GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ: KHÔNG BAO GIỜ LÀ SỚM
I. Tên tình huống: "Có... bầu thì phải làm sao?"
Ánh, một cô nữ sinh cấp III, là người sống khép kín, cô rất ít khi giao tiếp
với mọi người ở trên lớp. Cô có một cô bạn thân cùng bàn là Nhi. Cả 2 đều hứa
với nhau rằng sẽ chú tâm vào học tập và sẽ không nghĩ đến chuyện tình yêu trai
gái. Thế nhưng, không hiểu sao đến năm lớp 11, Ánh lại yêu Dương – một tay
anh chị ăn chơi có tiếng...
- Này, cậu yêu Dương à Ánh?
- Ừm... mình... mình xin lỗi...
- Cậu có biết Dương là người như nào không vậy? Còn chuyện học hành
của cậu thì sao? Mà bố mẹ cậu có biết không thế?
- Không sao đâu mà Nhi đừng lo. Sẽ không sao đâu. Tớ sẽ không để ảnh
hưởng đến chuyện học hành đâu mà. Tớ hứa đấy!
. - Ừm, để tớ xem cậu có giữ đúng lời hứa không nhé! Hừm...
Mọi chuyện vẫn bình thường cho tới một buổi sáng nọ ở trên lớp, Nhi
thấy Ánh có hiện tượng nôn ẹo, thấy vậy Nhi cũng chỉ nghĩ bạn mình bị ốm bình
thường nhưng hiện tượng đó cứ lặp đi lặp lại cả tuần. Thấy lạ, Nhi bèn hỏi thăm
kĩ bệnh tình của bạn.
- Cậu không sao chứ Ánh? Đã một tuần rồi mà cậu không đỡ gì cả.
- Tớ không biết nữa, tớ cứ thấy chóng mặt và buồn nôn nhưng nôn lại
không ra thứ gì cả.
- Cậu đi khám bác sĩ chưa?
- Tớ chưa, tớ bảo mẹ là sẽ nhanh khỏi thôi mà.
- Vừa rồi học về giáo dục giới tính cậu còn nhớ không? Tình trạng này
hình như giống với dấu hiệu nôn ẹo của người mang thai hay sao ý...
- Ý cậu là tớ... hả? Không... không có chuyện đó đâu nhé...
- Tớ không có ý đó, nhưng tớ hỏi thật cậu và Dương có làm gì quá giới
hạn không đó?
- Tớ... chúng tớ không làm gì cả. Cậu đừng nghĩ linh tinh nhé.
Thời gian sau Ánh vẫn có hiện tượng đó và Nhi đã điều tra ra được rằng
Ánh và Dương đã quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su, hơn nữa Ánh
còn đang trong tuổi vị thành niên. Chính điều đó đã làm Ánh có bầu khi đang
trong độ tuổi ăn học...
1
Đây là vấn đề khá nhạy cảm không chỉ Ánh mà tất cả các bạn trong lứa
tuổi vị thành niên đều cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề này để không
phải hối hận muộn màng. Vì vậy mà chúng ta sẽ cùng đi nguyên cứu và giải
quyết các vấn đề về giáo dục giới tính cho tuổi vị thành niên.
II. Mục tiêu giải quyết tình huống.
Thứ nhất: Giúp Ánh cũng như nhiều bạn trẻ hiểu ra điều sai trái của mình, hiểu
về giới tính trong lứa tuổi vị thành niên.
Thứ hai: Nhằm hiểu sâu hơn về kiến thức các môn Toán, Ngữ văn, Giáo dục
công dân, Sinh học, Tin học,... tăng kĩ năng vận dụng kiến thức từ sách
vở và thực tế đời sống.
Thứ ba: Tạo thành cuộc tuyên truyền thông qua nhà trường và mạng xã hội
nâng cao sự hiểu biết cho vị thành niên về giới tính, sức khỏe sinh sản
vị thành niên.
III. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
1. Tiến hành nghiên cứu:
Bằng các phương pháp:
o Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu kết hợp thu thập
thông tin qua mạng internet.
o Thống kê: Thống kê số học sinh trên địa bàn nghỉ học hàng năm do có
thai ngoài ý muốn.
o Tích hợp: Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với
việc giáo dục giới tính, sức khỏe vị thành niên.
o Phân tích đánh giá: Phân tích cụ thể các mặt tích cực, tiêu cực, bày tỏ
quan điểm về vấn đề.
