Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.7 KB, 28 trang )

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
TRONG TRƯỜNG MẦM NON


I.MỤC TIÊU

* Về kiến thức:
- Biết được tầm quan trọng của GDATGT cho trẻ trong trường
mầm non và nhiệm vụ GDATGT trong nhà trường.
- Biết được những điểm mới của nội dung, phương pháp, cách
thức tổ chức thự hiện nội dung GDATGT cho trẻ mẫu giáo trong
trường mầm non.
* Về kĩ năng:
- Thực hiện các nội dung giáo dục ATGT cho trẻ MG trong
trường mầm non theo hướng tích hợp một cách hiệu quả.
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các “Trò chơi, bài hát, thơ ca,
truyện kể, câu đố về giáo dục ATGT” trong các hoạt động giáo
dục của trẻ.
- Xây dựng môi trường phù hợp, phát huy tính tích cực hoạt
động trải nghiệm, khám phá các nội dung giáo dục ATGT.
* Về thái độ:
- Ý thức được tầm quan trọng của GDATGT cho trẻ trong trường
mầm non, Nghiêm túc triển khai nội dung giáo dục ATGT trong
quá trình thực hiện chương trình GDMN.
- Tự giác thực hiện và là tấm gương tốt về chấp hành luật ATGT.


II. NỘI DUNG CHÍNH
1. Tầm quan trọng và nhiệm vụ giáo dục ATGT trong trường
mầm non. Những điểm mới của luật ATGT đường bộ liên quan


đến trẻ em.
2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục ATGT cho trẻ MG.
3. Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục ATGT trong trường
mầm non.
4. Thực hành thiết kế chủ đề ATGT, sử dụng trò chơi, bài hát,
câu đố, truyện kể giáo dục ATGT trong các hoạt động giáo
dục.
III. CHUẨN BỊ
- Tài liệu giáo dục ATGT cho trẻ MG.
- Giấy A0, A4, bút dạ màu xanh/ đen, đỏ; băng dính, cặp gim.
- Máy chiếu.


IV. TIẾN HÀNH
* Nội dung1 : Tầm quan trọng của giáo dục ATGT trong
trường mầm non và nhiệm vụ GDATGT trong nhà trường.
 
  Thảo luận nhóm:
  Dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của mình anh/chị hãy nêu:
  - Tầm quan trọng của GDATGT cho trẻ trong trường mầm
    non và nhiệm vụ GDATGT trong nhà trường.
 
 


Thông tin phản hồi:
1. Tầm quan trọng của GDATGT cho trẻ MN
- Hàng ngày trẻ phải đối mặt với các tình huống giao thông nguy
hiểm. Giáo dục ATGT sẽ chuẩn bị cho trẻ trở thành những người
tham gia giao thông an toàn.

- Một trong những nguyên nhân cơ bản của tai nạn giao thông đối
với trẻ em ở các nước đang phát triển là thất bại trong việc đưa giáo
dục ATGT vào chương trình giảng dạy của nhà trường, giáo dục là
một biện pháp hiệu quả.
- Giai đoạn hiệu quả nhất để giáo dục trẻ các kiến thức và kỷ năng
mà chúng nhớ suốt đời là lứa tuổi mầm non.
Một chương trình giáo dục ATGT nên bắt đầu từ giáo dục mầm non
và lên tục thực hiện giáo dục ATGT trong suốt thời gian trẻ ngồi trên
ghế nhà trường.
2. Nhiệm vụ GDATGT trong nhà trường.
- Ngành Giáo dục có một số lượng lớn học sinh, sinh viên, giáo viên
hằng ngày tham gia giao thông. Nếu những người này thực hiện tốt
những quy định của Luật giao thông, có ý thức bảo đảm trật tự ATGT
thì sự ùn tắc và tai nạn giao thông có thể giảm đi một cách đáng kể.
Do đó Giáo dục nhận thức, hành vi và ý thức chấp hành Luật Giao
thông cho giáo viên và học sinh, sinh viên là một nhiệm vụ cần thiết
của Ngành giáo dục.


