Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Giao tiếp giữa bác sĩ và điều dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.98 KB, 22 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

GIAO TIẾP GIỮA BÁC SĨ VÀ ĐIỀU DƯỠNG

Tp. HCM, 08/2017

1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Thế Dũng cùng các thầy cô
bộ môn Quản lý bệnh viện và bộ mô Kinh tế y tế Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ
Chí Minh đã dành nhiều thời gian, công sức, tâm huyết trong thời gian qua đã tận tình
hướng dẫn chúng em trong môn học. Không chỉ là những bài giảng chuyên môn khô
khan mà là cả những câu chuyện nghề thú vị, đầy ý nghĩa, những bài học mà các thầy
cô đã trải qua bằng năm tháng có cả nước mắt, mồ hôi, có cả vinh có cả tủi hờn.
Những bài học sẽ theo em trong suốt hành trình sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn riêng đến cô Phạm Thị Lượm đã cho em cái nhìn sâu sắc
hơn về những đóng góp của nghề điều dưỡng. Những người thầm lặng, hi sinh quên
mình vì lợi ích bệnh nhân trong cộng đồng y khoa chúng ta. Một đội quân tiên phong
trong mặt trận y tế, giúp đỡ bệnh nhân và gia đình của họ chống lại nỗi đau, bệnh tật
và nỗi sợ hãi vẫn thường trực vây quanh.


Em xin cảm ơn Khoa Y- Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện
bệnh Nhiệt Đới đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội được học một môn học quan
trọng và hữu ích đối với bất kì một bác sĩ nào.
Trong bài viết em nêu ra những quan điểm và cái nhìn cá nhân nên không tránh
được những thiếu xót, rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá của quý thầy cô.
Trân trọng.
TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2016
NGUYỄN ÁNH TUYẾT

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÓM TẮT
Trong 2 module vừa qua – module Quản lý bệnh viện và module Kinh tế y tế có
rất nhiều vấn đề được đặt ra, hầu hết đều là những vấn đề nổi bật, trọng yếu trong
ngành y tế. “Giao tiếp giữa bác sĩ và điều dưỡng” là một vấn đề em khá tâm đắc và
quan tâm chú ý, bởi lẽ mối quan hệ giữa bác sĩ và điều dưỡng là một mối quan hệ rất
đặc biệt. Nó vừa là mối quan hệ giữa những người bạn, những người đồng nghiệp
cùng nỗ lực để chăm sóc sức khỏe người bệnh, cũng vừa là mối quan hệ giữa người
thuyền trưởng và các thuyền viên cùng phối hợp với nhau để đưa chiếc tàu khoa, bệnh
viện tiến lên vượt qua những sóng to khắc nghiệt của ngành y tế.
Với vai trò là một bác sĩ trong tương lai, em luôn mong muốn xây dựng mối quan
hệ ấy ngày càng khắng khít, luôn muốn tôn vinh những đóng góp thầm lặng của các
bạn điều dưỡng và trên hết muốn các bạn hiểu rằng những bác sĩ đồng nghiệp, luôn
lắng nghe và tôn trọng các bạn.
Trong giới hạn bài viết em sẽ cố gắng nêu bật lên những vấn đề nổi cộm trong nội
dung này dẫn chứng bằng cái bài báo cụ thể, phân tích từng trường hợp, tìm cách lý
giải, tìm ra nguyên nhân vì sao như vậy. Có các yếu tố nào ảnh hưởng, tác động đến

hay không? Nếu có thì những yếu tố nào có thể can thiệp được, khắc phục được để từ
đó tìm ra và nêu lên ý kiến của bản thân em về giải pháp cho các vấn đề nêu trên.

3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách hình vẽ

v

Danh sách các thuật ngữ viết tắt


vi

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2

2.1/ Mối quan hệ Bác sĩ và điều dưỡng:
2.2/ Điều dưỡng và nghề điều dưỡng:

2
3

2.3/ Chức năng của nghề điều dưỡng:

4

2.4/ Vai trò của điều dưỡng:

5

2.5/ Vai trò của bac sĩ:

6

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG


8

3.1/ Thực trạng mối quan hệ giữa bác sĩ và điều dưỡng
trong giai đoạn những năm gần đây:
3.2/ Góc nhìn của xã hội nước ta về nghề điều dưỡng
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

8
13
14

4.1/ Kết luận:

14

4.2/ Kiến nghị

14

Tài liệu tham khảo

15

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH HÌNH VẼ

Danh sách hình
Tên hình
Hình ảnh 01
Hình ảnh 02

Hypocrates (406- 375 TCN)- ông tổ ngành y
Florence Nightingale (1820- 1910)- bà tổ của ngành
điều dưỡng.

Trang
2
3

Hình ảnh 03

Báo pháp luật đưa tin GS-TSKH Phạm Mạnh Hùng,
Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, phát biểu như trên
tại buổi tập huấn công tác truyền thông và cung cấp
thông tin y tế năm 2015 tại TP.HCM ngày 19-10.

