Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước và khoảng cách mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển lúa séng cù tại huyện văn chấn, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.25 KB, 116 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN CÔNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ
TƯỚI NƯỚC VÀ KHOẢNG CÁCH MẬT ĐỘ CẤY
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN LÚA
SÉNG CÙ TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN CÔNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ
TƯỚI NƯỚC VÀ KHOẢNG CÁCH MẬT ĐỘ CẤY
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN LÚA
SÉNG CÙ TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG VĂN PHỤ


THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN CÔNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ
TƯỚI NƯỚC VÀ KHOẢNG CÁCH MẬT ĐỘ CẤY
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN LÚA
SÉNG CÙ TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG VĂN PHỤ

THÁI NGUYÊN - 2016


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
nhiều tập thể và cá nhân;
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Văn
Phụ - Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin được trân trọng cảm ơn tới các thầy cô
giáo Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo Khoa học cây trồng, đã có những đóng

góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt luận văn;
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái; Cục
Thống kê tỉnh Yên Bái; Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái; Trung
tâm giống cây trồng - vật nuôi tỉnh Yên Bái; Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Yên
Bái; Phòng Nông nghiệp, Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Văn Chấn và các hộ
nông dân Thị trấn Sơn Thịnh - Huyện Văn Chấn - Tỉnh Yên Bái đã giúp đỡ
tôi hoàn thành tốt đề tài này;
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo,
đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Công


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
4 . Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học và nghiên cứu về mật độ .................................................. 3
1.1.1. Cở sở khoa học của khoảng cách mật độ cấy ......................................... 3
1.1.2. Nghiên cứu về khoảng cách mật độ cấy lúa............................................ 3
1.2. Cơ sở khoa học và nghiên cứu về tưới nước.............................................. 8
1.2.1. Cở sở khoa học của tưới nước................................................................. 8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về tưới tiết kiệm nước cho lúa trên thế giới
và Việt Nam ...................................................................................................... 9
1.3.3. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Yên Bái và giống lúa Séng Cù............... 23
1.3.4. Thực trạng kỹ thuật canh tác giống lúa Séng Cù tại huyện Văn Chấn..... 25
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 27
2.1. Vật liệu và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 27
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 27
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27


iv
2.2.1. Xác định chế độ tưới nước và khoảng cách mật độ cấy thích hợp
cho giống lúa Séng Cù tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. ............................ 27
2.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc áp dụng chế độ tưới nước và
khoảng cách mật độ cấy cho lúa Séng Cù...................................................... 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 27
2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................... 30
2.3.3. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 35
2.4. Phương pháp xử lý số liệu: ...................................................................... 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 36
3.1. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước và khoảng cách mật độ cấy đến

sinh trưởng, phát triển của giống lúa Séng Cù ................................................ 36
3.1.1. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước và khoảng cách mật độ cấy đến
thời gian sinh trưởng ....................................................................................... 36
3.1.2. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước và khoảng cách mật độ cấy đến
chiều cao cây cuối cùng của lúa Séng Cù ....................................................... 37
3.1.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước và khoảng cách mật độ cấy đến
khả năng đẻ nhánh ........................................................................................... 38
3.1.4. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước và khoảng cách mật độ đến chỉ
số diện tích lá................................................................................................... 40
3.1.5. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước và khoảng cách mật độ cấy đến
đường kính gốc, chiều dài và độ dầy thành lóng lúa Séng cù........................ 42
3.1.6. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước và khoảng cách mật độ cấy đến
đường kính rễ và chiều dài rễ .......................................................................... 45
3.1.7. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước và khoảng cách mật độ cấy đến
khối lượng khô của rễ...................................................................................... 47
3.1.8. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước và khoảng cách mật độ cấy đến
khả năng tích lũy chất khô của lá, thân, bông lúa Séng Cù ............................ 50


v
3.2. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước và khoảng cách mật độ cấy đến
khả năng chống chịu sâu bệnh của giống lúa Séng Cù ................................... 52
3.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước và khoảng cách mật độ cấy đến
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Séng Cù................... 53
3.3.1. Số bông/m2 ............................................................................................ 54
3.3.2. Số hạt/bông............................................................................................ 55
3.3.3. Số hạt chắc/bông ................................................................................... 55
3.3.4. Khối lượng 1.000 hạt ............................................................................ 56
3.3.5. Năng suất lý thuyết................................................................................ 56
3.3.6. Năng suất thực thu................................................................................. 57

3.4. Tông hợp xác suất các chỉ tiêu ................................................................. 57
3.5. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước và khoảng cách mật độ cấy đến
hiệu quả kinh tế của lúa Séng Cù .................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 61
1. Kết luận ....................................................................................................... 61
2. Đề nghị ........................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
PHỤC LỤC ..................................................................................................... 66


