Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Bài giảng vương quốc cổ champa, phù nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRẦN THỊ THU HÀ

BÀI GIẢNG

VƯƠNG QUỐC CỔ CHAMPA,
PHÙ NAM

Hà Nội – 2017


LỜI MỞ ĐẦU
Champa, Phù Nam là hai vương quốc cổ hùng mạnh trong quá khứ với một nền
văn hóa rực rỡ nhưng đã dần tàn lụi theo thời gian cùng với những công trình đền tháp
kỳ bí. Tài liệu khoa học nghiên cứu về vương quốc cổ Champa, Phù Nam và nền văn
hóa của hai quốc gia này tuy có thể xem là một kho tàng đồ sộ nếu tính về số lượng,
nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ và đã nảy sinh những bất đồng của các
nhà nghiên cứu trong cùng ngành lẫn khác ngành; do quan điểm chính trị, xã hội khác
nhau mà có lúc dẫn đến đối đầu gay gắt. Một trong những nguyên nhân chính là do
hiện nay chưa tìm thấy nguồn sử liệu chính thống của vương quốc Champa, Phù Nam.
Các nhà nghiên cứu phải dựa trên ba nguồn tư liệu chính là bi ký, các ghi chép đến từ
bên ngoài (châu Âu, Ấn Độ, Ả Rập và nhất là của Đại Việt và Trung Hoa – nhưng
chúng rất rời rạc và mơ hồ) và các nghiên cứu khảo cổ học.
Là tập bài giảng dành cho sinh viên chuyên ngành nên cách viết trong tập bài
giảng này dành cho sinh viên đã có ít nhiều hiểu biết cơ sở về lịch sử Champa, Phù
Nam; qua đó sẽ được tiếp cận với những quan điểm đánh giá khác nhau về lịch sử, văn
hóa Champa, Phù Nam của nhiều học giả nghiên cứu trong và ngoài nước.
Tập bài giảng Vương quốc cổ Champa, Phù Nam gồm 03 chương:
Chương 1: Khái quát về lịch sử vương quốc Champa
Chương 2: Văn hóa Champa


Chương 3: Vương quốc Phù Nam – lịch sử và văn hóa.
Kết cấu trong mỗi chương được trình bày theo một trình tự thống nhất. Đó là
những kiến thức cơ bản, toàn diện, về lịch sử, văn hóa của Champa, Phù Nam. Bao
trùm toàn bộ là các nội dung lớn như: tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở
mỗi giai đoạn.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện tập bài giảng Vương quốc
cổ Champa, Phù Nam.
TÁC GIẢ


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC CHAMPA ............ 5
1.1.Văn hóa Sa Huỳnh và các vấn đề lịch sử ................................................... 5
1.1.1. Quá trình phát hiện và nghiên cứu ..................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm, niên đại của văn hóa Sa Huỳnh ......................................... 6
1.1.3. Những mối quan hệ văn hóa............................................................... 8
1.1.4. Con người và cuộc sống ..................................................................... 9
1.2.Sự hình thành vương quốc Champa ......................................................... 12
1.2.1. Các nguồn sử liệu ............................................................................. 12
1.2.2. Sự hình thành vương quốc cổ Champa ............................................ 18
1.3. Sự phát triển và suy vong của vương quốc Champa thống nhất ............. 24
1.3.1. Những vương triều tiêu biểu (Gangaragia, Panđuranga, Inđrapura,
Vijaya) ................................................................................................................... 24
1.3.2. Thời kỳ khủng hoảng và suy vong (thế kỷ XIV – thế kỷ XIX) ....... 54
1.3.3. Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ............................................... 63
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................ 79
CHƯƠNG 2: VĂN HÓA CHAMPA ................................................................. 80
2.1. Kế thừa và phát huy văn hóa Sa Huỳnh .................................................. 80
2.2. Sự tiếp xúc, tiếp biến, quan hệ với văn hóa Ấn Độ, văn hóa Trung Hoa

và khu vực Đông Nam Á ........................................................................................... 80
2.3. Những thành tố cơ bản của văn hóa Champa .......................................... 84
2.3.1. Ngôn ngữ, chữ viết ........................................................................... 84
2.3.2. Tín ngưỡng, tôn giáo ........................................................................ 85
2.3.3. Kiến trúc, điêu khắc.......................................................................... 98
CÂU HỎI ÔN TẬP ..........................................................................................103
CHƯƠNG 3: VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM - LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA ........104
3.1. Nam Bộ thời tiền sử và sơ sử ................................................................104
3.1.1. Văn hóa sông Đồng Nai thời tiền sử và sơ sử ................................104
3.1.2. Nam Bộ thời tiền sơ sử ...................................................................105
3.2. Vương quốc Phù Nam ...........................................................................108
3.2.1.Đất nước và con người qua sử sách cổ ............................................108
3.2.2.Sự thành lập vương quốc Phù Nam .................................................111
3.2.3.Vương quốc Phù Nam từ thế kỷ I – thế kỷ IV. ...............................114
3.3. Sự khủng hoảng và suy vong của Phù Nam ..........................................126
3.3.1. Phù Nam suy vong và sự hình thành Chân Lạp .............................126


3.3.2. Thủy Chân Lạp và “tiền Ăngco” ....................................................129
3.4. Khái quát về kinh tế, xã hội Phù Nam ...................................................132
3.4.1. Kinh tế Phù Nam ............................................................................132
3.4.2. Tình hình chính trị - xã hội Phù Nam.............................................146
3.5. Văn hóa Phù Nam..................................................................................149
3.5.1 Đời sống vật chất .............................................................................149
3.5.2.Đời sống tinh thần ...........................................................................151
3.5.3. Văn bia Phù Nam ...........................................................................152
3.5.4. Tín ngưỡng, tôn giáo ......................................................................153
3.5.5. Nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc Phù Nam .....................................155
CÂU HỎI ÔN TẬP ..........................................................................................157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................158



CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC CHAMPA
1.1.Văn hóa Sa Huỳnh và các vấn đề lịch sử
1.1.1. Quá trình phát hiện và nghiên cứu
Sa Huỳnh được nhà khảo cổ người Pháp M. Vinet phát hiện lần đầu tiên vào
năm 1909 khi ông tìm thấy bên đầm An Khê, một đầm nước ngọt ở Sa Huỳnh, Đức
Phổ, Quảng Ngãi một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc)1. Người ta
gọi Di tích khảo cổ đó là Kho Chum Sa Huỳnh. Các cuộc khai quật vào nhiều năm
khác nhau tại di tích gò Ma Vương hay còn gọi là Long Thạnh Đức Phổ nơi được xem
là có niên đại sớm nhất của nền văn hóa Sa Hùynh, đã đem lại những đánh giá xác
đáng và quan trọng về nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển văn hóa Sa
Huỳnh. Hàng trăm di chỉ của nền văn hóa này đã được tìm thấy khắp các tỉnh ven biển
miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận và lan cả sang một số địa bàn lân cận. Từ
đó, các cuộc khai quật tiếp theo của các nhà khoa học trong và ngoài nước đem lại
những kết quả khá bất ngờ. Tuy nhiên, phải đến những năm sau 1975 cho đến nay,
những cuộc khai quật của các nhà khảo cổ học Việt Nam mới được tiến hành một cách
toàn diện.
Các cuộc khai quật được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, dọc duyên hải
miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ mà nhiều nhất là địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Theo đó, các lần khai quật lớn ở đây lần lượt là: Năm 1976 khai quật tại Gò Ma
Vương (Phổ Khánh-Đức Phổ); năm 1997 khai quật tại xóm Ốc (Lý Sơn); năm 2000 tại
suối Chình (Lý Sơn); năm 2005 tại Bình Đông (Bình Sơn) và năm 2009 tại xã Đức
Thắng (Mộ Đức). Hiện vật tìm thấy qua những lần khai quật cho phép tái hiện không
gian văn hóa Sa Huỳnh rộng lớn hơn nhiều so với hình dung của các nhà khảo cổ học
Pháp trước đây. Các cuộc khai quật này đã phát hiện sự tồn tại của một giai đoạn văn
hóa sớm, liền trước, tiền thân của Sa Huỳnh cổ điển, mà ngày nay được định danh là
giai đoạn tiền Sa Huỳnh hoặc Sa Huỳnh sớm.
Phát hiện có ý nghĩa khoa học này cho phép khẳng định văn hóa Sa Huỳnh mà
người Pháp tìm thấy và định danh có nguồn gốc bản địa, phát sinh, phát triển ngay trên

dải đất từ Quảng Bình đến Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, một số hải đảo ven bờ biển
miền Trung Việt Nam và có thể rộng hơn, trên nhiều vùng của bán đảo Đông Dương.
Với sự phân bố khá đậm đặc và liên tục những di chỉ, hiện vật của một nền văn hóa có
quan hệ với các nền văn hóa tồn tại đồng đại và không gian giao thoa, tiếp cận mà
không phải du nhập từ nơi khác đến. Những kết quả khai quật, nghiên cứu của các nhà
khảo cổ học Pháp và Việt Nam, đã có thể cho chúng ta hình dung một số nét cơ bản về
đời sống, sinh hoạt, tín ngưỡng của cư dân Sa Huỳnh. Đó là những nhóm người đã biết
sử dụng các công cụ, đồ trang sức, vũ khí bằng đá, xương động vật, thủy tinh, mã não,
gốm…, kể cả các công cụ bằng đồng thau và sắt sớm; biết đánh cá để làm thức ăn, biết
làm đẹp cho mình bằng những vật trang sức phong phú, chú ý tạo dáng cho các vật
dụng, sáng tạo nhiều dạng hoa văn độc đáo, giàu tính thẩm mỹ, đặc biệt là trên đồ
gốm.

