Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

bệnh còi xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.69 KB, 4 trang )

Định nghĩa:
-

-

Bệnh còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D và canxi dẫn đến
xương mềm và dễ gãy. Bệnh còn có tên khác là còi xương dinh dưỡng hay gặp ở
trẻ em ở các nước đang phát triển.
Bệnh còi xương dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ,
làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng tần suất mắc các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là
nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Nguyên nhân:
-

Thiếu ánh sáng mặt trời: Nhiều trẻ bị còi xương chỉ vì cha mẹ giữ gìn quá kỹ hoặc
không có điều kiện cho tắm nắng (do yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi
sương mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường...).

-

Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D của người mẹ trong thời gian mang thai: Điều
này có thể phá vỡ cân bằng canxi nội mô ở bào thai và gây rối loạn quá trình
khoáng hóa xương, dẫn đến còi xương từ trong bào thai. Hàm lượng vitamin D
trong sữa mẹ thấp, nên trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào lượng vitamin D dự trữ thu
được qua rau thai để đáp úng nhu cầu cơ thể. Vì vậy, việc người mẹ thiếu vitamin
D trong thời gian mang thai là yếu tố nguy cơ cao gây còi xương sớm ở trẻ sơ sinh.

-

Chế độ ăn của trẻ thiếu cả vitamin D và canxi, tỷ lệ canxi/photpho thấp. Chế độ ăn


nhiều phytat (có nhiều trong tinh bột), oxalat (có nhiều trong rau) và chất xơ cũng
làm giảm hấp thu canxi.
Trẻ suy dinh dưỡng: Một số công trình nghiên cứu cho thấy, còi xương không xảy
ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Trẻ suy dinh
dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất, kể cả vitamin D và muối khoáng;
đồng thời thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D. Ngược lại, tình trạng thiếu
vitamin D cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng cảm nhiễm với vi
khuẩn, do đó tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ
suy dinh dưỡng có nguy cơ còi xương cao hơn so với trẻ bình thường.
Trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp (dưới 2.500g) có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ có cân
nặng lúc đẻ bình thường. Nguyên nhân là cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và
vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia vào chuyển hóa
vitamin D còn yếu.
Có hội chứng kém hấp thu: Tình trạng thiếu vitamin D dễ xảy ra ở những trẻ có
hội chứng này. Các bệnh tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm
gan tắc mật đều có ảnh hưởng đến hấp thu vitamin D và tăng nguy cơ còi xương.

-

-

-


Biểu hiện:

-

Các biểu hiện ở hệ thần kinh:


+ Trẻ ra mồ hôi nhiều kể cả ban đêm (mồ hôi trộm)
+ Trẻ kích thích khó ngủ, hay giật mình
+ Rụng tóc gáy (do trẻ ra mồ hôi nhiều)
+ Đối với CX cấp có thể gặp: tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, hay nôn, nấc
khi ăn. Có thể co giật do hạ calci máu.
-

Các biểu hiện ở xương:

+ Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh.
+ Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn
+ Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn.
+ Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong
-

Các biểu hiện ở toàn thân: nếu không được điều trị, trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng,
da xanh thiếu máu, lách to.

Khi cần có thể làm các xét nghiệm để khẳng định bệnh và xác định mức độ bệnh
như:Phosphatase kiềm, Calci máu, phospho máu, chụp XQ xương…..

Cách phòng tránh :
-

-

Đa dạng hóa bữa ăn cho trẻ: Từ 5-6 tháng tuổi, trẻ cần được ăn bổ sung. Bữa ăn
của trẻ cần có đủ thành phần theo “ô vuông dinh dưỡng”, chế biến thực phẩm phù
hợp với lứa tuổi. Vitamin D có nhiều trong dầu cá, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ
trứng, sữa. Calci có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong rau, các loại