2. Tổng hợp nghiên cứu để đề ra giải pháp:
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống:
+ Môn tin học: Sử dụng mạng internet để tìm kiếm thông tin, hình ảnh có
liên quan tới việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên. Soạn bài
tuyên truyền bằng các phần mềm Microsoft Word và Microsoft Powerpoint. Kết
hợp làm video trên phần mềm Proshow Producer để đăng lên các trang mạng xã
hội để tuyên truyền đến giới trẻ một cách sâu rộng hơn.
+ Môn sinh học: Tâm lí của học sinh đang trong giai đoạn vị thành niên
của tuổi dậy thì cũng như những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vị thành niên.
+ Môn toán học: Thống kê và tính tỉ lệ số học sinh nghỉ học giữa chừng do
có thai ngoài ý muốn, số học sinh nạo phá thai đang tuổi vị thành niên.
+ Môn giáo dục công dân: Hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của công dân
trong hôn nhân từ đó giảm nguy cơ kết hôn trái phép.
+ Môn ngữ văn: Nắm các kĩ năng viết văn, thuyết minh, nghị luận để làm
bài. Bài thuyết trình có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
2
3. Nội dung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tình huống.
a. Tìm hiểu chung về giáo dục giới tính (GDGT) cho tuổi vị thành niên.
► Vị thành niên là lứa tuổi có nhiều phát triển, thay đổi, không chỉ về cơ
thể sinh lý mà còn cả trong suy nghĩ, cảm xúc. Khoảng thời gian này là sự
chuyển giao mong manh, bước ra khỏi cái vẻ ngây ngô, vô tư của tuổi thơ, tích
lũy hành trang để chuẩn bị đặt những bước chân đầu tiên vào đời. Đây cũng
chính là giai đoạn hình thành nên nhân cách, cá tính, quan điểm của một người
trưởng thành, là giai đoạn tự tìm hiểu và khẳng định chính bản thân mình. Chính
vì thế, tất cả những kiến thức, những hiểu biết về giới tính trong lứa tuổi này vô
cùng quan trọng và có thể sẽ mang những ảnh hưởng lâu dài trong tương lai.
► Nhiều bậc cha mẹ rất e ngại vì nghĩ GDGT là hướng dẫn trẻ con quan
hệ tình dục (QHTD). Tuy nhiên, GDGT lại có nghĩa rộng hơn, giúp các em có
đời sống tình dục an toàn, tránh mang thai ngoài ý muốn và hơn nữa biết các em
nhận thức được mình là "nam" hay "nữ" để rồi sống đúng với bản thân. GDGT
dạy trẻ hiểu rõ giới tính của mình, bảo vệ bản thân và biết cách xây dựng mối
quan hệ với người mà trẻ yêu mến. GDGT là phạm trù rộng, không đơn giản chỉ
có tránh thai và tình dục. Song song với việc giáo dục văn hóa, chúng ta cần
trang bị cho thanh thiếu niên kiến thức về sức khỏe sinh sản, các kỹ năng ứng
phó để hạn chế, giảm thiểu việc QHTD không an toàn. Tuy nhiên, việc thiếu hụt
kiến thức về giới tính và kỹ năng sống đã dẫn đến số trường hợp mang thai ở
tuổi vị thành niên ngày càng tăng cao.
Giáo dục giới tính - vấn đề vô cùng khó nói
► Như vậy, kiến thức về giới tính và sức khỏe vị thành niên là một vấn
đề quan ngại hiện nay. Nếu như các em trong độ tuổi này không được hướng
dẫn, được giáo dục hẳn hoi thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy về sau. Đầu tiên đó là ảnh
hưởng đến việc học tập hiện tại, sau đó là tương lai không lối về, và xa hơn đó là
ảnh hưởng tới sự phát triển của toàn xã hội…
3
b. Tình hình giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên hiện nay.
