Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GA Hóa học lớp 11 thực hành ( tiết 9,10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.95 KB, 4 trang )

Ngày soạn: 17/ 09/2016
Giảng: tuần 5
Bài 6 (Tiết 9). BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
TÍNH AXIT-BAZƠ; PHẢN ỨNG TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Biết được :
Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
−Tác dụng của các dung dịch HCl, CH3COOH, NaOH, NH3 với chất chỉ thị màu.
− Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li : AgNO3 với NaCl, HCl với NaHCO3,
CH3COOH với NaOH.
2. Kỹ năng:
− Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm trên.
− Quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét.
−Viết tường trình thí nghiệm.
II. Phương pháp
Đàm thoại, thí nghiêm trực quan
III. Chuẩn bị
- Dụng cụ : ống nghiệm, ống hút, đũa thuỷ tinh, mặt kính đồng hồ, thìa, giá thí nghiệm
- Hoá chất: các dd NH3, HCl, NaOH CH3COOH, CaCl2 đặc, Na2CO3 đặc, phênolphtalein, giấy chỉ
thị pH
IV. Các hoạt động tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 11A4: ....................................
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
Câu hỏi: Nêu các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Viết
pthh minh họa.
3. Nội dung bài
Hoạt động của GV – HS
Hoạt động 1 ( 15 phút)
GV phổ biến nội dung bài thực hành, những lưu
ý khi tiến hành thí nghiệm được thành công, an


toàn và tiết kiệm hóa chất.
- GV gọi HS đọc nội dung thí nghiệm 1.
- HS đọc nội dung thí nghiệm 1 và tìm hiểu rõ
các bước khi tiến hành thí nghiệm.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
- HS làm thí nghiệm theo các bước.

Nội dung chính
I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành
1. Thí nghiệm 1: Tính axit - bazơ
a) Đặt một mẩu giấy quỳ lên mặt kính đồng hồ.
Nhỏ lên mẩu giấy đó một giọt dung dịch HCl
0,1M. So sánh màu của mẩu giấy với mẫu chuẩn
để biết giá trị pH.
b) Làm tương tự như trên, nhưng thay dung dịch
HCl lần lượt bằng từng dung dịch sau: NH4Cl,
CH3COONa, NaOH đều có nồng độ 0,1M. Quan
sát, giải thích.

Hoạt động 2 ( 15 phút)
- GV gọi HS đọc nội dung thí nghiệm 2.
- HS đọc nội dung thí nghiệm 2 và tìm hiểu rõ
các bước khi tiến hành thí nghiệm.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
- HS làm thí nghiệm theo các bước.

2. Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong
dung dịch chất điện li.
a. Cho khoảng 2ml dung dịch Na2CO3 đặc vào
ống nghiệm đựng khoảng 2ml dung dịch CaCl2

đặc. Nhận xét hiện tượng xảy ra.
b. Hòa tan kết tủa ở thí nghiệm (a) băng dung
dịch HCl loãng. Quan sát các hiện tượng xảy ra.
c. Cho vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch
NaOH loãng. Nhỏ vào đó vài giọt dung dịch
phenolphtalein. Nhận xét màu của dung dịch.
Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm
trên, vừa nhỏ vừa lắc cho đến khi mất màu. Giải
thích hiện tượng xảy ra.


Viết các phương trình hóa học của các phản ứng
xảy ra trong các thí nghiệm dưới dạng phản ứng
và ion thu gọn.
Hoạt động 3 ( 5 phút)
- GV hướng dẫn HS giải thích các hiện tượng
quan sat được từ thí nghiệm và viết tường trình
thí nghiệm
- HS giải thích các hiện tượng quan sát được và
viết các pthh.

