Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CAO SU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.21 KB, 12 trang )

KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CAO SU
Lập vườn ươm
Ủ hạt cần theo đúng kỹ thuật sau:
Chọn đúng giống đã tuyển chọn, loại bỏ các hạt
thuộc các dòng vô tính
- Chọn hạt của những cây khoảng 10-20 tuổi, sinh
trưởng tốt, không bị bệnh.
- Loại bỏ hạt nhẹ, hư, dập, nấm, dị hình, rụng đã
lâu, màu đục, mất hết độ bóng láng.
Mùa rụng hạt chính vào tháng 7-8, mùa phụ vào tháng 11-12. Cần thu lượm ngay hạt vừa
rụng và tranh thủ rấm ngay khi còn tươi, chậm nhất là 48 giờ sau khi lượm.
Đặt hạt:
- Gõ nhẹ vào hạt cho nứt vỏ để hạt dễ nảy mầm.
- Khử nấm bằng cách ngâm vào thuốc trừ nấm (dung dịch Cryptenol 1/5.000 hoặc Dieldrin
5/1.000 trong 20 phút).
- Đặt úp bụng hạt xuống đất, lưng tròn lên trên, để rễ mầm không mọc cong như cán dù.
- Dùng một thanh cây 1/2 hình trụ, đường kính 2cm, đặt xuống liếp rấm, đặt 2 hàng hạt bên,
hạt sát nhau theo chiều rộng, đầu hạt quay về cùng một phía.
- Ấn nhẹ hạt cho 3/4 ngập lún vào cát của liếp.
- Phủ lên một lớp cát mịn, rồi tưới dung dịch Diedrin 5/1.000 (2l/m2) và rải BHC 6% trên các
lối đi quanh liếp để ngăn kiến, dế... đến phá hại.
Liếp rấm hạt:
- Cần đặt nơi bằng phẳng, gần nước (vì sẽ phải tưới nhiều), đất cuốc xới kỹ, mỗi liếp rộng
khoảng 1,25m, cao 5-8cm, dài chừng 10m, nằm trong một khung gỗ hay ván cao chừng 10cm.
Đường đi giữa các liếp rộng 50cm.
- Đổ cát vào rồi phun dung dịch thuốc trừ nấm.
- Che bằng mái lá (tranh, kè...) thưa, cao khoảng 1,8m.
Chăm sóc liếp rấm:
- Tưới bằng thùng ô-roa, mỗi ngày 3 lần: sáng, trưa, chiều với 4l/m2. Tránh tưới quá nhiều,
hạt dễ bị thối. Khi mưa to phải tháo nước.
Lấy hạt ra đặt ở vườn ươm (ra ngôi)


- Hạt bắt đầu nảy mầm sau 5-7 ngày gieo, phải theo dõi thường xuyên để lấy hạt ra trồng ở
vườn ươm đúng lúc, tức là khi rễ vừa mới nhú được 3-5 mm (rễ lú gai dứa), chậm nhất là lúc
rễ con chớm mọc tua tủa, khoảng 5-8mm (rễ chân nhện), không để rễ mọc quá dài, dễ bị cong
vẹo, gãy, dập.
- Nhấc nhẹ từng hạt đã nảy mầm, đặt cẩn thận vào rổ có lót lá ướt, che lại bằng lá hoặc vải
mỏng ướt. Mang rổ đi nhẹ nhàng, tránh dằn xóc mạnh.
Vườn ươm
Bố trí vườn ươm, mật độ ươm
- Chọn nơi đất tốt, bằng phẳng, thoát nước tốt, gần nguồn nước để dễ tưới tiêu và chăm sóc
thường xuyên. Rà hết gốc rễ để phòng bệnh; không đốt cháy lớp mùn rất cần cho cây con.
1


Cày cuốc cho đất tơi xốp sâu 60cm. Bón 300kg phôtphat canxi (Ca3PO4)/ha, sau đó 3 tuần
bón tiếp 40-60 tấnphân chuồng hoai/ha, hoặc 20 tấn phân chuồng /ha và 10 tấn phân cá/ha.
Mật độ ươm: 80.000-100.000 cây/ha.
- Đối với đất xám, lên luống dài 10m, cao 15cm, rộng 70cm, cách nhau bằng một rãnh làm
đường đi rộng 30cm; trên hàng, cây cách nhau 25cm, đặt hạt kiểu nanh sấu (hình 1).

- Đối với đất đỏ, giữa các đường chia cao 15-20cm, không cần lên luống, trồng 2 hàng đơn
cách nhau 30cm, trồng theo kiểu ô vuông (hình 2).

Chăm sóc vườn ươm
- Giữ sạch cỏ. Nhổ cỏ bằng tay hoặc dùng thuốc diệt cỏ.
- Tưới nước hằng ngày 10 l/m2; khi cây có 1 tầng lá ổn định thì tưới 2 ngày một lần. Tưới
sáng hoặc chiều lúc trời không nắng. Xới đất thường xuyên để giữ ẩm.
- Tủ gốc bằng rơm rạ, lá cây, dày 5-10cm, cách gốc cây 10cm, dọc hàng cây.
- Phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời, nhất là vào mùa mưa; thời kỳ lá non thường mắc: bệnh
đốm mắt chim (do Hilminthosporium), bệnh héo đen đầu lá (do Colletotrichum).
2



