Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bai 1 TIET 1 NHẬT BẢN Lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.7 KB, 6 trang )

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11

Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Tiếp theo)
Chương I
CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA –TINH
(TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX)
Bài 1- Tiết 1

NHẬT BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868.
- Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như
các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX.
2. Kỹ năng.
- Giúp HS nắm vững khái niệm “ Cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày
các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tư liệu rút
ra nhận xét đánh giá.
3. Thái độ
- Giúp HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến
bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh
thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1 Giáo viên
- Tranh ảnh về Thiên hoàng Mitshuhico và cuộc Duy tân ở NB, bản đồ đế
quốc Nhật đầu TK XX.
- SGKLS11, SGV, Giaos trình LSTG….


2. Học sinh
Đọc trước nội dung của bài
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phân tích, so sánh, giải thích
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Tổ chức các hoạt động dạy – học :


Hoạt động 1 : cả lớp
- Mục tiêu : tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh đưa đến cuộc Duy Tân
Minh Trị do Thiên Hoàng Mitshuhico tiến hành
- Phương pháp : Phát vấn, liên hệ so sánh….
Hoạt động của GV

Hoạt động
của HS

- GV: Sử dụng bản đồ thế
giới, giới thiệu về vị trí Nhật
Bản: một quần đảo ở Đông
Bắc Á, trải dài theo hình cánh
cung bao gồm các đảo lớn
nhỏ trong đó có 4 đảo lớn.
Honsu, Hokaiđo, Kyusu và
Sikôku. Nhật Bản nằm giữa
vùng biển Nhật Bản và Nam
Thái Bình Dương, phía đông
giáp Bắc Á và Nam Triều
Tiên diện tích khoảng

374.000 km2. Vào nữa dầu thế
kỷ XIX, chế độ phong kiến
Nhật Bản khủng hoảng suy
yếu.
- GV giải thích chế độ Mạc
phủ: Ở Nhật Bản nhà vua
được tôn là Thiên hoàng, có
vị trí tối cao song quyền hành
thực tế nằm trong tay Tướng
quân (Sô –gun) đóng ở Phủ HS: trả lời
Chúa - Mạc phủ. Năm 1603
dòng họ Tô - kư - ga - oa nắm
chức vụ tướng quân vì thế
thời kỳ này ở Nhật Bản gọi là
chế độ Mạc phủ Tô - kư - ga
– oa lâm vào tình trạng khủng
hoảng suy yếu.
- GV tiếp tục yêu cầu HS theo
dõi SGK, tìm những biểu hiện
suy yếu về kinh tế, chính trị,
xã hội, của Nhật Bản từ đầu
thế kỉ XIX đến trước 1868.

Thời
gian

Nội dung kiến thức cần đạt

1. Nhật Bản từ đầu thế
kỉ XIX đến trước năm 1868

Đầu thế kỷ XIX , chế độ
phong kiến Nhật Bản lâm vào
khủng hoảng, suy yếu.

. Kinh tế: Nông nghiệp
lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất
mùa đói kém thường xuyên
xảy ra. Công thương nghiệp
phát triển nhanh chóng
tuy nhiên những mầm
mống kinh tế tư bản chủ nghĩa
đã hình thành và phát triển
nhanh chóng.
. Xã hội: Giai cấp tư sản
ngày càng trưởng thành và có
thế lực về kinh tế, song không
có quyền lực về chính trị.
Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
. Chính trị: Đến giữa thế
kỷ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc
gia phong kiến. Thiên hoàng
có vị trí tối cao nhưng quyền
hành thực tế thuộc về Tướng
quân (Sô-gun).
- Giữa lúc khủng hoảng
suy yếu, các nước đế
quốc,trước tiên là Mĩ đe dọa
xâm lược Nhật Bản. Nhật
đứng trước sự lựa chọn hoặc
tiếp tục duy trì chế độ phong

kiến hoặc tiến hành cải cách,
duy tân đưa đất nước theo con


- GV:Sự suy yếu của Nhật
Bản nữa đầu thế kỉ XIX
trong bối cảnh thế giới lúc
đó dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng gì?
- GV yêu cầu HS theo dõi
SGK quá trình các nước tư
bản xâm nhập vào Nhật Bản
và hậu quả của nó.
- GV: Việc Mạc phủ ký với
nước ngoài các Hiệp ướt bất
bình đẳng càng làm cho các
tầng lớp xã hội phản ứng
mạnh mẽ, phong trào đấu
tranh chống Sô-gun nổ ra sôi
nổi vào những năm 60 của thế
kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ
Mạc phủ. Tháng 1/1868 chế
độ Mạc Phủ sụp đổ. Thiên
hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại
nằm quyền và thực hiện cải
cách trên nhiều lĩnh vực của
xã hội nhằm đưa đất nước
thoát khỏi tình trạng một đất
nước phong kiến lạc hậu.


đường TBCN.