Năm 1909, trong niên giám của Viện Viễn Đông Bác Cổ đăng thông tin: Phát hiện một kho chum
khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đất không sâu, trong một cồn cát ven vùng biển Sa Huỳnh
1

5


Trong quá trình nghiên cứu về nền văn hóa Sa Huỳnh, đáng chú ý là vào những
năm 90 của thế kỷ XX, việc phát hiện và khai quật cụm di tích Giồng Cá Vồ - Giồng
Phệt (thuộc huyện Cần Giờ - TPHCM) đã gây “chấn động” giới khảo cổ học và sử
học. Đó là những bãi mộ chum lớn với hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chất
liệu cũng như loại hình. Đồ tuỳ táng gồm có kiếm sắt, dao sắt, khuyên tai, hạt chuỗi
thuỷ tinh, hạt chuỗi vàng, khuyên tai vàng... Và cuối năm 2008 đầu năm 2009 mới
đây, một cuộc khai quật khảo cổ ở di tích Bãi Cọi (xã Xuân Viên, Nghi Xuân, Hà
Tĩnh) đã phát hiện những hiện vật đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh như khuyên tai
hình hai đầu thú, mộ bình, mộ nồi chôn đứng, mộ chum... và rất nhiều hiện vật gốm
như chum, vò, bát bồng, nắp nón cụt, khuyên tai ba mấu bằng thuỷ tinh và đất nung,

đặc biệt là chiếc chum mai táng hình trái đào. Chính những phát hiện này cho thấy, dù
đã tròn một thế kỷ phát hiện và nghiên cứu, nhưng văn hóa Sa Huỳnh vẫn luôn tiềm ẩn
những bất ngờ, không những thú vị mà còn là thách thức với các nhà nghiên cứu, nhà
khoa học trong và ngoài nước.
Bên cạnh những phát hiện mới, những năm gần đây, nhiều cuộc khai quật khảo
cổ học đã được tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa Sa
Huỳnh và văn hóa Champa. Trong nhiều di tích, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những
mảnh gốm vừa mang đặc điểm của gốm Sa Huỳnh và cả đặc điểm gốm Champa. Đây
là nguồn tư liệu quan trọng để chứng minh con đường phát triển từ văn hóa Sa Huỳnh
lên văn hóa Champa. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra từ thư tịch cổ một
số “yếu tố Sa Huỳnh” trong xã hội và văn hóa Champa.
Từ không gian và thời gian, trên cơ sở những tư liệu khảo cổ học, đến nay có
thể cho rằng Nhà nước Champa là sự tiếp nối văn hóa Sa Huỳnh, được hình thành trên
cốt lõi văn hóa Sa Huỳnh dưới ảnh hưởng của những yếu tố văn hóa ngoại sinh Đông
Sơn - Việt cổ, Trung Hoa và Ấn Độ.
1.1.2. Đặc điểm, niên đại của văn hóa Sa Huỳnh
Trung tâm hay đỉnh cao của văn hóa thời đại kim khí Việt Nam ở miền Trung
(từ Đèo Ngang đến Đồng Nai) được gọi theo tên một địa điểm khảo cổ học ven biển
tỉnh Quảng Ngãi. Đó là nền văn hóa Sa Huỳnh. Nền văn hóa này có quan hệ gốc gác
với các nền văn hóa hậu kỳ đá mới, sơ kỳ thời đại đồng thau ven biển như văn hóa Bàu
Tró, Hoa Lộc, Hạ Long, nhất là văn hóa Bàu Tró, có không gian phân bố cận kề với
văn hóa Sa Huỳnh.
Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại từ sơ kỳ thời đại đồng thau (hơn 4000 năm cách ngày
nay) cho tới sơ kỳ thời đại sắt sớm (những thế kỷ VII-VI TCN tới thế kỷ I-II). Dù cho
còn nhiều ý kiến về các giai đoạn sớm, muộn của nền văn hóa này, song hầu như các
nhà nghiên cứu đều thống nhất là giữa các nhóm di tích của cả ba giai đoạn sơ, trung
kỳ (thời đại đồng thau) và hậu kỳ (sơ kỳ thời đại sắt) đều có những đặc trưng chung.
Thời điểm kết thúc của văn hóa Sa Huỳnh, dựa trên những niên đại C14 ở một
số khu mộ và những hiện vật văn hóa Hán có thể chấp nhận niên đại muộn nhất của
các di tích là thế kỷ I, II. Trong quá trình hình thành và phát triển, văn hóa Sa Huỳnh

còn có những quan hệ cội nguồn hay giao lưu với những văn hóa hậu kỳ đá mới - sơ
kỳ đồng thau của miền cao nguyên. Ngoài ra còn có những mối giao lưu rộng rãi với
các cư dân kim khí Ðông Nam Á hải đảo và lục địa.

6


Một đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Sa Huỳnh là hình thức mai táng bằng chum
gốm suốt từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn (ngoại trừ mộ huyệt đất ở Bình Châu Quảng Ngãi). Nguồn gốc của hình thức mai táng này đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu
và đã phát hiện nhiều khu mộ - những bãi mộ chum rộng lớn, nhiều tầng lớp với
những loại hình vò hình cầu, hình trứng, hình trụ có kích thước lớn nắp đậy hình nón
cụt hay lồng bàn, phân bố lẻ tẻ hay thành cụm. Ngoại trừ một vài chum còn vết tích
xương răng trẻ em, hầu như các chum chỉ có đồ tùy táng, cát trắng và ít than tro có thể
do hỏa táng, có thể do hình thức mộ tượng trưng.
Ở những giai đoạn sớm và giữa, đồng thau đã được cư dân Sa Huỳnh sử dụng
để chế tác công cụ và vũ khí. Sang tới giai đoạn cuối, đồ sắt chiếm lĩnh về cả số lượng
và chất lượng. Nét độc đáo của cư dân Sa Huỳnh là kỹ thuật chế tạo đồ sắt (chủ yếu
bằng phương pháp rèn). Nếu thống kê các đồ sắt Sa Huỳnh đã được phát hiện đến nay
thì số lượng lên tới hàng trăm chiếc, chủng loại đa dạng gồm rựa, dao quắm, giáo, mai,
liềm, thuổng, kiếm ngắn, qua v.v. Ðặt trong tương quan với các trung tâm văn hóa
Ðông Sơn ở phía bắc, văn hóa Ðồng Nai ở phía nam, số lượng và sự phổ biến rộng rãi
của đồ sắt của văn hóa Sa Huỳnh nhiều hơn hẳn.
Cùng với việc đạt đến trình độ cao của kỹ thuật chế tạo sắt (cả việc đúc gang),
cư dân văn hóa Sa Huỳnh còn đạt đến bước phát triển cao với các nghề se sợi, dệt vải,
chế tạo gốm, làm đồ trang sức. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh ưa dùng đồ trang sức (vòng,
nhẫn, khuyên tai v.v.) bằng thủy tinh, mã não, đá, gốm, nephrit. Chất liệu được ưa
thích nhất là mã não (mã não được nhập từ nơi khác đến vì trên địa bàn phân bố của
văn hóa Sa Huỳnh không có nguyên liệu này). Khuyên tai (hay bùa đeo) hai đầu thú và
ba mấu là một chế phẩm Sa Huỳnh đặc thù. Trong một số di tích đương đại của văn
hóa Ðông Sơn và trên những đất như: Phi-lip-pin, Thái Lan v.v. cũng tìm thấy những

khuyên tai này. Ðó là bằng chứng của sự lan tỏa ảnh hưởng của văn hóa Sa Huỳnh. Cư
dân văn hóa Sa Huỳnh còn biết nấu cát làm thủy tinh và dùng thủy tinh để chế tạo đồ
trang sức (hạt cườm, hạt chuỗi, vòng tay, khuyên tai ba mấu hai đầu thú v.v.). Từ đây
đồ trang sức thủy tinh lan ra cả phía bắc và vào phương nam. Văn hóa Sa Huỳnh là sản
phẩm của những cư dân nông nghiệp trồng lúa ở những đồng bằng ven biển cồn bàu.
Tuy vậy, nền kinh tế của họ là nền kinh tế đa thành phần, họ sớm biết khai thác những
nguồn lợi của biển, của rừng, biết phát triển các nghề thủ công, từng bước họ đã mở
rộng quan hệ trao đổi buôn bán với các cư dân trong khu vực Ðông Nam Á lục địa, hải
đảo và rộng hơn với Ấn Ðộ, với Trung Hoa. Ðặc biệt ở giai đoạn cuối, nghề buôn bán
bằng đường biển rất phát triển. Ở ven biển miền Trung, vào những thế kỷ trước, đã
hình thành một số tiền cảng thị hay cảng thị sơ khai. Mật độ phân bố di tích cũng như
quy mô lớn của các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh là chứng cớ của sự quần tụ đông đúc dân
cư; sự phong phú về kiểu loại, số lượng của các loại hình hiện vật từ nhiều chất liệu là
dấu hiệu về sức sản xuất mạnh mẽ của cư dân văn hóa này, đều chứng tỏ ở giai đoạn
cuối đã hình thành một nhà nước sơ khai. Sự trùng hợp về địa bàn phân bố, của niên
đại kết thúc, của văn hóa Sa Huỳnh và niên đại mở đầu của văn minh Champa cũng
như sự nối tiếp của một số loại hình hiện vật đặc biệt là đồ gốm và đồ trang sức, của
táng thức, của các ngành nghề kinh tế cho thấy nhà nước Champa là sự tiếp nối của
nhà nước Sa Huỳnh. Nhà nước Champa được hình thành trên cốt lõi của văn hóa Sa
Huỳnh dưới ảnh hưởng của những yếu tố văn hóa ngoại sinh, sự “Ấn Ðộ hóa” ban đầu
chỉ xảy ra ở lớp mặt của văn hóa (tôn giáo) và ở tầng lớp trên của xã hội.
7