- Bón phân có đủ N, P, K, Mg theo cách sau: bón theo băng giữa hai hàng cây, rộng 5cm, sâu
5-10cm, tránh phạm vào rễ cây con.
Ghép
Có 2 cách ghép: ghép mắt nâu và ghép mắt xanh
Ghép mắt nâu: Vỏ mắt ghép và gốc ghép đều có màu nâu vì cành gỗ ghép và cây gốc ghép
đều đã hoá gỗ. Cách ghép này được dùng phổ biến từ lâu. Đường kính gốc ghép đạt tiêu
chuẩn là 1,5cm.
Trước hết, mở cửa sổ ghép từ dưới lên, bề ngang 15-25mm, dài 4-5cm, cách mặt đất vài
xentimet, lát dưới hơi nghiêng. Làm được vài chục cửa sổ, để cho mủ chảy hết, rồi mới
chuyển sang đặt mắt ghép. Cậy vỏ và nhấc lên. Sau đó, cắt lạng mắt ghép ở gỗ ghép, kích
thước gần bằng cửa sổ, tách bỏ gỗ dính vào vỏ, rồi đặt mảnh vỏ có mắt (mầm ngủ) vào cửa sổ
ở gốc ghép, sẹo cuống lá quay về phía dưới, mắt quay về phía trên. Chú ý không chạm vào
tượng tầng của mắt ghép ở phía trong và cửa sổ ở gốc ghép. Hạ vỏ xuống rồi bao mối ghép từ
dưới lên bằng băng nylon.
Mở băng, 18-20 ngày sau khi ghép thì kiểm tra mắt ghép bằng cách dùng mũi dao cạo nhẹ
trên miếng vỏ đã ghép, hễ thấy vỏ còn xanh tức là ghép đã đậu, mắt ghép còn sống. Nếu vỏ
ghép đã chuyển màu nâu tức là đã ghép hỏng.
Sau chừng 3 tuần từ mắt ghép mọc ra một chồi chính, 2 chồi phụ hai bên; loại bỏ các chồi
yếu, chỉ để lại một chồi khoẻ nhất, mọc sát gốc nhất, nên cắm một máng tre dài 30cm, rộng
5cm để bảo vệ chồi và hướng chồi mọc thẳng lên.
Mùa ghép tốt nhất là mùa mưa (từ 15/5 đến 15/11), lúc đó nhựa lưu thông tốt nên gốc ghép và
gỗ ghép dễ bóc vỏ.
Trồng cao su ra lô
Chuẩn bị kế hoạch, khai hoang và đất trồng
Điều tra khảo sát, xây dựng đề án toàn diện và thiết kế chu đáo là những điều kiện bảo đảm
trồng cao su đạt hiệu quả kinh tế cao.
Khi đã có quy hoạch, cần nắm rõ tình hình khí hậu và đất đai của vùng định trồng, phân rõ các
khu không trồng được như: ao đầm, dốc lớn, đất nhiều đá, sỏi…

Khai hoang đốn cây, dọn đất, chia ra từng khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật, ngay hàng
thẳng lối nếu đất tương đối bằng phẳng. Nên khai phá trong mùa nắng để kịp trồng mùa mưa,
khớp với việc sản xuất cây con, mắt ghép, tránh để đất trống, cỏ dại mọc lại, đất dễ bị xói
mòn.
Bố trí các lô từ 2 đến 4ha (đồn điền nhỏ) hoặc 25 - 50ha, thậm chí 100ha (đồn điền lớn), có
đường lô xung quanh rộng 3-4m thẳng góc với nhau và dẫn đến các đường trục lớn.
Thường phải xây dựng sớm đường sá, công trình chống xói mòn, trồng cây phủ đất sớm,
trước mùa mưa. Chừa lại nuôi dưỡng hoặc trồng các băng rừng chống gió (nếu ở vùng có gió
to), cố gắng thẳng góc với hướng gió chính, có cả cây cao, cây thấp.
Khoảng cách và mật độ trồng
Mật độ trồng thường là 500-550 cây /ha (sau khi đốn tỉa, loại bớt, còn 450 cây), bố trí theo
khoảng cách: 6x3m (555 cây/ha); 6x3,5m (476 cây/ha); 7 x 2,5m (571 cây/ha); 7 x 2,8m (510
cây/ha); 6,7 x 2,7m (544 cây/ha).

3


Hình trên: Sơ đồ bậc thang liên tục với bờ và mương giữ nước.
Hình dưới: Biểu đồ một mương chận và giữ nước với bờ bên dưới.

Trên đất tốt, nếu cây phát triển mạnh thì trồng thưa, trên đất xấu thì trồng dày. Có nhiều cách
bố trí theo ô vuông, chữ nhật, tam giác đều, nanh sấu…; trong đó cách nanh sấu (6 x 3m) là
thích hợp nhất vì sự phân phối trong không gian rất đều.
Trồng ở đất dốc
Khi đất dốc hơn 8% (khoảng 5 độ), nhất thiết phải thực hiện các công trình chống xói mòn vì
vùng trồng cao su thường có nhiều mưa. Từ 8 đến 20% (tức là từ 5 độ đến 12 độ), cần phải
trồng theo đường đồng mức; trên 20% (tức trên 12 độ dốc), phải làm bậc thang theo đường
đồng mức để trồng.
Trên đất dốc, nhằm cản trở dòng chảy, mọi công trình (cắm hàng cây, trồng cây phủ đất, làm
đường đào mương, đắp bờ…) đều phải thiết kế theo đường đồng mức và phải thực hiện ngay

