---------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016– 2017

TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11
Thời gian làm bài: 90 phút
( Không kể thời gian giao đề )


ĐỀ MINH HỌA

I/ Đọc – hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày;
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Sao vội vàng đã mải lên tiên;
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
(Trích “Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến)
Câu 1. Xác định nội dung trong văn bản trên (0,5đ)
Câu 2. Chỉ ra hai biện pháp nghệ thuật chính trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng (1,0đ)
Câu 3. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ (0,5đ)
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu 4. Từ nội dung trong đoạn thơ trên, anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng ½ trang
giấy) bàn về tình bạn (2,0đ)
II/ Làm văn (6,0 điểm)
Hãy làm rõquá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm ChíPhèo của Nam
Cao .
--------------- HẾT ------------------





×