1.1.3. Những mối quan hệ văn hóa
Văn hoá Đông Sơn và văn hoá Sa Huỳnh là hai nền văn hoá tiêu biểu ở Việt
Nam song song tồn tại và phát triển. Trong quá trình phát triển, cả hai nền văn hoá đều
đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ vào thời kỳ đầu của sơ kỳ thời đại đồ sắt ở bán đảo Đông
Dương và khu vực Đông Nam Á. Trong quá trình phát triển của mình, cả hai nền văn
hoá này đã có những mối liên hệ giao lưu, trao đổi. Vì vậy, nghiên cứu và tìm hiểu sự

giao lưu văn hoá của chúng vào thời sơ sử cũng là để góp phần tìm hiểu những di sản
văn hoá truyền thống của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước.
Địa bàn phân bố của văn hoá Đông Sơn chủ yếu là nằm trên lãnh thổ khu vực
phía Bắc Việt Nam. Điểm cuối của văn hoá Đông Sơn về phía Nam với biên giới là
Đèo Ngang cũng là gianh giới của 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Còn địa bàn phân bố
của văn hoá Sa Huỳnh kéo dài từ tỉnh Thừa Thiên- Huế đến tỉnh Bình Thuận. Tỉnh
Quảng Bình được xác định là vùng đệm và giao thoa giữa 2 nền văn hoá nói trên.
Những cuộc khai quật khảo cổ học trong những thập niên gần đây với những di
tích và di vật thu thập được cho thấy rằng đã có sự giao lưu nhất định giữa 2 nền văn
hoá Đông Sơn và Sa Huỳnh. Tuy nhiên cũng dựa vào dấu vết và những hiện vật thu
được trong các hố khai quật, có thể thấy rằng sự giao lưu văn hoá Đông Sơn vào địa
bàn văn hoá Sa Huỳnh là đậm nét hơn so với chiều ngược lại.
Chứng tích về sự giao lưu này là việc phát hiện kiểu táng thức mộ huyệt đất
Đông Sơn lần đầu tiên được biết tới ở khu mộ Bình Châu (xã Bình Châu- Bình SơnQuảng Ngãi). Khi khai quật ở Bình Châu, các nhà khảo cổ học đã rất ngạc nhiên khi
thấy sự xuất hiện loại hình mộ đất trên địa bàn trung tâm của văn hoá Sa Huỳnh.
Chúng ta biết rằng loại hình mộ đất là một trong những kiểu táng thức chính của cư
dân Đông Sơn, còn trong văn hoá Sa Huỳnh mộ vò mới là kiểu mộ táng truyền thống
của người Sa Huỳnh ở sơ kỳ thời đại đồ sắt. Việc mộ táng Đông Sơn có mặt trong lòng
văn hoá Sa Huỳnh xét về khả năng mức độ quan hệ giữa 2 cộng đồng người có thể giả
thiết rằng một nhóm người thuộc bộ lạc Đông Sơn đã cộng cư trên địa bàn miền Trung
nước ta. Khi sinh sống trên mảnh đất mới, họ đã mang theo rất nhiều đồ dùng trong
sinh hoạt và mang theo cả phong tục chôn cất người đã khuất.
Năm 2005 các nhà khảo cổ đã khai quật di chỉ khảo cổ học ở Gò Quê, thuộc xã
Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Những tư liệu mới thu thập được ở Gò
Quê là những chứng cứ vật chất để khẳng định thêm về sự có mặt của văn hoá Đông
Sơn trên địa bàn sa Huỳnh. Những hiện vật thu được trong lần khai quật này là bộ sưu
tập hiện vật bằng đồng mang nhiều yếu tố đặc trưng Đông Sơn. Bộ sưu tập hiện vật
tìm được trong đợt khai quật này gồm 24 hiện vật trong đó có: 8 rìu, 3 giáo, 1 dao
găm, một tấm che ngực, 10 khuy và một hiện vật hình móc. Đặc biệt, có 2 hiện vật
mang cả 2 yếu tố kim loại là sắt và đồng. Đó là 1 giáo và 1 gươm, cả 2 hiện vật này

đều có chuôi bằng đồng và lưỡi bằng sắt. Những hiện vật bằng đồng có yếu tố đặc
trưng Đông Sơn như: 2 chiếc Rìu đồng hình chữ nhật, có họng tra cán hình thang hay
chữ nhật dẹt, có lỗ thủng ở 2 bên mặt lưỡi để hãm cán, hoa văn gân nổi trang trí theo
băng gồm 2 đoạn thẳng song song gần họng, bên trong có các đoạn gạch chéo điển
hình của Đông Sơn. Rìu đồng xoè cân có họng xẻ rãnh hình đuôi cá, một mặt lưỡi
cong vồng, một mặt lõm. Trong 3 chiếc giáo đồng tìm được ở đây, có 1 chiếc hình lá
mía rõ ràng là hiện vật quen thuộc của cư dân Đông Sơn. Tấm che ngực bằng đồng
còn có tên gọi khác là hộ tâm phiến có hình gần vuông, 4 góc có 4 lỗ thủng để xuyên
8


dây. Đặc biệt giữa một bên mặt của tấm che ngực có trang trí hoa văn hình chữ X nổi,
gồm nhiều hoạ tiết cong tròn bên trong hệt như các tấm che ngực đã tìm được của văn
hoá Đông Sơn. Hiện vật bằng đồng khá đặc biệt tìm được là 10 chiếc khuy áo giống với
khuy hiện đại, có 4 lỗ thủng để luồn chỉ khâu vào vải. 1 hiện vật hình móc hiện nay chưa
rõ chức năng.
Sự giao lưu văn hoá Sa Huỳnh vào văn hoá Đông Sơn mờ nhạt hơn chiều ngược
lại, nhưng không phải là không có cho dù số lượng hiện vật của văn hoá Sa Huỳnh ít
hơn nhiều so với hiện vật của văn hoá Đông Sơn ở Sa Huỳnh. Bằng chứng của sự giao
lưu này được bắt đầu ngay từ thời văn hoá tiền Đông Sơn. Ở địa điểm bãi Phôi Phối
(Nghi Xuân- Hà Tĩnh), đã phát hiện được loại khuyên tai hình đỉa bằng đất nung có
nguồn gốc từ địa điểm Bình Châu và Bầu Trám II (Quảng Ngãi) của văn hoá Sa Huỳnh
có mặt trên địa bàn văn hoá Đông Sơn. Loại bình gốm con tiện là loại bình gốm đặc
trưng ở địa điểm Bình Châu thuộc văn hoá Sa Huỳnh, chúng ta đã gặp một tiêu bản loại
này trong mộ táng ở địa điểm Quỳ Chử (Thanh Hoá). Đến thời kỳ văn hoá Đông Sơn,
những tín hiệu đầu tiên về văn hoá Sa Huỳnh có sự giao lưu ra phía Bắc là các nhà khảo
cổ học đã tìm thấy một chiếc khuyên tai hai đầu thú (một sản phẩm đặc trưng của nền
văn hoá Sa Huỳnh) ở Xuân An- Nghi Xuân- Hà Tĩnh. Chúng ta biết rằng, Hà Tĩnh là địa
bàn giới hạn cuối cùng về phía Nam của văn hoá Đông Sơn.
Văn hoá Đông Sơn và Văn hoá Sa Huỳnh là hai nền văn hoá tiêu biểu ở Việt

Nam có cùng thời gian tồn tại. Hai nền văn hoá này có nguồn gốc từ những nền tảng
chung của các văn hoá thời đại đá - đồng trong khu vực. Chúng có con đường phát
triển riêng, độc lập. Song trong quá trình phát triển của mình từ thời đại đồng thau đến
sơ kỳ thời đại đồ sắt, hai nền văn hoá này đã có những mối liên hệ, giao lưu, trao đổi
nhiều chiều với nhau. Trong quá trình đó, cả hai nền văn hoá đều đã tiếp nhận những
yếu tố văn hoá ngoại sinh và bản địa hoá các yếu tố văn hoá đó làm phong phú thêm
sắc thái văn hoá của mình. Trong quá trình phát triển, cả hai nền văn hoá đều đã đạt tới
đỉnh cao rực rỡ vào thời kỳ đầu của sơ kỳ thời đại đồ sắt ở bán đảo Đông Dương và
khu vực Đông Nam Á. Những thành tựu rực rỡ của nền văn hoá Đông Sơn ở phía Bắc
là cơ sở vật chất quan trọng dẫn đến sự phân hoá giai cấp sâu sắc và là tiền đề quan
trọng để hình thành Nhà nước sơ khai ở khu vực này, Nhà nước Văn Lang của người
Việt cổ. Và, những thành tựu rực rỡ của nền văn hoá Sa Huỳnh ở ven biển miền Trung
Việt Nam có thể cũng là những tiền đề vật chất không thể thiếu được cho sự hình
thành nước Lâm Ấp tiền thân của Vương quốc Champa vào những năm cuối của thế
kỷ II. Ngày nay, cả hai nền văn hoá này đã hoà cùng dòng chảy của văn hoá Việt Nam.
Bởi vậy, nghiên cứu và tìm hiểu sự giao lưu văn hoá của hai nền văn hoá này vào thời
sơ sử cũng là để góp phần tìm hiểu những di sản văn hoá truyền thống của dân tộc ta
trong buổi đầu thời dựng nước.
1.1.4. Con người và cuộc sống
Trồng trọt
Dân cư cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã định cư chủ yếu dọc hai bên vùng đất
thấp thuộc các con sông dọc bờ biển miền Trung Việt Nam, trải dài từ Quảng Bình cho
đến Phú Yên. Họ thuộc một nguồn gốc văn minh lúa nước Đông Nam Á. Những dụng
cụ bằng sắt như cuốc, dao, kiếm, lao, đục, xà beng... đã được tìm thấy ở đây. Đồ gốm
lớn với hoa văn đẹp, cùng với kỹ thuật dùng bàn xoay, những đồ gốm dùng để đựng
9


các vật dụng và sản phẩm nông nghiệp, đánh cá và cả mai táng người chết. Phần đất
miền Trung bao gồm xứ Quảng còn là nơi tụ hội và giao tiếp văn hoá Tây Đông, giữa

