GV: Nguyễn Thị Hiền Lương
Phòng GD&ĐT huyện Sông Lô
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC ĂN BÁN
TRÚ TRONG CÁC CƠ SỞ GDMN
Bữa ăn tại trường là cấu phần quan trọng trong khẩu phần cả
ngày của trẻ.
- Thời gian trẻ hoạt động ở trường khá lớn hơn thời gian trong
ngày. Vì vậy việc tổ chức bán trú cho trẻ sẽ cung cấp năng
lượng và các chất dinh dưỡng hợp lý, cùng với bữa ăn tại gia
đình giúp trẻ phát triển tốt nhất.
- Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ cần được đáp ứng đủ
bằng bữa ăn ở nhà và ở trường. Không để trẻ tiếp nhận thức ăn
“Dồn quá mức ở nhà” và phải chịu đói tạm thời” khi ở trường.
- Bữa ăn của trẻ được xây dựng dựa trên nhu cầu dinh dưỡng
khuyến nghị phù hợp, cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Đảm bảo
đáp ứng cả nhu cầu về lượng và chất lượng.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC ĂN BÁN TRÚ
TRONG CÁC CƠ SỞ GDMN
Tổ chức ăn bán trú
là giải pháp góp
phần cải thiện tình
trạng dinh dưỡng,
phòng chống suy
dinh dưỡng và một
số bệnh ở trẻ em.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC ĂN BÁN
TRÚ TRONG CÁC CƠ SỞ GDMN
- Tham gia ăn bán trú tại
trường hỗ trợ trẻ phát
triển kỹ năng giao tiếp,
góp phần hình thành kỹ
năng sống cho trẻ.
- TC ăn bán trú góp
phần huy động trẻ đến
trường.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC ĂN BÁN TRÚ
TRONG CÁC CƠ SỞ GDMN
TC ăn bán trú giúp cải thiện nâng cao kiến thức
thực hành dinh dưỡng cho giáo viên, phụ huynh và
trẻ em.
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THỰC ĐƠN ĐỐI VỚI BỮA ĂN
CỦA TRẺ TẠI TRƯỜNG, LỚP
1.
Nguyên tắc chung.
- Bữa ăn cần đảm bảo nhu cầu của cơ thể không chỉ về số
lượng năng lượng và chất lượng dinh dưỡng cần thiết mà
các chất đó còn tồn tại trong mối tương quan cân đối và
hợp lý. Nhu cầu năng lượng và tỷ lệ giữa các chất dinh
dưỡng phụ thuộc vào tuổi, giới, tình trạng sinh lý và mức
độ lao động của từng đối tượng.
Đối với trẻ MN, nhu cầu năng lượng khuyến nghị
được quy định theo chương trình GDMN
Nhu cầu ăn, uống đối với trẻ:
- Nhu cầu năng lượng/ngày/trẻ: khoảng 461600kcalo.
- Nhu cầu năng lượng ở trường: Chiếm 6070% năng lượng/ngày.
+Nhà trẻ: Khoảng 360-900
Kcal/trẻ/ngày
+Mẫu giáo: Khoảng 750950Kcal/trẻ/ngày.
- Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng:
+ Mẫu giáo:
P cung cấp 12%-15%,
L cung cấp 20-30%,
G cung cấp 55-70% năng lượng khẩu phần.
- Nước uống:
+Nhà trẻ: 0,8-1,6 lít nước/trẻ/ngày
Từ 3-6 tháng: 0.8-1.1 lit/ngày/trẻ
Từ 6-12 tháng: 1.1 – 1.3 lít/ngày/trẻ
Từ 12-18 tháng: 1.3- 1.5lít/ngày/trẻ
+Mẫu giáo: 1,6-2 lít nước/trẻ/ngày
Lượng thực phẩm:
-Trẻ 6-12 tháng tuổi: Bú mẹ là chính + mỗi ngày ăn 02 bữa bột (200250g bột/bữa) và 1 bữa phụ (nước quả; quả chín nghiền)
-Trẻ 12-18 tháng tuổi ăn tại trường tối thiểu 02 bữa chính, (300g
cháo/bữa), 1 bữa phụ (sữa; chè; quả; bánh) và bú mẹ.