8

Hình ảnh 04

Báo dân trí đưa tin cách chức phó giám đốc có quan hệ
bất chính với điều dưỡng
Thơ Tự hào nghề điều dưỡng

10


Hình ảnh 05

5

12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
NB: Người bệnh.
BYT: Bộ Y tế.

6


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Trong y khoa, bác sĩ là nhạc trưởng dẫn dắt một dàn nhạc phức tạp với nhiều vị trí
và thành phần khác nhau. Do đó phải tích trữ, đồng hóa và hành động để chăm sóc sức
khỏe bệnh nhân một cách tốt nhất với tất cả nguồn lực trong tay. Em nghĩ một nguồn
lực vô cùng quý báu là những người điều dưỡng. Với tất cả những gì họ làm để giúp
đỡ bác sĩ cũng như cho bệnh nhân trong hoạt động hằng ngày. Điều dưỡng- những
đồng chí cùng chung tay góp sức trong sự nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khỏe.
Ngay từ buổi ban đầu của quá trình lâm sàng, hầu hết các bác sĩ trẻ vững vàng về
kiến thức nhưng lại thiếu hụt những nguyên tắc ứng dụng cốt yếu trong thực tế. Một
điều dưỡng, người đầu tiên đã hướng dẫn sinh viên y khoa cách thiết lập đường truyền

tĩnh mạch. Hay một điều dưỡng viên khác đã tận tình chỉ dẫn sinh viên trong lần đầu
đặt ống thông niệu đạo, hoặc cũng có thể một điều dưỡng đã dạy cách đối diện với tin
xấu của bệnh nhân và an ủi người thân của họ. Dưới sự hướng dẫn đầy chân tình và
quý báu của những chiến binh tiên phong ấy giúp đỡ bác sĩ nâng cao lòng trắc ẩn và
trực quan lâm sàng, điều mà tất cả chúng ta luôn phấn đấu hằng ngày để đạt được.
Những điều dưỡng dày dặn kinh nghiệm là “đôi mắt của chúng ta trên chiến trường”
và giúp ta mở rộng những giới hạn của mình. Khi một điều dưỡng viên nói: “bác sĩ, có
gì đó không ổn lắm” hoặc “bác sĩ nhìn thử cái này đi”, thì mỗi người bác sĩ đều cần
lắng nghe.
Thế nhưng việc giao tiếp giữa bác sĩ, điều dưỡng bao lâu nay vẫn không được lý
tưởng. Hậu quả dẫn đến những sự xích mích, bất đồng thậm chí là thiếu hợp tác trong
quá trình chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.
Vậy làm thế nào để những hạn chế, giải quyết những mâu thuẫn không đáng có?
Đó chính là nhờ thông qua sự giao tiếp giữa bác sĩ và điều dưỡng hằng ngày.
Thái độ tôn trọng, cách cư xử và sự thấu hiểu lắng nghe giữa những người cùng
sát cánh đồng hành sẽ giúp xóa nhòa đi những khúc mắc cũng như củng cố mối quan
hệ thêm khăng khít lâu bền.

7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1/ Mối quan hệ Bác sĩ – Điều dưỡng:
Quan hệ bác sĩ - điều dưỡng là một mối quan hệ hết sức đặc biệt bởi lẽ thầy
thuốc đã được xã hội giao phó cho chức trách chữa bệnh, còn điều dưỡng là những
người đồng hành hỗ trợ bác sĩ chăm sóc sức sức khỏe bệnh nhân hằng ngày.
- Bác sĩ có bổn phận chỉ dạy điều dưỡng không những về mặt kỹ thuật, tay nghề

mà còn cùng nhau xây dựng y đức, cùng làm những điều có lợi nhất cho bệnh nhân.
-Điều dưỡng có chức năng thực hiện các y lệnh của thầy thuốc và việc thực
hiện các báo cáo tình trạng người bệnh cho thầy thuốc. Trong khi thực hiện các chức
năng này người điều dưỡng phải hiểu được mình là người cộng tác với thầy thuốc (Coordinator), chứ không phải là người trợ giúp cho thầy thuốc như quan điểm trước kia.

Hình 01: Hypocrates (460- 375 TCN) - ông tổ ngành y học thế giới.

8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình 02: Florence Nightingale (1820-1910)- bà tổ của ngành điều dưỡng
2.2/
2.21.