sau khi đã dọn đất xong. Cứ độ chênh mặt đất lên xuống 1m thì đào một mương sâu 40cm,
đắp một bờ cao 40cm ở dưới theo đường đồng mức, song song với các hàng cao su. Mương
thường là “mù”, nghĩa là từng đoạn ngắn 2m, sẽ thu giữ nước và đất màu bị trôi theo dòng
nước, hàng năm vét đất màu đó rải lên mặt tầng.
ở miền Nam, lượng mưa khoảng 2.000mm/năm, lại mưa tập trung (từ tháng 5 đến tháng 10),
có những tháng dồn dập nhiều cơn mưa tầm tã, mỗi năm có hàng trăm tấn đất màu bị cuốn
trôi khiến cây cao su có thể bị trốc gốc. Vì vậy, dù phải tốn kém nhiều, chúng ta cũng không
được coi nhẹ công tác chống xói mòn, bảo vệ đất.
Phóng nọc và đào lỗ trồng
Để đánh dấu các điểm trồng, cắm cọc dài 1, 2m bằng tre hoặc gỗ, một đầu vót nhọn để dễ
cắm.
Hố trồng có kích thước 40x40x40cm nếu theo phương pháp trồng trước, ghép sau tại lô.
Trồng tum hoặc bầu thì đào hố 60x60x60cm hoặc 70x70x70cm.
Thường 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi trước khi trồng thì đào lỗ, lớp đất mặt từ 0 đến 25cm, tốt,
nhiều mùn, để riêng; lớp đất cái, đổ sang bên kia. Lấp lỗ 15-20 ngày, đất mặt bỏ dưới, đất cái

4


đổ lên trên. Nên bón mỗi lỗ trồng 5-10kg phân
chuồng hoặc phân rác thật hoai trộn với tro và
200g supe lân.
Có thể sử dụng máy khoan hố, nhanh hơn và
xuyên được lớp đá ong nếu có, nhưng đất trên
dưới bị xáo trộn. Cũng có thể cày rạch hàng
sâu 60-80cm, bằng máy lớn, rất lợi công, khi
trồng nhớ chèn lấp các lỗ hổng. Ngắm, cắm
cọc sau khi đào và lấp lỗ; chú ý diệt hết cỏ dại,
nhất là cỏ tranh, cỏ lào trước khi trồng.
Cách trồng

Bên cạnh việc trồng thẳng, trồng trước ghép
sau tại lô, còn có 2 cách trồng: tum ghép và
cây ghép trong túi pôlyêtylen.
Trồng tum ghép tức là bằng gốc rễ trần
Cưa thân gốc ghép:
5-7 ngày trước khi trồng, cưa 2-3cm trên mối ghép, nếu ghép mắt nâu.
1-2 ngày trước khi trồng, cưa 5-6cm trên mối ghép, nếu ghép mắt xanh (vì thân non, dễ bị khô
héo, lan tới mắt ghép).
Bôi mỡ bò vào lát cắt. Tránh để chồi ghép mọc quá cao rồi mới bứng. Bứng cây bằng đào hào
sâu 60cm, dọc hàng cây, rồi tách từng cây bằng cuốc. Dùng thuổng lưỡi bằng cắt rễ đuôi
chuột, chỉ để dài 60cm, cắt rễ bằng sát nách rễ trụ.
Nhúng tum đến cổ rễ vào hỗn hợp đất sét nhão trộn với 30% phân bò tươi và 20% phân lân,
để chỗ râm mát. Có thể xử lý bằng chất kích thích mọc rễ như ANA (axitnaphtalen axeetic),
AIB (axit inđôn butyric) rễ mọc nhanh và nhiều.
Bó tum thành bó 10 cây để chở đi trồng; chú ý không để xây xát hoặc chồi ghép bị gãy.
Có 3 loại tum thường dùng:
+ Tum trần 10 tháng. Ghép non gấp rút, tương đối sớm để trồng xong trong mùa mưa. Tuy
nhiên, thân còn nhỏ, nếu trồng quá sớm hoặc muộn thời vụ có thể chết đến 30% nên không
được ưa chuộng, nhất là ở vùng có mùa khô gay gắt hoặc đến sớm và kéo dài.
+ Tum trần 18 tháng. ở Nam Bộ, gieo tháng 11, ghép từ tháng 7 đến tháng 11 năm sau, trồng
tháng 5 - 6 năm sau nữa, vào đầu mùa mưa. Tỉ lệ sống cao, chỉ phải dặm 5-6%.
Để có cây trồng dặm, người ta trồng tum 15 tháng vào túi pôlyêtylen; sau vài tháng cây có
chồi 1-2 tầng lá thì mang ra dặm: vòng thân tăng nhanh, vườn sẽ đồng đều.
Cần loại bỏ 20% cây có chồi yếu hoặc không mọc chồi.
+ Tum cắt cao. Cưa thân gốc ghép, để tược ghép mọc lên cao, cắt ngọn để lại 2-3m, rồi bứng
và xén rễ mang đi trồng. Phương pháp này đòi hỏi phải cẩn thận, tỉ mỉ. Kinh nghiệm ở
Malaysia cho thấy, trồng tum cắt cao trên 30 tháng tuổi được nuôi dưỡng trong vườn ươm là
biện pháp rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản vài năm.
Kỹ thuật trồng tum: Moi đất hình phễu sâu 60cm ở lỗ. Đặt tum vào giữa, mắt ghép quay về
hướng Tây Nam, cổ rễ ngang với miệng lỗ. Lấp đất và dùng chân hoặc tay ém chặt đất vào rễ,