- Ngày 31/8/2007 , Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành chỉ thị số 52/2007/CT-BGDĐT về “Tăng cường công tác
giáo dục an toàn giao thông trong các sở giáo dục”. Thực hiện
chỉ thị của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp học từ
mầm non đến đại học đã có sự chỉ đạo cụ thể thực hiện nhiệm
vụ giáo dục an toàn giao thông trong trường học tùy theo cấp
học và độ tuổi.
- Trong những hoạt động này, việc giáo dục trong trường mầm
non có một tầm quan trọng đặc biệt vì nó giúp trẻ em có nhận
thức ban đầu rất cơ bản để hình thành những hành vi đúng và
có ý thức tôn trọng Luật giao thông từ nhỏ cho đến khi trưởng

thành.
3. Một số quy định giao thông liên quan đến trẻ em
(Theo luật Giao thông đường bộ và Nghị định 171/2013/NĐ-CP)
* Với những người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (Kể
cả xe đạp điện), các loại xe tương tự xe gắn máy:
- Khi chở trẻ em từ 06 tuổi trở lên phải đội “mũ bảo hiểm cho
người đi mô tô, xe maý” đúng quy cách cho trẻ.


- Khi chở trẻ em dưới 14 tuổi, có thể chở theo tối đa 02 người trên
xe.
- Được phép cho trẻ em ngồi trước yên xe.
* Với người điều khiển xe đạp, xe máy (Kể cả xe đạp điện):
- Có thể được chở tối đa 2 người trong đó có một trẻ em dưới 7
tuổi.
- Người điều khiển xe đạp , xe máy khi chở trẻ em từ 06 tuổi trở
lên phải đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” và cài
quai đúng quy cách cho trẻ.
* Đối với các đối tượng tham gia giao thông khác:
- Nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách
theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách du lịch có trách
nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ hành khách là trẻ em không tự lên xuống
xe được.
- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên
có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt, mọi người có trách
nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
- Các bậc phụ huynh cần chú ý có các biện pháp an toàn để giữ
trẻ ngồi sau an toàn.
- Các bậc phụ huynh cần hướng dẫn trẻ chấp hành các quy tắc
thường gặp như sang đường đúng vạch kẻ đường, chú ý quan sát;

đi bộ trên vỉa hè, sát lề đường, đi xe đạp không vượt đèn đỏ,


Nội dung 2: Mục tiêu , nội dung giáo dục ATGT cho trẻ
MG.

Thảo luận nhóm:
Bằng kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức của mình, theo các
anh/chị, mục tiêu, nội dung của giáo dục ATGT cho trẻ mẫu
giáo là gì?
 
 
 
  


Thông tin phản hồi:
I. Mục tiêu GDATGT cho trẻ MG
* Về kiến thức:
- Nhận biết và phân biệt một số phương tiện giao thông thông
dụng và một số biển báo giao thông.
- Nhận biết một số dịch vụ khi tham gia giao thông.
- Biết một số quy định đảm bảo an toàn khi tham gia giao
thông.
* Về kỷ năng:
- Phân biệt một số hành vi đúng hoặc sai và thực hiện một số
quy định đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
- Thực hiện được một số quy định khi tham gia giao thông
đường bộ, đường thủy, đường hàng không.
* Về Thái độ:

- Bước đầu có ý thức thực hiện một số quy định đảm bảo an
toàn khi tham gia giao thông.
- Hào hứng tham gia các hoạt động về giáo dục ATGT ở
trường, ở nhà
- Đồng tình với những hành vi đúng và không đồng tình với
những hành vi sai về ATGT.


