Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Dề cương ngôn ngữ báo chí 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.8 KB, 23 trang )

1) * Tính thời sự
-Sự kiện thông tin nhanh, kịp thời (có khi tức thời) được gọi là tính thời sự.
Trước đây báo chí diễn ra hằng ngày, được gọi là tin tức cập nhật. Báo ra hằng
ngày được gọi nhà nhật báo. Càng ngày độc giả càng đòi hỏi thông tin nhanh và
kịp thời hơn do đó hình thành báo buổi sáng và báo buổi chiều.
* Tính trung thực
-Tính trung thực của báo chí có nghĩa là cung cấp những thông tin đứng và
chính xác cho người đọc, người nghe. Đây vừa là chức năng của báo chí vừa là
đạo đức, nguyên tắc, nghĩa vụ của nhà báo. Do đó, chỉ cần có những chi tiết
không chính xác, báo cũng phải đính chính.
* Tính hấp dẫn
-Báo chí hấp dẫn độc giả do nó đưa ra những thông tin mà họ quan tâm. Thông
tin hấp dẫn là những thông tin thiết thân và quan trọng nhất với một con
người.Đó cũng là những thông tin bất ngờ, kì lạ liên quan đến tính hiếu kì của
con người. Nhà báo có thể tìm tin tức hấp dẫn công chúng theo luật xa gần.
Luật xa gần tổng hợp nhiều phương diện: địa lí (hay còn gọi là “ luật cái chết-ki
lô mét”, sự kiện càng gần càng quan trọng), cảm xúc( sự xúc động của người
đọc trước một vấn đề nào đó), tâm lí( những tin tức tác động đến dục vọng, bản
năng của con người sẽ được độc giả quan tâm như tình dục , tiền bạc…), thời
gian( Tin tức thời sự ưu tiên cho thời hiện tại hơn quá khứ nhưng thời hiện tại
lại lu mờ trước tương lai), văn hoá ( luật này áp dụng nguyên tắc “ Đồng thanh
tương ứng, đồng khi tương cầu”), cuộc sống ( Những vấn đề lớn của nhân loại
luôn hấp dẫn nếu được trình bày dễ hiểu và cụ thể như cuộc sống, sức khoẻ, nỗi
đau khổ), thực hành ( về phương diện này con người bao giờ cũng quan tâm đến
hoạt động thực hành trong cuộc sống hằng ngày)
2) * Tính chính xác: Đối với ngôn ngữ báo chí, đây là tính chất đặc biệt quan
trọng. Vì báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất
nhỏ nhất cũng có thể làm cho độc giả hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra
những hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được. Có thể đưa ra dẫn
chứng: Sau chuyến tháp tùng một quan chức cao cấp sang thăm Trung Quốc,



một nhà báo đã viết một bài phóng sự, trong đó có câu: “Chúng tôi chia tay với
tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt - Trung”. Rõ ràng từ “với” ở đây được
dùng sai (vì cụm từ “chia tay với…” biểu đạt ý nghĩa “từ bỏ, từ giã”), cần phải
thay nó bằng từ “trong”.
* Tính cụ thể: Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí được hiểu là khi nhà báo miêu
tả, tường thuật sự việc, phải cụ thể, cặn kẽ đến từng chi tiết nhỏ. Có như vậy
người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực
tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong bài báo. Mỗi sự kiện được
đề cập trong tác phẩm báo chí phải gắn liền với một không gian, thời gian xác
định; với những con người xác định (có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới
tính…cụ thể). Do đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng từ có
tính chất mơ hồ như: “một người nào đó”, “ở một nơi nào đó”, “vào khoảng”,
“hình như”,…
* Tính đại chúng Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người
trong xã hội, không phụ thuộc nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội,
lứa tuổi,…đều là đối tượng phục vụ của báo chí. Đây vừa là nơi để họ tiếp nhận
thông tin, vừa là nơi để bày tỏ ý kiến. Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là
thứ ngôn ngữ dành cho đại chúng, có tính phổ cập rộng rãi như theo nhà nghiên
cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng người Nga V.G.Kostomarov đã từng nói: “Ngôn
ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp công chúng sao cho một nhà bác
học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và một em bé có
trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu”.
* Tính ngắn gọn: Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn và súc tích. Sự dài dòng có
thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người
nghe. Thêm vào đó, nó còn làm tốn thời gian của cả người viết lẫn người đọc,
dễ dẫn đến các lỗi sai về mặt ngôn từ.
* Tính định lượng: Các tác phẩm báo chí thường bị giới hạn về mặt thời gian
hay diện tích xuất hiện trên báo, đó là tính định lượng. Vì thế, việc lựa chọn và
sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lý để phản ánh đầy đủ lượng

sự kiện mà không vượt quá khung cho phép về thời gian và không gian. Theo
bài: “Đặt tít ngắn có dễ?” trên trang web Nghề báo (nghebao.com), có những tít
báo rất dài, như: “Hội thảo đổi mới giáo dục đại học Việt Nam - Hội nhập và