-Trẻ 18-24 tháng tuổi ăn tại trường 02 bữa chính(300g -350g cơm nát
và thức ăn/bữa), 1 bữa phụ (sữa; chè; quả; bánh) và tiếp tục cho trẻ
bú mẹ đến 24 tháng hoặc lâu hơn.
-Trẻ 24-36 tháng tuổi ăn tại trường 02 bữa chính (350-400g) cơm với
thức ăn/bữa), 1 bữa phụ (sữa; chè; quả chín).
- Trẻ MG ăn 1 bữa chính (300-400g cả cơm và thức ăn), 1 bữa phụ
( quả chín, sữa, cháo, mì..)
Xây dựng thực đơn trong thời gian dài, ít nhất 7 -10 ngày
giúp điều hòa khối lượng thực phẩm, công việc chế biến,
chi tiêu và cho phép thay đổi hợp lý các món ăn.
Bữa ăn và giá trị năng lượng của từng bữa ăn dựa vào
yêu cầu độ tuổi, các điều kiện sống…
Cần chú ý đến thể tích và mức dễ tiêu của các bữa ăn với
giá trị năng lượng của chúng. (không ăn nhiều món khó
tiêu trong một bữa hoặc ăn nhiều nhưng nghèo năng
lượng)
Đảm bảo tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng trong mỗi
bữa ăn.
BỮA ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỰC PHẨM
- Bữa ăn hợp lý cần có đủ nhóm thức ăn và tỷ lệ thích hợp từ
4 nhóm thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng như:
- Nhóm cung cấp chất bột (đường): Gạo ngô khoai sắn, mì…
- Nhóm cung cấp chất đạm:
+ Chất đạm động vật: Thịt, cá, trững, sữa
+ Chất đạm thực vật: Đậu đỗ, vừng, lạc..
- Nhóm cung cấp chất béo: Dầu ăn, mỡ, lạc, vừng (nên ăn cả
dầu và mỡ)
- Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng: Rau, củ, quả
Theo phân lại của tổ chức Y tế thế giới, UNCEF…thì
thực phẩm có thể phân loại thành 8 nhóm sau:
- Nhóm 1: Lương thực: Gạo ngô, khoai, sắn
- Nhóm 2: Nhóm hạt các loại: Đậu, đỗ, vừng, lạc.
- Nhóm 3: Nhóm sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Nhóm 4: Nhóm thịt các loại, cá và hải sản
- Nhóm 5: Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng
- Nhóm 6: Củ quả màu vàng, da cam, đỏ và rau màu xanh
thẫm
- Nhóm 7: Nhóm rau, củ, quả khác như xu hào…
- Nhóm 8: Dầu ăn, mỡ các loại
2. Nên có sự phối hợp nguồn chất đạm động vật và thực
vật, chất béo động vật và thực vật trong bữa ăn của trẻ
Bữa ăn nên có sự cân đối giữa đạm thực vật và động vật.
Tối thiểu là 1/3 hoặc tốt hơn là 1/2 đạm tổng số là đạm
động vật.
Chất béo tham gia trong cấu trúc mang tế bào và điều hòa
các hoạt động chức phận của cơ thể. Trong khẩu phần ăn
nên có sự phối hợp của dầu thực vật mỡ động vật ở tỷ lệ
cân đối. Nên ăn vừng, lạc.
Phối kết hợp nguồn chất đạm thực vật, chất béo động vật
giúp điều tiết kinh phí bữa ăn, đặc biệt ở những nơi ĐK
kinh tế còn khó khăn.
3. Đảm bảo sự phân bố hợp lý giữa các bữa ăn cả ở
trường và ở nhà.
Hàng ngày cần đáp ứng đủ dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa
ăn ở trường và ở nhà. Không để tình trạng “Đói tạm thời”,
“Dồn quá mức”.