miền núi và miền biển và đồng bằng xứ Quảng đã từng là nơi hội tụ văn hoá, kết tinh
văn minh, dựng lên nền văn minh lúa nước và dâu tằm nổi tiếng. Lúa hai mùa, tằm tám
lứa, tơ mỗi năm được sử sách chép đến sớm nhất là đồng bằng xứ Quảng, trung tâm
của nền văn hoá Sa Huỳnh. Sách sử có nói đến người Chàm trồng hai vụ lúa và để
thích ứng với thời tiết, người Chàm đã tìm ra giống lúa chịu hạn gieo trồng vào đầu
mùa khô, để đầu mùa mưa thì lúa chín. Sử sách gọi là mùa Chiêm. Cũng do hoàn cảnh
thiên nhiên khắc nghiệt khô hạn nên cư dân cổ Sa Huỳnh và Chàm đã đào cả một hệ
thống giếng lấy nước tưới cho cây trồng nên giới nghiên cứu ghi nhận một nền văn hoá
gọi là “văn hoá Giếng Chàm cổ”
Đánh cá và đi biển
Trước năm 1975, các nhà khảo cổ trên thế giới mới chỉ biết đến văn hóa Sa
Huỳnh qua hoạt động của cư dân đi biển. Họ chỉ lên đất liền đặt mai táng người chết
trong những mộ chum. Những mộ chum được tìm thấy ở Palavan (Philippines),
Bondontaphet (Thái Lan), Sa Huỳnh (Việt Nam). Sau năm 1975 các nhà khảo cổ Việt
Nam đã bỏ nhiều công sức tim hiểu, nghiên cứu nền văn hóa này và bước đầu đã có
những đóng góp quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về
nền văn hóa Sa Huỳnh. Đặc biệt trong những năm gần đây, tại Hội An, các nhà nghiên
cứu khảo cổ đã phát hiện nhiều di chỉ cư trú của người Sa Huỳnh với nhiều hiện vật
phong phú và đa dạng. Các phát hiện cho thấy người Sa Huỳnh cổ là những cư dân
nông nghiệp, và đi biển chỉ là một trong những sinh hoạt của họ. Các đồng tiền Ngũ
Thủ và Vương Mãng (đầu thế kỷ thứ 1 TCN), các gương đồng của nhà Tây Hán, đỉnh
đồng nhà Đông Hán có trong các mộ chum chứng tỏ họ đã có một nền sản xuất hàng
hóa cùng với sự giao thương khá phát triển. Người Chàm đã biết khai thác trầm hương,
quế, ngà voi, sừng tê, dầu rái, ngọc, vàng trên núi, hồ tiêu trên đồi, biết làm ruộng hai
mùa ở đồng bằng hẹp Minh Kinh và Ô Chân. Họ đã trồng cau, dừa và trồng dâu nuôi
tằm “một năm tám lứa” từ trước sau kỷ nguyên Dương lịch. Họ biết làm thuyền to gọi
là nốc (bàu) và thuyền nhỏ (ghe). Hai cảng Cửa Việt, Cửa Tùng đã từng là hải cảng
quốc tế từ lâu trước khi Lâm Ấp thành lập nhưng phồn thịnh nhất là thời vương quốc
Champa cùng thời với triều Đường (Trung Quốc). Người Chàm biết đánh cá biển và
buôn bán đường biển trên vùng Đông Nam Á, từ ven biển Trung quốc xuống tới Ấn

Độ Dương.
Đồ trang sức và kỹ thuật làm thủy tinh
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy, ở những khu mộ táng của văn hóa Sa Huỳnh, các
bộ hạt chuỗi giá trị ở Lai Nghi. Trong khi rây bằng sàng phát hiện được hơn 8.600 hạt
cườm bằng thủy tinh màu xanh, vàng hoặc nâu có đường kính 1-3 mm. Ngoài bộ hạt
chuỗi gồm khoảng 1.500 hạt bằng đá mã não, achat, crystal, amethyst, nephrite và
bằng vàng - còn có 4 khuyên tai bằng vàng. Người văn hóa Sa Huỳnh ở Lai Nghi
nhiều nhất thích sự dụng loại đá ngọc mã não làm đồ trang sức. Hơn 15 hình dạng hạt
chuỗi khác nhau đươc chế tác - có lẽ bằng đá mã não đến từ khu vực Myanma hoặc Ấn
Độ. Trong tổng số 1.136 hạt chuỗi bằng đá mã não tìm thấy ở Lai Nghi có 3 chiếc rất
đặc biệt: chiếc thứ nhất có hình con chim nước, chiếc thứ hai có hình con hổ hoặc sư
tử và chiếc thứ ba là hạt chuỗi khắc. Cả 3 hạt chuỗi này được phát hiện trong 3 mộ
10


chum khác nhau cùng với nhiều đồ tùy táng quý khác có niên đại vào thế kỷ I – II
TCN. Những di vật hiếm thấy khác ở miền Trung Việt Nam được kể đến là hai cái
gương bằng đồng của thời kỳ Tây Hán. Thủy tinh nhân tạo là một thành tựu rực rỡ của
văn hóa Sa Huỳnh. Các cư dân dùng cát trắng để nấu thủy tinh làm bát lọ và đặc biệt
những chuỗi hạt trang sức bằng thủy tinh mà sử sách Trung Quốc gọi là “Lưu li” gốc
từ chữ Phạn là verulia từ đầu công nguyên. Đây là một trong những nơi làm ra thủy
tinh nhân tạo sớm trên thế giới. Chúng không những đa dạng về kiểu dáng mà còn
phong phú về màu sắc như xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ, xám, tím, đỏ và nâu. Sử
Trung Hoa đã từng ghi chép về một chén thủy tinh xuất phát từ vùng đất này mà họ
gọi là chén lưu ly với một sự trân trọng và khâm phục.
Nổi bật trong những vật trang sức của người Sa Huỳnh là khuyên tai ba mấu
dành cho phụ nữ và khuyên tai hai đầu thú của nam giới. Nếu khuyên tai ba mấu dịu
dàng, tinh tế và khá duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú lại thể hiện chất dũng mãnh,
kiêu hãnh và cường tráng của nam giới. Những vật trang sức chế tác từ đá, mã não và
thủy tinh có thể nói là những tinh hoa đặc sắc nhất mà nền văn minh này sáng tạo ra và

được phổ biến khắp vùng Đông Nam Á. Người ta đã tìm thấy khuyên tai ba mấu và
khuyên tai hai đầu thú ở Thái Lan, Malaysia, Philippines và Đài Loan.
Đồ gốm
Người Sa Huỳnh cổ rất khéo tay và có mỹ cảm tuyệt vời. Các đồ gốm gia dụng
đều đợc tạo dáng thanh nhã, cân đối, hoa văn phong phú, sinh động thể hiện một tâm
hồn tinh tế và giàu xúc cảm. Trong gốm Sa Huỳnh, các đồ đựng như bát, bình có chân
đế, có thân gãy ở vai hay đáy, chiếm tỷ lệ lớn. Mẫu gốm thường gặp là vàng đỏ, nhiều
khi có vệt đen bóng, có hoa văn chữ S có đệm tam giác, những đường chấm hay đường
in dấu răng vỏ sò. Trong các di chỉ mộ táng, phổ biến là mộ chum, trong chum chứa
nhiều đồ trang sức bằng đồng, đá quý, thủy tinh, đặc biệt là loại khuyên tai ba mấu
nhọn và khuyên tai hai đầu thú. Các đặc trưng đó của văn hóa Sa Huỳnh cũng đã tìm
được ở các di chỉ trong lưu vực sông Đồng Nai. Có nơi còn có những đặc trưng xưa
hơn, mà khảo cổ học gọi là văn hóa thời tiền Sa Huỳnh.
Xã hội Sa Huỳnh
Cách đây gần 3000 năm, trên lưu vực sông Đồng Nai mà lãnh thổ Lâm Đồng là
thượng nguồn, đã có những bộ lạc sinh sống với một nền văn hóa đồng - sắt đã phát
triển và có đặc trưng riêng. Có thể nói, các bộ lạc này là tiền thân của các dân tộc bản
địa. Sách lịch sử Việt Nam (Phan Huy Lê chủ biên) cho biết, bấy giờ trên địa bàn của
văn hóa Sa Huỳnh có hai bộ lạc sinh sống. Bộ lạc Cau (chữ Phạn là Kramuka vam'sa)
cư trú vùng Phú Yên, Khánh Hòa- Ninh Thuận - Bình Thuận trở vào, và bộ lạc Dừa
(chữ Phạn là Narikela vam'sa) ở vùng Bình Định, Quảng Nam ngày nay. Bộ lạc Dừa từ
thế kỷ đầu TCN bị nhà Hán đô hộ (cùng thời kỳ với nước Âu Lạc) và đặt tên là huyện
Tượng Lâm. Năm 190- 193, nhân dân Tượng Lâm nổi dậy đánh đuổi người Hán, lập
nên nước Lâm Ấp (theo tên gọi của thư tịch cổ Trung Hoa). Bộ lạc Cau, khoảng đầu
công nguyên, đã hình thành một tiểu vương quốc riêng có tên là Panduranga (tên
Phạn) hay Pan-Rãn (tiếng Chăm cổ), về sau gọi là Champa, có địa bàn từ Nha Trang Phan Rang, Phan Thiết ngày nay. Từ sự ra đời nói trên của dân tộc Chăm và nhà nước
của họ, cho thấy ở Nam Trung bộ, Việt Nam thời ấy, đã có hai cộng đồng lớn: cộng
đồng người Chăm với ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Malay-Polynesia cư trú vùng
11