Điều

dưỡng-


nghề
điều
dưỡng:
Định
nghĩa
điều
dưỡng:
Do vị trí xã hội, trình độ và sự phát triển của ngành điểu dưỡng ở các nước rất

khác nhau, cho đến nay chưa có một sự thống nhất về định nghĩa chung cho ngành
điều dưỡng. Dưới đây là một số định nghĩa đã được đa số các nước công nhận:
Theo
quan
điểm
của
Florence
Nightingale
(1860):
Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ
sự phục hồi của họ. Chức năng nghề nghiệp của người điều dưỡng là giải quyết các
yếu tố môi trường xung quanh nơi người bệnh để người bệnh phục hồi một cách tự
nhiên.
Theo
quan
điểm
của
Virginia
Handerson
1960:
Chức năng nghề nghiệp cơ bản của người điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động
nâng cao hoặc phục hồi sức khỏe của người bệnh hoặc người khỏe hoặc cho cái chết
được thanh thản mà mỗi cá nhân có thể thực hiện nếu họ có đủ sức khỏe, ý chí và kiến
thức. Giúp đỡ cho các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt…
- Theo quan điểm hội đồng điều dưỡng Mỹ (năm 1965):
Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc đóng góp vào
việc hồi phục và nâng cao sức khỏe. Với quan niệm này chức năng nghề nghiệp của
người điều dưỡng là chẩn đoán (Diagnosis) và điều trị (treatment) những phản ứng của
con người đối với bệnh hiện tại hoặc bệnh có tiềm năng xảy ra.
Theo

quan
điểm
của
các
nhà
khoa
học
Việt
Nam:
Nhà xuất bản khoa học xã hội năm 1999 định nghĩa: Y tá là người có trình độ
trung cấp trở xuống và chăm sóc người bệnh theo y lệnh bác sĩ. Định nghĩa này không
còn phù hợp với tình hình phát triển xã hội, cần có định nghĩa mới về điều dưỡng và
nghề điều dưỡng trong sự nghiệp trong 9sự nghiệp chăm sóc sức khỏe hiện nay
2.22.
Nghề
điều
dưỡng
Điều dưỡng là một nghề dịch vụ sức khỏe cộng đồng (public health service).
Tổ chức y tế thế giới đánh giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng - hộ sinh


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
cung cấp là một trong những trụ cột của dịch vụ y tế nên đã đưa ra nhiều nghị quyết về
củng cố và tăng cường dịch vụ điều dưỡng - hộ sinh toàn cầu phát triển nguồn nhân
lực điều dưỡng có trình độ được coi là một chiến lược quan trọng để tăng cường sự
tiếp cận của người nghèo với các dịch vụ y tế, cũng như đảm bảo công bằng xã hội
trong y tế. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các nước xây dựng và củng cố ngành điều
dưỡng
theo

các
định
hướng

bản
sau
đây:
- Điều dưỡng là một nghề chuyên nghiệp (Nursing profession):
Đối tượng phục vụ của người điều dưỡng là con người. Đối tượng này đòi hỏi người
điều dưỡng phải nâng cao kiến thức và trình độ chuyên nghiệp cho phù hợp với sự
phát triển của y học. Việc nâng cao trình độ chuyên nghiệp của điều dưỡng ở bậc đại
học và sau đại học đã tạo ra sự thay đổi về mối quan hệ giữa người thầy thuốc và
người điều dưỡng (doctor-Nurse relationship), người điều dưỡng trở thành người cộng
sự của thầy thuốc, một thành viên của nhóm chăm sóc thay vì chỉ là người thực hiện y
lệnh.
Nghề điều dưỡng với bản chất nghề nghiệp là chăm sóc, nuôi dưỡng, đáp ứng nhu cầu
cơ bản cho người bệnh, giúp họ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường, khỏe
mạnh.
- Điều dưỡng là một khoa học về chăm sóc người bệnh (Nursing is a caring
science):
Người điều dưỡng không phải là bác sĩ thu nhỏ về phương diện kiến thức và kỹ năng,
nói một cách khác kiến thức và kỹ năng của thầy thuốc sẽ vừa thừa vừa thiếu đối với
người điều dưỡng. Do bởi hai nghề có định hướng khác nhau về vai trò nghiệp vụ. Vai
trò chính của bác sĩ là chẩn đoán và điều trị, vai trò chính của người điều dưỡng là
chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh về thể chất và tinh thần.
Do đó, đào tạo một đội ngũ giảng viên là điều dưỡng để giảng dạy điều dưỡng trong
tương lai là một trong những chính sách thiết yếu để phát triển nghề điều dưỡng ở Việt
Nam.
Người làm công tác điều dưỡng phải trải qua một quá trình đào tạo thích đáng về nghề
nghiệp, trong các trường đào tạo tin cậy để được trang bị các kiến thức khoa học y học