II. Nội dung giáo dục ATGT cho trẻ MG:
Nội dung giáo dục ATGT cho trẻ trong trường MN gồm có nội
dung chung và nội dung phân theo độ tuổi.
Nội dung chung cho lứa tuổi mẫu giáo:
1.1.Một số phương tiện giao thông: Giới thiệu về các loại
phương tiện giao thông khác nhau mà con người thường sử
dụng như: PTGT đường bộ, giao thông đường thủy và
phương tiện giao thông đường hàng không. Cụ thể như sau:
* Các phương tiện giao thông đường bộ:
- Giới thiệu về sự đa dạng của PTGT.
- Một số dạng đặc biệt của PTGT đường bộ.
- Tên gọi, người điều khiển các PTGT đường bộ.
- Quy định khi tham gia các PTGT đường bộ: Quý khách phải
mua vé tại nhà ga, bến xe khi đi ô tô khách, tàu hỏa.
* Các PTGT đường thủy:
- Giói thiệu về sự đa dạng của PTGT đường thủy.
- Tên gọi người điều khiển các PTGT đường thủy.
- Quy định khi đi các PTGT đường thủy….


* Các PTGT đường hàng không:
- Các loại máy bay.

- Máy bay là PTGT nhanh nhất để chở người, hàng từ nơi này đến
nơi khác. Trên máy bay có tiếp viên để giúp đỡ hành khách khi cần
thiết và phục vụ bữa ăn trong các chuyến bay.
- Cấu tạo, hình dáng của máy bay.
-Tên gọi người điều khển máy bay.
- Khi đi máy bay hành khách phải mua vé và làm thủ tục tại sân
bay.
1.2. Hệ thống báo hiệu đường bộ:
* Đèn tín hiệu giao thông:
- Đèn tín hiệu giao thông có 3 màu: Xanh,vàng, đỏ.
- Ý nghĩa của đèn tín hiệu.
* Biển báo hiệu đường bộ:
- Các nhóm biển báo và ý nghĩa của chúng.Biển báo hiệu đường bộ
gồm 5 nhóm, ý nghĩa của từng nhóm như sau:
+ Biển báo cấm đề biểu thị các điều cấm.
+ Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có
thể xảy ra.
+ Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh để thi hành.
+ Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn các đường đi hoặc điều cần biết.
+ Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển


1.3. An toàn khi tham gia giao thông:
* Khi đi bộ:
- Đi trên hè phố, lề đường: Đi bộ sát mép đường. vỉa hè.
- Khi đi qua đường phải có người lớn dắt.
- Khi sang đường phải đi vào phần đường dành cho người đi bộ, quan sát
2 phía, nếu có xe cộ đến gần không đi vội.
- Từ trong nhà, trong ngõ, không tự chạy ra đường đột ngột, dễ gây ra
tai nạn GT

- Khi đi qua ngã ba, ngã tư… đường phố phải đi ở phần đường dành cho
người đi bộ và tuân thủ các tín hiệu chỉ dẫn.
- Trường hơp không có đèn tín hiệu , không có vạch kẻ đường, cầu vượt,
hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi
tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm đảm bảo an
toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
các ngã ba, ngã tư, sắp xếp cột đèn tín hiệu giao thông để tổ chức trẻ
chơi thực hành luật giao thông đường bộ.
* Khi đi trên các PTGT :
- Phải có người lớn đi cùng.
- Ngồi yên một chổ, phải thắt dây an toàn.
- Mặc áo phao trước khi xuống thuyền phà.
- Không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch.
- Không thò đầu thò tay ra ngoài.
- Không đứng ở cửa lên xuống hoặc đu, bám thành xe.
- Khi Tàu, xe, thuyền dừng hẳn mới lên hoặc xuống theo trật tự.