ven biển và cộng đồng với ngữ hệ Môn - Khơme (Mạ, Cơ Ho, M'Nông), cư trú vùng
núi và Tây Nguyên.
Tập tục tín ngưỡng
Tập tục độc đáo của cư dân Sa Huỳnh chính là tập tục chôn người quá cố trong
các chum lớn, có những chiếu chum cao đến 1,2 m. Chum được làm từ vật liệu đất đèn
hay đất có màu đỏ và được nung khá tốt. Người chết được táng trong chum với tư thế
ngồi bó gối - như một hiện tượng được sống tiếp với thế giới cõi âm. Đồ tùy táng theo
người chết tùy thuộc vào sự giàu có hay nghèo khó của người chết mà có nhiều hay ít
hiện vật được chôn theo. Người Sa Huỳnh cổ rất “sành điệu” và khá duyên dáng trong
các đồ trang sức làm bằng đá quý và đá bán quý cung như pha lê nhiều màu sắc.
Người Sa Huỳnh cổ theo tính ngưỡng thờ mẫu (mẹ, bà) và còn tồn tại cho đến
ngày nay ở các dân tộc Chăm, các cư dân bản địa Tây Nguyên. Tuy theo đạo Hồi
nhưng đã biến cải thành đạo Bani mang bản sắc văn hoá truyền thống Champa thờ
thần linh và ông bà tiên tổ. Đồng bào Chàm ăn tết vào đầu năm nhằm ngày 19 tháng 4
Dương lịch và 2 lễ hội lớn hàng năm là lễ hội Katê tháng 7 lịch Champa để nhớ ơn trời
đất, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu và tưởng nhớ các vị vua tài đức của họ. Lễ hội
Chabur âm tính vào tháng 9 để dâng cúng các nữ Thần như nữ thần Pô Inư Nagar còn
gọi là Thiên Y A Na là bà chúa xứ của đồng bào Chàm. Đặc biệt là sự đối lập giữa
Nam Thần qua lễ hội Katê và Nữ thần với lễ hội Chabur cùng những ý niệm trời đất,
cha mẹ, đực cái… thể hiện triết thuyết âm dương dịch biến luận của người Việt cổ còn
lưu giữ mãi tới ngày nay. Đồng bào Chàm còn lưu lại một nền văn hoá cổ với những
vần thơ dân gian, những bi ký sử thi văn học, những giai thoại truyền kỳ lịch sử cùng
với nghệ thuật điêu khắc, tạc tượng tinh vi, sống động của truyền thống của người
Môn-Việt thời cổ đại.
Sự phát triển của nền văn hóa Sa Huỳnh là cơ sở quan trọng để hình thành quốc
gia cổ ở khu vực miền Trung Việt Nam ngày nay.
1.2.Sự hình thành vương quốc Champa
1.2.1. Các nguồn sử liệu
Lịch sử vương quốc Champa được khôi phục dựa trên ba nguồn sử liệu chính:

* Các di tích còn lại bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn
nguyên vẹn cũng như đã bị phá hủy và cả các công trình chạm khắc đá.
Những chứng tích phong phú và đa dạng, phản ánh khá toàn diện về vương
quốc Champa thì thể hiện tập trung tại các khu di tích đền tháp Champa.
Khu vực Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế: hiện biết khoảng 30 di
tích văn hóa Champa, tập trung thành từng nhóm ở bờ nam sông Gianh tiêu biểu là
thành Cao Lao Hạ, những minh văn trong hang động Phong Nha ở Quảng Bình. Nhóm
ven sông Thạch Hãn của đồng bằng Quảng Trị có Cổ thành, tháp Hà Trung. Nhóm ở
đồng bằng Thừa Thiên Huế: thành Lồi, tháp Liễu Cốc, tháp Vân Trạch Hòa, tháp Mỹ
Khánh…
Khu vực Quảng Nam – Quảng Ngãi: đây được xem là vùng trung tâm của
vương quốc Champa. Tại đây tập trung những di tích quan trọng và lớn nhất, với nhiều
12


loại hình di tích nhất. Đó là khu di tích Trà Kiệu (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh
Quảng Nam), ở đây còn dấu tích của thành cổ, nơi cư trú… được các nhà nghiên cứu
cho rằng đây là kinh thành Sư Tử Sinhapura. Xung quanh Trà Kiệu gần đây đã phát
hiện và khai quật nhiều di chỉ cư trú hay phế tích kiến trúc như Gò Cấm, Chùa Vua,
Triền Trang, Chiêm Sơn Đông, Chiêm Sơn Tây. Thánh địa Mỹ Sơn – trung tâm tôn
giáo lớn nhất của người Chăm – là một khu đền tháp tập trung trong một thung lũng,
cách Trà Kiệu khoảng 20km về phía Tây. Hiện nay khu di tích này còn khoảng 70 đền
tháp khá nguyên vẹn và rất nhiều đền tháp bị hư hỏng do thời gian và chiến tranh.
Trung tâm Phật giáo Đồng Dương và là kinh thành Inđrapura của vương quốc Champa
trong thế kỷ IX – X. Tại đây còn dấu tích tường thành, đền tháp, di tích cư trú, nhiều
tượng Phật giáo bằng đồng nổi tiếng đã được phát hiện tại đây.
Ngoài các trung tâm trên, khu vực Quảng Nam - Quảng Ngãi còn có các di tích:
Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bằng An (Quảng Nam), thành Châu Sa, di tích Chánh Lộ,
Khánh Vân, An Tập, Cổ Lũy... phần lớn còn lại là phế tích (Quảng Ngãi).
Khu vực Bình Định: Là một kinh đô của người Chăm trong gần 5 thế kỷ, từ thế

kỷ XI – XV, vì vậy ở đây có tới 4 di tích thành cổ (Thị Nại, Thành Tra, Đồ Bàn,
Chánh Mân), hàng chục đền tháp khá nguyên vẹn như khu tháp Bánh Ít, Dương Long,
Hưng Thạnh… và nhiều phế tích đền tháp khác. Ngoài ra, Bình Định còn nổi tiếng với
trung tâm sản xuất gốm Gò Sành.
Khu vực Phú Yên – Khánh Hòa: Các di tích ở hạ lưu sông Đà Rằng thuộc đồng
bằng Tuy Hòa là Tháp Nhạn và Thành Hồ cùng với hàng chục phế tích khác. Nổi tiếng
là khu tháp Pô Nagar ở Nha Trang – được coi là thánh địa phía Nam của Champa và
đến nay vẫn còn thờ Thiên Yana – một tín ngưỡng cổ của người Chăm.
Khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận: có nhiều di tích từ niên đại sớm đến muộn,
như Hòa Lai, Pô khaung Garai, Pô Romê ở Ninh Thuận; Pô Đam, Phú Hài ở Bình
Thuận… Nơi đây hiện là địa bàn cư trú chính của người Chăm nên các khu đền tháp
vẫn là nơi để người Chăm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.
Khu vực Tây Nguyên có một số di tích đền tháp và phế tích Champa ở Đắc Lắc,
Gia Lai, Kon Tum nhưng niên đại khá muộn.
Chứng tích phổ biến và tiêu biểu nhất của vương quốc Champa là những kiến
trúc đền tháp có mặt ở tất cả các khu vực và trong mọi giai đoạn lịch sử. Trải qua hàng
chục thế kỷ nhiều nhóm đền tháp đã trở nên hoang phế, không còn đầy đủ các công
trình tạo lập thành một tổng thể như khi mới khởi dựng, mà hầu như chỉ còn lại một
công trình đứng đơn lẻ, nhất là các di tích ven biển miền Trung. Thật ra các nhóm đền
tháp Champa bao giờ cũng có một nhóm, một tổng thể hoàn chỉnh phản ánh vũ trụ
quan Ấn Độ. Theo đó vũ trụ có hình vuông, chung quanh có núi và đại dương bao bọc,
chính giữa là một trục xuyên đến mặt trời. Đền thờ Ấn Độ giáo thể hiện rõ vũ trụ quan
này với khuôn viên được quy định vuông vắn, tường bao quanh xây cao, vuông góc
với nhau tượng trưng là núi. Các công trình trong tổng thể được bố cục theo một
đường trục chạy giữa, hướng chính là hướng đông – hướng của thần thánh, của sự sinh
sôi nảy nở. Cũng do hạn chế về địa hình nên có nhóm tháp quay về hướng khác như
nhóm Pô Tằm quay về phía tây nam, các nhóm A, G, E, F ở Mỹ Sơn quay về phía tây
– còn được coi là quay về phía ngôi đền đá B1, trung tâm của thánh địa.
Trung tâm của một nhóm đền tháp bao giờ cũng là một đền thờ lớn kalan được
xây dựng lớn nhất, quy mô nhất. Kiến trúc này có mặt bằng cơ bản hình vuông, bốn