điều
dưỡng.
2.23. Điều dưỡng là một ngành học (Nursing is a discipline):
- Do đặc thù của nghề điều dưỡng là làm các công việc chăm sóc từ đơn giản
nhất đến những công việc phức tạp. Từ việc thay drap trải giường đến các công việc
nghiên cứu, quản lý, đào tạo và trở thành những chuyên gia điều dưỡng lâm sàng có
trình độ (Nursing expert) nên các nước đã đào tạo điều dưỡng ở các trình độ từ sơ học,
trung học, đại học và đến sau đại học để đáp ứng nhu cầu hành nghề. Ngày nay, điều
dưỡng không chỉ là một ngành học có nhiều chuyên khoa như: điều dưỡng nhi, điều
dưỡng phòng mổ, điều dưỡng cộng đồng, điều dưỡng tâm thần và nhiều nước còn áp
dụng đào tạo hộ sinh là một chuyên khoa của điều dưỡng.
- Phạm vi hành nghề của điều dưỡng được pháp luật quy định; bao gồm luật
về phạm vi hành nghề (Scope of Nursing Practices) và đạo đức nghề điều dưỡng
10
(Nursing ethics). Những quy định này là rất cần thiết để người điều dưỡng thực hiện
đúng nghĩa vụ nghề nghiệp của mình đối với xã hội, đồng thời người điều dưỡng cũng
được
pháp
luật
bảo
vệ
trong
quá
trình
hành
nghề.
2.3/ Chức năng của người điều dưỡng chăm sóc: (Theo quy chế bệnh viện Nhà Xuất



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
bản
Y
học
1997)
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện, đặc biệt chú ý đến thực hiện quy chế
chăm sóc người bệnh toàn diện, quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật.
- Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc.
- Thực hiện chăm sóc người bệnh theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện:
- Điều dưỡng trung cấp (Điều dưỡng chính) thực hiện được các kỹ thuật cơ bản như:
Lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh, uống thuốc, kỹ thuật tiêm thuốc, truyền dịch,
thay băng, đặt ống thông, kỹ thuật cấp cứu theo quy định và vận hành bảo quản các
thiết
bị
y
tế
trong
khoa
theo
sự
phân
công
- Điều dưỡng cao cấp (Cử nhân điều dưỡng) ngoài việc thực hiện như điều dưỡng
chính còn phải thực hiện các kỹ thuật chăm sóc phức tạp khi điều dưỡng chính không
thực hiện được, tham gia đào tạo, quản lý và sử dụng thành thạo các thiệt bị y tế trong
khoa.
- Đối với người bệnh năng nguy kịch phải chăm sóc theo y lệnh và báo cáo kịp thời
những diễn biến bất thường cho bác sĩ điều trị xử trí kịp thời.
- Ghi những thông số dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử trí

vào
phiếu
theo
dõi,
chăm
sóc
theo
quy
định.
- Hàng ngày cuối giờ làm việc phải bàn giao đầy đủ tình hình người bệnh cho điều
dưỡng trực và ghi vào sổ những y lệnh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõi
chăm sóc đối với từng người bệnh, đặc biệt là người bệnh nặng.
- Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cụ y tế, trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật
trong
phạm
vi
được
phân
công.
- Tham gia nghiên cứu điều dưỡng và hướng dẫn thực hành về công tác chăm sóc
người bệnh cho học sinh, sinh viên khi được điều dưỡng trưởng phân công
- Tham gia thường trực theo sự phân công của điều dưỡng trưởng khoa
Động
viên
người
bệnh
an
tâm
điều
trị

Phải
thực
hiên
tốt
quy
định
y
dức
Thường
xuyên
học
tập,
cập
nhật
kiến
thức
2.4/
Vai
trò
của
điều
dưỡng:
- Vai trò của người điều dưỡng là một tập hợp những nhiệm vụ và công việc mà một cá
nhân được tổ chức hay những người khác kỳ vọng sẽ hoàn thành tốt đẹp
- Hầu hết điều dưỡng mới tốt nghiệp đều là thành viên của nhóm y tế (staff nurse) làm
nhiệm
vụ
chăm
sóc
người

bệnh
- Họ phải thích nghi với các chế độ chính sách của tổ chức. Để hoàn thành nhiệm vụ
họ phải hiểu rõ ý nghĩa của việc làm, những hoạt động cần tiến hành để hoàn thành
mục
tiêu
của
tổ
chức
- Để phát triển ngành điều dưỡng Việt Nam người điều dưỡng phải cố gắng thực hiện 4
vai
trò:
- Là người thực hành chăm sóc, người điều dưỡng có khả năng:
- Sử dụng qui trình điều dưỡng để nhận định và chẩn đoán về những đáp ứng của con
người.
11
- Xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch, lượng giá kế hoạch chăm sóc đã đề ra với
mục đích bảo vệ và hồi phục sức khỏe cho con người
- Giao tiếp được với người bệnh và những người có liên quan về kế hoạch chăm sóc
người
bệnh


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
- Cộng tác với người bệnh và cán bộ y tế khác trong chẩn đoán điều trị, chăm sóc để
đạt
hiệu
quả
tối
đa.