2. Nội dung giáo dục an toàn giao thông phân theo độ
tuổi.
- Nội dung GDATGT được phân chia theo độ tuổi theo nguyên
tắc đồng tâm, phát triển phù hợp với đặc điểm nhận thức của
trẻ.
2.1. Cho trẻ 3 -4 tuổi:
- Làm quen với một số phương tiện giao thông quen thuộc:
Nhận biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số PTGT quen
thuộc như ô tô, xe máy, xe đạp, tàu hỏa, máy bay…
- Nắm tay người lớn khi qua đường: Trẻ em dưới 7 tuổi không
được qua đường một mình, nếu muốn qua đường phải có người
lớn nắm tay dẫn dắt,

- Ngồi trên xe đạp, xe máy an toàn.
- Ngồi cho 2 chân về 2 bên, 2 tay ôm người lái xe và đội mũ
bảo hiểm đúng quy cách khi ngồi trên xe đạp, hoặc xe máy.
Không được ngồi trên đầu xe hoặc giỏ xe, không được đứng
trên xe.
- Không ngồi ngược chiều của xe.


2.2. Cho trẻ 4-5 tuổi:
Ngoài việc cũng cố các nội dung đã học ở lớp 3 -4 tuổi, lớp 4 -5
tuổi cần được hướng dẫn thêm.
- Các phương tiện giao thông.
+ Kể tên, so sánh, phân loại một số PTGT.
+ Biết một số dịch vụ giao thông như: Nơi bán vé, bến ô tô, ga
tàu, sân bay, nơi bán xăng dầu…
- Chơi ở nơi an toàn: Tránh nơi có nhiều người và xe cộ đi lại,
chợ , trạm điện, nơi độc hại, nơi có vật liệu nổ, nơi dễ cháy nổ;
Nếu nơi chơi gần khu vực giao thông thì phải có rào chắn bao
quanh, có cổng cao an toàn, trẻ em đến chơi không tự do ra,
vào được.
- Đi bộ an toàn.
+ Đi bộ trên vỉa hè hoặc bên lề đường. Chú ý quan sát các
PTGT đang đi tới…
+ Đi bộ xa các phương tiện đang chạy dưới lòng đường.
+ Nhận biết và chú ý tránh các nguy hiểm có thể xảy ra.
+ Khi đi từ trong ngõ ra cần chú ý quan sát các phương tiện
giao thông, không chạy đột ngột từ ngõ ra đường lớn hoặc từ
trong nhà ra đường.



- Làm quen với tín hiệu đèn giao thông.
- An toàn khi đi trên các PTGT.
+ Trẻ em khi đi ô tô, tàu, thuyền, phà…phải có người lớn đi
cùng.
+ Ngồi yên một chổ, thắt dây an toàn.
+ Mặc áo phao trước khi xuống thuyền, phà.
+ Không thò đầu, thò tay ra ngoài.
2.3. Cho trẻ 5 -6 tuổi.
Ngoài cũng cố các nội dung đi học ở lớp 3 -4 tuổi và 4-5 tuổi, lớp
5-7 tuổi cần được hướng dẫn thêm.
- Làm quen với một số biển báo hiệu giao thông đường bộ (Màu
sắc, hình dạng và quy định)
- Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, hiệu lệnh, biển chỉ dẫn.
- Nơi qua đường an toàn: Nhận biết những nơi qua đường an
toàn: /nơi có vạch kẻ đường; Cầu vượt hoặc hầm qua đường
dành cho người đi bộ. Khi đi qua đường cần chú ý:
+ Dừng lại bên lề đường trước khi qua đường để quan sát có xe
chạy đến gần hay không?


+ Giữ một khoảng cách với mép đường.
+ Không chạy, nhảy, không đi lại la cà khi qua đường.
+ Có người lớn dắt tay.
- Cách đội mũ bảo hiểm đúng như sau:
+ Mở dây quai mũ sang hai bên cho thẳng và đội mũ lên đầu sao
cho vành dưới mũ song song với chân mày và kiểm tra xem mũ đã
vừa không bằng cách xoay đi xoay lại.
+ Cài quai mũ.
+ Không nên cài quai mũ quá chặt hoặc quá lỏng, nên cài sao cho
khoảng cách giữa cằm và quai mũ có độ rộng đủ luồn một hoặc 2

ngón tay qua là vừa.
Như vậy: Về nội dung chú trọng hơn việc cung cấp cho trẻ hiểu
biết về các quy định đảm bảo ATGT.