► Người ta thường nói "Trẻ con là chúa tò mò", hay hỏi những gì hiển
nhiên nhất một cách vô cùng hồn nhiên. Chúng thường thắc mắc "Tại sao...?",
"Vì sao...?",... nhưng có một điều đa số chúng đều hỏi "Mẹ ơi, cha ơi con được
sinh ra từ đâu ạ?". Điều này không phải bậc cha mẹ nào cũng có thể giải thích
cho con trẻ một cách tế nhị được. Có người nói "Ba mẹ được ông bụt tặng con
chúng ta cho đấy!" hay "Mẹ nhặt được con ngoài đường lớn rồi mang về nuôi
đến giờ mà!",... những điều này đã vô tình làm cho con trẻ mang suy nghĩ về
nguồn gốc của bản thân cũng như mọi người xung quanh không được tiêu cực
như "Mình không phải con của bố mẹ rồi!", "Thế thì chắc là bố mẹ không phải
con của ông bà rồi!"... Hay có người lại nói với con rằng "Con phát triển trong
bụng mẹ một thời gian dài xong bác sĩ mổ bụng mẹ rồi bế con ra đưa cho bố!".
Nhưng mẹ cha đâu biết từ đó con đã hình thành những ám ảnh nhất là đối với
những bé gái về việc sinh con thật đáng sợ.
"Mẹ ơi, con được sinh ra từ đâu?" là câu hỏi thường gặp ở trẻ
► Cuộc sống xô bồ hối hả, hiện đại hóa đã đưa công nghệ thông tin hay
các thông tin đại chúng tiếp cận với con người nhanh hơn. Nhất là trẻ vị thành
niên, làm cho lứa tuổi này ít nhiều có hiểu biết về giới tính. Nhưng bậc cha mẹ
là những người có trách nhiệm dưỡng dục lớn nhất lại lơ là trong việc giáo dục
giới tính cho con trẻ. Vì họ còn nghĩ "Giờ giáo dục con có quá sớm không?" hay
lại nghĩ vấn đề này như "vẽ đường cho hươu chạy" vì việc này quá tế nhị. Từ
những điều này làm cho việc GDGT cho trẻ vị thành niên hiện nay chưa được
tốt.
Vị thành niên có hiểu biết nhất định về giới tính nhưng chưa chắc đã đúng
4
Cha mẹ ngại ngùng việc giáo dục giới tính cho con trẻ
► Cuộc sống càng hiện đại, văn minh bao nhiêu thì lại hình thành nhiều lo
ngại bấy nhiêu. Trước đây, "nam" là "nam" và "nữ" là "nữ". Nhưng gần đây lại
xuất hiện tình trạng "nam" muốn trở thành "nữ" hay "nữ" muốn trở thành "nam"
ở vị thành niên. Một hiện tượng được gọi là "giới tính thứ ba" hay cộng động
LGBT (cộng đồng người đồng tính) không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước
trên thế giới.
"Mình là "nam" hay "nữ" nhỉ?"
c. Thực trạng về vấn đề giáo dục giới tính của Việt Nam hiện nay.
Ở tuổi vị thành niên hiện nay, xuất hiện tình trạng "yêu nhau" sớm hay
"yêu nhau" cho có phong trào. Điều này đã góp phần tạo nên những vụ
nạo phá thai ngoài ý muốn hay bỏ học để ở nhà "sinh con".
Theo ước tính hiện nay của hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi
năm nước ta có khoảng 300.000 ca mang thai ở độ tuổi từ 15 - 19 tuổi.
5
Với con số này, Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á và xếp thứ 5 trên
thế giới về tỉ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên.
Theo báo cáo của các địa phương thì có 7.000 lượt ca phá thai vị thành
niên, con số này là chưa đầy đủ, có thể là nhiều hơn, tỷ số pha thai là 0,18.
Theo Cuộc điều tra của Tổng cục thống kê, thì có 8,4% trẻ vị thành niên
tuổi từ 15 - 19 đã từng sinh con hoặc đang mang thai. Số phụ nữ dưới 15
tuổi từng mang thai là 0,2%.
Ngày càng có nhiều cơ sở tư nhân nạo phá thai "dởm" mọc ra
Đồng tính hóa ở vị thành niên tuy chưa có con số cụ thể ở nước ta nhưng
con số này đang ngày càng được tăng lên do nhiều nguyên nhân (sẽ được
đề cập tới ở phần f.)
d. Thực trạng giáo dục giới tính ở địa phương.