thách thức” (tít này dài 64 ký tự), sau khi được sửa lại là: “Hội thảo đổi mới
giáo dục đại học” (chỉ còn 33 ký tự). Chúng ta có thể nhận ra tít sau khi sửa chỉ
dài gần bằng phân nửa tít trước nhưng nội dung chính vẫn được giữ nguyên.
Vậy tại sao lại bắt độc giả ngồi đọc những dòng chữ dài lê thê và khiến cho họ
cảm thấy “tức mắt” như vậy ?! Bài viết trên cũng đã đưa ra chuẩn mực cho một
tít báo là khoảng dưới 50 ký tự, theo đó là một vài gợi ý nhỏ khi viết tít: Bỏ
những từ thừa Bỏ những từ “có cũng như không” như “của”, “về”, “được”,...
Bỏ “các”, “những” nếu có thể “Chặt” chữ trong từ nếu được: “thành lập”, “sang
thăm”, “phòng chống”, “tham dự”,... Tránh câu bị động Không nhất thiết lúc
nào cũng phải nói là Việt Nam
* Tính biểu cảm: Tính biểu cảm trong ngôn ngữ gắn liền với việc sử dụng
những từ ngữ mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân…Ví dụ như: “Sông
Tô mà không lịch”. (Báo Văn Hoá, 17/05/1999) Nếu ngôn ngữ báo chí không
có tính biểu cảm, chỉ là những chuỗi thông tin khô khan thì nó khó có thể thu
hút được sự chú ý của độc giả. Tính biểu cảm tác động mạnh mẽ tới tâm hồn
người nghe, làm cho họ có những trạng thái cảm xúc nhất định theo như người
viết mong đợi. 7) Tính khuôn mẫu: Trong văn phong báo chí, ta rất hay gặp
những dạng tin như: - Theo AFP, ngày…tại…trong cuộc gặp gỡ…Tổng bí
thư…đã kêu gọi…
3) 1 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ:
a/ Ngôn ngữ báo chí:
– Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản
ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của
XH. Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát
thanh/ truyền hình…] & viết [ báo viết ]

– Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự,
tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi
thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.
b/ Các phương tiện diễn đạt:
– Về từ vựng: sử dụng các lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ
vựng đặc trưng.


– Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.
– Về các biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng hiệu quả diễn
đạt.
c/ Đặc trưng của PCNN báo chí:
– Tính thông tin thời sự: Thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian,
nhân vật, sự kiện,…
– Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao [ bản tin, tin
vắn, quảng cáo,…]. Phóng sự thường dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang
báo và thường có tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt.

– Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự
tò mò của người đọc.
Nhận biết :
+Văn bản báo chí rất dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và
ghi rõ nguồn bài viết ( ở báo nào? ngày nào?)
+Nhận biết bản tin và phóng sự : có thời gian, sự kiện, nhân vật, những thông
tin trong văn bản có tính thời sự
2 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC:

a/ VB khoa học
– VB khoa học gồm 3 loại:
+ VBKH chuyên sâu: dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên

cứu trong các ngành khoa học [chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…]
+ VBKH và giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,… Nội dung
được trình bày từ thấp đến cao, dễ đến khó, khái quát đến cụ thể, có lí thuyết và
bài tập đi kèm,…


+ VBKH phổ cập: báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật… nhằm phổ biến rộng
rãi kiến thức khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ -> viết dễ hiểu,
hấp dẫn.
– Ngôn ngữ KH: là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa
học, tiêu biểu là các VBKH.
Tồn tại ở 2 dạng: nói [bài giảng, nói chuyện khoa học,…] & viết [giáo án, sách,
vở,…]

b/ Đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học:
– Tính khái quát, trừu tượng :
+ Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng
trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.
+ Kết cấu văn bản: mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ
lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể)
– Tính lí trí, logic:
+ Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.
+ Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.
+ Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện
một lập luận logic.
– Tính khách quan, phi cá thể:
+ Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc
+ Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân
Nhận biết : dựa vào những đặc điểm về nội dung, từ
3 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:

a/ Ngôn ngữ chính luận:


– Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các
buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh
giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo
một quan điểm chính trị nhất định.
– Có 2 dạng tồn tại: dạng nói & dạng viết.
b/ Các phương tiện diễn đạt:
– Về từ ngữ: sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính
trị
– Về ngữ pháp: Câu thường có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán
logic trong một hệ thống lập luận. Liên kết các câu trong văn bản rất chặt chẽ
[Vì thế, Do đó, Tuy… nhưng….]
– Về các biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn cho
lí lẽ, lập luận.
c/ Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận:
Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.
– Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ
quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không
che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ
mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu
sai.
– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận
điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt
chẽ: vì thế, bởi vây, do đó, tuy… nhưng…, để, mà,….
– Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha
thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.
Cách nhận biết ngôn ngữ chính luận trong đề đọc hiểu :
-Nội dung liên quan đến những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn

hóa, tư tưởng,…


-Có quan điểm của người nói/ người viết
-Dùng nhiều từ ngữ chính trị
– Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu
của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , …
Câu 4:Từ ngữ tiếng nước ngoài tồn tại dưới hai dạng
+ tên riêng tiếng nước ngoài:
+các từ ngữ tiếng nước ngoài khác.
. Cơ sở lý luận Tiếng Việt đang chịu tác động mạnh mẽ từ các tiếng nước ngoài
khác, đặc biệt là tiếng Anh từ trong hệ thống cấu trúc đến chức năng giao tiếp.
Báo chí một công cụ giao tiếp đại chúng cũng chịu tác động bởi các “làn sóng”
hội nhập. Hiện nay, trên báo chí các từ nước ngoài được thể hiện theo nhiều
phương diện, cách thức khác nhau.
Đối với tên riêng nước ngoài, được hiểu như là các danh từ riêng, được viết
theo 8 dạng:
✓ Viết nguyên dạng: dùng nguyên ngữ cho các quốc gia sử dụng tiếng Anh
Đối với các quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thì tên riêng đó được
viết lại nguyên dạng như: The Opera, Abbey Ahern, Washinton, See You
Again…các tên riêng viết theo dạng này được sử dụng với tần số rất lớn,
thường có trong các mục về thể thao, kinh tế, chuyên mục về giáo dục có sự
liên kết hợp tác với nước ngoài.
✓ Viết theo tiếng Anh và tiếng Pháp đối với tên riêng không dùng văn tự
Latinh: Vladimir Putin, Anzhi Makhachkala, George Madhavan...
✓ Phiên âm dùng dấu gạch ngang nối và dấu thanh (hoặc không): Phiên âm
tiếng Anh hoặc Pháp với các quốc gia không dùng kí tự La tinh .Đối với những
quốc gia không sử dụng hệ chữ cái La tinh mà dùng hệ thống chữ tượng hình
như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga… thì tên riêng được viết theo
tiếng Anh và Tiếng Pháp. việc viết lại như thế này có thể đọc và nhớ tên dễ hơn