Nội dung 3: Phương Pháp GDATGT cho trẻ MG

Thảo luận nhóm: Bằng kinh nghiệm và hiểu biết của mình
anh/chị hãy nêu ví dụ về:
- Các phương pháp giáo dục ATGT cho trẻ mẫu giáo mà
anh/chị đã sử dụng trong quá trình giáo dục trẻ.
 
 
 
 
 


Thông tin phản hồi:
- Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục nội dung ATGT
cần tận dụng triệt để áp dụng các phương pháp “dạy học tích
cực”, lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ phải được hoạt động tham gia
trong quá trình lĩnh hội kiến thức và các kỷ năng gắn với nhu cầu,
kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Giáo dục an toàn giao thông
coi trọng nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm và trực quan
minh họa. Các nhóm phương pháp cụ thể sau đây được sử dụng
một cách linh hoạt.
* Nhóm phương pháp trực quan - minh họa .
* Nhóm phương pháp dùng lời nói: Giải thích cặn kẽ cho trẻ cách
đi đường an toàn; cách quan sát an toàn.

* Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ.
* Nhóm phương pháp làm gương, làm mẫu: Sử dụng cuộc sống
như một cơ hội để dạy dỗ trẻ. Luôn luôn thực hành những gì
chúng ta đã dạy trẻ.
- Giáo dục ATGT cho trẻ MG được thực hiện trên một số hoạt động
học có chủ định và lồng ghép vào các hoạt động khác trong
chương trình chăm sóc giáo dục MG. Trong khi hướng dẫn trẻ giáo


Để thực hiện nội dung giáo dục ATGT có hiệu quả chúng ta
có thể thực hiện các cách thức sau:
- Tham quan
+ Cho trẻ tham quan để trải nghiệm và quan sát những quy định
về ATGT ở nơi trẻ sống.
+ Cho trẻ tham quan nhà ga, bến xe, bến phà,…và yêu cầu trẻ
quan sát người lái xe làm gì?Người soát vé làm gì? Các hành
khách nói gì và làm gì?
+ Tham quan công viên nơi có trang bị các đồ dùng, đồ chơi về
giao thông: trang phục, máy bay, tàu hỏa, ô tô…để trẻ tự quan
sát và khám phá.
+ Tham quan triển lãm, nhà trưng bày các kiểu ô tô , xe đạp, xe
máy…
- Đọc thơ, kể các câu chuyện, bài hát về giao thông.
+ Dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe hoặc dạy cho trẻ hát
về các nội dung liên quan đến giáo dục ATGT.
+ Hướng dẫn trẻ sử dụng các cuốn sách “Bé đi đường”, “Bé học
luật giao thông”, “Bé làm quen với giao thông” và chơi với các
bộ lô tô về các phương tiện giao thông.



- Khuyến khích trẻ tạo nên những bức tranh chung về
ATGT.
- Mời phụ huynh/ người có kiến thức về ATGT đến nói
chuyện cùng với trẻ.
- Xem video, phim về PTGT và ATGT.
- Trò chuyện với trẻ về các PTGT và về ATGT.
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nhằm giúp trẻ trải
nghiệm các tình huống ATGT, tìm hiểu về các PTGT.
Tóm lại: Về phương pháp và cách thức tổ chức giáo viên cần lưu
ý:
+ Tăng cường cho trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều
hơn, tạo cơ hội để trẻ được khám phá, sáng tạo theo một cách
tự nhiên.
+ Chú ý tận dụng nhiều hơn nữa môi trường giao thông
và các tình huống giao thông của địa phương trong dạy trẻ.
+ Tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng nhằm giúp
trẻ hình thành các kiến thức , đặc biệt là hành vi và thái độ đúng
về ATGT.
+ Coi trọng những kinh nghiệm thực tế mà trẻ có được
trong môi trường giao thông nơi trẻ sống.


