Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Dự Thảo Nghị Định Quy Định Chi Tiết Và Hướng Dẫn Thi Hành Luật BHXH Về BHXH Bắt Buộc Đối Với Người Lao Động Là Công Dân Nước Ngoài Làm Việc Tại VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256 KB, 24 trang )

BỘ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

1

DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT BHXH VỀ BHXH
BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ
CÔNG DÂN NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VN

Hà Nội, tháng 5 năm 2017
August 25, 2017


KẾT CẤU CỦA BÀI TRÌNH BÀY

1. Sự cần thiết ban hành Nghị định
2. Tình hình NLĐ nước ngoài làm việc tại

Việt Nam
3. Nội dung dự thảo Nghị định
4. Một số vấn đề xin ý kiến


I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh

tế quốc tế sâu rộng, lao động di cư là một
phần không thể tách rời giữa các nền kinh
tế. Để bảo vệ quyền của người lao động di
cư, cộng đồng quốc tế đã không ngừng xây


dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý vững
chắc thông qua việc ban hành công ước quốc
tế, các Hiệp định đa phương, song phương
về bảo vệ quyền của người lao động di cư.


I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH

Quốc tế:
Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền
(1948)
Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của lao
động di cư và các thành viên gia đình họ năm
1990 (Công ước 1990): khẳng định quyền được
hưởng an sinh xã hội của lao động di cư, trong
đó quy định rằng lao động di cư cần được đối xử
bình đẳng như công dân tại quốc gia làm việc.


I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH
Các văn kiện về ASXH của ILO
Công ước số 19 về đối xử bình đẳng (bồi thường
tai nạn), đặt ra các nguyên tắc đối xử bình đẳng
giữa công dân và người không phải công dân
nhằm giải quyết vấn đề bồi thường tai nạn trong
lao động (1925).
Điều ước quốc tế về lao động di cư (1930)
Công ước số 97 về di cư lao động (1949) quy
định nguyên tắc đối xử bình đẳng về an sinh xã
hội (điều 6)



I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH

Các văn kiện về ASXH của ILO
Công ước số 102 (1952) về an sinh xã
hội (các tiêu chuẩn tối thiểu): đặt ra các
tiêu chuẩn tối thiểu toàn cầu đối với cả
9 nhánh về an sinh xã hội. Phần XII của
Công ước số 102 (Điều 68) chú trọng về
đối xử bình đẳng với người không phải
công dân.


I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH
Các văn kiện về ASXH của ILO (tiếp)
Công ước số 118 (1962) về đối xử bình đẳng về
an sinh xã hội: đặt ra các nguyên tắc đối xử bình
đẳng giữa công dân và người không phải công
dân và gia đình họ đối với cả 9 nhánh quy định
tại Công ước số 102.
Công ước số 157 (1982) về bảo lưu các quyền
lợi ASXH: kêu gọi việc bảo lưu các quyền lợi được
hưởng bằng cách cộng gộp các thời kỳ được bảo
hiểm ở các quốc gia khác nhau.


I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH

Ở Việt Nam, xu thế hội nhập kinh tế


quốc tế được Đảng và Nhà nước quan
tâm thể hiện trong các Văn kiện, Nghị
quyết của Đảng.
 Hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ

quyền của NLĐ nói chung và trong đó
có NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt
Nam đã được ghi nhận trong Hiến
pháp và các văn bản QPPL.


I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH
Ngày 20/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc

hội khóa XIII đã thông qua Luật Bảo
hiểm xã hội (sửa đổi), có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Theo đó tại Khoản 2 Điều 2 Luật BHXH
quy định: “Người lao động là công dân
nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có
giấy phép lao động hoặc chứng chỉ
hành nghề hoặc giấy phép hành nghề
do cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc theo quy định của Chính phủ.”