so với việc sử dụng nguyên thể thức ngôn ngữ của nước đó.


Vd:Coca-cola, Sơ-mi-rơ- moóc, Pierre-et-Marie-Cuire...
✓ Viết dưới dạng chuyển từng con chữ từ nguyên dạng sang con chữ Việt tương
đương: Kazakhstan,
✓ Viết dưới dạng tắt theo quy ước quốc tế: COC (Bộ quy tắc ứng xử Biển
Đông), TPP( Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương)
✓ Viết theo âm Hán Việt : Để giúp cho công chúng được tiếp cận một cách dễ
dàng thì các nhà báo cũng ưu tiên dùng các tên riêng nước ngoài theo âm Hán
Việt
vd: “Triều Tiên”, “ Bình nhưỡng”
: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc...
✓ Viết dưới dạng dịch nghĩa: giu Báo Thời đại (The Times)…
✓ Vừa phiên âm vừa nguyên dạng: Khmer Đỏ...Vừa phiên âm vừa chuyển chữ:
Saône-et-Loire, ...Vừa dịch nghĩa vừa phiên âm: Xứ Wales, Tạp chí Forbes, Đại
học Havard, Hãng tin Reuters,...
>Đối với các từ ngữ nước ngoài khác được viết theo 6 dạng:
✓ Từ ngữ nước ngoài được báo trích nguyên dạng kèm dịch nghĩa hoặc giải
thích nghĩa: tweet (trạng thái)...
✓ Từ ngữ nước ngoài được nhân vật nào đó nói ra và báo chí trích dẫn lại
✓ Từ ngữ nước ngoài được sử dụng như uyển ngữ, thay thế cho từ tiếng Việt đã
có sẵn để giảm thiểu sự thô tục, chẳng hạn: toilet, WC thay cho nhà vệ sinh;
✓ Từ ngữ nước ngoài được sử dụng để gây ấn tượng với công chúng, tạo ra sự
hấp dẫn cho bài báo, tờ báo
✓ Từ ngữ nước ngoài được sử dụng để chơi chữ, vui đùa
✓ Từ ngữ nước ngoài được sử dụng vì đã quen dùng, cách tác giả tạo sự gần
gũi với độc giả, viết như cách độc giả nói thường ngày: video clip, tour,
fanpage, format...



Câu 5.
Thuật ngữ khoa học và kí hiệu khoa học
a) thuật ngữ khoa học
là những từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xacs định thuộc hệ thống
khái niệm của một ngành khoa học nhất định.
vd: …..thu hồi một email đã gửi.
b) vấn đề về việc sử dụng thuật ngữ khoa học trong báo chí.
- đối với tạp chí chuyên ngành, phải dùng thuật ngữ nhất quán theo1 hệ thống.
đối với những thuật ngữ gốc ngại cần dùng theo một giải pháp thống nhất,
nghĩa là viết nguyên dạng hoặc phiên âm theo một cách thống nhất. khi dùng
nguyên dạng thuật ngữ gôc ngoại , nên nhất quán dùng theo một ngôn ngữ.
- đối với báo chí dùng cho đông đảo công chúng cần tính đến những điểm sau
khi dùng thuật ngữ;
* nên dùng thuật ngữ chung. Tránh dùng thuật ngữ chuyên ngành hẹp
( trừ những tin khoa học kĩ thuật)
* cần dùng thống nhất thuật ngữ theo một hệ thống , đặc biệt không dùng các
biến thể khác nhau của một ngôn ngữ trong cùng một bài báo
* không dùng thuật ngữ theo sở thích cá nhân cũng như không tùy tiên rút gọn
cấu trúc của thuật ngữ.
* không dùng thuật ngữ khoa học để diển đạt nội dung thông thường trong báo,
tránh mà rối nghĩa của thuật ngữ.
>> kí hiệu khoa học
Là những chữ cái kèm theo con số, dấu phụ( hoặc không) theo quy ước quốc
tế hoặc quốc gia dùng trong các ngành khoa học.
Vd: m, Hz, s..
b) việc dùng kí hiệu khoa học trong báo chí