Hoạt động 2 : Cả lớp
- Mục tiêu : Tìm hiểu nội dung cuộc cải cách Minh Trị
- Phương pháp : phân tích, so sánh, đánh giá, phát vấn
Hoạt động của GV

Hoạt động
của HS

- GV : Thiên hoàng Minh Trị
và hướng dẫn HS quan sát
bức ảnh trong SGK. Tháng
12/1866 Thiên hoàng Kô-mây
qua đời. Mút-xu-hi-tô (15
tuổi) lên làm vua hiệu là
Minh Trị, là một ông vua duy
tân, ông chủ trương nắm lại
quyền lực và tiến hành cải
cách. Ngày 3/1/1868 Thiên - HS: trả lời
hoàng Minh Trị thành lập

Thời
gian

Nội dung kiến thức cần đạt

2. Cuộc Duy tân Minh Trị
Năm 1868, Thiên hoàng
Minh Trị tiến hành một loạt

cải cách nhằm đưa Nhật thoát
khỏi tình trạng một nước
phong kiến lạc hậu.
+ Về chính trị: Xác lập
quyền thống trị của quý tộc,
tư sản; ban hành Hiếp pháp
năm 1989, thiết lập chế độ
quân chủ lập hiến.


chính phủ mới, chấm dứt thời - HS: trả lời
kỳ thống trị của dòng họ Tôkư-ga-oa và thực hiện một
cuộc cải cách.
- GV: Cuộc cải cách của
Minh Trị tập trung vào những
lĩnh vực gì? Nội dung cụ thể
của từng lĩnh vực?
- Cuối 1867 – đầu 1868,
chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ.
Thiên hoàng Minh Trị sau khi
lên ngôi đã tiến hành một loạt
cải cách nhằm đưa Nhật thoát
khỏi tình trạng một nước
phong kiến lạc hậu:

+ Về kinh tế: thống nhất
thị trường, tiền tệ, phát triển
kinh tế tư bản chủ nghĩa ở
nông thôn, xây dựng cơ sở hạ
tầng, đường sá, cầu cống.

+ Về quân sự: tổ chức và
huấn luyện theo kiểu phương
Tây, thực hiện chế độ nghĩa
vụ quân sự, phát triển công
nghiệp quốc phòng.
+ Giáo dục: thi hành
chính sách giáo dục bắt buộc,
chú trọng nội dung khoa họckỹ thuật, cử HS giỏi đi du học
phương Tây.

- GV đặt câu hỏi: Căn cứ
vào nội dung cải cách em
hãy rút ra tính chất, ý nghĩa
của cuộc Duy tân Minh Trị?
- GV hướng dẫn HS so sánh
cải cách Minh Trị với các
cuộc cách mạng tư sản đã
học. cuộc cải cách Minh Trị
đã phát huy có tác dụng mạnh
mẽ ở cuối thế kỉ XIX và đưa
nước Nhật chuyển sang giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Ý nghĩa – vai trò của cải
cách:
+ Tạo nên những biến đổi
xã hội sâu rộng trên tất cả các
lĩnh vực, có ý nghĩa như một
cuộc CMTS.
+ Tạo điều kiện cho sự

phát triển chủ nghĩa tư bản,
đưa Nhật trở thành nước tư
bản hùng mạnh ở Châu Á.

Hoạt động 3 : cả lớp, cá nhân
- Mục tiêu : tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của Nhật khi chuyển sang
gd ĐQCN
- Phương pháp : nhận xét, phát vấn đàm thoại…
Hoạt động của GV

Hoạt động
của HS

- GV hỏi: Em hãy nhắc lại - HS nhớ
những đặc điểm chung của lại
kiến
chủ nghĩa đế quốc?
thức
đã
học từ lớp
- GV: Các công ty độc quyền 10 để trả
ở Nhật xuất hiện như thế lời.

Thời
gian

Nội dung kiến thức cần đạt

3. Nhật bản chuyển sang
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

- Sự phát triển nhanh
chóng của nền kinh tế Nhật
dẫn đến sự ra đời các công ty


nào? Có vai trò gì?

+ Nhật Bản có thực hiện HS: trả lời
chính sách bành trướng tranh
giành thuộc địa không?

- HS theo
+ Mâu thuẫn xã hội ở Nhật
dõi SGK
biểu hiện như thế nào?
theo gợi ý
của GV.

- GV kết luận: Nhật Bản đã
trở thành nước đế quốc

độc quyền: Mít-xưi, Mit-subi-si, … lũng đoạn đời sống
kinh tế, chính trị Nhật Bản.
- Sự phát triển kinh tế đã
tạo sức mạnh về quân sự,
chính trị Nhật Bản. Giới cầm
quyền đã thi hành chính sách
xâm lược hiếu chiến: Chiến
tranh Đài Loan, chiến tranh
Trung – Nhật, chiến tranh Nga

– Nhật; thông qua đó, Nhật
chiếm Liêu Đông, Lữ Thuận,
Sơn Đông, bán đảo Triều
Tiên, …
- Nhật tiến lên CNTB
song quyền sở hữu ruộng đất
phong kiến vẫn được duy trì.
Tầng lớp quý tộc vẫn có ưu
thế chính trị lớn và chủ trương
xây dựng đất nước bằng sức
mạnh quân sự  đế quốc
phong kiến quân phiệt.
- Quần chúng nhân dân, tiêu
biểu là công nhân bị bần cùng
hóa. Phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân lên cao 
1901, Đảng Xã hội dân chủ
Nhật Bản ra đời

4. Củng cố:
GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS thông qua câu hỏi sau:
Nhật Bản là một nước phong kiến lạc hậu ở châu Á, song do thực hiện cải cách nên
không chỉ thoát khỏi thân phận thuộc địa, mà còn trở thành một nước tư bản phát
triển. điều đó chứng tỏ cải cách Minh Trị là sáng suốt và phù hợp, chính sự tiến bộ
sáng suốt của một ông vua anh minh đã làm thay đổi vận mệnh của dân tộc, đưa Nhật
Bản sánh ngang với các nước phương Tây trở thành đất nước có ảnh hưởng lớn đến
Châu Á.


5. Dặn dò:

– Học bài cũ
– Đọc trước bài 2
V. RÚT KINH NGHIỆM



×