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CCCC

:

Chiều cao cuối cùng

NSLT

:

Năng suất lý thuyết

NSTT

:

Năng suất thực thu


P1.000

:

Khối lượng 1.000 hạt

TGST

:

Thời gian sinh trưởng


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn trung thực và chưa từng được công bố.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn nay đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Công


viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hưởng của chế độ tưới nước và khoảng cách mật
độ cấy đến chiều cao cuối cùng của lúa Séng Cù ........................... 37

Hình 3.2. Biểu đồ hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ................. 60


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Văn Chấn nằm ở phía Nam của tỉnh Yên Bái là một đơn vị
hành chính trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm của tỉnh Yên
Bái. Huyện Văn Chấn có

diện tích tự nhiên là 1.224 km² và dân số

134.000 người. Diện tích lúa hai vụ là 8.080 ha, gieo trồng các giống lúa
lai nhị ưu 838 và các lúa thuần; cung cấp ra thị trường lượng sản phẩm trên
40.000 tấn thóc.
Hiện nay, với nhu cầu chất lượng gạo ngày càng cao của người tiêu
dùng, nên chính quyền địa phương và nhân dân đang mở rộng diện tích lúa
thuần chất lượng cao; trong do có giống lúa Séng cù bởi vì gạo rất ngon. Séng
cù là giống lúa thuộc nhóm lúa thuần của Trung Quốc, được du nhập vào
huyện Mường Khương - Lào Cai bằng con đường tự trao đổi của nhân dân từ
năm 1998 đến nay. Tên thường gọi là Séng Cù, tên địa phương Trung Quốc là
Sừ Ly Séng, tên khác là Đồn điền 502; thích hợp với chân ruộng vàn cao chủ
động nước, chịu phân, phù hợp với vùng thâm canh. Séng Cù trồng ở những
vùng có độ cao so với mặt nước Biển từ 300 m trở lên. Năm 2006, giống lúa
Séng Cù được du nhập trồng tại thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn. Đến
năm 2014, diện tích trồng lúa Séng Cù khoảng 150 ha; năng suất vụ Xuân 50
- 55 tạ /ha; vụ Mùa 45 - 50 tạ/ ha, gạo Séng Cù đang được người dân ưu
chuộng và có giá bán cao hơn.
Trong những năm gần đây, các tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh
tăng năng suất lúa đã được chuyển giao cho nông dân đã đạt được những kết

quả nhất định. Tuy nhiên kỹ thuật canh tác lúa Séng Cù chưa đầy đủ và hoàn
thiện. Chính vì vây chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của chế độ tưới nước và khoảng cách mật độ cấy đến sinh trưởng,
phát triển lúa Séng Cù tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ". Kết quả đề tài
sẽ là cơ sở khoa học để hoàn thiện qui trình sản xuất lúa Séng Cù đạt năng
suất và hiệu quả cao.


2
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định chế độ tưới nước và khoảng cách mật độ cấy thích hợp cho
giống lúa Séng Cù tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc áp dụng chế độ tưới nước và
khoảng cách mật độ cấy cho lúa Séng Cù.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của chế độ tưới nước và khoảng cách mật
độ đến sinh trưởng, phát triển lúa Séng Cù tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
trong vụ mùa 2015.
- Đánh giá sự tương tác của 2 nhân tố chế độ tưới nước và khoảng cách
mật độ đến sinh trưởng, phát triển của lúa Séng Cù.
- Đánh giá được mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế
4 . Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Làm cơ sở khoa học cho cải tiến quy trình sản xuất lúa Séng cù nhằm
tăng hiệu quả sản xuất.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp cho Yên Bái phát triển diện tích gieo
cấy giống lúa đặc sản Séng Cù, đảm bảo vừa tăng năng suất vừa duy trì chất
lượng, phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa, nhanh chóng phát triển