hạt đậu đỗ, thủy hải sản cũng chứa nhiều calci nhưng sự hấp thu calci từ thực vật
kém hơn calci có trong sữa. Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ,
nhưng sữa mẹ lại có ít vitamin D. Do vậy, để đề phòng còi xương ở trẻ bú mẹ hoàn
toàn cần phải thường xuyên cho trẻ tắm nắng và bổ sung vitamin D vào chế độ ăn.
Tắm nắng: Hằng ngày cần cho trẻ tắm nắng 15-30 phút trước 9 giờ sáng, tốt nhất
là vào buổi sáng sớm, để lộ từng phần cơ thể và cho tiếp xúc dưới ánh nắng trực
tiếp. Tăng thời gian tắm nắng nếu trời nhiều mây. Một lượng lớn vitamin D được
tổng hợp trong quá trình tắm nắng có tác dụng dự phòng bệnh còi xương rất hữu
hiệu.


-

-

-

Điều trị dự phòng: Hằng ngày cho trẻ uống vitamin D 400UI/ ngày trong suốt năm
đầu tiên nhất là về mùa đông dưới dạng thuốc nhỏ giọt hoặc viên nang dầu cá. Sử
dụng quá liều vitamin D và calci đều có hại, vì vậy, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ
chuyên khoa nhi để có lời khuyên điều trị hợp lý nhất.
Để dự phòng trẻ còi xương, ngay từ thời kỳ mang thai, người mẹ nên dành thời
gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời, chọn thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Khi thai
được 7 tháng, bà mẹ có thể uống 1 ống vitamin D 200.000 IU để phòng còi xương
cho con. Trẻ sinh ra cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi đã ăn bổ
sung, cần cho dầu mỡ vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D (có nhiều trong cá,
thịt, trứng, nấm…) vì chất này thuộc loại vitamin tan trong dầu. Cho trẻ ăn các
thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá và uống sữa nếu mẹ thiếu sữa hoặc khi đã
cai sữa mẹ. Hằng ngày, cần cho trẻ tắm nắng, để lộ chân, tay, lưng, bụng. Chỉ cần
15-30 phút tắm nắng vào buổi sáng trước 9 giờ, tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ

được chuyển thành vitamin D. Cho trẻ uống vitamin D 400 IU mỗi ngày trong suốt
năm đầu tiên, nhất là về mùa đông, đặc biệt cần với trẻ sinh non, nhẹ cân.
Đối với những trẻ đã bị còi xương thì việc bổ sung vitamin D qua đường ăn uống
là rất hạn chế, vì trong thức ăn có rất ít vitamin D. Với những trẻ này thì cần tích
cực tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ mới điều
trị được bệnh còi xương.

Lưu ý khi cho trẻ tắm nắng:
-

Nên để hở chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non(trước 9h sáng).
Tránh để ánh nắng chiếu thẳng vào mặt và đầu trẻ, nên cho trẻ đội mũ.
Không nên phơi nắng qua của kính vì như thế sẽ không có tác dụng.
Không nên cho trẻ tắm nắng quá lâu.
Sau khi tắm nắng phải kịp thời lau khô mồ hôi, cho trẻ uống một chút nước bổ
sung. Nếu là mùa hè, tốt nhất là tắm ngay sau khi tắm nắng.

Cách điều trị:
-

Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: Để lộ chân, tay, lưng, bụng trẻ để cho da các vùng
này tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng lúc trước 9 giờ sáng. Thời gian tắm nắng tăng
dần, những ngày đầu lúc đầu khoảng 10-15 phút, sau đó tăng dần tới 30 phút. Ánh
nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì
rất ít tác dụng.

-

Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các
bệnh viện. Khi tắm nắng hoặc tắm điện tiền thân vitamin D sẽ được chuyển thành

vitamin D giúp điều hòa chuyển hóa và hấp thu calci, phospho.

-

Cho trẻ uống vitamin D 4000 đơn vị/ngày trong 4 – 8 tuần, trong trường hợp trẻ bị
viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 – 10.000 đơn vị/ngày trong 1 tháng.

-

Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có calci kết hợp với một số vitamin như: Calci
B1 – B2 – B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm calci 1 – 2 thìa cà phê/ngày.


-

Cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều calci: sữa, cua, tôm,
cá trong các bữa ăn hàng ngày. Vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu
dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi
xương. Do vậy, nên cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×