đất đắp cao hơn cổ rễ 1-2cm, để khi đất dẹt xuống, cây khỏi bị úng nước mưa. Cách gốc
5


10cm, phủ cỏ, rác, lá khô dày 5cm, rộng 40cm. Che nắng cho tum bằng cành cây có lá, cắm
bên cạnh ở phía Tây Nam.
Trồng bầu trong túi pôlyêtylen. Cách trồng này bảo đảm nhất.
Gieo hạt đã nảy mầm vào túi pôlyêtylen 30x40cm trọng lượng 20-25kg, tính cả túi, đất và
cây. Khi cây có 2 tầng lá, loại bỏ đi một cây, giữ lại cây khoẻ, không sâu bệnh (tháng 11).
Tháng 5 tiến hành ghép, chuyển ra trồng vào tháng 6. Hoặc ghép tháng 7-8, trồng cho đến
tháng 9. Có lỗ ở đáy túi để rễ xuyên qua, và nhiều lỗ nhỏ ở phần dưới túi để thoát nước.
Túi sắp thành hàng, dọc các mương dài, sâu 20cm, cách nhau 60cm. Cây ở trong túi, cộng lại
là từ 8 đến 14 tháng. Khi trồng cắt rễ đuôi chuột đã ló ra, chỉ để lại bằng bề cao của túi
(40cm).
Khi trồng, cắt đáy, đặt túi xuống lỗ, rạch dọc túi polyêtylen, không phạm vào rễ bàng, vừa lấp
đất dần vào lỗ, vừa rọc tiếp dần lên để bầu khỏi vỡ; cuối cùng khi đất gần đầy lỗ thì rọc hết cả
chiều dài túi và cẩn thận rút túi lên. ém chặt đất xung quanh bầu, tránh làm vỡ bầu, gây tổn
thương bộ rễ. Tưới và chăm sóc như đối với trồng tum.
Chăm sóc vườn cây non
Trồng cây phủ đất và diệt cỏ dại
Sau khi khai hoang và trồng cao su non, để chống
sự thoái hoá đất, giữ nước, giữ màu và để cỏ dại
không lấn át cây cao su con, cần phải trồng cây
phủ đất và diệt cỏ dại.
Người ta thường dùng các cây họ Đậu để phủ đất.
Đây là loại cây có khả năng cố định đạm của khí
trời do sự cộng sinh của một số vi khuẩn (như
Rhizobium) sống trong các nốt sần ở rễ để tăng
cường chất dinh dưỡng cho đất. Chẳng những ít cạnh tranh thức ăn và nước đối với cao su,
cây họ Đậu còn phủ đất nhanh, cho nhiều chất xanh, bồi bổ thêm chất màu cho đất. Ngoài ra,

còn một số cây phủ đất được ưa thích như:
+ Mắc cỡ không gai: mọc nhanh, cho nhiều chất xanh và nốt sần, khô héo về mùa nắng nhưng
hạt lại mọc vào mùa mưa, có tác dụng phục hồi đất.
Một số cây phủ đất kém hơn nhưng cải tạo đất tốt và cho nhiều lá xanh dùng để làm phân
như: Lục lạc hay sục sạc đậu ma, cốt khí, tràng quả, keo dâu, cây so đũa.
Trồng xen hoa màu
Trồng cây hoa màu giữa các hàng cao su, vừa giúp bảo vệ đất, vừa cho thu hoạch hoa lợi và
lương thực, thực phẩm trong thời kỳ cao su chưa có mủ, chưa che kín đất. Trong 3-4 năm đầu,
cây trồng xen chẳng những không gây hại mà còn gián tiếp giúp cao su phát triển tốt, mau
được cạo mủ. Các loại cây thường trồng là lúa cạn, bắp, đậu xanh, đậu nành, đậu phộng
(lạc),…
Ở Thái Lan, người ta nhận thấy sau 3 năm nếu để cây cỏ mọc tự do, cao su rất dễ suy yếu,
phát triển chậm, nhưng nếu trồng xen hoa màu thì chúng phát triển tốt, nhanh cho mủ.
Cần tận dụng tối đa mọi diện tích đất trống để kết hợp chăn nuôi và trồng các cây khác; trên
sườn dốc ven suối có thể trồng hồ tiêu, càphê, điều, cây ăn quả; đất thấp thì trồng bắp, lúa
cạn, khoai lang, rau màu…
6


Diệt cỏ dại
Làm cỏ bồn với đường kính 1m quanh gốc cao su sau khi trồng 1 tháng. Tuỳ theo mùa cỏ mọc
nhanh hay chậm để xới đất, kéo đất và vun quanh gốc. Nếu cây phủ đất lấn vào vòng tròn nên
dọn thật sạch. Khi có cỏ mọc lẫn trong đám cây phủ đất cũng cần diệt cỏ.
Có thể sử dụng thuốc MSMA (muối natri của axit mêtan -acxenic) lúc cây dưới 1 tuổi,
MSMA+Diuron hoặc Paroquat (khi hệ cỏ dại đã biến đổi). Khi cao su trên một tuổi và thân đã
hoá gỗ thì ngoài MSMA, có thể dùng các loại thuốc diệt cỏ mạnh hơn như Dalapon,
Glyphosate…
Dặm, cắt chồi, tỉa cành
Dặm
Trong hai năm đầu, thấy cây nào chết, cần dặm bằng những cây đã ghép, cùng tuổi, cùng