13


hướng có 4 cửa, nhưng chỉ có một cửa ra vào mở theo hướng chính của cả nhóm đền
tháp là hướng đông, còn các cửa khác là cửa giả xây nhô ra trên mặt các bức tường.
Một Kalan thường có ba phần: đế, thân và mái tượng trưng cho ba thế giới: trần tục
(bhurloka), tâm linh (Bhurvaloka) và thần linh (Svarloka). Các tầng và các mặt tường
kalan được trang trí bởi nhiều đề tài, mô típ trang trí ngay trên gạch xây dựng hoặc
bằng đá sa thạch. Phần chân đế trang trí các đồ án hoa lá, hình voi, sư tử, những vòm
cuốn nhỏ chạm hình tượng kala - makara hoặc các cảnh vũ nữ apsara và nhạc công.
Trước thế kỷ X phần chân đế kalan hoàn toàn bằng gạch. Những kalan có niên đại
muộn hơn thường gắn ốp các thành phần bằng đá sa thạch.
Phần thân kalan: bề mặt ngoài trang trí bằng những trụ áp tường, mỗi mặt tường
thường có 5 trụ áp tường mà trụ chính giữa bị cửa giả che khuất. Trong ô cửa giả bao
giờ cũng có phù điêu hình người đứng cầu nguyện với hai tay chắp trước ngực hay
cầm một bông sen. Tiếp giáp thân và mái là diềm mái là những đường gờ cong lồi
hoặc lõm chạm khắc các băng hoa dây. Bốn góc diềm mái gặp nhau gắn những vật
trang trí góc bằng đá hình ngọn lửa hay hình tượng makara, apsara.
Mái kalan có ba tầng và một đỉnh, tầng trên là thu nhỏ của tầng dưới với đầy đủ
các thành phần như cửa giả, trụ áp tường, diềm mái… Trên tầng mái có đặt nhiều
tượng, phù điêu đá tạo hình các con vật cưỡi của các vị thần Ấn Độ giáo (ngỗng thần
Hamsa, chim thần Garoda, bò thần Nandin…). Các góc của tầng thứ nhất và thứ hai
dựng bốn tháp góc. Tầng cuối cùng không có tháp trang trí góc mà đỡ một chóp đá lớn
(àmalaka) tượng trưng cho đỉnh núi Kailàsa – nơi cư ngụ của thần Siva. Trước kia các
chóp đá này thường dát bọc vàng bạc để chứng tỏ lòng thành kính và sự tôn quý.
Khác biệt với kiến trúc nhiều tôn giáo khác, đền thờ Ấn Độ giáo có nội thất nhỏ
kiểu mật thất. Tường Kalan cũng như những đền tháp Champa khác nói chung rất dày
khoảng 1m. Mặt tường trong của phần thân tháp xây phẳng, 3 phía Bắc, Nam, Tây có
những khám nhỏ để đèn. Phần vòm mái được hình thành bởi các viên gạch xây so le
nhô ra nhô dần ra để thu lại ở đỉnh nóc. Kiểu mái vòm này được coi là một sáng tạo

trong kết cấu gạch của người Chăm cổ. Nội thất kalan chỉ vừa đủ để một đài thờ bằng
đá ở chính giữa, có khi là tượng một vị thần nhưng phổ biến là bộ linga – yoni. Đài thờ
có 3 phần: đế – bệ yoni – và linga, đây là biểu tượng chính của thần Siva.
Các kalan Champa phần lớn ảnh hưởng các đền tháp ở miền nam Ấn Độ với
các tầng trên là sự thu nhỏ của tầng dưới. Ngoại lệ có một số nhóm mang phong cách
miền bắc Ấn Độ như nhóm tháp Bằng An (Quảng Nam), Hưng Thạnh (Bình Định),
Dương Long (Bình Định) có hình vòm cong.
Ngoài kalan chính trong khuôn viên vòng tường bao còn có các kalan nhỏ ở 4
góc, là đền thờ các vị thần phương hướng. Các đền tháp hướng đông, tây, bắc là sự thu
nhỏ về kích thước, quy mô và cấu trúc của kalan chính. Đền tháp phía nam đặc biệt
hơn cả, nó có mặt bằng hình chữ nhật, nội thất rộng rãi, có tường ngăn chia làm 2
phòng. Đây là kho lễ vật và có thêm chức năng là nơi chuẩn bị thức ăn dâng cúng
trong lễ hội nên gọi là tháp hỏa hay tháp bếp. Cửa ra vào của tháp này bao giờ cũng
mở về hướng bắc (lệch về tây) – hướng của thần tài lộc. Mặt tường đông và tây có cửa
sổ có những chấn song bằng đá hình con tiện. Mặt tường phía nam của tháp này xây
kín, trang trí bằng các trụ áp tường. Đền tháp phía nam có 2 tầng nhưng phần mái cong
hình thuyền với hai mũi thuyền vươn cao, trang trí đẹp khiến nó trở thành một kiến
14


trúc được chú ý hơn những đền tháp góc còn lại. Mặt khác, trên thực tế hầu như các
đền tháp góc khác đã bị hư hỏng chỉ còn lại đền tháp phía nam.
Nằm ở bức tường phía đông và thẳng với trục kalan chính là tháp cổng có hai
cửa đối diện, tuy hình thức tương tự kalan nhưng đơn giản hơn vì chức năng là cổng
chính dẫn vào khu đền thờ. Thẳng trên trục này và nằm ngoài tường bao còn có tháp
nhà, một kiến trúc hình chữ nhật khá dài. Đây là nơi tĩnh tâm cầu nguyện của tín đồ
trước khi vào hành lễ trong khu đền tháp chính. Vì vậy tháp nhà có nội thất rộng rãi và
thoáng, cửa mở hai hướng đông tây, tường phía bắc nam trổ nhiều cửa sổ. Mái lợp
bằng ngói trên cấu kiện gỗ. Ở một số nhóm đền tháp lớn còn có tháp bia, mặt bằng
hình vuông, mở cửa ra vào ở cả 4 phía, có chức năng che một tấm bia đá.

Tuy nhiên vẫn có một số nhóm đền tháp có bố cục khác, như nhóm Chiên Đàn,
Khương Mỹ (Quảng Nam), Dương Long (Bình Định), Hòa Lai (Ninh Thuận). Mỗi
nhóm có 3 kalan chính lớn gần bằng nhau, đứng cạnh nhau theo trục bắc Nam, cửa vẫn
mở về hướng đông. Đây là những nhóm đền tháp thờ cả 3 vị thần Brama, Visnu và
Siva. Phế tích và dấu vết còn lại cho biết các nhóm đền tháp này cũng có các công
trình phụ trợ như trên.
Di vật trong văn hóa Champa vô cùng phong phú và đa dạng về chất liệu và loại
hình. Từ những tác phẩm điêu khắc trên đá sa thạch, trên gạch, gốm, những bức tượng
đồng đến những đồ thờ cúng và trang sức bằng vàng bạc… Tuy nhiên, gắn liền một
cách hữu cơ với kiến trúc đền tháp là những tác phẩm điêu khắc trên đá, trên gạch xây
dựng, thể hiện dưới hai loại hình: (1) các tác phẩm điêu khắc độc lập dùng để trang trí
hay thờ cúng; và (2) các tác phẩm điêu khắc mang chức năng liên kết tham gia vào
công trình kiến trúc tháp (tấm lá nhĩ, trụ cửa, mi cửa). Kiến trúc đền tháp quy định nội
dung và hình thức thể hiện của điêu khắc, ngược lại, điêu khắc góp phần làm sáng tỏ ý
nghĩa của việc xây dựng các công trình đền tháp. Điêu khắc Champa phổ biến trên
chất liệu đá Silic màu xám, độ cứng cao, bề mặt thô và đá Granit màu xám xanh, thớ
mịn. Kích thước hiện vật thường lớn. Phần lớn di vật điêu khắc Champa là dạng phù
điêu nổi cao gần như tượng tròn, dù thể hiện nội dung, hình tượng nào thì vẫn mang
tính hiện thực sâu sắc, nghệ thuật tả chân dung sinh động, tượng người và động vật đạt
trình độ cao về giải phẫu sinh học, đề cao đặc điểm nhân chủng trong tượng người và
các vị thần được nhân hóa. Điêu khắc Champa còn phản ánh hiện thực xã hội từ cuộc
sống sinh hoạt đời thường đến những nghi lễ tôn giáo của vương quốc Champa..
* Các văn bản còn lại bằng tiếng Chăm và tiếng Phạn trên các bia và bề mặt
các công trình bằng đá
Bi ký Champa được thể hiện bằng hai ngôn ngữ, Chăm và Phạn. Bi ký Chăm
được coi là cổ nhất chính là bia Võ Cạnh được phát hiện tại một di chỉ gần Nha Trang.
Nó được định niên đại vào khoảng thế kỷ II – IV, và càng ngày người ta càng có
những ý kiến khác nhau về việc nó có thuộc Champa hay thuộc về một thủ lĩnh Phù
Nam đã từng chinh phục vùng đất sau đó đã trở thành một phần của Champa. Quan
điểm cuối cùng của Coedès được Maspéro ủng hộ cho rằng bia đó thuộc Phù Nam, và

vị thủ lĩnh được xác định rõ ràng, có tên Sri Mara, được viết bằng chữ Hán là Phạm
Sư Mạn, còn tôn giáo thời kỳ đó là Đạo Phật. Quan điểm đó được thịnh hành đến tận
năm 1969, khi Jean Filliozat cho rằng tước vị Mara có lẽ có nguồn gốc từ một tước vị
hoàng gia Pandyan, còn nội dung của tấm bi ký có thể cũng chỉ ẩn ý Ấn Độ giáo như
15


là Phật giáo mà thôi. Cách xử lý như vậy dường như cho thấy bia Võ Cạnh có thể
không được coi là thuộc Phù Nam, hoặc Champa, và chắc chắn không thuộc Lâm Ấp.
Tuy nhiên ngày nay William Southworth đã lôi cuốn sự chú ý đến những đặc
điểm nhất định của nội dung bi ký, có vẻ thể hiện xã hội Nam Đảo; nếu lập luận ấy
đứng vững thì có thể hoàn trả lại cho một thực thể Chăm tấm bi ký đầu tiên đó, mặc dù
nó không thuộc Lâm Ấp. Như Southworth đã lưu ý, đoạn dịch dưới đây của Filliozat
và Claude Jacques: “Tác giả của tấm bi ký này có lẽ không hề là hậu duệ của Sri Mara,
mà là một người con rể đã kết hôn với dòng tộc mẫu hệ thống trị. Trọng tâm then chốt
của dòng tộc này rõ ràng là người con gái của cháu nội Sri Mara, mà tác giả của tấm bi
ký xuất thân từ gia đình đó, còn nội dung tấm bi ký đã cho thấy tôn ty mẫu hệ này”2.
Có nghĩa là loại vật quyên cúng này được mô tả trong bi ký là “rất thông
thường trong các xã hội mẫu hệ”, và tấm bi ký “chủ yếu được thúc đẩy bởi các mối
quan tâm xã hội bản địa”. Cái tên Sri Mara có thể vẫn thuộc về nguồn gốc Tamil như
Filliozat đề xuất – mà người Chăm học được trong các chuyến hải hành đến Ấn Độ và
sử dụng cái tên. Nha Trang, như Southworth đã mô tả, là một cảng “trên tuyến thương
mại chính qua Đông Nam Á” từ Ấn Độ đến bắc Việt Nam và nam Trung Quốc, “tạo ra
một bối cảnh lịch sử và địa lý hợp lý cho việc dựng bia Võ Cạnh”. Tấm bia được coi là
cổ xưa thứ hai, thế kỷ IV, sau Võ Cạnh là một văn bản cổ ngữ Chăm thuộc Đông Yên
Châu, gần Trà Kiệu. Được phát hiện tại vùng Thu Bồn, không xa Mỹ Sơn, đây cũng là
loại văn bản cổ nhất của bất cứ cổ ngữ Nam Đảo hoặc Đông Nam Á nào.
Cả hai tấm bia sớm này đều biệt lập và có thể không thuộc vào số còn lại,
những tấm bia còn sót lại không được phân bố hoàn toàn phù hợp với các di tích vật
chất. Nhóm bia có nội dung mạch lạc nhất gắn liền với sự phát triển sớm của lưu vực