- Nhóm em đã đi khảo sát 50 bạn ở các trường THPT Đại Từ, THPT
Nguyễn Huệ, THPT Lưu Nhân Chú, Trung tâm GDTX Đại Từ về những kiến
thức cơ bản của giới tính. Với câu hỏi đặt ra cho các bạn ấy là: Bạn đã có người
yêu chưa? Nếu có thì tình yêu ấy có giống với người lớn không? Bạn có biết về
việc xuất hiện giới tính thứ ba?
- Các phản hồi chủ yếu là:
+ Tớ chưa có người yêu vì tớ coi việc học tập là trên hết. Còn vấn đề
về giới tính thứ ba thì tớ không được ai dạy mà chỉ đọc qua trên mạng thôi nên
có rất ít hiểu biết về nó (45%).
+ Tớ đã có người yêu nhưng bọn tớ yêu nhau kiểu trong sáng, giúp đỡ
nhau học tập và chia sẻ cuộc sống thôi. Giới tính thứ ba thì tớ không quan tâm
đến nó đâu tớ là nữ (nam) thật luôn (40%).
+ 15% còn lại là các ý kiến với nội dung như: bọn tớ có người yêu và
bọn tớ muốn được yêu nhau như người lớn, giới tính thứ ba là cái gì sao mà lạ
vậy, tớ có biết về giới tính thứ ba và thấy rằng nó không có gì là xấu cả,…
Từ những ý kiến trên, thấy rằng, việc giáo dục giới tính ở địa phương em
chưa được sát sao, đó mới chỉ là học sinh, còn những bạn đã bỏ học từ lâu thì
6
nhóm em chưa có cơ hội thăm dò ý kiến. Điều đó đã gây nên nhiều tác hại mà sẽ
được đề cập ngay sau đây.
e. Hậu quả của việc giáo dục giới tính không tốt, không đúng đắn.
☻ Hệ lụy chết người khi quan hệ tình dục quá sớm: ảnh hưởng đến sự phát
triển của não bộ và sự tăng trưởng của cơ quan sinh dục.
- Việc “quan hệ” sớm khiến bạn trai mắc bệnh lây truyền qua đường tình
dục, trong đó có HIV/AIDS.
- Đối với các bạn gái, khi quan hệ tình dục sớm, rủi ro lớn nhất mà các em
gặp phải là có thai ngoài ý muốn. Khi có thai, các em tìm mọi cách để phá thai,
chính vì tuổi đời còn quá trẻ nên khi nạo phá thai các em phải chịu hậu quả cả về
thể chất lẫn tinh thần và nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
như lậu, giang mai... rất cao và nguy cơ vô sinh khi trưởng thành là điều khó
tránh khỏi.
Mang thai khi vẫn còn đang tuổi cắp sách tới trường
☻ Quan hệ tình dục khi tuổi đời còn quá trẻ còn có thể bị ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tâm lý, đặc biệt là rất dễ mắc cách chứng bệnh tâm thầm hoặc bị
chứng trầm cảm. Nhiều người bị chứng lãnh cảm do những sang chấn tâm lý khi
quan hệ tình dục sớm gây ra. Thậm chí, từng có những em muốn tìm đến cái
chết sau những khủng hoảng do quan hệ tình dục sớm.
7
Tâm lí bất ổn
☻ Ảnh hưởng tới chất lượng dân số, tới phát triển xã hội
Vị thành niên có thai => Bỏ học => Chất lượng dân số giảm => Chất
lượng giáo dục nước nhà đi xuống => Xã hội chậm phát triển.
☻ Giới tính thứ ba (đồng tính): gia đình, người thân lo lắng, xã hội khó chấp
nhận (phần lớn bị tẩy chay), gây nên sự nghi ngờ, đoàn kết giữ con người.
☻ Từ chuyện lệch lạc giới tính giả, nếu để lâu ngày và không có sự điều
chỉnh hành vi thì có thể dễ dàng trở thành thật (sự biến dạng về tâm lý). Sự phát
triển lệch lạc không lành mạnh về giới tính, nếu không được điều trị đến cùng,
các em sẽ sống thật với giới tính ảo. Việc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến công
việc, sự nghiệp của bản thân và các mối quan hệ xã hội.