dùng kí hiệu khoa học trong báo chí có nhiều ưu điểm

. ngắn gọi , tiết kiệm chỗ in trên giấy
. đảm bảo chính xác lượng thông tin
. có khả năng thông tin và hiểu như nhau trên một phạm vi rộng
. có tính ổn định cao, được sử dụng lâu dài.
Khó khăn
Có những kí hiệu chỉ dùng trong phạm vi hẹp như kí hiệu áp suất ( N/m2)
Việc sử dụng kí hiệu khoa học trong báo chí
• Các tạp chí khoa học và báo ngành sử dụng thuật ngữ khoa học
• Đối với báo chí nói chung, kí hiệu đơn vị đo lường nên dùng sau một một
chữ số cụ thể.
• Người tạo lập văn bản không tùy tiện trong việc sử dụng kí hiệu khoa học
nhưng không rút gọn, không thay đổi mà phải dùng chính xác như tron quy ước.
• Đối với báo phát thanh và báo hình nên giảm đến mức tối thiểu các kí hiệu
khoa học hoặc chuyển các kí hiệu sang dạng đầy đủ.
CÂU 6: Từ ngữ nghề nghiệp và tiếng lóng trong báo chí.
Khái niệm từ ngữ nghề nghiệp:
Từ ngữ chuyên môn trong tiếng Việt là những từ ngữ sử dụng hạn chế trong
một nghề nào đó của xã hội, những người không làm nghề đó có thể ít biết hoặc
không biết. Ví dụ, nghề nông có các từ ngữ: cày vỡ, cày ải, bón lót, bón đón
đòng, bón thúc, gieo thẳng, gieo vại, lúa chia vè, lúa đứng cái, lúa von,...
Ngoài ra trong tiếng Việt còn có nhiều thành ngữ, tục ngữ thể hiện kinh nghiệm,
cách thức làm việc,... trong nghề nào đó. Ví dụ trong nghề mộc có các câu: mộc
gia nề giảm, cắt cưa đóng đanh,..
Tiếng lóng:


Khái niệm: Là những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là những từ
không phải toàn dân sử dụng mà chỉ một tầng lớp xã hội nào đó sử dụng mà
thôi.
Tác dụng tích cực và tiêu cực của tiếng lóng trong văn bản báo chí

Tích cực:
Sử dụng tiếng lóng có tác dụng như một biện pháp tu từ nói giảm nhằm tránh
những sắc thái đau buồn, hoặc thô hiển, khiếm nhã nếu dùng những từ ngữ toàn
dân để phản ánh.
Tiếng lóng giúp nhà báo khắc họa sinh động những tính cách, những hoàn cảnh,
hiện tựng xã hội trong bài viết.
Tiếng lóng làm mới cách diễn đạt, khiến ngôn ngữ thể hiện dí dỏm, khỏe khoắn,
sinh động, giàu hình ảnh hơn tên gọi chính thức sự vật, hiện tượng, Tiếng lóng
hấp dẫn độc giả hơn những từ ngữ bình thường, quen thuộc đến mức “ đã mòn
như những đồng xu”.
Tiêu cực:
Tiếng lóng là ngôn ngữ dùng riêng cho một nhóm xã hội nên khi đưa lên mặt
báo, nhiều độc giả sẽ hiểu lầm hoặc không hiểu nghĩa của nó. Do đó, nên hạn
chế đưa lên mặt báo những tiếng lóng quá xa lạ và có thể chú thích nếu không
làm mất đi sự tế nhị trong diễn đạt.
Dùng nhiều tiếng lóng trong một bài báo không chỉ làm cho bài báo trở nên khó
hiểu, xa lạ với độc giả mà còn làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 7: Từ ngữ được viết tắt và cách viết tắ trong ngôn ngữ báo chí.
Từ ngữ được viết tắt sẽ trở thành chữ tắt trên văn bản
Ví dụ: Chữ tắt có tần số xuất hiện cao, quen thuộc với số đông người:
HTX: hợp tác xã
UBND: ủy ban nhân dân
Chữ tắt xuất hiện thấp, không quen thuộc với số đông người:


BĐ: bưu điện
CTĐT: công ti điện thoại
Ví dụ 2: chữ tắt quốc tế ( phổ biến theo cách viết tiếng Anh):
UNESCO
UNICEF

WTO
Chữ tắt quốc gia: ( theo cách viết tiếng Việt hoặc hỗn hợp tiếng Việt và Tiếng
Anh)
CHXHCNVN
TTXVN: Thông tấn xã Việt Nam
Chữ tắt hình thành do việc nén thông tin vào kí hiệu để giảm độ dài của văn bản
nhằm phù hợp với quy luật tiết kiệm ngôn ngữ và thỏa mãn nhu cầu tiếp thụ
thông tin của con người trong một thời gian hạn chế.
2Về việc dùng chứ tắt trong báo chí
A Đối vơi báo in
Khác với những cộng đồng ngôn ngữ khác, người Việt có thói quen nói tắt hơn
là viết và đọc chữ tắt. Do đó, chữ tắt không phổ biến và quen thuộc với số đông
công chúng và có lúc trở thành rào cản đối với việc tiếp nhận thông tin. Một
người Việt có thể thấy chứu ĐHNN là quen thuộc nhưng không biết nó là Đại
học Nông nghiệp hay Đại học Ngoại ngữ. Nhà báo khi dùng chữ tắt nên lưu ý
những vấn đề sau:
(1) Chỉ nên đăng tải những chũ tắt có tần số xuất hiện cao và quen thuộc với số
đông như: UBND, HTX, ĐHSP, Cty, Tp…
(2) Đối với chữ tắt ít quen thuộc hoặc chữ tắt tiếng Anh thì phải in kèm tên đầy
đủ khi nó xuất hiện lần đầu tiên trong bài báo.
(3) Không dùng chữ tắt của riêng cá nhân hay của riêng một tổ chức nào đó.
Không dùng chữu tắt của các văn bản chuyên môn hẹp.