dòng vô tính đã dự trữ sẵn ở vường ươm.
Cắt chồi, tỉa cành
Cắt bỏ chồi mọc ở gốc ghép (chồi dại), dùng dao bén cắt các chồi mọc dọc thân cây ghép 2,5 3m để thân cây nhẵn nhụi, thuận lợi cho việc cạo mủ.
Khi cành lá quá um tùm, tán quá lớn, quá dày, nhất là khi nhánh giòn dễ gãy thì nên tỉa bớt
cành, ngay khi cây được 3 tuổi.
Bón phân
Đối với cây cao su non, chú ý bón nhiều phốt -phát, nhất là ở vùng đất xám, vì lân giúp cây
tăng trưởng, nhưng vẫn phải có đủ các yếu tố dinh dưỡng khác như đạm, kali, magiê.
Đào rãnh sâu 10-15cm, cách gốc bằng bán kính của tán lá. Trộn phân với đất, chôn vào rãnh.
Chú ý làm cỏ sạch trước khi bón. Sau đó xới và ủ gốc, phủ lên một lớp đất để chống hạn,
chống cháy. Bón lúc đất đủ ẩm: cuối mùa mưa (tháng 10-12) đủ N, P, K để cây tái tạo vòm lá
mới; và đầu mùa mưa (ở miền Nam là tháng 5) thêm Mg và Ca (canxi) cần cho sự tạo mủ.
Cây còn nhỏ tăng trưởng tốt thì về sau sản xuất mủ được nhiều. Do đó, bón cho vườn ươm,
vườn cây non là cần thiết. Các dòng vô tính tăng trưởng nhanh (PB 235, Av. 2037,…) lúc cây
non cần nhiều phân hơn các dòng tăng trưởng chậm (PR 107).
Đốn bớt cây
Đốn tỉa cây xấu, cong queo, để lại cây có đường vanh lớn, đồng đều; chú ý tỉa sao cho cây có
khoảng cách tương đối đều nhau.
1. Đối với cây ghép, tỉa giảm số cây từ 450-550 cây/ha xuống còn 400-450cây/ha.
Tỉa làm 2 lần, lần đầu lúc cây 3 đến 3,5 tuổi, khoảng 8% số cây (35-45 cây), sau đó 1 năm tỉa
thêm 10% nữa (54-55 cây).
2. Đối với cây trồng hạt (cây thực sinh), trồng và tỉa nhiều hơn trên mỗi hecta vì vườn không
đồng đều, thường trồng 600-700 cây/ha.
Loại bỏ 40%, cuối cùng còn khoảng 400 cây/ha. Nếu khéo tỉa, vườn trồng hạt trở nên đồng
đều và cho sản lượng tăng 25 - 50% khi cây trưởng thành.
Bệnh lá
Bệnh này khiến lá rụng sớm, làm thời gian nghỉ cạo lâu hơn. Cây non bị bệnh tăng trưởng
kém, lâu đến tuổi cạo mủ. Cây gốc ghép bị bệnh phải chờ các tầng lá mới ổn định mới có thể
ghép được.
Có 4 bệnh lá chính:

7


Bệnh phấn trắng do Oidium heveae gây nên, xuất hiện khi:
- Nhiệt độ cao (20-30 độ C).
- Độ ẩm không khí trên 80%, đặc biệt ở một số nơi có nhiều sương mù vào buổi sáng.
- Đất ẩm, thiếu đạm và kẽm.
Ở Việt Nam, do ít khi hội đủ 3 điều kiện này nên bệnh thường không nặng, chỉ xuất hiện khi
cây mọc lá non (tháng 2 - 3). Lá bị bệnh rủ xuống, không còn xanh bóng, bìa lá cong queo;
mặt dưới có những đám phấn trắng. Bệnh nặng, lá sẽ khô héo và rụng, cây phải mọc lá mới,
sản lượng giảm. Hoa cũng có thể bị rụng.
Các dòng vô tính dễ mắc bệnh là PB 28/59, PB 5/51, Tj 1 và RRIM 628. Các loại ít mắc bệnh
là PR 107, PB 86.
Phòng bệnh bằng cách phun bột lưu huỳnh lúc sáng sớm trong những ngày khô ráo, ít gió, lúc
cây vừa mọc lá lại, tỉa bỏ cây yếu, cắt cành rủ…
Một số nước áp dụng phương pháp ép rụng lá sớm hơn một tháng để cây mọc lại sớm hơn.
Cũng có thể phòng bệnh bằng cách phun axit cacodylic hoặc muối natri của axit mêtan arsenic (MSMA) lên lá cây, sau đó bón phân urê thúc cây mọc chồi non.
Bệnh héo đen đầu lá hoặc thán thư (do Colletotrichum gloesporoides gây nên) và bệnh đốm
mắt chim (do Helminthosporium heveae gây nên). Hai bệnh này xuất hiện vào mùa mưa trên
cây con ở vườn ươm trồng quá dày hoặc trên cây ngoài lô khi trời quá ẩm. Ở bệnh héo đen
đầu lá, lá non xuất hiện lỗ viền nâu đỏ, héo dần rồi rụng. ở bệnh đốm mắt chim, lá có những
đốm tròn nhỏ (1-3mm) thủng ở giữa, bao quanh bởi một đường viền màu nâu đỏ.
Bệnh tuy không làm cây chết nhưng bị suy yếu, lớn chậm. Bệnh lây lan nhanh nên cần phát
hiện kịp thời và xử lý bằng cách dùng hỗn hợp Boócđô, thuốc Calixin, Zinep hoặc Manep...
Bệnh rụng lá mùa mưa (do Phytophatora palmivora P.botryosa hay P. meadii kết hợp gây
nên). Lá có đốm nâu đen, có điểm trắng ở giữa; tược non có đốm đen, khô rồi chết, quả non
có đốm đen, khô và rụng. Đặc điểm dễ nhận thấy của bệnh này là xì mủ ở giữa cuống lá.
Phòng bệnh bằng cách tỉa bớt cây yếu, cắt cành rủ, chọn giống kháng bệnh, ghép tán bằng các
dòng vô tính kháng bệnh.
Côn trùng và súc vật phá hại