Tóm lại: đó chỉ là một vài trong số rất nhiều hậu quả của việc giáo dục giới tính
không tốt, không đúng đắn. Những hậu quả đó không tự nhiên có mà còn có
nhiều nguyên nhân sâu xa, là gì thì chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu ngay sau đây.
f. Nguyên nhân dẫn tới những hậu quả trên.
o Thứ nhất: Ngày nay tình trạng các em yêu sớm, quan hệ tình dục ở tuổi vị
thành niên, sống thử rất phổ biến.
Sống thử
o Phần đông mọi người vẫn hay ngại ngùng, e thẹn hay không thoải mái khi
đề cập đến vấn đề này, bởi giáo dục giới tính không được hiểu theo đúng
8
nghĩa của nó. Vì thế, việc hỗ trợ, trang bị cho lứa tuổi vị thành niên những
kiến thức quan trọng về sức khỏe sinh sản, giới tính chưa được thực hiện
rộng rãi và hiệu quả.
o Gia đình Việt Nam ngày nay còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng
phong kiến nên việc giáo dục giới tính còn hạn chế trong những lời răn
dạy về đạo đức. Nhiều phụ huynh không chịu chấp nhận rằng con cái họ
đang trong độ tuổi hoạt động tình dục hay lo ngại không muốn cho con
tiếp xúc quá sớm với những vấn đề như vậy vì nghĩ rằng con chưa đủ
chính chắn để hiểu vấn đề.
o Lứa tuổi vị thành niên luôn luôn tò mò với cái mới lạ, khi các bạn bắt đầu
nhận thấy những thay đổi trên cơ thể và cảm xúc hay khi các bạn bắt đầu
biết quan tâm hơn đến thế giới xung quanh, với những vấn đề phức tạp
của xã hội. Ngày nay, thời đại bùng nổ về mặt thông tin, nếu không được
dạy dỗ bài bản từ cha mẹ hay nhà trường, các bạn sẽ tự tìm đến các nguồn
thông tin vô tận khác như từ xã hội xung quanh, từ báo chí, hay mạng
Internet. Và vô tình những nguồn thông tin đó đã tác động đến các bạn có
thể tốt, có thể lệch lac. Đó là thiếu sự định hướng của phụ huynh.
o Lệch lạc giới tính là do yếu tố sinh học, do bẩm sinh, di truyền, biến đổi
hormon... Những trường hợp này không nhiều, gia đình và xã hội chấp
nhận họ như dân gian thường nói “trời sinh ra thế”. Người mắc chứng này
cũng rất đau khổ bởi họ phải sống trong một thể xác thuộc về giới tính
khác chứ không phải là họ. Về lâu dài, họ sẽ tìm cách chuyển đổi giới tính
để được sống với giới tính thật của mình.
o Một nguyên nhân của lệch lạc giới tính nữa: do yếu tố tâm lý xã hội... tác
động làm biến đổi giới tính ở cá nhân đó. Các nhà chuyên môn gọi đây là
hiện tượng đồng tính giả. Tình trạng các em lệch lạc về giới tính, sống
cảnh đồng tính giả chiếm số đông trong các cặp đôi đồng tính, gây không
ít lo lắng cho người thân. Hay có thể gọi đây là những trường hợp đang
sống bằng giới tính ảo. Đối tượng này thực sự rất đáng phải quan tâm vì
những nguy hiểm nhất sẽ xảy ra xoay quanh mối quan hệ phức tạp này.
9
"Tôi đã mang giới tính thứ ba"
o Việc sống trong môi trường thiếu thốn tình cảm, có khi luôn phải chứng
kiến bạo lực gia đình, bị quấy rối, lạm dụng hay mất lòng tin vào người
khác giới, các bạn trẻ muốn được thử nghiệm những cảm xúc mạnh, khác
người, nhiều em tiếp xúc với hình ảnh quan hệ tình dục khi còn rất nhỏ,
khi đó, tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ của các em chưa ổn định. Chính vì
vậy, các em rất dễ bị lạm dụng bởi những kẻ bệnh hoạn cùng giới.
4. Phương pháp giải quyết tình huống.
Để giải quyết tình huống trên cần phải có biện pháp sâu rộng và toàn
diện, nhóm em xin đưa ra một số giải pháp sau:
Về xã hội:
- Nhà nước cần quan tâm, chú trọng hơn nữa vấn đề giáo dục giới tính cho
trẻ vị thành niên.