(4) Trong một văn bản báo chí, không dùng chữu tắt quá nhiều, nếu không sẽ
gây rối và loãng thông tin, hình thức văn bản thiếu thẩm mĩ.
(5) Không nên dùng chữu tắt ở tít báo, kể cả tít phụ và sapo, trừ những chữ tắt
quá nổi tiếng và quen thuộc mà nếu viết đầy đủ tít sẽ quá dài.
Có những chữ viết tắt chỉ nên dùng trên báo chí khi chúng đi kèm với tên riêng
như UBND Tp Đà Nẵng, VĐV Ngân Thương…

B Đối với báo phát thanh và truyền hình
Trên lĩnh vực phát thanh và truyền hình, chữ tắt gây khó khăn cho cả phát thanh
viên và người nghe. Nó làm giảm tốc độ đọc, nhịp điệu của phát thanh viên.
Khán giả và thính giả cũng rất khó nhận biết chữ tắt.
Do đó, đối với chữ tắt tiếng Việt, nên đọc dạng đầy đủ của chữ tắt. Đọc là vận
động viên Ngân Thương chứ không đọc là vê đê vê Ngân Thương.
Đối với các dạng chữ tắt bằng tiếng Anh, nên đọc cả dạng đầy đủ và có thể dạng
tắt. Ví dụ như WTO/ Tổ chức thương mại thế giới ( vê kép tê ô hoặt đúp liu bliu
ti âu)
Chữ tắt tiếng Anh có thể đọc theo vần như UNESCO Hoặc đọc theo tên chữ cái
như IMF. Riêng loại chữ tắt tiếng Anh phải đọc theo tên chữ cái hiện nay cách
đọc chưa thống nhất, có đài đọc theo tiếng Anh IMF( ai em ép), có đài đọc theo
tiếng Việt (IMF: I em ép). Cũng cần nhận ra một thực trạng là đọc theo tên chữ
cái tiếng Anh thì nhiều người Việt sẽ không nhận biết được. Nên sớm có một
quy định chung để có cách đọc thống nhất ở các đài địa phương và trung ương.
Người viết báo phát thanh và truyền hình chỉ viết những chữ tắt, tên tắt quen
thuộc và nổi tiếng trong văn bản nếu biên tập viên và phát thanh viên chấp nhận
được, tức là không gấy hiểu lầm, không cảm thấy khó khăn khi trình bày nó.
Câu 8: Một số đơn vị trong văn bản báo chí
1. Câu
Câu là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diễn đạt
một ý tương đối trọn vẹn, dùng để thực hiện một mục đích nói năng nào đó.


Trong văn phong báo chí, người ta sử dụng câu tới mức tối đa những câu văn
ngắn gọn, sắc bén.
Nên đặt phần chính yếu của thông tin lên đầu mỗi đoạn.
Ví dụ:
2. Tít
• Khái niệm:

Tít (Tiêu đề, nhan đề, đầu đề…) là tên gọi của bào báo.
Bốn loại tít trong báo chí là:
• Khái niệm:
Tít (Tiêu đề, nhan đề, đầu đề…) là tên gọi của bào báo.
Bốn loại tít trong báo chí là:
Tít phụ trên
Là tít phụ đứng
trên tít chính

Tít chính
Là tên chính thức
của một bài báo,
thường được in to
hơn ba loại tít còn
lại

Tít phụ dưới
Là tít phụ đứng
dưới tít chính. Các
tít phụ hỗ trợ tít
chính để làm rõ
thông tin, đưa ra
những thông tin để
bổ sung hoặc tằng
thêm sức hấp dẫn

Tít xen
Là đề mục của
từng đoạn trong
từng bài báo đánh

giá rọng tâm thông
tin hay chủ đề của
từng đoạn, làm cho
hình thức của bài
viết dài được thông
thoáng, gây hứng
thú, sự tập trung
của độc giả vào
những yếu tố hấp
dẫn nhất, ý nghĩa
nhất.

• Vai trò của tít
Tít có hai chức năng chính là cung cấp thông điệp và thu hút sự chú ý. Tít là bộ
mặt bài báo, gây hứng thú cho người đọc.


Một tít báo hay sẽ níu giữ độc giả lười nhất. sự độc đáo và hấp dẫn của tít báo
được thực hiện bằng hai cách: bằng ngôn từ và các hình thức phi văn tự (cách
trình bày: màu sắc, cỡ chữ, kiểu chữ…)
Việc đặt tít phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Tôn chỉ, nhiệm vụ, mục đích của tờ báo
+ Chủ đề, nội dung của bài báo
+ Hình thức, thể loại của bài báo
+ Phong cách, bút pháp, sở trường ngôn ngữ của tác giả
+ trình bày báo
• Tính chất của tít
- Tít phải có tính trung thực, chính xác: Phản ánh trung thực nội dung bài báo,
phù hợp với sắc thái thông tin, phug hợp với ảnh, hoặc đồ họa đi kèm
- Tít phải có tính hấp dẫn: Tít phải thu hút độc giả, làm họ muốn đọc bài viết

nên ngôn ngữ phải sắc sảo, hấp dẫn, hình thức đẹp, bắt mắt, dễ đọc.
- Tít phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu: Tránh các từ trừu tượng, từ viết tắt, từ
chuyên môn, từ gây hiểu lầm.
• Các cách đặt tít;
Một số cách vận dụng phương tiện ngôn ngữ để đặt tít trong báo Việt (Có 8
cách nha mấy chế)
- Dùng con số thay chữ để nhấn mạnh
- Dùng dấu chấm lửng ở giữa tiêu đề
- Dùng câu hỏi
- Sử dụng và cải biên các đơn vị có sắn trong văn học, nghệ thuật.
- Dùng các khuôn mẫu tít có sẵn
- Dùng các cấu trúc mới, bất thường