- Là người quản lý việc chăm sóc, người điều dưỡng biết:
- Sử dụng suy nghĩ lý luận và kỹ năng giao tiếp tổ chức việc chăm sóc cho từng người
bệnh hoặc nhiều người bệnh, trong bệnh viện hoặc cộng đồng, trong các trường hợp
mạn
tính,
cấp
cứu,
xuyên
suốt
cuộc
sống
của
con
người
- Sử dụng có chọn lọc các cách lãnh đạo và quản lý thích hợp để hướng dẫn cán bộ y
tế
khác
trong
việc
chăm
sóc
- Sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả, các dịch vụ y tế, các nguồn lợi thiên nhiên để
phục vụ cho sức khỏe con người.
2.5/ Vai trò của bác sĩ: (luật khám chữa bệnh)
Điều 35. Nghĩa vụ đối với người bệnh
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp
quy định tại Điều 32 của Luật này.
2. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.
3. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 của
Luật này.

4. Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử
ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
5. Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm
yết công khai theo quy định của pháp luật.
Điều 37. Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp
1. Thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.
2. Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.
3. Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nâng cao trình độ
chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
5. Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung
cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này.
12

6. Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người
bệnh, đồng nghiệp hoặc vi phạm quy định của Luật này.


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
7. Không được kê đơn, chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, gợi ý
chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi.
Điều 38. Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp
1. Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.
Điều 39. Nghĩa vụ đối với xã hội
1. Tham gia bảo vệ và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.
2. Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành
nghề khác.
3. Chấp hành quyết định điều động của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định tại

khoản 2 Điều 4 của Luật này.
4. Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên
tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
Điều 40. Nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp
Người hành nghề có nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Y tế.

13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG
3.1/ Thực trạng mối quan hệ giữa bác sĩ và điều dưỡng trong thời gian gần
đây:
Trong những năm vừa qua, mối quan hệ bác sĩ và điều dưỡng đã thay đổi nhiều.
Vai trò của người điều dưỡng đã được tôn vinh và coi trọng hơn trong ngành y tế nói
riêng và xã hội nói chung. Có rất nhiều cuộc hội thảo, bài bảo để khẳng định vai trò
của người điều dưỡng không phải là tay sai của bác sĩ mà là một ngành hoàn toàn độc
lập hỗ trợ cho bác sĩ.
Thạc sĩ Phạm Đức Mục, cục phó cục Quản lý khám chữa bệnh – bộ Y tế, ví von:
bác sĩ và điều dưỡng cũng giống như công an với bộ đội, hai bên đều có chung nhiệm
vụ bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh cho tổ quốc, nhưng mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ
khác nhau. Cùng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh nhưng bác sĩ có nhiệm vụ
theo dõi điều trị còn điều dưỡng đóng vai trò chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân. Tuy
nhiên, thực tế ở các bệnh viện hiện nay, nhiều điều dưỡng vẫn đang làm việc một cách
thụ động. Họ chỉ biết làm theo y lệnh của bác sĩ, công việc cứ lặp đi lặp lại nhàm chán:
tiêm chích, truyền dịch, thay băng, rửa vết thương… và ghi chép. Những phần việc
này chiếm hết 2/3 thời gian trong ngày của điều dưỡng. Hiếm khi thấy điều dưỡng

dành thời gian chủ động đi thăm hỏi, động viên tinh thần và tư vấn hướng dẫn điều trị
bệnh cho bệnh nhân. Điều dưỡng viên của một bệnh viện đa khoa cấp cứu chia sẻ
trong bức xúc: “Bác sĩ điều trị thường xem điều dưỡng viên chúng tôi là phụ tá cho họ.
Bác sĩ coi việc làm của người điều dưỡng chỉ mang tính hỗ trợ phần điều trị thôi và
phải thực hiện theo chỉ định của mình”. Một điều dưỡng khoa nhi cũng nói: “Làm
nhiều nhưng tôi chưa thấy chỗ đứng cho mình. Tôi làm việc ở bệnh viện đã năm năm
14
nhưng chưa bao giờ được đề nghị cho đi học thêm. Bệnh viện chỉ biết dùng mà không
biết nâng chất”. Công việc ngập đầu, căng thẳng khiến cho điều dưỡng chán việc đã
làm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị cho bệnh nhân.


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình 03: Báo pháp luật đưa tin GS-TSKH Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học
Việt Nam, phát biểu như trên tại buổi tập huấn công tác truyền thông và cung cấp
thông tin y tế năm 2015 tại TP.HCM ngày 19-10.
GS Hùng cho biết Singapore có chín điều dưỡng/một bác sĩ, Nam Phi 20 điều
dưỡng/một bác sĩ, còn ở Việt Nam có 1,5 điều dưỡng/một bác sĩ.
Liên quan đến vấn đề nhân lực, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạchTài chính, Bộ Y tế, cho rằng vừa qua do ngân sách cấp chi tiền lương không đủ nên
các bệnh viện hạn chế tuyển người dẫn đến không đủ người, hiện nay nhân lực toàn bộ
bệnh viện hạng I là 1,7 cán bộ y tế/giường bệnh. Sau khi tính tiền lương vào giá thì số
cán bộ y tế trên giường bệnh sẽ tăng lên. Ngành sẽ không khống chế mức tối đa mà
quy định mức tối thiểu để đảm bảo chất lượng, đảm bảo đủ nhân lực hoạt động. Lúc
này không còn một bác sĩ/1,5 điều dưỡng và mà một bác sĩ có 3-4 điều dưỡng hỗ trợ.
Không ít điều dưỡng bức xúc và cảm thấy mình bị sai khiến, là phụ tá cho bác sĩ,
không được tôn trọng và chưa được đãi ngộ đúng đắn.
Trong năm 2017, nổi cộm lên một vụ bê bối giữa bác sĩ và điều dưỡng, cụ thể là
ngày 4/6/2017 trên nhiều trang báo điện tử soha.vn, nld.com, news.zing.vn,