thương hiệu gạo đặc sản Séng Cù Yên Bái.
Xác định được chế độ nước và khoảng cách mật độ cấy hợp lý cho
giống lúa Séng Cù góp phần tăng năng suất lúa, tăng hiệu quả sản xuất trên
một đơn vị diện tích canh tác tại Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và nghiên cứu về mật độ
1.1.1. Cở sở khoa học của khoảng cách mật độ cấy
Mối quan hệ giữa cá thế cây lúa với quần thể ruộng lúa rất chặt chẽ.
Mật độ cấy có những ảnh hưởng nhất định đến năng suất lúa. Không có một
mật độ cấy chung nào cho mọi giống lúa trong mọi điều kiện. Trên một đơn vị
diện tích nếu cấy mật độ càng cao thì có thể có số bông nhiều xong số hạt trên
bông tỷ lệ nghịch nên càng ít. Vì vậy, nếu cấy ở mật độ quá dày sẽ làm cho
năng suất giảm; nếu gieo quá thưa, nhất là với giống có thời gian sinh trưởng
ngắn thì rất khó hoặc không thể đạt số bông tối ưu. Vì vậy, khi các biện pháp
kỹ thuật khác được duy trì thì việc lựa chọn xác định một mật độ hợp lý là
một phương án tối ưu để đạt được số lượng hạt thóc nhiều nhất trên một đơn
vị diện tích gieo cấy.
1.1.2. Nghiên cứu về khoảng cách mật độ cấy lúa
Năng suất ruộng lúa do số bông/đơn vị diện tích, số hạt/bông và khối
lượng của hạt quyết định, được tính bởi công thức:
Một quần thể ruộng lúa muốn có nhiều bông trước tiên mỗi cá thể cây
lúa phải có nhiều nhánh, tỷ lệ nhánh thành bông (hữu hiệu) cao, muốn có
nhiều hạt chắc thì bông lúa phải có nhiều hoa, quá trình thụ phấn, thụ tinh tốt,
tỷ lệ hạt mẩy cao. Khối lượng 1.000 hạt là chỉ tiêu ổn định do yếu tố di truyền
của từng giống quyết định. Số bông của ruộng lúa là yếu tố quyết định nhất
đến năng suất, đồng thời cũng là yếu tố tương đối dễ điều chỉnh hơn so với

hai yếu tố còn lại, số hạt/bông và khối lượng 1.000 hạt bị kiểm soát chặt chẽ
hơn bởi yếu tố di truyền, cho dù đầu tư kỹ thuật cao thì cũng không thể biến
một bông nhỏ, hạt nhẹ thành bông to nhiều hạt to được. Muốn thay đổi tính
trạng này thường thì phải có biện pháp tác động thay đổi gen của giống.


4
Biện pháp kỹ thuật tác động thay đổi mật độ cấy làm tăng số bông đến
mức tối đa là biện pháp then chốt trong thâm canh lúa. Tuy nhiên cần phải có
nghiên cứu từng giống phù hợp để có số bông tối ưu trên một đơn vị diện tích.
Nếu cấy quá dày hoặc cấy quá nhiều dảnh/khóm thì bông lúa sẽ nhỏ đi đáng
kể, số hạt trên bông sẽ nhỏ đi và cuối cùng năng suất sẽ giảm. Vì vậy, muốn
đạt được năng suất cao thì người sản xuất phải biết điều khiển cho quần thể
ruộng lúa có số bông tối ưu mà vẫn không ảnh hưởng đến bông lúa, số hạt
chắc và độ chắc hạt trên bông vẫn không thay đổi. Số bông tối ưu của một
giống lúa là số bông thu được nhiều nhất mà giống lúa đó có thể đạt được
nhưng không làm giảm khối lượng hạt vốn có của giống đó. Như vậy, các
giống khác nhau có khả năng cho số bông tối ưu trên một đơn vị diện tích
khác nhau, việc xác định số bông cần đạt trên một đơn vị diện tích quyết định
mật độ cấy, khoảng cách và số dảnh cơ bản khi cấy. Căn cứ vào tiềm năng
cho năng suất của giống, tiềm năng đất đai, khả năng thâm canh của người
sản xuất mà định ra số bông cần đạt một cách hợp lý, những yếu tố quyết định
số bông là mật độ cấy và số dảnh cơ bản cấy/khóm.
Mật độ cấy là số khóm cấy trên một m2 đất, về nguyên tắc lý thuyết thì
mật độ cấy càng cao thì số bông càng nhiều, trong một giới hạn nhất định thì
việc tăng số bông không làm giảm số hạt trên bông, nhưng nếu vượt qua giới
hạn đó thì số hạt trên bông bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng phải chia sẻ
cho nhiều bông. Theo tính toán thống kê thì tốc độ giảm số hạt/bông giảm
nhanh hơn tốc độ tăng của mật độ gieo cấy, vì vậy cấy dày đối với lúa thâm
canh và lúa lai gây giảm năng suất nhiều hơn so với lúa thường. Tuy nhiên

nếu cấy quá thưa đối với giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì khó đạt số
bông tối ưu cần thiết theo dự định.
Nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh S.Yoshida (1985) [13] đã khẳng
định: Trong ruộng lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khỏe và
sớm là từ 20cm x 20cm và 30cm x 30cm. Theo ông, việc đẻ nhánh chỉ xảy ra