- Dùng biện pháp tu từ
- Dùng các từ ngữ mới lạ, bí ẩn
3. Sapo
• Khái niệm: Sapo là một phần của bài báo, được dịch ra tiếng Việt bằng
những từ khác nhau: sa pô, đề dẫn, dẫn nhập, dẫn tít, lời dẫn, phần mở
• Là phần mở đầu của bài, tin viết theo cấu trúc hình tháp ngược. Nội dung
của dẫn nhập thường chưa hình thức thông tin quan trọng nhất, trả lời cho các
câu hỏi: Ai, cái gì, khi nào, ở đâu, vì sao, như thế nào.
• Tính chất của sa pô:
- Xác nhận chủ đề của bài báo và chỉ ra góc độ mà bạn lựa chọn, xử lí.
- Chứng minh tính thời sự cua bài báo
- Tóm tắt thông tin, bằng cách đưa ra thông tin chủ yếu
- Thông báo bố cục
- Xác định hoàn cảnh của sự kiện, đặc biệt với thể loại phỏng vấn, điều tra dài
kì, bài viết về một sự việc thời sự đã qua.
- Làm cho đọc giả muốn đọc

- chỉ rõ nguồn tin
• Phân loại sa pô:
Dựa vào chức năng có, có hai cách phân loại:
- Sa pô có tính thông tin: trả lời một cách đầy đủ nhất ở mức có thể được cho
6 câu hỏi 5W và 1H ( Who, when, where, what, why, how). Đây là loại sapo
phổ biến nhất, có tính giản dị, trung lập, nghiêm túc.
- Sa pô có tính khơi gợi: Đưa ra ý tưởng chung cho bài báo, góc độ và giọng
điệu của bài báo.
4. Phần Box và window


• Box: Là tư liệu quan trọng của bài báo. Được bố trí ở cuối hoặc bên cạnh,
đôi khi xen giữa bài báo. Box thường được đóng khung, có lót sọc, đôi khi sử
dụng khổ chữ lớn hơn, kiểu chữ khác, màu chữ có thể khác.
• Window: Là một câu hay một đoạn đã có trong bài báo nhưng cần nhấn
mạnh lên để lặp lại, có thể là một câu hay một đoạn ngắn chưa có trong bài
nhưng liên quan đến nội dung của bài viết mà tác giả muốn nhấn mạnh.
Window luôn nằm chen giữa vào bài báo, k nằm theo khuôn khổ bài viết
như box. Thường dung khổ chữ lớn hơn, kiểu chữ khác, màu chữ có thể khác.
Câu 9:
Cấu trúc hình tháp ngược.
Cấu trúc hình tháp ngược là hình thức sắp xếp các thông tin quan trọng lên
trước, thường là lên phần đầu tiên của văn bản như dẫn nhập, mở đầu. Những
đoạn văn còn lại được sắp xếp theo trình tự giảm dần về mức độ quan trọng của
thông tin.
Cấu trúc này đòi hỏi nhà báo phải xếp hạng tầm quan trọng của thông tin.
Cấu trúc hình tháp ngược giúp tiết kiệm thời gian cho người đọc và không gian
cho người biên tập. Nó giúp người đọc nắm bắt ngay từ đầu phần quan trọng
nhất của câu chuyện, chủ đề của bài viết, điểm mấu chốt trong bài điều tra…
Nó giúp biên tập viên mau lẹ rút ngắn tin bài: các đoạn càng về cuối càng ít

quan trọng nên có thể lược bỏ. Do đó, bài báo viết theo dạng này thường chỉ có
phần mở đầu và phần thân bài, phần kết có thể bị lược bỏ.
Nhưng cũng chính vì cấu trúc này tung ra trước tiên các thông tin quan trọng
nhất nên không khuyến khích được người ta đọc trọn bài báo. Người đọc không
còn tâm trạng hồi hộp đón đợi.
Cấu trúc theo trình tự thời gian.
- Cấu trúc theo trình tự thời gian đơn thuần: trình bày những sự kiện tiếp nối
theo thời gian.
Cấu trúc này hầu như không bao giờ được dung trong nghề báo, lí do là độc giả
phải đọc đến kết thúc mới hiểu bài báo định nói gì.


Ngày nay, người ta bắt gặp cấu trúc này trong các box, trình bày ngắn gọn
những diễn tiến các sự kiện trong một thời gian dài. Các box loại này đưa ra
thông tin phụ, rất có ích cho người đọc vì giúp họ hiểu được diễn tiến của sự
kiện, từ đó thích thú với các phân tích thông tin chính.
Nhược điểm của cấu trúc này là có khi nó chống lại luật xa gần và người viết
không thể sắp xếp, tổ chức theo thứ bậc của thông tin.
- Cấu trúc theo thời gian đảo ngược: người ta đi từ sự kiện (miêu tả sự việc,
hoàn cảnh) để đi tới quá khứ (phân tích lí do), lại ngược về hiện tại (miêu tả
những hậu quả) và kết luận những vấn đề viễn cảnh tương lai.
Cấu trúc phân tích
Cấu trúc phân tích cổ điển nhất: sự kiện, những nguyên nhân và hậu quả của nó.