baodatviet.vn... đồng loạt đăng tin “Phó giám đốc bệnh viện quay clip nóng với điều
dưỡng làm kỉ niệm” nhận nhiều phản ánh lên án gay gắt, tạo dư luận xấu, làm giảm uy
tín của ngành.
15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình 04: Báo dân trí đưa tin “Cách chức Phó giám đốc bệnh viện có quan hệ
bất chính với điều dưỡng”.
Ngày 4-6, ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, cho biết đã
nắm được thông tin ông Trần Văn Minh, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK)
huyện Thường Xuân, vi phạm các quy định về đảng, cán bộ công chức, bỏ ra ngoài khi
đang trong giờ trực và đã cử đoàn công tác lên điều tra nắm bắt thông tin.
"Hiện Sở đang chờ kết luận của Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Thường Xuân, cơ quan
điều tra, sau đó mới họp đưa ra hình thức xử lý"- ông Hùng khẳng định.
Trước đó, ông Lê Văn Th. (ngụ huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) đã làm đơn
tố cáo ông Trần Văn Minh, Phó giám đốc BVĐK Thường Xuân, có quan hệ bất chính
với vợ mình là bà Nguyễn Thị L. (SN 1983, làm điều dưỡng tại BVĐK Thường Xuân).
Trong đơn gửi cơ quan chức năng, ông Th., cho biết tối ngày 29 Tết năm 2017,
ông nhận được tin ông Minh đang quan hệ bất chính với vợ mình ở nhà trọ gần bệnh
viện nên đã cùng với một số người chạy tới đạp cửa xông vào, bắt gặp ông Minh cùng
vợ đang ở trong phòng trọ, trên người ông 16
Minh chỉ mặc một chiếc áo ba lỗ.


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Sau sự việc trên, vợ chồng ông Th. đã làm đơn ra tòa ly dị. Cho rằng chính ông

Minh là người phá nát hạnh phúc gia đình mình, ông Th. đã làm đơn tố cáo ông Minh
tới công an huyện, Huyện ủy Thường Xuân và Sở Y tế Thanh Hóa.
Theo trình bày của bà Nguyễn Thị L., bà thường xuyên bị ông Minh quyến rũ,
đụng chạm và dùng sức ép để quan hệ tình dục nhiều lần, thậm chí ngay phòng làm
việc.
Khi bà L. muốn chấm dứt mối quan hệ sai trái này thì ông Minh đã dùng clip nóng đã
quay lại trước đó của 2 người để gây sức ép, bắt kéo dài mối quan hệ.
Đến khi bà L. cương quyết muốn chấm dứt thì ông Minh còn chửi bới, hành hung bà
ngay tại cơ quan.
Về việc này, ông Trần Văn Minh, Phó Giám đốc BVĐK huyện Thường Xuân, thừa
nhận nhiều lần quan hệ tình dục với bà L. ở bên ngoài và cả trong cơ quan và lý giải
do là đồng nghiệp của nhau, bác sĩ và điều dưỡng hay đi trực, có thời gian nên nảy
sinh tình cảm.
"Chúng tôi có quan hệ nhiều lần, khi thì ở phòng thay đồ dưới khoa, khi thì ra ngoài.
Thời điểm cô L. đi học ở Hải Phòng, tôi học ở Hà Nội thi thoảng cũng tranh thủ xuống
thăm cô ấy.
Khoảng cuối năm 2015 gì đó, chúng tôi có quay lại clip để làm kỷ niệm. Tôi coppy
vào USB lưu vào máy tính, thi thoảng xem lại. Sau này tôi thấy thế là không hợp lý
nên đã xóa đi.
Không biết bằng cách nào bây giờ cô L. vẫn còn clip ấy. Tất cả là tự nguyện chứ
không phải tôi khống chế, cưỡng ép cô ấy" - ông Minh phân trần.
Cũng theo ông Minh, bản thân ông nhận thấy đây là hành vi sai trái, muốn chấm dứt
nhưng phải từ từ.
"Tối hôm 29 Tết vừa rồi (Tết 2017), tôi nghe nói cô ấy bị chồng đuổi ra khỏi nhà, phải
đi ở trọ nên tôi tranh thủ ra động viên, thăm hỏi, khuyên cô ấy sớm trở về nhà. Trời
hôm đó mưa nên tôi có cởi bỏ quần áo ra thay.
17

Đúng lúc này, chồng cô L. và bạn anh ấy ập vào, chụp ảnh tôi rồi điện báo lãnh đạo"ông Minh nói.