sông Thu Bồn, di chỉ Mỹ Sơn, đồng thời chỉ có những văn bản biệt lập ở nơi khác. Từ
thế kỷ V-VIII có 20 bi ký tất cả đều bằng chữ Phạn, trừ hai bia ở Mỹ Sơn hoặc gần đó.
Theo các thống kê của Southworth thì 19 bi ký với 279 dòng văn bản ở Quảng Nam,
với 12 bi ký và 258 dòng ở Mỹ Sơn, nhưng chỉ có ba bi ký với 13 dòng ở nơi khác.
Sau đó từ giữa thế kỷ VIII đến giữa thế kỷ IX, khoảng 774 đến 854, có một nhóm 8 bia
mạch lạc nhất ở phía Nam. Hầu hết các bia này đều ở Phan Rang, chỉ có vài cái ở Nha
Trang; 5 tấm bia hòan toàn, hoặc một phần, viết bằng chữ Chăm. Tiếp theo, từ 875 đến
965, có 25 bi ký được coi là thuộc triều Inđrapura/Đồng Dương, lại ở phía bắc vùng
Thu Bồn, nhưng riêng biệt khỏi Mỹ Sơn. Các bi ký này đều phác họa một khu vực rõ
ràng từ Quảng Nam đến Quảng Bình và chỉ có loại cổ tự trong các văn tập đã được
công bố phát hiện ở phía bắc Huế. Bốn bi ký nhóm này ở phía Nam và 16 bi ký hoàn
toàn hoặc một phần thuộc chữ Chăm. Một bi ký có nhiều cổ tự Chăm hơn cả, và có lẽ
liên quan là bia Mỹ Sơn, có niên đại năm 991.
Về sau các bi ký này phân bố khá đồng đều giữa Bắc và Nam cho đến đầu thế kỷ
XIII, sau đó có 32 bia được phát ở phía Nam, và chỉ có sáu bia ở Mỹ Sơn, niên đại muộn
nhất là năm 1263. Sau năm 991, trong số 75 bia đã biết cho đến cái cuối cùng năm 1456
thì chỉ có 5 cái bằng chữ Phạn, tất cả đều trước năm 1263, và số còn lại là chữ Chăm.
Trong cùng giai đoạn có 18 bia Mỹ Sơn tính đến chiếc cuối cùng được định niên đại
1263 và một bia khác từ cuối thế kỷ XII, hai trăm năm sau khi các vua Champa, theo
2

Michael Vickery, lại lịch sử

Champa

16


Maspéro, được cho là chuyển về phía nam đến Vijaya do sức ép của người Việt, một
hoàn cảnh buộc phải xem xét lại các mối quan hệ giữa hai chính thể này.

Thật khác thường là Bình Định/Quy Nhơn mặc dù rõ ràng có tầm quan trọng
như hệ thống tháp gạch đã chứng tỏ và rõ ràng các nguồn tư liệu Champa và
Campuchia đều chú ý đến nó, nhưng ở đây lại chỉ thấy có 7 bi ký rất ngắn – tất cả đều
muộn màng, và chỉ có một bi ký có nhiều giá trị lịch sử hơn cả (C53 and C54/11781278, C58/1259, C55/1265, C52, C47/1401, C56/1456). Tất cả các bi ký chủ yếu của
các nhà cai trị được cho là đã kiểm soát Bình Định trước thế kỷ XIII đều được chạm
khắc tại Mỹ Sơn.
Một tập hợp các bi ký chi tiết và mạch lạc nhất, chí ít là có một chục văn bản,
liên quan đến các mối quan hệ của các thế kỷ XI – XIII, hầu như hoàn toàn là chiến
tranh với Campuchia. Công trình đầu tiên về các bi ký Champa bắt đầu vào cuối thế kỷ
XIX. Abel Bergaigne bắt đầu tổng hợp các thông tin từ các bi ký từ năm 1888, và công
bố các văn bản Phạn ngữ năm 1893. Công trình đầu tiên về các bi ký Chăm ngữ là của
Étienne Aymonier năm 1891. Sau đó, trong một loạt bài viết, Louis Finot đã xử lý cả
các bi ký Chăm ngữ và Phạn ngữ, bằng cách biến đổi một số vấn đề diễn giải về sau
của Aymonier. Vẫn còn những vấn đề về việc giải thích theo nghĩa đen một số văn bản
Chăm ngữ. Vì hầu hết các bi ký được Aymonier xử lý trong bài viết năm 1891, nhưng
ông đã không công bố chính văn bản đó, và cũng không hề đưa ra một bản dịch đầy
đủ, mà chỉ tóm tắt các chi tiết quan trọng. Rõ ràng là một số bi ký vẫn cần có những
diễn giải mới, để rồi cuối cùng, nó đã thu hút được sự chú ý của một nhà Chăm học tài
năng. Khi Louis Finot tiếp tục công việc công bố và dịch các bi ký Chăm, ông luôn
chọn các văn bản mà Aymonier không xử lý; và vì ông không phải là một chuyên gia
về ngôn ngữ, nên không thể chấp nhận toàn bộ các bản dịch của ông mà không đặt câu
hỏi. Vì chất lượng không chắc chắn của các bản dịch cổ ngữ Chăm, nhất là công trình
của Aymonier, và của cả Finot nữa, nên tất cả các diễn giải về các sự kiện lịch sử dựa
vào đó đều phải được trình bày bằng cách thông báo trước rằng để có được những bản
dịch tốt hơn thì buộc phải xem xét lại một số chi tiết.
Gần đây đã có một công trình mới của Anne-Valérie Shweyer về các bi ký
Champa được sử dụng làm hướng dẫn cho tất cả các xuất bản phẩm. Nó có ý liệt kê
toàn bộ các bi ký đã được công bố theo trật tự niên đại, đã được hiệu chỉnh với các cột
ghi số đăng ký, vị trí, tên người và tên các thần được đề cập và các công bố khác liên
quan 18. Ngoài công trình của Shweyer, không có một nghiên cứu nguyên bản nào

mới về các bi ký Chăm trước năm 1920, và danh mục tư liệu chuẩn về các bi ký
Champa, cả Chăm ngữ và Phạn ngữ, đều có niên đại từ 1923.
* Các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc, các văn bản ngoại giao, và các
văn bản khác liên quan còn lại.
Các nguồn sử liệu Trung Quốc được Maspéro sử dụng là các bộ sử sách chính
thức của các triều đại dẫn từ Văn hiến Thông khảo của Mã Đoan Lâm, do Hervey de
Saint-Denys dịch ra tiếng Pháp.
Các nguồn sử liệu Việt Nam đã được sử dụng để viết lịch sử Champa gồm
có Ðại Việt sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, và Việt sử
lược.

17


Đối với khu vực đang được đề cập, các sử sách Trung Quốc và Việt Nam
thường bắt đầu bằng việc tham chiếu vào một chính thể có tên gọi là Lâm Ấp, nằm ở
phía nam Giao Chỉ, các tỉnh của Việt Nam được coi là dưới quyền quản lý của Trung
Quốc; trước hết nó được ghi chú bằng cái tên đó vào những năm 220 – 230, và dẫn
chiếu cuối cùng xuất hiện năm 757. Lâm Ấp là một vùng có vấn đề vì các hoạt động
gây hấn chống lại Giao Châu ở phía bắc. Sau khi Lâm Ấp biến mất khỏi các ghi chép
của Trung Quốc thì các sử sách chính thức của Trung Quốc trong một thế kỷ thỉnh
thoảng có nhắc đến một chính thể có tên gọi là Hoàn Vương, rõ ràng là thuộc vùng
Lâm Ấp, cho đến giữa thế kỷ thứ 9 người ta vẫn nhận là Champa bằng tên gọi Chiêm
Thành, “Thành của người Chăm”.
Xuyên suốt thời kỳ Lâm Ấp cho đến giữa thế kỷ VII, tức là một thế kỷ trước
khi cái tên đó biến mất – các thủ lĩnh Lâm Ấp trong các sử sách Trung Quốc có tước vị
Fan và sau đó là những cái tên có từ một đến ba âm tiết, với thủ lĩnh cuối cùng, Phạm
Trấn Long, xuất hiện trong khoảng năm 645. Nói chung không thể đồng nhất một cách
hợp lý những cái tên Fan với tên của những người trị vì trong các bi kí Champa đương
thời, mặc dù Maspéro đã thử và sau đó các nhà sử học đã đi theo. Vào giữa thế kỷ thứ