Cấu trúc trọng tâm
Cấu trúc trọng tâm dựa vào nguyên lí: chú trọng vào cái bộ phận để nói cả tổng
thể. “mười triệu cái chết chỉ là con số thống kê, một cái chết mới là thảm kịch”
Các bài báo có cấu trúc trọng tâm thường dùng câu chuyện về một cá nhân cụ
thể để trình bày những đề tài trừu tượng, khô khan như chăm sóc sức khỏe,
thâm hụt ngân sách, quấy rối tình dục,…

Cấu trúc trọng tâm được sử dụng phổ biến trong báo chí. Nhà báo viết về vụ
máy bay rơi bằng cách tập trung vào một vài nạn nhân, viết về đường sá tồi tệ
từ góc nhìn của một tài xế, viết về sâu bệnh làm hại cây cối bằng cách tập trung
vào nhà nào bị mất nhiều cây nhất…
Cấu trúc này gây cảm hứng cho người đọc ngay cả những đề tài khô khan nhất;
là phương pháp hữu hiệu để giảm thiểu sự nặng nề của ngôn ngữ hành chính, số
liệu, biến các vấn đề to tát thành đơn giản, dễ hiểu.
Ngày nay, cấu trúc trọng tâm còn được dùng phổ biến trong điện ảnh, quảng
cáo.
Câu 10: Các tiêu chí chọn lọc tin tức cho phát thanh, truyền hình.


1. Tính cấp thời
Nếu như tính thời sự là đặc trưng của báo chí thì trong phát thanh, truyền hình,
đặc trưng này được đẩy lên một bậc, trở thành tính cấp thời. Phát thanh, truyền
hình coi tính tức thời là quan trọng nhất. Tin tức của phát thanh truyền hình
luôn nóng hổi. Chương trình thường lệ của phát thanh truyền hình có thể bị ngắt
giữa chừng để đưa tin về một sự kiện quan trọng vừa xảy ra. Ở Việt Nam, tin về
bão lụt thường được đưa kiểu như vậy. Hàng ngày, tin về kinh tế, chủ trương
của chính phủ, tin thế giới, thể thao… đều hiện diện trên phát thanh, truyền hình
nhanh hơn báo in.
Với các phóng sự, phim tài liệu,… phát thanh, truyền hình cũng thổi vào đó hơi
nóng của sự cấp bách, cảm giác mạnh của thời hiện tại và xoáy vào cái đang
diễn ra.
Khác với báo in, tin phát thang truyền hình được “đem in” (phát lại) nhiều lần
trong ngày. Nếu sự kiện có sự tiếp diễn, tin tức cũng phải phản ánh tức thời.
2. Tính thông tin
Do thời gian phát song bị hạn chế, tin phát thanh, truyền hình nhấn mạnh cái gì
và ở đâu hơn là tại sao và thế nào. Các biên tập viên chỉ chú trọng vào thông tin
hơn là giải thích. Phần lớn các câu chuyện được kể trong vòng 20 giây đến 30

giây và hiếm có tin nào kéo dài hơn 2 phút. Mỗi phút của tin đọc to chỉ khoảng
15 dòng (150 chữ). Trừ thời gian quảng cáo, bản tin nửa giờ chỉ còn khoảng 20
phút, tương đương với nửa trang báo khổ lớn. Do đó, phóng viên phát thanh
truyền hình không có điều kiện để cung cấp cho công chúng tường tận mọi điều
về câu chuyện và khan thính giả sau khi nghe tin sẽ tìm đến báo in để tìm hiểu
thêm chi tiết.
3. Tác động nghe nhìn
Phát thanh, truyền hình có sự lôi cuốn của âm thanh, sự hấp dẫn của hình ảnh.
Một vụ hỏa hoạn có thể chỉ nằm ở 1 cột trong báo in nhưng lại chiếm vị trí quan
trọng trong bản tin truyền hình vì có hình ảnh và âm thanh sống động.
4. Con người


Phát thanh, truyền hình thường cố gắng truyền đạt tin tức thông qua con người.
Phóng viên phát thanh truyền hình thường tìm kiếm con người hay gia đình tiêu
biểu, người nào đó chịu tác động bởi câu chuyện hay là nhân vật chính của câu
chuyện. Thay cho việc sử dụng các thuật ngữ trừu tượng không có âm thanh và
hình ảnh, các nhà báo truyền hình làm cho câu chuyện trờ nên gần gũi với mọi
người.
Câu 11. Bản chất của ngôn ngữ phát thanh truyền hình
1. Đặc tính của ngôn ngữ phát thanh, truyền hình.
a. Tính âm học
Đặc tính này được hiểu là dùng âm thanh truyền trên song làm phương tiện
chính và khai thác những từ giàu âm hưởng làm phương tiện tác động. Khái
niệm âm thanh bao gồm ba nội dung: lời nói, tiếng động và âm nhạc. Lời nói tự
nhiên là phương tiện hoàn hảo nhất, tin cậy nhất và cũng đặc biệt người, đặc
biệt xã hội trong giao tiếp và thông tin. Âm nhạc là kí hiệu âm thanh thứ hai
trong truyền qua sóng. Tiếng động là kí hiệu thứ ba dùng trong phát thanh
truyền hình
Ngôn ngữ trong phát thanh truyền hình là ngôn ngữ nói. Khán thính giả tiếp

nhận được ngôn ngữ phát thanh ngay trong thời điểm phát sóng.
b. Tính giao tiếp đơn dạng
Giao tiếp ở đây được hiểu là sự giao tiếp giữa phát thanh viên với người nghe.
Ngôn ngữ phát thanh là ngôn ngữ của một người nói với triệu người. Công
chúng không thể phản hồi lại ngay như trong hội thoại hằng ngày. Có thể coi
đây là ngôn ngữ độc thoại đặc biệt. Tuy vậy, nó hướng đến từng thính giả cụ
thể. Người viết văn bản phát thanh truyền hình phải biết tìm kiếm lựa chọn
phương tiện từ ngữ sao cho thỏa mãn được sự tiếp nhận cảu hàng triệu công
chúng.
c. Tính khoảng cách
Phát thanh viên và công chúng có khoảng cách là vì không trực tiếp nhìn thấy
mặt nhau. Những yếu tố trong giao tiếp như nét mặt, ánh mắt, cửu chỉ,… trong