Nội dung 4 : Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục
ATGT trong chương trình GDMN

Thảo luận nhóm: Bằng kinh nghiệm và hiểu biết của mình
anh/chị hãy chia sẽ về việc triển khai nội dung GDATGT trong
trường, lớp của mình.
- Nội dung GDATGT được triển khai trong thời gian nào?
- Qua những chủ đề nào? Những hoạt động giáo dục nào?

 
 
 
 
 
 
 


Thông tin phản hồi:
*Trong chương trình giáo dục mầm non, nội dung giáo dục
ATGT được thực hiện thông qua:
- Chủ đề “Phương tiện và quy định giao thông” (Khoảng 3-4
tuần)
- Tích hợp vào một số chủ đề khác như chủ đề Gia đình, Bản
thân, nghề nghiệp…
- Tháng ATGT.
* Nội dung giáo dục ATGT có thể tổ chức qua các hoạt động
giáo dục trong các thời điểm của SĐSH hằng ngày.
- Hoạt động học
- Hoạt động chơi
- Hoạt động đón trả trẻ.
- Hoạt động ngoài trời, dạo chơi, tham quan.
Để thực hiện các hoạt động giáo dục nội dung ATGT phong
phú, sinh động các anh/ chị có thể tham khảo thêm một số trò
chơi, bài hát, thơ ca, truyện kể, câu đó về giáo dục ATGT trong
tài liệu “Hướng dẫn thực hiện nội dung GD ATGT”


Gợi ý thực hiện chủ đề “Phương tiện và quy định giao

thông”
Kết quả mong đợi:
a, Về kiến thức:
- Biết tên gọi, đặc điểm và cách di chuyển, vận chuyển của các phương
tiện giao thông.
- Biết tác dụng của các PTGT đối với cuộc sống con người.
- Biết công việc của người điều khiển và phục vụ trên các phương tiện
giao thông.
- Biết một số dịch vụ giao thông như : nơi bán vé, bến ô tô, ga tàu, sân
bay…
Làm quen với một số quy định về giao thông đường bộ , đường thủy,
đường hàng không.
- Hiểu một số biển báo hiệu giao thông đường bộ đơn giản.
b, Về kỉ năng:
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các phương tiện giao thông
và công việc của những người điều khiển, phục vụ.
- Phân loại các PTGT theo nơi hoạt động, theo các đặc điểm khác.
- Mô tả, mô phỏng các phương tiện giao thông, cách điều khiển, người
phục vụ trên các PTGT đó.
- Thực hành một số điều về quy định ATGT đường bộ.
C, Về thái độ :
- Chấp hành quy định giao thông.
- Có thái độ phê phán, không đồng tình với những hành vi không chấp


Nội dung:
Phương tiện và quy định giao thông :
- Phương tiện và quy định giao thông đường bộ.
- Phương tiện và quy định giao thông đường thủy
- Phương tiện và quy định giao thông đường hàng không.

Trong mỗi chủ đề nhánh đề cập đến các nội dung sau:
- Đặc điểm, công dụng PTGT
- Quy định giao thông…
- Một số biển báo hiệu giao thông (đường bộ)
- Người điều khiển, phục vụ trên phương tiện giao thông
đường bộ và một số dịch vụ giao thông.


Nội dung 5: Thực hành thực hiện nội dung giáo dục
ATGT theo hướng tích hợp, chủ đề.

Thảo luận nhóm:
Nguyên tắc tích hợp nội dung GDATGT trong các chủ đề?
Thực hành tích hợp nội dung GDATGT: Mỗi nhóm tự lựa chọn
và xây dựng 1 chủ đề hoặc 1 hoạt động sau đó đại diện các
nhóm trình bày chia sẽ kinh nghiệm.
 
 
 
 
  
 
 
 


×