Tùy điều kiện của từng trường, bố trí bữa ăn cho trẻ hợp
lý
Công khai thực đơn để cha mẹ trẻ điều tiết bữa ăn của trẻ
tại gia đình, phòng chống béo phì ở trẻ.
Đảm bảo cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính, không để trẻ nhịn ăn
sáng đi học.
4. Sử dụng nguồn thực phẩm địa phương
Sử dụng nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương vừa đảm
bảo tươi sạch, vừa tiết kiệm chi phí.
Tổ chức trồng rau sạch trong trường, cung cấp rau cho
bữa ăn của trẻ, giảm chi phí, tạo môi trường cho trẻ hoạt
động, trải nghiệm.
Huy động phụ huynh cung cấp thực phẩm cho nhà trường.
Tùy theo mùa, giá cả của thực phẩm để thay đổi thực
phẩm: Đảm bảo cùng nhóm và giá trị dinh dưỡng của thực
phẩm không thay đổi.
5. Tổ chức bữa ăn cho trẻ
Không chỉ tập trung vào bữa chính. Nếu có điều kiện
nên tổ chức bữa phụ cho trẻ.
Tùy thuộc vào thực đơn của bữa chính để xây dựng
thực đơn cho bữa phụ, tránh trùng lặpgây cảm giác
chán đối với trẻ. Đối với trẻ nhỏ nên chú ý tới nhóm
tinh bột như bún, mì hay các thực phẩn làm từ bột:
Cháo, súp, chè từ gạo, đậu xanh….
Thức ăn của trẻ cần đảm bảo vừa dễ tiêu hóa vừa bổ
xung nhiều vichất , vitanin, chất sơ, canxi…
Không nên cho trẻ ăn bữa phụ giàu chất béo, hạn chế
sản phẩm đóng gói, chế biến sẵn.
6. Chế biến thức ăn phù hợp với trẻ
Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần lưu ý thái, băn từ rất nhỏ
tới nhỏ vừa. Nấu từ mền đến mềm vừa rồi đến cứng tuy
theo độ tuổi để tạo cảm giác ngon miệng và giúp răng lợi,
cơ nhai, tiêu hóa phát triển.
Món ăn nên nhiều màu sắc hấp dẫn trẻ, tạo cho trẻ cảm
giác thèm ăn, ăn ngon miệng.
Đối với trẻ mới ốm dạy, trẻ thừa cân béo phì cần phối hợp
với gia đình xây dựng chế cho trẻ.
Có thể thay đổi cách tổ chức ăn ở trường lớp trong tuần để
tạo hứng thú cho trẻ: Tự chọn, thay cơm bằng phở bún ở
bữa chính 01 làn/tuần.
7. Không cho trẻn ăn mặn, sử dụng các sản
phẩm bổ sung vi chất
Hiện này vẫn còn nhiều trẻ em bị bệnh liên quan đến
thiếu vi chất dinh dưỡng như: Sắt, kẽm, vitamin A,D, I
ốt…gây các bệnh thiếu máu thiếu sắt, còi sương, SDD,
biếu cổ, thiểu năng….Do vậy trong bữa ăn của trẻ nên
bổ xung đa vi chất như muối I ốt, nước mắm, bổ xung
sắt, dầu ăn.
8. Tăng cường cho trẻ uống sữa và các chế phẩm từ
sữa phụ hợp với từng độ tuổi.
9. Cho trẻ uống đủ nước chín hàng ngày.
- Cần cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày từ 1-1,5 lít.
- Không nên cho trẻ uống nước lã.
- Hạn chế uống nước ngọt đóng chai, nước có ga.
10. Sử dụng phần mềm hỗ trợ tính khẩu phần ăn.
- Giúp chúng ta xây dựng thực đơn cân đối, hợp lý, tiết kiệm
thời gian, công sức.
- Tuy nhiên cần lựa chọn những phần mềm đã được kiểm
duyệt, đảm bảo chất lượng.