5
đến mật độ 300 khóm/m2, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh
chính cho bông. Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng đến 182 - 242
dảnh/m2. Số bông trên đơn vị diện tích tăng lên theo mật độ nhưng lại giảm số
hạt trên bông. Mật độ cấy thực tế là mối tương quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ
nhánh. Thông thường gieo cấy thưa thì lúa đẻ nhánh nhiều, cấy dày thì lúa đẻ
nhánh ít.
Qua thực tế nhiều năm làm thí nghiệm ở các giống lúa khác nhau,
Yoshida (1985) [13] cho rằng: giống IR8 (giống đẻ nhánh khỏe) năng suất
đạt cực đại ở khoảng cách cấy là 20cm x 20cm.
Theo Nguyễn Thị Trâm (2000) [14], mật độ cấy càng cao số bông càng
nhiều, tuy nhiên cấy càng thưa đối với giống ngắn ngày thì khó đạt được số
bông trên một đơn vị diện tích theo dự định, các giống lai có thời gian sinh
trưởng trung bình có thể cấy thưa, ví dụ như Bắc ưu 64 có thể cấy 35
khóm/m2. Các giống có thời gian sinh trưởng ngắn như Bồi tạp sơn thanh, bồi
tạp 77 cần cấy dày 40 - 45 khóm/m2. Nhiều kết quả nghiên cứu đã xác nhận
rằng trên đất giàu dinh dưỡng, mạ tốt thì cần cấy mật độ thưa, nếu mạ xấu, đất
xấu thì nên cấy dày.
Để xác định mật độ cấy hợp lý thì có thể căn cứ vào hai thông số đó là
số bông cần đạt/m2 và số bông hữu hiệu/khóm.
* Những nghiên cứu về số bông/khóm
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng đạm đến sinh
trưởng của lúa ngắn ngày thâm canh, Nguyễn Như Hà (1999) [6] kết luận:

Tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ nhánh của một khóm giảm. So sánh số dảnh
/khóm của mật độ cấy 45 khóm/m2 và mật độ cấy dày 85 khóm/m2 thì số dảnh
đẻ trong một khóm lúa ở công thức cấy thưa lớn hơn 0,9 dảnh (tương
đương14,8 %) ở vụ Xuân, còn ở vụ Mùa lớn hơn 1,9 dảnh/ khóm (tương
đương 25%). Về dinh dưỡng đạm của lúa tác động đến mật độ cấy tác giả kết


6
luận: Tăng bón đạm ở mật độ cấy dày có tác dụng tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu.
Tỷ lệ dảnh hữu hiệu tăng tỷ lệ thuận với mật độ cho đến 65 khóm/m2 ở vụ
Mùa và 75 khóm/m2 ở vụ Xuân. Tăng bón đạm ở mật độ cao khoảng 55 - 65
khóm/m2 làm tăng số dảnh hữu hiệu.
Nguyễn Thạch Cương (2000) [2] đã làm thí nghiệm với tổ hợp Bồi Tạp
Sơn Thanh trên đất phù sa sông Hồng đã kết luận: Trong vụ Xuân, với mật độ
cấy 55 khóm/m2 trên đất phù sa sông Hồng cho năng suất cao nhất là 82,2
tạ/ha. Trên đất phù sa ven biến cho năng suất 83,5 tạ/ha , ở đất bạc màu ven
đồng bằng mật độ 50 - 60 khóm/m2 cho năng suất 77,9 tạ/ha. Trong vụ Mùa
với mật độ 50 khóm/m2 trên đất phù sa sông Hồng cho năng suất cao nhất là
74,5 tạ/ha, trên đất phù sa ven biển cho năng suất 74 tạ/ha. Mật độ 55
khóm/m2 trên đất bạc màu cho năng suất 71,4 tạ/ha.
Nguyễn Văn Luật (2008) [10] nhận xét phương pháp cổ truyền trước
đây so với ngày nay: Trước năm 1967, người dân trồng lúa thường cấy thưa
với mật độ cấy 40 cm x 40 cm hoặc 70cm x 70cm ở một vài ruộng sâu, còn
ngày nay có xu hướng cấy dày 20 cm x 20 cm, 20 cm x 25 cm, 15 cm x 20
cm, 15 cm x 10 cm.
Theo kết quả nghiên cứu của Mai Thị Ảnh (2003) [1] tại Chiêm Hóa Tuyên Quang thì giống lúa tạp giao 1 cho năng suất và hiệu quả cao nhất khi
cấy với phương thức cải tiến hàng rộng hàng hẹp (30 + 15) cm x 12 cm ứng
với 33 khóm/m2, 4 dảnh/khóm (132 dảnh /m2)
* Những nghiên cứu về số dảnh cấy/khóm
Số dảnh cấy/khóm phụ thuộc vào số bông dự định phải đạt /m2 trên cơ

sở mật độ cấy đã xác định. Việc xác định số dảnh cấy/khóm cần đảm bảo
nguyên tắc chung là dựa ở mật độ nào, tuổi mạ, sức sinh trưởng của giống
mạnh yếu thì vẫn phải đạt được số dảnh thành bông theo yêu cầu, độ lớn của
bông không giảm, tổng số hạt chắc/m2 đạt được số lượng dự định.