Phần lớn các loài trùng ít phá cao su vì cây có mủ mau đông đặc, sâu bọ không thích ăn vì
chứa axit cyanhydric. Tuy nhiên, vẫn còn một số loài cắn phá như:
- Mối, dế, bọ dừa: phòng trị bằng cách vệ sinh, dùng thiên địch hoặc các hỗn hợp hydrat
cacbon với clo.
- Loại hút nhựa, ăn lá có bọ rầy (rệp) rệp bột, sâu ăn lá.
- Ốc sên khổng lồ và nhiều loại sên phá cây cao su non bằng cách hút nhựa, mủ.
- Trùng dây (tuyến trùng) phá rễ, tác hại nhiều ở cây phủ đất.
- Động vật có xương, có vú như:
+ Chuột túi, sóc, thỏ rừng ăn hạt, cắn phá và gặm vỏ cây cao su non.
+ Nhím gặm vỏ, nhổ cây con để ăn rễ, cắn đứt cây con, ăn hạt mới nảy mầm. Có thể dùng bẫy
sóc và nhím hoặc trị bằng mồi độc.
+ Khỉ, voi, nai, chồn bay, heo rừng: Ăn cành lẫn rễ, đọt non, làm gãy đổ cây. Trị bằng săn
bắn, đầu độc, ngăn cản chúng vào vườn phá hại cây.
Kỹ thuật cạo mủ
8


Trước kia, khi khai thác cao su rừng, người ta thường
rạch hoặc chém lên vỏ để lấy mủ, hoặc cạo theo kiểu
xương cá, hình chữ V… Ngày nay, người ta cạo theo
vòng xoắn, hoặc một phần của vòng xoắn quanh thân;
mỗi lần cạo lấy một lát vỏ mỏng và lớp cao su nút kín
miệng các mạch mủ. Những năm gần đây, nhiều địa
phương đang thử nghiệm phương pháp mới - chích lên
vỏ một mũi nhọn thành nhiều lỗ nhỏ xếp theo một
đường thẳng hoặc cong. Phương pháp mới này gọi là
“cạo chậm”.
Kỹ thuật cạo phải tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt
về độ nghiêng, sâu, độ dài, dày, hình dạng lát cạo, nhịp độ, thời gian…
Miệng cạo: Thường nghiêng từ trái sang phải 30-35 độ hoặc 20-25 độ so với đường ngang

nhằm mục đích cắt các mạch mủ theo tiết diện lớn nhất, đồng thời để mủ chảy dễ dàng, nhanh
chóng. Tuy nhiên, không nên nghiêng quá nhiều, làm miệng cạo trở nên dài hơn, cây sẽ mất
sức.
Lát cạo: Phải đủ sâu để cắt được các lớp ống mủ hoạt động mạnh, chỉ chừa lại 1-1, 2mm gần
tượng tầng, vì đây là phần sinh sản gỗ và vỏ. Cạo càng gần tượng tầng càng cắt được nhiều
ống mủ. Tuy nhiên, nếu tượng tầng bị phạm sẽ gây nên vết thương, làm rối loạn sự hoạt động
của vỏ, tạo nên u, bướu.
Độ dày lát cạo và độ cao mặt cạo: Mỗi lát cạo chỉ nên dày 1,2-1, 5mm. Nếu quá dày sẽ tiêu
thụ nhiều vỏ (còn gọi là hao dăm) và cạo hết vỏ nhanh chóng. Nếu mỗi năm cạo 100 lần, vòng
xoắn quanh thân sẽ tiêu thụ chừng 20cm vỏ; 6-7 năm cạo hết một lớp vỏ trên thân dài 100110cm (thường gọi là bề dài của mặt cạo), sau đó quay lại cạo ở chỗ cũ đã có vỏ tái sinh đủ
dày. Nếu cạo nửa vòng thì thời gian quay trở lại sẽ là 12-14 năm.
Thường cạo từ trên xuống, trừ khi cây già đã cạo hết vỏ bên dưới phải cạo ngược lên. Mặt cạo
ở cây ghép từ 1, 25m xuống đến 10-15cm trên mối ghép (12-17cm trên gốc), ở cây trồng hạt
là 1, 05m xuống đến 8-10cm trên gốc, vì cạo cây trồng hạt càng xuống thấp, sức sản xuất mủ
càng cao, còn ở cây ghép sức sản xuất ít biến thiên theo chiều cao.
Hình dạng và bề dài lát cạo: Người ta thường cạo theo hình chữ S, tức là theo đường vòng
xoắn, từ trái sang phải, toàn vòng (ký hiệu S /1 hoặc S), nửa vòng (S/2) hay 1/3, 1/4 vòng (S3,
S4). Lát cạo càng dài, mủ thu được càng nhiều, nhưng không tăng theo tỉ lệ thuận với chiều
dài; cạo S /4 thì lượng mủ trên mỗi centimét cao hơn khi cạo S/2 hoặc S.
Cạo toàn vòng sẽ cắt đứt toàn bộ mạch libe - mạch vận chuyển nhựa luyện nuôi cây nên có
ảnh hưởng xấu đến sinh lý cây.
Để khảo sát năng suất mủ, trên cây còn nhỏ, người ta chích mủ bằng những đót nhọn.
Nhịp độ cạo
Các lần cạo càng thưa (nhịp độ cạo càng dài) thì sản lượng mủ càng ít, nhưng lượng mủ giảm
đi không tỉ lệ thuận với sự kéo dài đó. Có 3 cách cạo mủ tính theo nhịp độ cạo:
- Cạo hàng ngày: tiêu thụ vỏ nhanh, tốn nhiều công, cây mau đuối sức nên cho ít mủ.
- Số ngày cạo bằng số ngày nghỉ: cạo một ngày, nghỉ một ngày.

