ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH
KỲ TIẾNG VIỆT
CUỐI HỌC KỲ I
LỚP 4
KIỂM TRA ĐỌC (3 ĐIỂM)
ĐỌC THÀNH TIẾNG:
Học sinh đọc một đoạn trong số các bài sau:
Bài “Thư thăm bạn”
Đoạn 1: Hòa bình… chia buồn với bạn.
Đoạn 2: Hồng ơi… như mình.
Bài “Nôi dằn vặt của An-đrây-ca”
Đoạn 1: An-đrây-ca lên 9… rồi mang về nhà.
Đoạn 2: Bước vào phòng ông nằm… mẹ an ủi em.
Bài “Trung thu độc lập”
Đoạn 1: Đêm nay … của các em.
Đoạn 2: Anh nhìn trăng… vui tươi.
Bài “Đôi giày ba ta màu xanh”
Đoạn 1: Ngày còn bé… các bạn tôi.
Đoạn 2: Sau này… nhảy tưng tưng!
KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU (7 ĐIỂM)
Đêm trăng đẹp
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen
ở làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần
rồi tắt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại,
thoang thoảng mùi hương thơm ngát.
Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng
trăng hẳn. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng
nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp
trên cả cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa.
Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ
lấp lánh như thủy tinh. Một cành cây cong xuống rồi vút lên lá
rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.
Thạch Lam
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái
trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5đ): Bài văn miêu tả sự vật nào? (M1)
a. cánh đồng
b. trăng
c. làng quê
Câu 2 (0,5đ) Bài văn tả cảnh trăng bắt đầu lên vào
thời điểm nào? (M1)
a. Lúc trời vừa tối
b. Ngày chưa tắt hẳn
c. Mọi người đi làm đồng về
Câu 3 (0,5đ): Tác giả tả trăng lên ở đâu? (M2)
a. Ở chân trời, sau rặng tre đen ở ngôi làng xa.
b. Ở chân trời nhìn về phía xa.
c. Sau rặng tre đen của một ngôi làng xa.
Câu 4 (0,5đ): Nối các từ ngữ ở cột bên trái với các
từ ngữ ở cột bên phải để tạo thành các câu thích hợp:
(M2)
A. Bầu trời
tràn ngập con đường trắng
xóa
sáng trắng lên
chảy khắp cành cây, kẽ lá
B. Ánh trăng
trong vắt, thăm thẳm và cao
Câu 5 (1đ): Tìm từ ngữ miêu tả ánh sáng của
trăng. Những từ ngữ đó cho biết điều gì? (M3)
…………………………………………………
…………………………………………………
Câu 6 (1đ): Em thấy cảnh đêm trăng trên quê
hương có gì đẹp? Hãy nêu cảm nhận của em
bằng một đoạn văn ngắn từ 4 đến 6 câu. (M4)
…………………………………………………
…………………………………………………
Câu 7 (0,5đ): Hãy nối các
từ ở cột A với cột B để tạo
A
B
thành cặp từ trái nghĩa:
đen
tối
(M1)
sáng
trắng
Câu 8 (0,5 đ): Câu: “Ánh trăng chảy khắp cành cây, kẽ
lá.” thuộc kiểu câu kể gì?
a. Ai làm gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai là gì?
Câu 9 (1đ): Điền dấu chấm, dấu phảy vào vị trí thích
hợp trong đoạn văn sau. Rồi viết lại đoạn văn cho đúng
chính tả.(M3)
Trời càng về khuya quang cảnh càng yên ắng tĩnh
mịch hơn Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm
đềm Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru
ngủ muôn loài Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả
cho khúc nhạc muôn thủa về đêm Cảnh đêm trăng rằm
mùa hạ thật đẹp
Câu 10 (1 đ): Tìm từ có thể thay thế cho từ “len
lỏi” trong câu: “Ánh trăng len lỏi qua từng kẽ lá,
tràn ngập con đường trắng xóa.” Vì sao em chọn
từ đó? Hãy đặt một câu với từ vừa tìm được để nói
về trăng.(M4)
……………………………………………………
……………………………………………………
Ví dụ: luồn lách
Ánh trăng luồn lách qua ô cửa sổ, in hình trên
nền tường xanh nhat.
BÀI KIỂM TRA VIẾT
Chính tả (2đ):
Cánh diều tuổi thơ
(Tuổi thơ của tôi… những vì sao sớm).
Tập làm văn (8đ):
Trong góc học tập của em có rất nhiều đồ dùng học tập
xinh xắn và đáng yêu. Em hãy viết bài văn tả một đồ dùng
học tập mà em yêu thích. Trong bài văn có sử dụng biện
pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh.
Chúc các thầy cô
thật nhiều sức khỏe và
thành công !