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Ông Cầm Bá Thể, Giám đốc BVĐK huyện Thường Xuân, cho biết đã nhận được đơn
tố cáo của ông Th. vào khoảng tháng 1-2017, sau đó bệnh viện đã họp yêu cầu ông
Minh báo cáo, giải trình.
"Do Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và Sở Y tế, công an đang vào cuộc kiểm tra, xác minh
làm rõ nên chúng tôi chờ kết luận mới có hướng giải quyết" - ông Thể nói.
Trao đổi với báo chí, ông Vi Văn Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy
Thường Xuân, cho biết đã thành lập đoàn kiểm tra xác minh.
"Lúc đầu chúng tôi không có cơ sở để kết luận ông Minh có quan hệ bất chính với cô
L. hay không. Sau này cô L. cung cấp thêm clip, hình ảnh thì ông Minh mới thừa nhận
hành vi sai phạm của mình"- ông Hùng nói.
"Ngày 30-5, chúng tôi đã xuống thông báo với lãnh đạo bệnh viện về hành vi vi phạm
của đảng viên và chỉ đạo Chi bộ khoa nơi cô L. đang sinh hoạt họp xem xét hình thức
xử lý kỷ luật.
Riêng ông Minh thuộc diện Ban Thường vụ quản lý nên chúng tôi sẽ báo cáo, xin
hướng xử lý"- ông Hùng khẳng định.
Được biết, ông Trần Văn Minh (SN 1974) được bổ nhiệm là Phó giám đốc BVĐK
huyện Thường Xuân vào năm 2012. Còn bà Nguyễn Thị L. vào công tác tại bệnh viện
này từ năm 2007.

Tuy áp lực là vậy, khó khăn rất nhiều nhưng vẫn sự miệt mài của những người
điều dưỡng yêu nghề, nhiệt huyết với nghề luôn sát cánh bên cạnh bên cạnh bác sĩ để
giành lấy sự sống, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Trên facebook có một page:
Điều dưỡng, chào em hoạt động rất mạnh và luôn có những vần thơ động viên tinh
thần những người điều dưỡng.

18



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình 05: Thơ Tự hào nghề điều dưỡng
3.2/ Góc nhìn của xã hội nước ta về nghề điều dưỡng:
ThS điều dưỡng Đặng Trần Ngọc Thanh, giảng viên bộ môn điều dưỡng – hộ
sinh, trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, cho biết: Khi điều dưỡng làm
việc vất vả, với một tốc độ khẩn trương và đòi hỏi sự chính xác ở các khoa chăm sóc
đặc biệt, đã khiến 1/3 số điều dưỡng chán nản công việc. Vấn đề thiếu hụt điều dưỡng
sẽ làm trầm trọng thêm sự chán nản của điều dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng
chăm sóc cho bệnh nhân. Một trong những công việc chính của điều dưỡng hiện nay là
tiêm chích thuốc, tuy nhiên không phải ai cũng chích đúng cách. Khảo sát của điều
dưỡng Hồ Thị Bích Hoàng về kiến thức thực hành của điều dưỡng về tiêm insulin cho
bệnh nhân tiểu đường tại bệnh viện Nguyễn Trãi, cho thấy: do áp lực công việc quá tải,
nên chỉ có 33,2% số người có kiến thức đúng
19 về tiêm insulin, 22,4% điều dưỡng thực
hành đúng về tiêm insulin, 77,6% điều dưỡng tiêm insulin sai cho bệnh nhân tiểu
đường, như: không báo bệnh nhân chuẩn bị thức ăn trước khi tiêm, dặn bệnh nhân ăn
sau khi tiêm 15 phút...


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Đối lập với công việc là quyền lợi, người điều dưỡng thường vẫn thầm lặng và không
được vinh danh trong các cơ sở y tế.
Hằng ngày vẫn không khỏi ngậm ngùi khi mà xã hội khi nói đến hai từ cảm ơn, khi
một người bệnh nào đó được chữa trị chăm sóc, thì mọi người đều nói đến nhờ vào
Bác sĩ chứ ít ai có nghĩ đến một trong những thành quả đó là một phần đóng góp quan
trong của người chăm sóc. Không những vậy việc trả công thù lao cho Điều dưỡng

hiện nay cũng khá khiêm tốn, nếu tính trên tính chất và đầu công việc thì hiện nay
lương cho điều dưỡng, trong môi trường làm việc khá căng thẳng và quá tải, tính chất
công việc và áp lực công việc có thể nói là không ngành nghề nào sánh bằng .