9



- Số ngày nghỉ nhiều hơn số ngày cạo: theo phương pháp này người ta thường cạo nửa vòng,
mỗi tuần 2 lần, cây được nghỉ và tái tạo mủ tốt.
Để vừa tiết kiệm vỏ, nhân công, bảo đảm sản lượng vừa tránh làm cây kiệt sức, khô miệng
cạo nên rút ngắn miệng cạo, giảm nhịp độ cạo, bôi thuốc kích thích chảy mủ và tích cực chăm
bón cho cây.
Trong từng năm, vì một số lý do (mưa quá nhiều, nắng hạn kéo dài, thiếu nhân công, cây rụng
lá…), có thể nghỉ một số tháng, ví dụ nghỉ 3 tháng và cạo 9 tháng trong năm. Nước ta thường
nghỉ cạo một tháng vào giữa mùa khô, lúc cây mọc lá non (tháng 2).
Độ dài lát cạo kết hợp với nhịp độ cạo gọi là cường độ cạo. Cường độ cạo càng lớn thì thu
được càng nhiều mủ nhưng sau một thời gian, cây đuối sức và bị khô miệng cạo.
Thời gian cạo mủ: Mủ chảy nhiều nhất vào lúc 5-6 giờ khi mới hừng sáng, lúc trời mát và sự
bốc hơi còn ít. Từ 10 giờ trở đi, mủ chảy rất ít. ở Malaysia, người ta nhận thấy cạo mủ lúc 4
giờ thì sản lượng nhiều hơn 23% so với cạo lúc 6 giờ. Vì vậy, nên để công nhân cạo hết phần
cạo của mình vào lúc 8 giờ và thu gom mủ lúc 10 giờ.
Mở miệng cạo
Cạo lần đầu tiên gọi là mở miệng cạo. Không nên mở miệng cạo quá sớm, gây ảnh hưởng có
hại đến sinh trưởng, năng suất của cây. Để khai thác tốt, tiêu chuẩn mở miệng cạo một lô cao
su là mỗi hecta có khoảng 200-250 cây, tức khoảng 50% cây có vòng thân 50cm ở độ cao 1m
trên mối ghép (cây ghép) hoặc ở độ cao 60cm trên mặt đất (cây trồng hạt, còn gọi là cây thực
sinh).
Miệng cạo được mở cách mối ghép 1,25m (cây ghép) hoặc cách gốc 1,05m (cây trồng hạt),
với độ nghiêng thích hợp so với mặt phẳng ngang.
Dùng cái rập thiết kế mặt cạo rồi theo đó mà mở miệng cạo.
Đổi mặt cạo
Cạo hết một mặt thì đổi mặt cạo, tức là chuyển sang cạo vỏ mới ở nơi khác.
Cách đổi như sau:
- Mặt cạo đầu tiên có miệng dưới ở 60cm trên mối ghép (cây ghép) hoặc trên mặt đất (cây
trồng hạt).
- Mặt cạo thứ hai sẽ mở 2 năm sau, ở nửa thân bên kia và miệng dưới ở 80cm trên mối ghép

hoặc trên mặt đất.
- Mặt cạo thứ ba sẽ mở 3 năm sau nữa, trên nửa thân đã có đường cạo đầu tiên và miệng dưới
ở cách mối ghép 1,25m (cây ghép) hoặc 1,05m trên mặt đất (cây trồng hạt).
Khi đổi mặt cạo, cũng dùng rập để mở đường cạo mới.
Trên lý thuyết thì các mặt được cạo cùng một lúc, nhưng thực tế, có xê dịch một số lần cạo.
Chú ý cắm máng xối, treo chén hứng mủ hơi thấp để khỏi phải di chuyển nhiều lần, gây vết
thương ở vỏ.
Đổi mặt cạo
Cạo hết một mặt thì đổi mặt cạo, tức là chuyển sang cạo vỏ mới ở nơi khác.
Cách đổi như sau:
- Mặt cạo đầu tiên có miệng dưới 60cm trên mối ghép (cây ghép) hoặc trên mặt đất (cây trồng
hạt).