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
nhiều tập thể và cá nhân;
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Văn
Phụ - Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin được trân trọng cảm ơn tới các thầy cô
giáo Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo Khoa học cây trồng, đã có những đóng
góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt luận văn;
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái; Cục
Thống kê tỉnh Yên Bái; Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái; Trung
tâm giống cây trồng - vật nuôi tỉnh Yên Bái; Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Yên
Bái; Phòng Nông nghiệp, Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Văn Chấn và các hộ
nông dân Thị trấn Sơn Thịnh - Huyện Văn Chấn - Tỉnh Yên Bái đã giúp đỡ
tôi hoàn thành tốt đề tài này;
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các đồng chí lãnh đạo,
đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Công



8
Theo Trần Thúc Sơn (2002) [16] thì mở rộng khoảng cách cấy (20cm
x 30 cm) là con đường tốt nhất để giảm lượng gieo cần thiết cho 1 ha (25 kg)
mà không giảm năng suất.
Theo khuyến cáo của Bộ nông nghiệp và PTNT và Viện nghiên cứu lúa
Philippin DA - PhilRice (2003) [20] thì công thức cấy thích hợp nhất cho lúa
lai là 1 - 2 dảnh/khóm với khoảng cách 20 cm x 20 cm vào mùa mưa và 20
cm x 15 cm vào mùa khô.
1.2. Cơ sở khoa học và nghiên cứu về tưới nước
1.2.1. Cở sở khoa học của tưới nước
Trong canh tác lúa, đối với cây trồng nói chung, nước là thành phần
chủ yếu cấu tạo cơ thể và giúp các quá trình sinh lý và sinh hóa diễn ra bình
thường. Nước đi đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp để tổng
hợp chất hữu cơ của cây xanh. Đây là quá trình hấp thụ và chuyển quang năng
thành hóa năng tích trữ trong các phân tử carbonhydrate.
Ngoài ra, nước còn là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu đối với cây
lúa. Nước có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu trong ruộng, tạo điều kiện cho
việc cung cấp dưỡng chất, làm giảm nhiệt độ, muối, phèn, độc tố và cỏ dại
trong ruộng lúa.
Nước là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển
và năng suất lúa; cây lúa rất cần nước, tuy nhiên mỗi giai đoạn cây lúa lại có
nhu cầu khác nhau về nước. Ở ruộng không bị ngập nước, không khí trong đất
đầy đủ nên rễ hô hấp thuận lợi, sinh trưởng mạnh và cây lúa phân nhánh
nhiều. Ở ruộng nước đất thiếu không khí cây phải hút oxy từ trên không nhờ
các bộ phận trên mặt đất để vận chuyển đến rễ làm cho rễ lúa hô hấp được
thuận lợi. Ruộng nước nếu thiếu oxy rễ sinh trưởng kém, ăn nông, phát triển
theo chiều ngang.



9
Cây lúa trong hệ sinh thái đồng ruộng chịu tác động rất mạnh của môi
trường khí hậu, đất và môi trường sinh vật. Các môi trường về lâu dài tại cùng
một thời điểm tác động lẫn nhau trong quá ừình chuyển hóa năng lượng và
tuần hoàn vật chất, cạnh tranh nhau và quyết định sự phát triển của lúa.
Nước là một trong những điều kiện sinh thái cơ bản đối vói đời sống
cây trồng nói chung và lúa nói riêng. Tình trạng nước đồng ruộng chẳng
những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh lý của cây lúa, mà còn ảnh
hưởng tới các yếu tố khác của độ phi đất, tiểu khí hậu đồng ruộng và các biện
pháp canh tác qua đó ảnh hưởng tới cây lúa.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về tưới tiết kiệm nước cho lúa trên thế giới và
Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu tưới tiêt kiệm nước cho lúa trên thế giới
Ngành nông nghiệp sản xuất lúa gạo là ngành có tỷ lệ tiêu thụ nước lớn
nhất chiếm hơn 80% lượng nước tưới ở khu vực châu Á. Vì vậy đây là khu
vực được các nhà khoa học ưu tiên nghiên cứu nhằm tìm các biện pháp tưới
thích họp nhằm thay thế biện pháp tưới truyền thống để giảm lượng nước tưới
cho lúa. Tuỳ theo khu vực nghiên cứu, các giải pháp giảm lượng nước tưới có
thể chia làm 2 loại: Giảm lượng nước tưới trên hệ thống dẫn và giảm lượng
nước tưới tại mặt ruộng.
Việc giảm lượng nước tưới trên hệ thống dẫn chủ yếu được thực hiện
thông qua việc làm giảm tổn thất do thấm trên kênh thông qua việc cải tạo,
nâng cấp hệ thống kênh dẫn nước bằng việc cứng hoá hay lát mái kênh. Hay
nói cách khác là dùng giải pháp công trình để giảm lượng nước tưới. Tuy
nhiên các biện pháp này thường chỉ giảm được lượng nước tưới từ 5% đến
15%. Hơn nữa biện pháp này đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Ngoài ra các biện pháp
khác như biện pháp san phẳng đồng ruộng, biện pháp sử dụng lại nguồn nước
hồi quy cũng là những biện pháp hữu hiệu trong việc giảtn lượng nước tưới
của hệ thống.