II. Viết tường trình

4. Củng cố, dặn dò ( 5 phút)
- GV hướng dẫn HS thu dọn dụng cụ và hóa chất trong buổi thực hành.
5. Hướng dẫn HS tự học
Câu 1: Cô cạn dung dịch có chứa 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Al3+, và ion NO3- thì thu được bao nhiêu
gam muối khan là
A. 55,3 gam
B. 59,5 gam

C. 50,9 gam
D. 0,59 gam
Câu 2 : Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+;0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-.Tổng khối lượng
các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là
A.0,03 và 0,02
B. 0,05 và 0,01
C . 0,01 và 0,03
D.0,02 và 0,05
Câu 3: Một dung dịch có chứa 4 ion với thành phần : 0,01 mol Na+, 0,02mol Mg 2+ , 0,015 mol
SO42- , x mol Cl- . Giá trị của x là
A. 0,015
C. 0,02.
B. 0,035
D. 0,01.

CHƯƠNG II

NI TƠ - PHỐT PHO
Soạn: 17/09/2016
Giảng: Tuần 5

Bài 7 (tiết 11) : NI TƠ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết được:
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ.
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng chính, trạng thái
tự nhiên; điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
Hiểu được:
- Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở

nhiệt độ cao.
- Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài
ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi).
2. Kỹ năng:
- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học.
- Tính thể tích khí nitơ ở đktc trong phản ứng hoá học; tính % thể tích nitơ trong hỗn hợp khí.


II. Phương pháp
Vấn đáp gợi mở, hỏi đáp, đặt vấn đề.
III. Chuẩn bị
Bảng tuần hoàn.
IV. Các hoạt động tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp – kiểm tra sỹ số : 11A4 : .................................
2. Kiểm tra bài cũ : Không
3. Nội dung bài:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: ( 7 phút)
I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử
- GV: ? Vị trí củaN trong bảng tuần hoàn ?
- N ở ô số 7, nhóm VA , chu kỳ 2 của bang tuần hoàn.
1
2
? Viết cấu hình e của N ? công thức cấu tạo
- Cấu hình e của nguyên tử N:1s22s22p x 2p y 2p 1z .
phân tử N theo qui tắc bát tử? nhận xét về lớp
Ba e ở phân lớp 2p có thể tạo ra 3 liên kết cộng hoá trị
e ngoài cùng của N?

với các nguyên tử khác
- HS đọc sgk, dự vào BTH và vận dụng nội
- Phân tử N2 gồm 2 nguyên tử có 1 liên kết 3.
dung kiến thức cũ để trả lời.
- Công thức cấu tạo của phân tử N2 : N = N
Hoạt động 2: ( 5 phút)
II Tính chất vật lý
- GV: ? N2 có những tính chất vật lý ntn nào? - Điều kiện thường, N2 là chất khí không màu, không
- HS đọc sgk và trả lời
mùi, không vị, nhẹ hơn không khí , ít tan trong
nước(đkt 1lít H2O hoà tan 0,015 lít khí N2) N không
duy trì sự cháy và sự hô hấp
Hoạt động 3: ( 15 phút)
III Tính chất hoá học
- GV hướng dẫn HS dựa vào cấu tạo phân tử
+ Khi tham gia phản ứng oxihóa – khử, số oxi hoá
và số oxi hóa của nitơ để dự đoán tính chất
của N có thể giảm(tính oxi hóa) hoặc tăng (tính khử),
hóa học của nitơ.
tính oxi hóa là tính chất chủ yếu của N2.
- HS đọc sgk, nêu các vd chứng tỏ: N2 thể
1.Tính oxi hoá
hiện tính khử và tính oxi hoá, giải thích, viết
a/ ở t0cao, N2 tác dụng được voí kl có tính khử mạnh
các pthh, ghi rõ đkpư, nêu kết luận.
như Na, Ca, Al..tạo thành nitrua kim loại
t0
3Ca + N2 →
Ca3N2-3
Magie nitrua

