Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

BÀI GIẢNG LÀNG (KIM LÂN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 33 trang )

CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ
GIỜ THĂM LỚP!


ÔN BÀI CŨ
1. Kim Lân là nhà văn có sở trường viết về
thể loại văn học nào ?
A

Tùy bút

B

Truyện ngắn

C

Thơ

D

Tiểu thuyết


2. Tác phẩm “Làng” được viết trong thời kì nào?
A

Trong kháng chiến chống Mĩ

B



Khi đất nước đã được giải phóng

C

Giai đoạn cuối kháng chiến chống Pháp

D

Thời kì đầu kháng chiến chống Pháp


3. Nhân vật chính trong tác phẩm “Làng” là ai?
A

Bà chủ nhà

B

Ông Hai

C

Bà Hai

D

Bác Thứ



4. Tác phẩm “Làng” được viết ở ngôi thứ mấy?

A

Ngôi thứ ba

B

Ngôi thứ nhất


Kim Lân kể lại: “Hồi ấy gia đình tôi cũng đi
sơ tán. Trên khu ở mới, có tin đồn làng tôi là
làng Việt gian. Mọi người đều nhìn những
người dân làng với con mắt chế giễu, khinh
thường. Tôi yêu ngôi làng của tôi và không tin
làng tôi lại có thể đi theo giặc Pháp. Tôi viết
truyện ngắn “Làng” như thể để khẳng định
niềm tin của mình và minh oan cho làng tôi”...


Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến
chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Ở nơi tản cư,
lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách
mạng. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô
cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Ông không đi
đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc.
Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta
không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian.
Ông không biết bày tỏ với ai, không dám đi ra ngoài. Thế

là ông đành nói chuyện với thằng út cho vơi nỗi buồn, cho
nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Khi nhận tin cải chính,
mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các
con và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây
đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu
và tự hào về làng của mình.


TIẾT 62 - VB

LÀNG (tt)
_ Kim Lân _

I. Đọc, tìm hiểu chung:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Tình huống truyện
2. Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai:
* Khi mới đến khu tản cư:
+ Ông rất nhớ làng, muốn về làng
+ Thường khoe về làng một cách say sưa, háo hức.

 Ông là người yêu làng. Ông thường
khoe về làng để đỡ nhớ làng mà thôi.


TIẾT 62 - VB

LÀNG (tt)
_ Kim Lân _


2. Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai:
* Khi nghe tin làng theo giặc:
+ Cổ ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông
lặng đi, tưởng như đến không thở được.
+ Tủi thân, nước mắt ông giàn ra, nắm tay lại, rít lên.
+ Nửa tin nửa ngờ.
+ Tủi nhục, trằn trọc không ngủ được.
+ Không dám khoe về làng, cả ngày không dám đi đâu,
nơm nớp lo sợ, không khí gia đình nặng nề.
+ Xung đột nội tâm. (tình yêu làng-tình yêu nước)


Tiết 62 văn bản

LÀNG
Kim Lân

Lí giải tâm trạng của ông Hai được thể hiện
trong câu văn:
“ Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng
làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
Ông Hai đã lựa chọn dứt khoát, ông
không quay về làng mà đi theo kháng chiến,
đi theo cụ Hồ.
-> Tình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng.


TIẾT 62 - VB

LÀNG (tt)

_ Kim Lân _

+ Trò chuyện với đứa con út.
Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu
Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng

 Sững sờ, nửa tin nửa ngờ, đau xót, tủi hổ. Tin
làng theo giặc đã trở thành nỗi ám ảnh, dằn vặt
ông Hai.


TIẾT 62 - VB

LÀNG (tt)
_ Kim Lân _

2. Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai:
* Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính:
+ Gương mặt tươi vui, rạng rỡ.
+ Mua quà cho con
+ Lật đật sang nhà bác Thứ và các nhà khác để khoe.
+ Lại hăng hái, hào hứng khoe về làng của mình

 Sung sướng, hạnh phúc, tự hào về làng
của mình.