10
Các biện pháp hứa hẹn nhiều kết quả là biện pháp giảm lượng nước
tưới tại mặt ruộng thông qua việc điều tiết lớp nước mặt ruộng nhằm năng cao
hiệu quả sử dụng nước mưa, giảm các thành phần hao nước như thấm và bốc
hơi mà không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Biện pháp tưới nông, lộ, phơi là
biện pháp được chú ý nghiên cứu ở nhiều nước như Nhật, Trung Quốc,
Philipin, ấn Độ, Tây Ban Nha, Mỹ,...
Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRRI đã tiến hành một số nghiên cứu
nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa lượng nước tưới và năng suất lúa . Một số
các nghiên cứu do Bhuiyan và Tuong tiến hành năm (1995) [19] kết quả cho
thấy, đối với luá nước, không cần phải luôn luôn duy trì một lớp nước trên
ruộng nhằm đạt năng suất tối đa. Với biện pháp tưới nông, lộ, phơi hợp lý áp
dụng ngay từ đầu vụ gieo cấy, có thể giảm được lượng nước tưới tối đa từ
40% đến 45% so với tưới ngập liên tục. Tuy nhiên phương pháp này có nhược
điểm là không hạn chế được cỏ dại. Có thể khắc phục hạn chế của biện pháp
này bằng việc áp dụng công thức tưới nông lộ phơi sau khi gieo cấy từ 35 đến
40 ngày (khi tán lúa đã phủ kín mặt đất). Trong trường hợp này có thể tiết
kiệm được lượng nước tối đa từ 25 đến 35%.
Các nghiên cứu ở Mỹ: Nghiên cứu ở Mỹ được tiến hành ở các bang
Texas, Missouri, Louisiana và Arkansas đã đi đến các kết luận lúa có thể sinh
trường và phát triển trong điều kiện tưới dải, tưới rãnh hay tưới phun nhưng
không kinh tế ừong điều kiện của Mỹ. Việc giảm năng suất là yếu tố quyết
định của biện pháp tưới ẩm này. Do vậy trong trường hợp thiếu nước thì tốt
nhất là nên theo phương pháp tưới nông lộ phơi hơn là tưới ẩm. Kết luận quan
trọng được rút ra từ các nghiên cứu này là:
+ Cây lúa trong điều kiện tưới ẩm thường giảm năng suất tỷ lệ thuận
với việc giảm lượng nước tưới, đặc biệt là trong các giai đoạn cây lúa nhạy
cảm đối với việc thiếu nước.



11
+ Năng suất lúa trung bình đối với tưới ẩm thường thấp hơn năng suất
lúa tưới ngập là 20% trong điều kiện tương tự về chăm sóc đất đai và bón
phân. Trong điều kiên tốt nhất năng suất này cũng giảm tò 10% đến 15%.
+ Tuy nhiên đối với các giống lúa năng suất thấp, sự khác nhau giữa
tưới ngập và tưới phun được giảm nhỏ.
+ Sự khác nhau giữa tưới ngập và tưới không ngập thay đổi từ 20% đến
50% tuỳ thuộc vào loại đất, mưa, và công tác quản lý nước của hệ thống.
+ Thời gian giữa các lần tưới rất quan ừọng đối với tưới không ngập vì
nếu áp dụng thời gian tưới hợp lý sẽ tránh được stress đối vói lúa và tăng
được lượng nước mưa hiệu quả.
Các nghiên cứu ở Nhật Bản: Phơi ruộng vào giữa giai đoạn sinh trưởng
của lúa được công nhận là yếu tố tăng năng suất lúa ở Nhật Bản. Biện pháp
này đã được áp dụng tò những năm cuối của thập kỷ 60 và ngày nay đã trở
thành phổ biến ở Nhật Bản. Tuy nhiên việc nghiên cứu biện pháp nông lộ
phơi mới được các nhà khoa học Nhật Bản quan tâm nghiên cứu từ những
năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Đáng chú ý là các nghiên cứu của
Anbumozhi (1998) [17] được tiến hành vào năm 1998. Bằng biện pháp tưới
nông lộ phơi với lóp nước mặt ruộng tối đa là 90mm, áp dụng 30 ngày sau khi
cấy. Kết quả như sau:
+ Năng suất lúa không giảm so với tưới ngập.
+ Chỉ số sản phẩm lúa trên một đơn vị nước của phương pháp tưới
nông lộ phơi là 1,26kg/m3 so với 0,96kg/m3 của phương pháp tưới ngập.
+ Việc tiết kiệm nước mà không làm giảm năng suất có thể thực hiện
được khi duy trì một chế độ nước trong điều kiện ngập - lộ hợp lý.
Các nghiên cứu ở Ấn Độ được tiến hành trong 3 thập kỷ qua về một
loạt các biện pháp tưới (gồm tưới ngập truyền thống, tưới nông lộ phơi và một