10


- Mặt cạo thứ hai sẽ mở 2 năm sau, ở nửa thân bên kia và miệng dưới ở 80cm trên mối ghép
hoặc trên mặt đất.
- Mặt cạo thứ ba sẽ mở 3 năm
sau nữa, trên nửa thân đã có
đường cạo đầu tiên, miệng dưới
cách mối ghép 1,25m (cây ghép)
hoặc 1,05m trên mặt đất (cây
trồng hạt).
Khi đổi mặt cạo, dùng rập để mở
đường cạo mới. Trên lý thuyết
thì các mặt cạo được cạo xong
cùng một lúc, nhưng thực tế có
xê dịch một số lần cạo. Chú ý
cắm máng xối, treo chén hứng

mủ hơi thấp để đỡ phải di chuyển nhiều lần, gây vết thương ở vỏ.
Kích thích chảy mủ
Sản lượng mủ cao su thu hoạch phụ thuộc vào sự tái sinh mủ, sự kéo dài dòng chảy của mủ và
sự chậm bít mạch mủ ở miệng cạo. Gần đây, người ta đã phát hiện ra nhiều cách kích thích
chảy mủ như sử dụng dầu mỡ, gây chấn thương cơ học hay hoá học hoặc sử dụng ôc-xin và
hoóc-môn thực vật. Đây là cách làm được dùng nhiều nhất. Các chất kích thích chảy mủ làm
chậm quá trình bít mạch mủ ở miệng cạo (mủ chậm đông thành nút), có hiệu lực kéo dài sự
chảy mủ thông qua sự có mặt của êtylen (C2H4). Sự có mặt ấy xảy ra bằng 2 cách:
- Các chất như AIA (axit inđôn âxêtic), AIB (axit inđôn -butyric), 2,4-D (axit dicloro phênexy
axêtic), ANA (axit naphtalen axetic) … kích thích mô của cây cao su tự sản xuất ra êtylen.
- Ethrel chứa hoạt chất Ethephon (axít dicloro-êtyl-phốtphêric) khi tiếp xúc với mô của cây
(môi trường bazơ) thì phân tích và giải phóng êtylen của mình ra.
Tuỳ theo dòng vô tính, sự gia tăng sản lượng mủ bằng thuốc kích thích biến thiên từ 25 đến
100%. Nhưng khi kích thích quá mạnh hoặc với nồng độ hoạt chất quá cao trong thời gian dài
thì ngoài sự tăng sản lượng còn có nhiều phản ứng bất lợi như: vỏ tái sinh bị hư hỏng, nổi u,
nổi bướu, cây bị suy yếu, kiệt sức, sự sinh trưởng bị kìm hãm, bệnh khô miệng cạo xuất hiện
trầm trọng. Vì vậy, đi đôi với sự kích thích, người ta còn giảm cường độ cạo (rút ngắn miệng
cạo, bớt nhịp độ cạo), chuyển mục đích cũ của việc kích thích là tăng sản lượng sang mục
đích mới là tăng năng suất lao động của người cạo mủ, duy trì được sản lượng hay tăng một ít
trong khi giảm cường độ cạo.
Cụ thể, dùng Ethrel nồng độ 2,5-5% (ký hiệu ET), liều lượng 50-100mg hoạt chất/cây/lần, 3-4
lần/năm.
Một nguyên tắc là kích thích phải đi đôi với giảm cường độ cạo. Có 3 cách bôi kích thích:
Ngay dưới miệng cạo, sau khi nạo vỏ.
Ngay vào mặt cạo, phía trên miệng cạo.
Ngay trên miệng cạo không bóc lớp mủ dây trên miệng cạo.
Chế độ cạo
Toàn bộ kỹ thuật cạo, kể cả kích thích nói trên, gọi là chế độ cạo.
11



Các chế độ cạo thường dùng như sau:
- Cạo nửa vòng xoắn, ngày cạo, ngày nghỉ, 150 lần/năm: Hao dăm nhiều, khoảng 20 25cm/năm; được dùng nhiều ở các nước Đông Nam Á, nhất là Malaysia.
- Cạo toàn vòng xoắn, 3 - 4 ngày/lần, tức là 2 lần /tuần và nghỉ ngày chủ nhật; 90 lần/năm;
đang dùng ở nước ta đối với các cây già.
- Cạo toàn vòng xoắn, hai tuần cạo 3 lần; 70 lần/năm; ít hao dăm, ít tốn công cạo.
- Cạo nửa vòng xoắn, mỗi tuần 2 lần, có kích thích với Etharel, nồng độ 5%, 90 lần cạo/năm,
hao dăm 15cm/năm. Mở miệng cạo ở độ cao 1,2m, năm thứ nhất cạo một nửa miệng cạo này,
5 tháng sau trên nửa miệng cạo kia. Một năm nghỉ cạo 2 tháng. Chế độ cạo này có lợi ích sau:
- Cạo 13-14 năm mới hết mặt cạo; khi trở lại vỏ đã tái sinh tốt.
- Không phải cạo xuống thấp.
- Sản lượng được giữ vững trong thời gian dài.
Hiện nay, cây cao su ở nước ta thường cạo theo chế độ sau:
- Cây trung niên, không kích thích cạo nửa vòng xoắn từ trên xuống, 2 lần/tuần, 11 tháng
trong năm cộng với cạo ngược, 2 tuần một lần vào 3 tháng cuối năm.
- Đối với cây già khai thác mạnh hơn: 2 tháng/lần
Nguyễn Khoa Chi
Theo www.kinhtenongthon.com.vn


12



×