phát thanh bị triệt tiêu. Công chúng của phát thanh truyền hình có những đặc
thù nhất định:
- Công chúng có quyền lựa chọn. Họ có quyền mở máy, tắt máy tùy sở thích.
- Công chúng có thể hiểu được những gì dễ nghe và có sự đơn giản hóa.
- Người nói trên sóng phát thanh truyền hình phải có tốc độ đọc phù hợp để
cuốn hút khán thính giả.
- Công chúng có cảm giác thông qua nghe mà thấy được (trong phát thanh),
có thể nghe và thấy cùng lúc (trong truyền hình)
- Trí nhớ của khán thính giả có thể lưu lại nhiều truyền hình, vì thế cần rút
ngắn những gì có thể rút được.
d. Tính phổ cập.
Ngôn ngữ phát thanh truyền hình là ngôn ngữ dùng cho đám đông. Đám đông
ấy bao gồm nhiều thành phần cư dân khác nhau về lứa tuổi, trình độ học vấn,
trình độ văn hóa, thẩm mĩ… Mặc khác, khán thính giả chỉ nghe được thông tin
trên sóng phát thanh truyền hình một lần thoảng qua, không lưu lại và khó có
thể lưu lại đầy đủ thông tin vừa nghe thấy. Ngược lại, đối với báo in, người ta

có thể đọc lại ngay lập tức những bài báo nếu chưa rõ, đồng thời lưu giữ những
bài báo để tra cứu khi cần thiết.
2. Chuẩn mực của ngôn ngữ phát thanh truyền hình
Chuẩn mực của ngôn ngữ phát thanh truyền hình một mặt phải đảm bảo tính
chuẩn mực của ngôn ngữ nói chung, mặt khác phải thỏa mãn những đặc trưng
của loại hình báo này.
Ngôn ngữ phát thanh là ngôn ngữ nói. Nhưng nó không hoàn toàn phù hợp với
chuẩn mực của ngôn ngữ hội thoại. Điểm khác biệt lớn nhất với ngôn ngữ hội
thoại là ngôn ngữ phát thanh truyền hình được viết ra để nói. Lời phát thanh
viên nói ra đã được người khác viết ra trước.Phát thanh viên Là cầu nối giữa
phóng viên với công chúng.
Như vậy, ngôn ngữ phát thanh là ngôn ngữ phức tạp vì kết hợp cả chuẩn của
ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.


Ngôn ngữ phát thanh truyền hình đến với khán giả còn bị lệ thuộc vào nhiều
nhân tố khác như mục đích đối tượng của chương trình, cách dàn dựng chương
trình, giờ phát sóng, tâm lí và tình cảm của phát thanh viên…
Ngôn ngữ phát thanh truyền hình đến với công chúng không chỉ là lời nói mà
còn được sự phụ trợ của tiếng động, âm nhạc và cả diễn biến của hình ảnh (tức
là truyền hình)
3. Những yếu tố chi phối hiệu quả của ngôn ngữ phát thanh truyền hình
- Nghệ thuật đọc hoặc nói
- Xác định mục đích và đối tượng phát thanh
- Cách sắp xếp, dàn dựng chương trình
- Sự điều chỉnh cao độ cường độ, tốc độ đọc phù hợp với giờ giấc làm việc,
sinh hoạt.
Câu 12. Một số vấn đề ngôn ngữ phát thanh
• Các loại văn bản phát thanh
Văn bản do phóng viên cung cấp hoặc lấy từ các hang thông tấn trên thế giới,

lấy từ báo in, văn kiện….


Độ dài của câu trong văn bản phát thanh

Độ dài của câu là vấn đề hàng đầu của văn bản phát thanh vì nó có vai trò quyết
định đến nghệ thuật đọc của phát thanh viên và đến việc tiếp nhận của thính giả.
Trong văn bản phát thanh tiếng Việt, loại câu được sủ dụng nhiều nhất có độ
dài từ 21 đến 40 âm tiết.


Cấu trúc câu trong văn bản phát thanh

Cấu trúc câu trong văn bản phát thanh phải đơn giản nhất, dễ tiếp nhận đối với
số đông thính giả.
Không nên dung cấu trúc câu đảo ngược trong văn bản phát thanh.


Âm hưởng trong văn bản phát thanh


- Tạo âm hưởng nhịp nhàng cân đối trong văn bản phát thanh
+ Biện pháp hòa phối thanh điệu
+ Biện pháp lặp số lượng âm tiết
+ Biện pháp lặp vần
+ Biện pháp tạo nhịp điệu
• Những nhân tố bất ổn có khả năng phá vỡ trong âm hưởng chung của văn
bản phát thanh
- Câu kết thúc bằng những từ song tiết đứng trước một từ đơn tiết. Câu có độ
dài quá lớn hoặc dấu câu bị dung tùy tiện

- Thuật ngữ, chữ tắt xuất hiện với tần số quá cao
- Số liệu xuất hiện nhiều
- Tên riêng tiếng nước ngoài khôn g phiên âm khiến phát thanh viên khó đọc
trôi chảy
- Ít khai thác lợi thế của thành ngữ dân gian vốn giàu chất nhạc như thành
ngữ, ca dao, tục ngữ.

Tài liệu đc biên soạn bởi: Thó xinh+ Trân heo+Thôi Kim+Vy nhỏ+Hoài Yên



×