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
4 . Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học và nghiên cứu về mật độ .................................................. 3
1.1.1. Cở sở khoa học của khoảng cách mật độ cấy ......................................... 3
1.1.2. Nghiên cứu về khoảng cách mật độ cấy lúa............................................ 3
1.2. Cơ sở khoa học và nghiên cứu về tưới nước.............................................. 8
1.2.1. Cở sở khoa học của tưới nước................................................................. 8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về tưới tiết kiệm nước cho lúa trên thế giới
và Việt Nam ...................................................................................................... 9
1.3.3. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Yên Bái và giống lúa Séng Cù............... 23
1.3.4. Thực trạng kỹ thuật canh tác giống lúa Séng Cù tại huyện Văn Chấn..... 25
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 27
2.1. Vật liệu và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 27
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 27
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27



13
ngập. Cũng theo Mao Zhi, nếu áp dụng biện pháp tưới này cho 30.000 ha ở
vùng Quangxi Autonomous, có khoảng 100 triệu m3 nước tưới được tiết kiệm.
Tuy nhiên, với trường hợp áp dụng đối với phạm vi lớn như trên, sẽ rất khó để
xác định đâu là lượng nước tưới được tiết kiệm từ ruộng và đâu là lượng nước
tưới được tiết kiệm từ việc nâng cấp hệ thống kênh dẫn. Dựa trên cơ sở kết
quả thí nghiệm trên diện rộng, lượng nước tưới được tiết kiệm vào khoảng từ
20 đến 35% (lượng nước tưới giảm từ 4080 - 5780m3/ha/vụ xuống còn 3100 4500 m3/ha/vụ). Năng suất lúa tăng tò 15% đến 28%. Lượng sản phẩm nông
nghiệp trên một đơn vị m3 nước tưới tăng từ 0,65 - 0,82 kg/m3 nước tưới
trước đây lên 1,18 - 1,50 kg/m3 nước tưới. Thí nghiệm trên toàn hệ thống tưới
thuộc huyện Juankou cũng cho kết quả tương tự, diện tích tưới của hệ thống
là 2.100 ha. Tnrớc năm 1989, chỉ canh tác được một vụ lúa nước do thiếu
nước tưới. Từ năm 1990 trở đi, do áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước
(tưới nông, lộ, phơi), lượng nước tưới được tiết kiệm lên đến 180 mm. Do vậy
khoảng một nửa diện tích được trồng màu trong vụ còn lại. Điều này đã làm
tăng thu nhập cho nông dân khu vực lên khoảng 27%.
Tưới nông, lộ, phơi cho thấy rất hiệu quả ở các vùng đất cát, ở các vùng
này do cường độ thấm và bốc hơi lớn và đất có xu hướng ít nứt nẻ. Hiện nay,
đã có khoảng 100.000 ha diện tích tại vùng Nam Trung Quốc đang áp dụng
phương pháp tưới tiết kiệm nước.
Các nghiên cứu ở Pakistan được thực hiện chủ yếu ở trên phạm vi đồng
ruộng trên cả hai giai đoạn làm đất và giai đoạn sinh trưởng của lúa. Ở giai
đoạn làm đất, nghiên cứu được các tác giả như: De Datta and Kerim (2001)
[22], Kawasaki (2002) [24], Dayanand and Sing (2002) [21] tiến hành trong
các giai đoạn từ 1973 đến 1980. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu làm đất
kỹ, kết cấu đất bị phá huỷ đó làm giảm thấm thẳng đứng. Lượng nước tổn thất
giảm xuống tới 60% so với không làm đất kỹ. Kết quả cũng cho thấy nếu làm