II. TÌNH HÌNH NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ CÔNG DÂN
NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM



II. TÌNH HÌNH NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ CÔNG DÂN
NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
Số LĐNN theo tình trạng cấp phép:
Lao động nước ngoài

Người

Tỷ lệ

- Số không thuộc diện cấp

5.676

6,8%

77.909

93,2%

 

 

+ Số được cấp phép

73.534

84,4%


+ Số chưa cấp phép

4.375

5,6%

phép
- Số thuộc diện cấp phép
Trong đó:


II. TÌNH HÌNH NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ CÔNG DÂN
NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
LĐNN tại một số tỉnh, thành phố:
Tỉnh, thành phố

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)

Thành phố HCM

20.343

24,3

Bình Dương

12.041


14,4

Hà Tĩnh

7.025

8,4

TP Hà Nội

6.386

7,6

Đồng Nai

6.205

7,4

Thanh Hóa

3.797

4,5

Bắc Ninh

3.222


3,9


II. TÌNH HÌNH NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ CÔNG DÂN
NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
LĐNN đến từ 110 quốc gia. Trong số lao động đến từ Châu
Á thì lao động mang quốc tịch Trung Quốc là 25.797
người (chiếm 30,9%); Hàn Quốc là 15.334 người (chiếm
18,3%); Đài Loan là 10.778 người (chiếm 12,9%); Nhật
Bản là 7.927 người (chiếm 9,5); còn lại lao động đến từ
các quốc gia khác chiếm 23.749 người (chiếm 28,4%).
Phân loại
Số lượng
Tỷ lệ (%)
(người)
Lao động đến từ Châu

59.836

71,6

18.999

22,7

4.750

5,7


Á
Lao động đến từ Châu
Âu
Lao động đến từ Châu
lục khác


II. TÌNH HÌNH NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ CÔNG DÂN
NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
LĐNN phân theo giới tính và độ tuổi:
STT

LĐNN

 

Tổng (người)

Tỷ lệ (%)

Phân theo giới tính

1

Nam

69. 956

83,7


2

Nữ

13.629

16,3

 

Phân theo nhóm tuổi

3

Dưới 30 tuổi

11.701

14

4

Từ 30 tuổi trở

71.884

86

lên



III. NỘI DUNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH
3.1. Về đối tượng áp dụng
- Đối tượng áp dụng là người lao động:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội
thì “Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc
tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành
nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc theo quy định của Chính phủ”. Như vậy, đối
tượng người lao động là công dân nước ngoài vào làm
việc tại Việt Nam áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao
gồm người có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành
nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp.


III. NỘI DUNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH
Nghị định số 11/2016/NĐ-CP và Thông tư số 40/2016/TTBLĐTBXH quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật
Lao động về LĐNN làm việc tại Việt Nam thì NLĐ nước
ngoài để được làm việc tại Việt Nam thì phải được
cấp giấy phép lao động (đối tượng là nhà quản lý, giám
đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật, thời hạn của
giấy phép lao động được cấp tối đa không quá 02 năm) hoặc
thuộc trường hợp được miễn giấy phép lao động
(Sở Lao động- Thương binh và Xã hội có thẩm
quyền xác nhận người lao động nước ngoài không
thuộc diện cấp giấy phép lao động, thời hạn xác
nhận không quá 2 năm).



III. NỘI DUNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH
 Do bảo BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm hướng đến

đối tượng là NLĐ có quan hệ lao động. Vì vậy, đối tượng
áp dụng của Nghị định là người lao động nước ngoài làm
việc theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động
là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam.
 Mặt khác, theo quy định của Luật BHXH 2014 thì từ
ngày 01/01/2018 thì NLĐ Việt Nam làm việc theo HĐLĐ
từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng áp dụng BHXH
bắt buộc. Trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong đối xử
thì đối với đối tượng người lao động là công dân nước
ngoài làm việc ở Việt Nam theo HĐLĐ từ đủ 01 tháng trở
lên cũng sẽ thuộc đối tượng áp dụng tại Nghị định này.