TIẾT 62 - VB

LÀNG (tt)

_ Kim Lân _

2. Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai:

=> Sử dụng thành công nghệ thuật miêu tả
tâm lí nhân vật, tác giả đã thể hiện chân
Căn
cứ
vào
đâu

người
đọc
thực, sinh động một tình cảm bền chặt, sâu
có thể hiểu được tâm trạng
sắc là tình yêu làng quê thống nhất với lòng
của nhân vật ông Hai?
yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông
Hai - một người nông dân phải rời làng đi
tản cư.


TIẾT 62 - VB

LÀNG (tt)
_ Kim Lân _

I. Đọc, tìm hiểu chung:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Tình huống truyện

2. Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai:
3. Nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông
Hai:


TIẾT 62 - VB

LÀNG (tt)
_ Kim Lân _

3. Nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai

* Nghệ thuật miêu tả tâm lí:

- Tâm lí nhân vật được thể hiện qua nhiều phương
diện.
- Đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong
để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.


TIẾT 62 - VB

LÀNG (tt)
_ Kim Lân _

3. Nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai

* Ngôn ngữ nhân vật:

- Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ.

- Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về
sắc thái, giọng điệu.
- Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của
người nông dân, lại mang đậm cá tính của nhân vật
=> Tác giả am hiểu sâu sắc về người nông dân và
thế giới tinh thần của họ.


THẢO LUẬN THEO BÀN (2’)
Tại sao trong truyện chỉ nói tới làng Chợ
Dầu nhưng nhan đề của truyện lại đặt tên là
Làng?

Vì tác giả muốn điển hình hóa, khái
quát hóa từ một làng quê cụ thể, từ một
người nông dân cụ thể để qua đó nói lên
hoàn cảnh chung của đất nước Việt
Nam. Vì làng quê chính là hình ảnh của
đất nước thu nhỏ.


TIẾT 62 - VB

LÀNG (tt)
_ Kim Lân _

III. Tổng kết:
1. Nội dung:
Tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến
của những người nông dân phải rời làng đi tản cư đã

được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân
vật ông Hai.
2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
- Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ
- Cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên.


TIẾT 62 - VB

LÀNG (tt)
_ Kim Lân _

I. Đọc, tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (SGK/174)


CỦNG CỐ
1. Sắp xếp các sự việc theo đúng thứ tự trong đoạn
trích truyện ngắn “Làng”
a. Tâm sự với con cho vơi đau khổ
b. Ông Hai sung sướng, háo hức đi báo tin cải chính và
lại tiếp tục khoe về làng.
c. Dằn vặt, đau khổ, tủi hổ, không dám ra ngoài.
d. Nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
e. Ông chủ tịch cải chính lại thông tin làng Chợ Dầu
theo giặc.

f. Thường đến phòng thông tin nghe đọc báo

=> Đáp án: f-d-c-a-e-b


CỦNG CỐ
1. Sắp xếp các sự việc theo đúng thứ tự trong đoạn
trích truyện ngắn “Làng”
f. Thường đến phòng thông tin nghe đọc báo
d. Nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
c. Dằn vặt, đau khổ, tủi hổ, không dám ra ngoài.
a. Tâm sự với con cho vơi đau khổ
e. Ông chủ tịch cải chính lại thông tin làng Chợ Dầu
theo giặc.
b. Ông Hai sung sướng, háo hức đi báo tin cải chính và
lại tiếp tục khoe về làng.

=> Đáp án: f-d-c-a-e-b


CỦNG CỐ
2. Truyện ngắn “Làng” viết về đối tượng nào?
a. Người phụ nữ
b. Người lính
c. Người nông dân
d. Người trí thức
3. Phương thức biểu đạt của truyện ngắn “Làng” là
gì?
a. Miêu tả kết hợp tự sự, biểu cảm
b. Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

c. Biểu cảm kết hợp miêu tả và nghị luận
d. Nghị luận kết hợp miêu tả và biểu cảm.



CỔNG LÀNG XƯA



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×