Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 34

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.15 KB, 5 trang )

HUYỆN ỦY ............
ĐẢNG ỦY XÃ ............

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

*
Số: -KH/ĐU

............, ngày 29 tháng 9 năm 2015

KẾ HOẠCH
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 34-NQ/TU ngày 14.7.2015
của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ............ về nuôi trồng
và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2015 – 2020
Căn cứ Nghị quyết số 34-NQ/TU ngày 14.7.2015 của Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh ............ về nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn
2015 – 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 06-KH/HU ngày 11 tháng 9 năm 2015 của Huyện
ủy ............ về viề triển khai thực hiện Nghị quyết số 34-NQ/TU ngày 14.7.2015
của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ............ về nuôi trồng và phát triển nguồn lợi
thủy sản giai đoạn 2015 – 2020.
Ban Thường vụ Đảng ủy xã ............ ban hành Kế hoạch thực hiện như
sau:
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1- Mục đích
- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên,
công chúc, viên chức và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác nuôi
trồng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong giai đoạn hiện nay góp phần xây dựng
ngành thủ sản thành nghề sản xuất chính của xã.
- Đổi mới phương thức tổ chức sản xuất gắn với đào tạo nghề cho người
dân theo hướng mở rộng liên doanh, liên kết khuyến khích các tổ chức, doanh


nghiệp, cá nhân đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ; người dân liên kết
thành tổ hợp tại Hợp tác xã để nuôi trồng, khai thác theo quy trình công nghệ
tiên tiến.
- Kết hợp nuôi trồng, khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi lâu dài, đảm bảo
đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái.
2- Yêu cầu
- Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong thực hiện
Nghị quyết của Ban Chấp hành Huyện ủy về nuôi trồng và phát triển nguồn lợi
thủy sản giai đoạn 2015 – 2020.
- Xây dựng các chương trình, nhiệm vụ để cụ thể hóa các nội dung trong
Nghị quyết; tạo mối liên kết giữa khai thác, nuôi trồng với bảo quản, chế biên và


tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực.
II- MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020
- Sản lượng thủy sản đạt: xxxxxxxxxxx tấn. Trong đó:
+ Nuôi trồng: đạt xxxxxxx tấn.
+ Khai thác: đạt xxxxxx tấn.
- Nuôi cá lồng: xxxx lồng.
III- NỘI DUNG CHỦ YẾU
1- Công tác tuyên truyền
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết và các chính
sách về thủy sản như: Nghị quyết số 210/2013/NĐ-CP ngày 19.12.2013 của
Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09.6.2015 của Chính phủ về
chính sách tín dụng phục vụ phát triên nông nghiệp nông thôn; Nghị quyết số
88/2014/NQ-HĐND ngày 17.9.2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban
hành chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển
nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh ............,… nhằm khai thác triệt để tiềm

năng, thế mạnh của xã táo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của các cấp,
các ngành, cán bộ đảng viên, nhân dân và người lao động về vai trò, tầm quan
trọng của kinh tế thủy sản.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp, các ngành; đề cao trách nhiệm
của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đối với nhiệm vụ phát triển thủy
sản của xã.
- Tuyên truyền vận động các thành phần kinh tế khai thác triệt để tiềm
năng, thế mạnh của huyện, tham gia nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản
theo hướng thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất tập trung
theo chuỗi giá trị.
2- Công tác quy hoạch phát triển
- Tiếp tục rà soát trên địa bàn, tham gia ý kiến đóng góp với huyện, tỉnh
để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản của tỉnh ............
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
- Phối hợp với các ngành của tỉnh hoàn thiện các sản phẩm quy hoạch như
quy hoạch hệ thống sản xuất vùng lòng hồ thủy điện hòa bình đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2025; quy hoạch bãi cá đẻ, bãi sinh vật thủy sản còn non hồ
chứa thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2015 – 2020 phù hợp theo xu hướng. Nhằm
thúc đẩy sản xuất tập trung, phát triển các đối tượng nuôi phù hợp với thế mạnh
của xã, có khả năng cạnh tranh cao phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, của
huyện và của xã.


- Tăng cường quản lý việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt như:
bãi cá đẻ, bãi sinh vật thủy sản còn non vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình; xử lý
các hành vi vi phạm quy hoạch đã được phê duyệt nhằm bảo vệ và phát triển các
loại cá quý hiện có nguy cơ tuyệt chủng.
3- Về xây dựng cơ chế chính sách
- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư các vùng nuôi
trông thủy sản tập trung theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm (Nhà nước