III. NỘI DUNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH
- Đối tượng áp dụng là NSDLĐ:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐCP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam thì NSDLĐ nước ngoài gồm 12 nhóm.
Tuy nhiên, để đảm bảo không bỏ sót đối tượng người
sử dụng lao động, dự thảo Nghị định đã quy định
người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc theo Nghị định này là đối tượng theo quy định
tại khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội (đã bao trùm
toàn bộ đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 nêu
trên).



III. NỘI DUNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH
3.2. Các chế độ bảo hiểm xã hội
Luật BHXH quy định BHXH bắt buộc bao gồm 05 chế độ
là: ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí và tử tuất.
Hiện nay, đối tượng áp dụng cả 5 chế độ là cán bộ, công
chức, viên chức, NLĐ làm việc theo HĐLĐ; bên cạnh đó
có nhóm đối tượng chỉ áp dụng với hai chế độ là hưu trí
và tử tuất như cán bộ không chuyên trách cấp xã, NLĐ đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (không bao gồm
HĐLĐ trong các doanh nghiệp trúng thầu, đầu tư ra nước
ngoài), người đi theo diện phu nhân, phu quân. Như vậy,
rõ ràng việc thực hiện BHXH bắt buộc có thể được thực
hiện với một, một số hoặc cả 5 chế độ của BHXH bắt
buộc.


III. NỘI DUNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH
 Từ ngày 01/7/2017 chế độ TNLĐ-BNN được điều chỉnh

bởi Luật An toàn vệ sinh lao động và Nghị định số
37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.
 Khoản 7 Điều 6 của Luật An toàn vệ sinh lao động đã
có quy định “...riêng việc tham gia bảo hiểm TNLĐ,
BNN được thực hiện theo quy định của Chính phủ”
 Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ nước ngoài khi
làm việc tại Việt Nam và thực hiện nguyên tắc về đối xử
bình đẳng, đề xuất đối tượng là người lao động nước
ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia BHXH bắt buộc sẽ
được thực hiện với cả 5 chế độ là ốm đau, thai sản, tai

nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.


III. NỘI DUNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH
3.3. Về cộng dồn thời gian tham gia BHXH
Theo tiêu chuẩn của quốc tế thì cộng dồn thời gian tham
gia BHXH ở cả nước đi và đến sẽ tạo điều kiện cho NLĐ đủ
điều kiện về thời gian để tính hưởng chế độ hưu trí hàng
tháng. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc cộng dồn thời
gian tham gia BHXH của NLĐ khi đi chuyển lao động giữa
các nước là vấn đề phức tạp và có liên quan đến những yếu
tố về cơ sở hạ tầng, tính toán quy đổi thời gian tham gia,
nên vấn đề liên thông cộng dồn thời gian chưa đưa vào dự
thảo Nghị định. Nguyên tắc cộng dồn thời gian tham gia
trước mắt sẽ chỉ áp dụng đối với một số quốc gia mà Việt
Nam có ký thỏa thuận song phương toàn phần mà trong đó
có điều khoản về cộng dồn thời gian tham gia BHXH.


III. NỘI DUNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH
2.4. Về quy trình và thủ tục, hồ sơ tham gia và giải quyết
các chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nước ngoài
Về quy trình và thủ tục, hồ sơ tham gia và giải quyết các
chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nước ngoài được
áp dụng tương tự như đối với lao động Việt Nam. Tuy
nhiên, để phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho người
nước ngoài trong quá trình tham gia và thụ hưởng các
chế độ bảo hiểm xã hội, dự thảo Nghị định quy định bổ
sung và giảm bớt một số quy trình thủ tục, hồ sơ để phù
hợp với đặc điểm của lao động nước ngoài; đồng thời quy

định trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế và Tổng giám
đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc ban hành các
biểu mẫu, hồ sơ


IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XIN Ý KIẾN

1. Về đối tượng áp dụng
2. Về thực hiện các chế độ BHXH bắt

buộc
3. Về tổ chức thực hiện chính sách


24

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

August 25, 2017



×