Dự kiến Thực đơn mùa hè tuần 2/09/2015
Từ ngày 16/9/2014 đến ngày 20/9/2015
Chế độ ăn Mẫu giáo + Nhà trẻ
Thứ, ngày, tháng
Cơm bữa chính
Bữa phụ
Thứ 2/16/9
Cơm: Thịt lợn, cá sốt cà chua, Canh - Chè thập cẩm
mướp nấu thịt
Thứ 3/17/9
Cơm; thịt gà sào cà rốt, lạc muối
Canh trai đồng nấu rau thơm
- Mỳ sợi nấu thịt
- Đu đủ chín
Thứ 4/18/9
Cơm trứng vịt trưng thịt. Canh rau
muống nấu thịt
- Sữa đậu nành + Chuối
chín
Thứ 5/19/9
Cơm thịt đậu sốt cà chua. Canh bí
đỏ hầm xương
- Cháo thịt nấu củ, quả
Thứ 6/20/9
Cơm tôm giang, thịt bò sào giá đỗ.
Canh Rau ngót nấu tôm
- Bánh giầy + Dưa hấu
Dự kiến Thực đơn mùa đông tuần 1/12/2015
Từ ngày 07/12/2015đến ngày 11/12/2015
Chế độ ăn Mẫu giáo + Nhà trẻ
Thứ, ngày, tháng
Cơm bữa chính
Bữa phụ
Thứ 2/16/12
Cơm:Thịt cá sốt cà chua, Canh khoai
môn nấu thịt
- Xôi gấc
Thứ 3/17/12
Cơm; thịt gà sào cà rốt, su su, vừng
muối
Canh rau cải ngọt nấu thịt gà
- Mỳ sợi nấu thịt
- Đu đủ chín
Thứ 4/18/12
Cơm trứng vịt trưng thịt. Canh rau cải
bắp nấu thịt
- Bánh cuốn + Sữa
Vinamilk
Thứ 5/19/12
Cơm thịt đậu sốt cà chua. Canh bí đỏ
hầm xương
- Cháo thịt hầm củ, quả
Thứ 6/20/12
Cơm tôm sào, thịt bò sốt vang. Canh
khoai tây hầm xương
- Bánh giầy + Chuối tiêu
chín
Chất lượng bữa ăn của trẻ phải đảm bảo chế độ
dinh dưỡng.
Trẻ Nhà trẻ
Nhu cầu Kcalo/
ngày1.180kcalo
Trẻ ăn 2 bữa chính, 1 bữa phụ
Nhu cầu năng lượng ở trường
MN:
708 – 826kcalo
* Tỷ lệ các chất cung cấp NL
P: 12- 15
L: 35- 45
G: 45 – 53
Trẻ Mẫu giáo
Nhu cầu Kcalo/ngày 1.470kcalo
Trẻ ăn 2 bữa /ngày( 1bữa chính,
1 bữa phụ)
Nhu cầu năng lượng ở trường
MN:
735 – 882kcalo
* Tỷ lệ các chất cung cấp NL
P: 12 – 15
L: 20 – 30
G: 55 - 68
KẾT THỨC BÀI HỌC
1. Nắm rõ nguyên tắc xây dựng thực đơn
2. Yêu cầu cơ bản khi xây dựng thực đơn.
- Yêu cầu xây dựng thực đơn phù hợp với lứa tuổi.
- Thực đơn phù hợp với mùa: mùa hè, mùa đông.
- Thực đơn không có sự lặp lại nhiều lần trong tuần.
- Luôn thay đổi thực đơn và cần có đủ thành phần các nhóm thức ăn ở tỷ lệ thích
hợp từ 4 nhóm thực phẩm.
- Phải kết hợp hài hòa tỷ lệ Protit động vật, Protit thực vật.
- Nên xây dựng thực đơn nguồn thực phẩm sẵn có của địa phương.
BÀI THU HOẠCH
Đồng chí hãy xây dựng thực đơn 01 ngày ăn cho trẻ tại trường đồng chí
đang công tác (tính trên phần mềm nhà trường đang thực hiện).
Cán bộ nghiệp vụ thu bài và nộp về Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc trước ngày
18/12/2015.