- Tăng cường tổ chức các chương trình thực tế về giáo dục giới tính cho
trẻ vị thành niên.
- Viết nhiều cuốn sách, băng đĩa giáo dục giới tính.
- Ngăn chặn tình trạng bày bán, đăng tải các thông tin ảnh hưởng đến việc
giáo dục giới tính trẻ vị thành niên.
- Xây dựng thêm nhiều Mô hình giáo dục Sức khỏe sinh sản vị thành niên
tại các vùng sâu vùng xa, các vùng dân tộc thiểu số.
Về nhà trường:
- Sớm đưa giáo dục giới tính vào thành một bộ môn chính khóa.
- Mở các lớp học có thể chia riêng nam nữ khi có thể để giáo dục cho các
bạn các phương pháp chăm sóc và bảo vệ chính mình.
- Lập các hòm thư ý kiến của học sinh để các thầy cô tư vấn.
- Đưa nội dung này vào các chương trình, cuộc thi tìm hiểu trong nhà
trường nhiều hơn.
- Đào tạo các thầy cô có chuyên môn về giáo dục giới tính.
10
- Tổ chức nhiều hơn các cuộc cổ động, cuộc vận động về tìm hiểu kiến
thức giới tính.
Về gia đình:
- Thường xuyên quan tâm chia sẻ cùng các con về cuộc sống.
Luôn luôn tâm sự cùng con
- Thường xuyên quản lí, liên hệ với nhà trường để nắm rõ tình hình học
tập của con cái, tình trạng tâm lí của con.
- Cần có những quy định về giờ học, giờ chơi, hướng con cái đến các hình
thức giải trí phong phú, tham gia các hoạt thể dục thể thao để có lối sống và tinh
thần lành mạnh.
- Học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước hay người nước ngoài về
cách dạy con trong độ tuổi vị thành niên.
- Cần có "lộ trình" dạy cho con, giảng giải thắc mắc của con về giới tính
lâu dài và tốt hơn hết là khi con còn càng nhỏ càng tốt.
- Mua sách giáo dục giới tính về nghiên cứu và cho con tìm hiểu.
Bản thân mỗi học sinh:
- Cố gắng chăm chỉ học tập rèn luyện mỗi ngày hơn nữa.
- Mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng về kiến thức giáo dục giới tính cơ bản.
- Không nghe theo sự lôi kéo, rủ rê của các học sinh, thanh niên hư hỏng.
11
- Trước khi làm một việc gì đó phải suy nghĩ thật chín chắn; phải phân biệt
đâu là đúng, đâu là sai để nâng cao nhận thức và phát triển nhân cách bản thân.
- Tham gia tuyên truyền cùng mọi người.
Học tập, rèn luyện bản thân chăm chỉ.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Θ Sử dụng các tư liệu tham khảo sau:
- Sách giáo khoa cấp THCS, THPT các môn: Toán, Tin học, Ngữ Văn,
Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng,…
- Sử dụng các trang mạng xã hội:
+ />+ />+ />+ />Θ Các phương pháp thực hiện:
- Phương pháp đề nghị: Đề nghị với các cấp có thẩm quyền, đề nghị nhà
trường, gia đình can thiệp triệt để.
- Phương pháp tuyên truyền: Tổ chức các buổi tuyên truyền tại trường, lớp
học kết hợp với tuyên truyền trên mạng xã hội.
12
Tuyên truyền giáo dục giới tính
Giao lưu về giáo dục giới tính
- Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: soạn nội dung tuyên truyền
bằng một số phần mềm như Power Point hay Microsoft Word; sử dụng một số
trang web của mạng internet để tuyên truyền một cách rộng rãi.
- Phương pháp trực quan: chụp và ghi hình các hình ảnh hoạt động để
tuyên truyền.
- Phương pháp hợp tác: cùng nhau chung tay đoàn kết hợp tác, chia sẻ để
đồng thực hiện mang lại hiệu quả cao.