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1/ Kết luận:
Với thực trạng như hiện nay tôi kết luận mối quan hệ giữa bác sĩ và điều dưỡng
đang gặp một số rắc rối và bất đồng cần được giải quyết kịp thời để tránh những điều
đáng tiếc xảy ra khi tất cả đều ngồi trên một con thuyền.
Về phía cách giao tiếp, ứng xử giữa bác sĩ đối với điều dưỡng bên cạnh những sự
20 xem thường, khinh miệt thiếu tôn trọng,
thấu cảm, chia sẻ vẫn còn không ít thái độ
hoặc những mối quan hệ ngoài luồng bất chính với điều dưỡng. Và người điều dưỡng
cũng rất nhiều người bức xúc cảm thấy mình là “tay sai” của bác sĩ, dù có nhiều đóng
góp những không được coi trọng.


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Dư luận đang có cái nhìn khắc khe về ngành y, đòi hỏi sự chung sức chung lòng của
tất cả các thành viên trong ngành y tế. Không ít những suy nghĩ tiêu cực về đặc thù của
ngành là phải trực gác đêm dẫn tới việc ngoại tình dễ này sinh. Cơ quan quản lý Nhà
nước vẫn chưa có cái nhìn chung, cái nhìn thiện cảm dành cho ngành Y tế, chưa có chế
độ đãi ngộ đặc biệt, hành động thiết thực chăm lo đời sống CBYT để giúp họ tập trung
vào chuyên môn, dễ dẫn đến những suy nghĩ chán nản trong chính đội ngũ CBYT.
4.2/ Kiến nghị:
1. Bác sĩ phải tôn trọng đồng nghiệp, có thái độ nhã nhặn trong giao tiếp hằng ngày, luôn

luôn lắng nghe những đóng góp về chuyên môn hay các vấn đề của bệnh nhân, thay
đổi cách nhìn về vai trò “chính- phụ” trong bệnh viện.

2. Đánh giá đúng vai trò của bác sĩ là điều trị, điều dưỡng là chăm sóc bệnh nhân để tránh

sự tự ti, khích lệ sự độc lập trong chuyên môn tránh phụ thuộc hoàn toàn vào y lệnh
của bác sĩ.
3. CBYT cần hạn chế những sự bỡn cợt trêu đùa thiếu nhã nhặn với nhau, đặc biệt
là trước mặt bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân. Giữ mối quan hệ đồng nghiệp
rõ ràng, trong sạch tránh những sự việc tai tiếng ảnh hưởng lớn tới hình ảnh ngành y
tế.
4. Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy điều dưỡng là tiến sĩ, thạc sĩ điều dưỡng thay
vì việc bác sĩ là nguồn lực đào tạo điều dưỡng như hiện nay.
5. Mỗi người điều dưỡng phải có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để
tự tin trong thực hành thao tác kỹ thuật, trang bị đầy đủ kiến thức. Chủ động tiếp cận
và trau dồi kỹ năng giao tiếp, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp,
xây dựng hình ảnh chuẩn mực của ngành điều dưỡng.
6. Thành lập trường đại học điều dưỡng, chuẩn hóa cơ sở thực hành. Song song với
đó, cần mở các lớp tập huấn cho giáo viên và người quản lý; nghiên cứu xây dựng
chương trình đào tạo các bậc học có nội dung ngang bằng với các nước trong khu vực
và quốc tế.
7. Bệnh viện nên tổ chức các cuộc thi, sân chơi giao lưu giữa các CBYT, khen thưởng
những bác sĩ và điều dưỡng có thành tích tốt. Nhằm kịp thời khích lệ tinh thần cũng
như khơi gợi sự gắn bó giữa các thành viên.
8. BYT cần có chính sách đãi ngộ tốt với CBYT nói chung như: phụ cấp, chế độ làm
ngoài giờ, làm tăng ca, trực, tuổi nghỉ hưu để nâng cao chất lượng cuộc sống và gánh
lo về kinh tế để CBYT an tâm công tác, học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21

[1] Bác sĩ giỏi là những người lắng nghe điều dưỡng của bác sĩ Jeffrey Mc William
đăng trên Blog Advocates of Excellence vào ngày 7/3/2017



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
[2] Luật khám chữa bệnh Nghị quyết số 51/2001/QH1
[3] Quy chế bệnh viện Nhà Xuất bản Y học 1997
[4] Điều dưỡng là tay sai của bác sĩ?
Truy cập ngày 01- 08- 2017 từ />[5] Cách chức phó giám đốc bệnh viện quan hệ bất chính với nữ điều dưỡng.
Truy cập ngày 01-08- 2017 từ />[6] Phó giám đốc bệnh viện bị tố quan hệ bất chính với nữ điều dưỡng.
Truy cập ngày 01- 08- 2017 từ />[7] Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ đều dưỡng trong các bệnh viện quân
đội
Truy cập ngày 01-08-2017 từ />[8] Bác sĩ và điều dưỡng
Truy cập ngày 01-08-2016 từ />[9] Y đức trong mối quan hệ giữa thầy thuốc và cộng sự- PGS.TS Nguyễn Thị Bay.

22



×