b/ ở t0 cao(4500 -5500C ), p cao (200 -300 áp ), có xúc
tác( Fe vụn + Al2O3 + K2O).
t , p , xt
N2 + 3H2 ←
→ 2NH3
- GV: hướng dẫn HS viết các phương trình
phản ứng trên số oxi hoá củaN giảm từ 0 đến -3 , N thể
hoá học
hiện tính oxi hoá
1. Tính oxi hoá
-3
2 .Tính khử:
- trong hợp chất Ca3N2 …. Là liên kết ion
- ở khoảng 30000 C:
.còn trong NH3, NO… Là hợp chất cộng hoá
to
N2 +O2 ←→
2NO
trị...
N có thể có số oxi hoá : -3, 0, +1, +2, +3, +4,
khí, không màu
+5.
2NO + O2  2NO2
Phản ứng của N2 với H2 rất khó thực hiện ...
Nâu đỏ
2 .Tính khử: hướng dẫn HS tìm hiểu quâ
- Ngoài các oxít trên N còn có các oxit khác N2O,
sgk...(chú ý có liên hệ thực tế )
N2O3, N2O5. (điều chế gián tiếp).
- Hs viết pthh theo hướng dẫn của GV.

Hoạt động 4: ( 7 phút)
IV ứng dụng
- GV: N2 có những ứng dụng gì trong CN và + Nguyên tố N là1 trong những thành phần dinh dưõng
đời sống ? lấy vd minh hoạ?
chính của thực vật.
- HS đọc sgk, trả lời các câu hỏi
+ CN: N2 dùng SX NH3, axít HNO3 phân đạm...
+ CN luyện kim , thực phẩm, điện tử .. dùng N làm
môi trường trơ, bảo quản mẫu vật sinh học... )
- GV: ? Nguyên tố N là1 trong những thành
V trạng thái tự nhiên
phần dinh dưõng chính của thực vật?
+ N2 ở dạng tự do (khí N2 chiến 78,16% Vkk) và hợp
? N2 trong tự nhiên tồn tại dưới dạng nào ?
chất ....


- HS đọc sgk, trả lời các câu hỏi của GV

N2 thiên nhiên là hỗn hợp của 2 đồng vị:

14
7

N

15
7

Hoạt động 5: ( 6 phút)

- GV: ? Để sản xuất N2 trong CN người ta
dựa vào tính chất nào của N2 ?
? Để sản xuất N2 trong phòng thí nghiệm với
1lượng nhỏ người ta dựa vào tính chất muối
NH4NO2 khi nhiệt phân  N2
- HS đọc sgk trả lời và viết pthh.

(99.63%) và N (0,37%)
+ Dạng hợp chất N2 có trong khoáng NaNO3 (diêm tiêu
natri )
VI điều chế
1.Trong công nghiệp:
+ pp chưng cất phân đoạn không khí lỏng ( đã loại bỏ
CO2, hơi nước). Không khí lỏng được hoá hơi dưới P
cao và to rất thấp. Nâng to không khí lỏng đến -196o C
thì N2 sôi lấy N ra còn lại là O2 lỏng (-183oC)
+ khí N2 vận chuyển trong bình thép (p = 150 atm)
2.Trong ptn:
+ Nhiệt phân NH4NO2
t ′o
NH4NO2 →
N2 ↑ +2H2O
+ Hoặc dd bão hoà NH4Cl và NaNO2
NH4Cl + NaNO2  N2 ↑ + NaCl +2H2O

4. Củng cố, dặn dò ( 5 phút)
- Củng cố: Bài tập 1, 3 - sgk
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
5. Hướng dẫn HS tự học
Câu 1: Cho dung dịch KOH đến dư vào 50 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thu được

thể tích khí thoát ra là (ở đktc)
A. 2,24 lít
B. 1,12 lít
C. 4,48 lít
D. 6,72 lít
Câu 2: Đem nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian thì dừng lại, để nguội, đem cân thấy khối
lượng giảm 54 gam. Vậy khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là
A. 50 gam
B. 49 gam
C. 94 gam
D. 98 gam
Câu 3:Trộn 50 ml dung dịch H3PO4 1M với V ml dung dịch KOH 1M thu được muối trung hoà.
Giá trị của V:
A. 200
B. 170
C. 150
D. 300



×