Θ Tiến trình thực hiện:
Từ tình huống cần giáo dục giới tính như Ánh trên, và cũng từ yêu cầu
của cuộc thi vận dụng kiến thức kiên môn để giải quyết tình huống trong thực
tiễn. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về tình huống, nhóm chúng em
đã có ý tưởng giải quyết vấn đề từ tình huống thực tế này. Vì có những giải
pháp đề nghị vượt ngoài khả năng của chúng em nên nhóm em xin được trình
bày những việc làm mang tính giải pháp phù hợp lứa tuổi và điều kiện cho phép
hiện tại như sau:
- Hoạt động 1: Điều tra thực tế về nhận thức của vị thành niên hiện nay những
kiến thức về giáo dục giới tính.
13
- Hoạt động 2: Vận động lớp tuyên truyền với các bạn trong và ngoài
trường về những kiến thức giáo dục giới tính. Bản thân mỗi học sinh cũng phải
nắm rõ được vấn đề ấy.
- Hoạt động 3: Nhóm em cũng đã thiết kế một chương trình tuyên truyền
bằng phần mềm Microsoft Powerpoint mang tựa đề: "Vì một Việt Nam khỏe
mạnh hơn, con người khỏe mạnh hơn!" và video để có thể tuyên truyền qua
mạng xã hội
- Hoạt động 4: Đề nghị hội đồng đội huyện, ban lãnh đạo trường và địa
phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến các cấp học như tiểu học, trung
học cơ sở, trung học phổ thông để nhận rõ sự cấp thiết của giáo dục giới tính.
- Hoạt động 5: Nhóm chúng em cũng sẽ lập một trang web hữu ích trên mạng
đó là đăng bài, ảnh,video mà
nhóm đã thực hiện để chia sẻ với mọi người về tác hại của trò chơi điện tử qua
nhiều chuyên mục với những Tin tức, Hình ảnh, Sáng tác, Câu đố, Bài tập trắc
nghiệm, Câu hỏi tình huống, Trò chơi xoay quanh vấn đề giáo dục giới tính cho
trẻ vị thành niên. Và sẽ dần dần nâng cấp để có được số người truy cập chia sẻ
ngày càng tăng.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Giáo dục, hướng dẫn cho các bạn trẻ - vị thành niên kiến thức về giới tính,
sức khỏe sinh sản, từ đó biết bảo vệ bản thân và tôn trọng người khác.
Giáo dục giới tính là môn học nhằm chuẩn bị cho thanh thiếu niên những
hiểu biết để bước vào đời, để biết cách ứng xử với nhau một cách tôn
trọng và có trách nhiệm và cũng để biết tự bảo vệ sức khỏe sinh sản.
Mục đích sâu xa và quan trọng nhất là xây dựng nhân cách cho vị thành
niên, sao cho nhân cách con người được phát triển phù hợp với những yêu
cầu, kỳ vọng của xã hội hiện đại.
Những thay đổi tích cực cho thế hệ tương lai không thể ngày một ngày hai
hình thành. Nhưng dần dần, xuất phát từ những suy nghĩ, quan điểm đơn
giản nhất về vấn đề giáo dục giới tính, cũng như tầm quan trọng của vẫn
đề ngày càng được nhìn nhận rõ nét hơn.
Hi vọng rằng trong tương lai, xã hội sẽ có cái nhìn cởi mở, nghiêm túc và
thẳng thắn hơn về lĩnh vực này. Đồng thời, được trang bị những kiến thức
quý giá cho vị thành niên.
Những "tai nạn" đáng tiếc, những bà mẹ "nhí" chưa sẵn sàng hay tỉ lệ lây
nhiễm những căn bệnh qua đường tình dục sẽ giảm thiểu tối đa. Không
còn tình trạng đông con dẫn đến đói nghèo, không còn vấn đề bạo lực gia
đình hay hãm hiếp, với trình độ văn hóa cao hơn, một thế hệ trẻ mới sẽ có
thể xây dựng một tương lai sáng hơn cho đất nước ta.
Vì tương lai của chúng ta, vì một Việt Nam có nền giáo dục đi lên, tất
cả chúng ta, ngay từ bây giờ hãy nêu cao những kiến thức về giáo dục giới
tính cho vị thành niên - chủ nhân tương lai của đất nước thật quyết liệt !!!
14
"Mọi người ơi hãy giáo dục giới tính cho con em mình sớm nhất có thể nha!"
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
BÀI VIẾT ĐƯỢC ĐỒNG THỰC HIỆN BỞI
15