hỗ trợ 70% giống và thức ăn, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, hỗ trợ
thuốc phòng trừ dịch bệnh,…) gắn chính sách với chương trình tái định cư theo
quyết định 177/QĐ-UBND ngày 21.01.2010 của UBND tỉnh ............, Chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
của Chính phủ, Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Tiếp tục áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật , công nghệ mới, cung
cấp thông tin khuyến nông, thị trường từ chương trình khuyến nông của Trung
ương, của tỉnh và của huyện; được vay vốn ưu đãi của các tổ chức tín dụng và
hỗ trợ 100% chênh lệch lãi suất tiền vay theo quy định của tỉnh, của huyện.
4- Xây dựng, đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình, dự án đầu
tư phát triển ngành thủy sản
- Phối hợp với ngành chức năng của tỉnh, của huyện lập các dự án mới về
phát triển thủy san trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản, bến cá và dịch vụ hậu cần thủy sản theo định hướng của Chính phủ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của tỉnh, của huyện như: Tuyên truyền
nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đầu tư
nuôi cá nông tập trung trên lòng hồ thủy điện.
5- Nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả quản lý nhà nước
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành thủy sản. Phối
hợp chặt chẽ với các ban, ngành chức năng kiểm tra, phát hiện, xử lý triệt để các
vi phạm về khai thác thủy sản theo phương thức tận diệt như: Đánh bắt bằng
thuốc nổ, xung điện, mắt vó quá dày.
- Tăng cường tập huấn cho cán bộ khuyến nông cơ sở xã về công tác
khuyến ngư để tuyên truyền cho người dân các yêu cầu kỹ thuật trong nuôi trồng
thủy sản.
6- Công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân bằng cách khuyến
khích nhân dân tham gia các lớp đào tạo nghề, tập huấn nuôi trồng thủy sản,
hướng dẫn tổ chức sản xuất cho các hộ dân theo hướng tập trung thâm canh,
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Tổ chức đào tạo và đào tạo nâng cao cho cán bộ khuyến nông xã và
khuyến nông viên của các bản.


7- Xúc tiến thương mại, thương mại thủy sản
- Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại như: Giới thiệu các sản
phẩm chủ lực của xã thông qua các hội chợ trong và ngoài huyện, tỉnh; xây dựng
các chỉ giới địa lý tiến thới xây dựng thương hiệu; quảng bá, giới thiệu và mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đến các khu đô thị, thành phố lớn, từng bước
hướng tới thị trường xuất khẩu của tỉnh và hơn nữa. Cùng với hoạt động trừng
bày, giới thiệu sản phẩm thông qua hội chợ sẽ tổ chức diễn đàn trao đổi khoa
học kỹ thuật và kinh nghiệm giữa người nuôi trồng với các nhà khoa học và
quản lý thông qua chương trình “Nhịp cầu nhà nông”; tổ chức các cuộc hội thảo
chuyên đề về giống, thức ăn, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh thủy sản
và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Tham gia chương trình xúc tiến đầu tư của huyện, mời gọi các doanh
nghiệp tham gia liên kết đầu tư kết cấu hạ tầng thủy sản, đầu tư nuôi, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
VI- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Ủy ban nhân dân xã
- Xây dựng kế hoạch, lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đơn vị trực thuộc quán
triệt, cụ thể hóa để tổ chức triển khai theo chức năng, nhiệm vụ; tổ chức kiểm
tra, đôn đốc, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch; đề xuất nhiệm vụ,
giải pháp thực hiện Nghị quyết với Thường trực Đảng ủy cho phù hợp với điều
kiện thực tế tại xã. Quản lý chặt chẽ các loài thủy sản nhập lậu không rõ nguồn
gốc vào địa bàn xã.
- Chỉ đạo các ban, ngành chức năng bám sát địa bàn; lập, thẩm định, tổ
chức thực hiện các đề án về thúc đẩy nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản
của xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; tổ chức các hoạt động
xúc tiến thương mại quảng bá, giới thiệu sản phẩm thủy sản; chủ động phối hợp

với các cơ quan, đơn vị chuyên môn của huyện tham gia các lớp tập huấn, đào
tạo nghề về nuôi trồng thủy sản; tuyên truyền, hướng dẫn cho các hộ dân nhất là
các hộ mô hình thực hiện sản xuất theo hướng tập trung thâm canh, tăng năng
suất, chất lượng sản phẩm thủy sản đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Chỉ đạo rà soát các điều kiện thực tế của xã, tham mưu ý kiến bổ sung
quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020 và định hướng đến năm
2025; xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn vốn ngân sách sự nghiệp hàng năm để
thực hiện kế hoạch phát triển thủy san theo mục tiêu, giải quáp của huyện đề ra.
Đồng thời rà soát, đánh giá hiệu quả, tiến độ thực hiện dự án để tổng hợp báo
cáo ban, ngành chức năng của huyện.
- Chủ động đề xuất, xây dựng đề án phù hợp với điều kiện tự nhiên của
địa phương. Phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban chuyên môn của huyện tổ
chức thực hiện các hiệu quả kế hoạch được phê duyệt.
2- Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt công
tác tuyên truyền, vận đồng đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực thực hiện tốt


các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nuôi
trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 34-NQ/TU ngày
14.7.2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ............ về nuôi trồng và phát triển
nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2015 – 2020 của Đảng ủy xã ............ đề nghị Ủy
ban nhân dân xã và ban, ngành, đoàn thể thể xã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc
nắm tình hình, tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Ban Thường vụ Huyện ủy;
- Thường trực HĐND – UBND xã;
- Lưu: VP.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

BÍ THƯ

Mùi Văn Tha



×