14
đất kỹ, năng suất lúa cùng tăng thêm 1,2 tấn/ha-vụ. Hệ số sử dụng nước hiệu
quả cũng tăng lên 2,5 lần so với không làm đất hoặc làm đất không kỹ
(7,9kg/ha-mm so với không làm đất là 2,9kg/ha-mm). Ở giai đoạn sinh
trưởng, khi nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nước mặt ruộng sau khi gieo
cấy, kết quả nghiên cứu của Gill (1994) [23] tại vùng lúa cao sản của Ấn Độ
cho thấy nếu duy trì chế độ ngập nước mặt ruộng một tuần sau khi gieo cấy và
duy trì độ ẩm thích họp (đất ướt) sau đó không làm giảm không đáng kể năng
suất lúa mà cũng tiết kiệm được 33% lượng nước tưới so với phương pháp
tưới ngập thường xuyên.
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của thời gian phơi ruộng đối với năng
suất lúa trên đất thịt pha cát trong thời đoạn 4 năm, Sandhu (1980) [29] cho
thấy phương pháp tưới ngập liên tục đòi hỏi lượng nước tưới lớn nhất. Hiệu
quả sử dụng nước tăng từ 30, 54, 57 và 88% tương ứng với các thòi gian để
khô ruộng 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày và 5 ngày so với phương pháp tưới ngập
truyền thống Kết quả trên đây cho thấy không cần thiết phải thường xuyên
duy trì một lóp nước mặt ruộng để đảm bảo năng suất tối đa của lúa. Sau thời
gian gieo cấy, có thể để khô ruộng một thòi gian sau khi nước mặt ruộng đó
cạn mà không làm thay đổi năng suất lúa. Tiềm năng tiết kiệm nước theo
phương pháp này có thể giảm được một lượng nước tưới từ 20 đến 50% so
với phương pháp tưới ngập liên tục. Các tác giả cũng chl ra sự khác biệt này
là do việc giản tổn thất do thấm thẳng đứng trong thời kỳ ruộng cạn nước.
Bhuiyan (1992) [18]. trong các năm 1992, 1993 đã tiến hành nghiên
cứu ảnh hưởng của chế độ nước mặt ruộng đến việc giảm mức tưới. Nghiên
cứu được tiến hành bằng việc duy trì nông một lớp nước mặt ruộng sau khi
gieo cấy là 45 ngày. Sau đó chế độ nước ruộng luôn được duy trì ở chế độ bão
hoà nước. Lượng nước tiết kiệm được do áp dụng phương pháp này đạt tới
40% so với phương pháp tưới truyền thống mà không làm giảm năng suất lúa.



15
Kijne (1994) [25] đề nghị 3 phương án tưới thay thế phương án tưới
ngập truyền thống như sau:
Tưới không liên tục: Ruộng được tưới khi độ ẩm đất xuống thấp hơn độ
ẩm đồng ruộng chút ít. Lượng nước tưới duy trì ở mức ngập nông. Phương án
này có thể tiết kiệm được 20% lượng nước tưới so với tưới ngập liên tục.
Phương pháp tưới ngập giai đoạn đầu: Phương pháp này có kết quả là lượng
nước được tiết kiệm đến 40% nhưng năng suất cây trồng giảm 25%. Phương
pháp tưới nông, lộ, phơi: Phương pháp này được thực hiện như sau: trong thời
kỳ trước khi kết thúc thời kỳ trỗ bông 30 ngày, ruộng được tưới ngập nông,
các giai đoạn khác luôn duy trì độ ẩm không nhỏ hơn 75% độ ẩm bão hoà.
Phương pháp này có thể tiết kiệm được một lượng nước 25% mà không làm
giảm năng suất.
Singh và các công sự đã nghiên cứu 4 chế độ tưới gồm:
Chế độ tưới nông thường xuyên.
Chế độ tưới nông thường xuyên sau khi gieo cấy 2 tuần, sau đó tiến
hành tưới 1 ngày sau khi ruộng cạn nước.
Chế độ tưới nông thường xuyên sau khi gieo cấy 2 tuần, sau đó tiến
hành tưới 2 ngày sau khi ruộng cạn nước.
Chế độ tưới nông thường xuyên 1 tuần sau khi gieo cấy, sau đó tiến
hành tưới 2 ngày sau khi ruộng cạn nước.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ tưới ngập 2 tuần sau khi cấy và
duy trì chế độ tưới sau khi ruộng cạn nước 2 ngày cho kết quả khả quan. Năng
suất lúa giảm không đáng kể, tiết kiệm được lượng nước tưới bình quân 27%.
Một nghiên cứu khác của Mishra và cộng sự (2009) [28] cho thấy có
thể đạt được một sự tối ưu trong năng suất lúa và hiệu quả sử dụng nước với
3,21-3,67 kg/ha-mm bằng việc sử dụng kỹ thuật tưới nông lộ liên tiếp với thời



×