VIII đến cuối thế kỷ IX, khi tất cả các bi ký đều ở phía Nam thì người Trung Quốc
không ghi các tước vị Fan và các tham chiếu của họ về Hoàn Vương không cho biết
tên những người trị vì của chính thể đó dưới bất kỳ dạng thức nào.
Những cái tên trong các sử sách Trung Quốc và Việt Nam rõ ràng có thể quy
vào những người trị vì Champa bắt đầu từ những năm 860 và tiếp tục – dù có khoảng
trống lớn – đến cuối thế kỷ XII, sau đó trong khoảng gần một trăm năm dưới sự can
thiệp của người Angkor vào Champa, rõ ràng là người Việt và người Trung Quốc đã ít
chú ý đến nó. Các nguồn sử liệu đó bắt đầu lại cho thấy những cái tên của những
người trị vì Champa từ đầu thế kỷ XIV và tiếp tục qua một vài thập kỷ cho đến khi
không còn bi ký Champa nữa. Như Stein đã nhấn mạnh, không thể đồng nhất hầu hết
những cái tên trong các văn bản Trung Quốc và Việt Nam với những cái tên trong các
bi ký. Hầu hết những cái tên trong các bi ký là các tước vị có chữ varma. Trong toàn
bộ lịch sử Champa từ varma đầu tiên, có lẽ vào thế kỷ thứ IV, đến năm 1471, chỉ có
bốn trường hợp được phiên âm bằng chữ Hán, mà tất cả đều thuộc thế kỷ VI-VII, và
rất ít thấy trường hợp trong đó các yếu tố phiên âm chữ Hán khác có thể đồng nhất với
một tước vị địa phương nào.
1.2.2. Sự hình thành vương quốc cổ Champa
1.2.2.1 Lịch sử hình thành Champa theo truyền thuyết
Trong dân gian Champa cho rằng: từ trong chốn hồng hoang, dân tộc Champa
sống rải rác thành nhiều nhóm khác nhau trong cảnh sống tiêu sơ mộc mạc của thời cổ
đại. Trên thượng giới có một thần Nữ tuyệt thế giai nhân, có nhiều quyền năng biến
hóa đã giáng thế xuống vùng đất dân tộc Champa sinh sống tại núi “Trầm Hương”
người Champa gọi là “Chơk Ghlâu” tức núi Ðại An Nha Trang tỉnh Khánh Hòa ngày
nay. Nữ Thiên Thần này là Pô Inư Nagar – Tuy là Nữ Thần linh hiển và tài giởi phi
phàm nhưng khi giáng trần, Pô Inư Nagar vẫn hành sử quyền năng theo phương cách
thế tục. Là người Champa sinh ra và lớn lên trong lòng dân tộc đã nghe mẹ ru bằng
câu ca dao Champa từ lúc nằm nôi và trầm mình trong môi trường văn hóa dân tộc,
trong tín ngưỡng dân gian Champa, được nghe những câu chuyện “bất thành văn”
18



nhưng truyền khẩu từ đời này sang đời khác về việc dựng nước và giữ nước của người
xưa... có lẽ dân tộc Champa trân trọng nhất là nhân vật truyền thuyết Pô Inư Nagar
một bậc “hiền mẫu” của dân tộc Champa.
Bà ngao du sơn thủy, quan sát toàn vùng dân cư Champa sinh sống. Bà chứng
kiến tận mắt cảnh đời kham khổ lầm than của vạn lớp dân Champa, Bà liền gom dân
lại thành làng xóm, tổ chức gia đình xã hội theo chế độ mẫu hệ, xây dựng non sông
gấm vóc cho dân tộc Champa. Bà dạy quần chúng về cách thức trồng lúa, lập hệ thống
đê điền tưới tiêu; hướng dẫn cư dân vùng biển đóng ghe đan lưới để hành nghề dánh
cá và hòa mình vào biển cả. Dạy dân chúng biết xây dựng nhà cửa, chỉ dạy dùng dược
thảo để chữa bệnh và phương cách cúng bái thần linh. Vừa khai hóa dân tộc, xây dựng
xã hội, vừa xây dựng một quốc gia nông nghiệp đơn thuần và sơ khai với một xã hội
ấm êm, thanh bình cho dân tộc. Vì Bà có công tạo dựng non sông gấm vóc Champa,
cai quản dân lành với tất cả tình thương của một người mẹ đối với con cái, nên trong
truyền thuyết dân gian Champa tôn xưng Pô Inư Nagar là “Thần mẹ của xứ sở” chứ
không tôn xưng Bà là vua Champa. Pô Inư Nagar có công khai hóa dân tộc và tạo
dựng ra non sông gấm vóc Champa, nên vào thế kỷ thứ IX, Vua Harivarman I đã xây
đền tháp và tạc tượng để thờ Bà, đó là Tháp Pô Inư Nagar, người Việt gọi là Tháp
Thần Nữ Thiên Y Ana tọa lạc trên ngọn đồi gần xóm Bóng và biển Nha Trang. Cũng
trên đồi này trước đây hồi thế kỷ thứ VII và thứ VIII có xây 02 cụm Tháp nữa và trong
cụm Tháp này có một pho tượng bằng vàng. Năm 774, quân binh Mã Lai quấy nhiễu
vùng Kauthara (Nha Trang) phá hủy ngọn Tháp và cướp đi Tượng vàng quí giá này.
Mười năm sau tức vào năm 784 ngôi Tháp bị phá hủy mới được xây lại với pho tượng
bằng đá chung quanh các tầng Tháp, ở mỗi gốc tường của Tháp có hình vũ nữ Apsara
và bò Thần Nandin. Những người dân sống chung quanh đồi Tháp rất tin vào sự linh
hiển của Nữ Thần Pô Inư Nagar và thường hay đến cúng bái mỗi khi họ muốn cầu xin
những phước lành nào đó về việc làm ăn sinh sống kể cả bệnh tật ốm đau. Ngoài quần
thể Tháp Pô Inư Nagar (Tháp Bà) Nha Trang, tại một số địa phương khác cũng lập
những miếu thờ Nữ Thần như các thôn Hữu Ðức ở Huyện Ninh Phước, Thôn Bình
Nghĩa thuộc Huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Tại Bình Thuận có Thôn Lạc Trị

thuộc Huyện Tuy Phong, thôn Quản Mía thuộc huyện Bắc Bình; ngoài ra người ta còn
thấy một số chùa người Hoa Kiều tại các địa phương thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và
Bình Thuận có thờ Thần Nữ Thiên Y A Na tức Pô Inư Nagar Champa. Ðối với truyền
thuyết về tổ tiên Champa do đâu mà ra, cũng như truyền thuyết về ai có công khai hóa
dân tộc và khai sáng ra đất nước Champa tuy không phải là câu chuyện hoàn toàn có
thật, không có chứng cứ khoa học làm nền tảng, nhưng nó là bóng dáng của trình tự lịch
sử dân tộc Champa, là chất xúc tác làm cho mọi người đồng chủng quây quần về nguồn
cội tổ tiên, nó đem lại sự hợp nhất giữa tiền nhân và muôn ngàn thế hệ cùng màu da thớ
thịt nối tiếp, nó đem lại tính tự hào dân tộc làm cho con cháu quây về một mối.
Trên đất nước Champa cổ trước đây đã xẩy ra nhiều cuộc chiến khốc liệt; khi
trường kỳ, lúc âm thầm, có khi chớp nhoáng với Trung Hoa, Ðại Việt, Châu Lạp, Java
(Nam Dương), Mông Cổ, nhất là những cuộc chiến trường kỳ giữa Trung Quốc và
Champa. Năm 605 đoàn quân viễn chinh Trung Hoa, dưới sự tổng chỉ huy của Tướng
Lưu Khương sang xâm chiếm Champa đánh phá Khú Túc (vùng Thừa Thiên) và Kinh
Thành Trà Kiệu (Quảng Nam), tàn phá kinh thành cướp bốc tài sản và thiêu hủy tất cả
những tài liệu chính sử từ ngày đầu lập quốc và những cuộc chiến kế tiếp với các quốc
19


gia nêu trên đã tiến những trung tâm văn khố và sử liệu Champa thành những đóng tro
tàn.
Do đó muốn tìm hiểu tiến trình lập quốc Champa từ cội nguồn cho đến ngày
suy vong, các nhà nghiên cứu khoa học phải bằng vào những sử liệu thành văn của
một số quốc gia lân cận có liên quan với Champa trước đây như Trung Hoa, Ấn Ðộ,
Ðại Việt, Châu Lạp và những thành tựu khoa học về ngành ngôn ngữ học, về khảo cổ
học để soi sáng.
1.2.2.2 Lịch sử hình thành Champa theo ngôn ngữ học
Các nhà khoa học Phương Tây nghiên cứu về cội nguồn dân tộc Champa theo
phương diện ngôn ngữ học, đã xếp loại dân tộc Champa thuộc nhóm gia đình ngữ học
Mã Lai đa đảo (Malayo Polynesian) hay một danh xưng khác gọi là nhóm gia đình

ngôn ngữ Nam đảo (Austronesian). Nhóm ngữ hệ Mã Lai Ða đảo bao gồm mấy trăm
ngôn ngữ tập trung trong một khoảng không gian rộng lớn bao gồm các ngôn ngữ lục
địa Ðông Nam Á – Mã Lai và Champa, toàn bộ ngôn ngữ Phi Luật Tân và cả ngôn
ngữ của Madagascar ngoài khơi Châu Phi.
Vì cùng nhóm với ngữ hệ Nam đảo (Austronesian) nên ngôn ngữ Mã Lai và
ngôn ngữ Champa có nhiều tiếng rất tương đồng với nhau và nhất là đã có một quá
trình giao lưu văn hóa và bang giao lịch sử trước đây, khi Champa chưa mất tên trên
địa bàn sinh hoạt chính trị Ðông Dương.
Trên lãnh địa của Vương Quốc Champa cổ, tức miền Trung của Việt Nam ngày
nay, tiếng Champa và các sắc tộc Hroi, Raglai, Churu, Jarai Radhé, Banar, Stieng v.v...
thuộc hệ ngữ Nam đảo hay là Mã Lai Ða đảo (Malayo – Polynesian) và được khoa
ngôn ngữ học gọi chung là nhánh ngôn ngữ Champa (The Chamic Langreceges).
Trong nhánh ngôn ngữ này lại chia thành hai nhánh:
Nhánh thứ nhất gồm ngôn ngữ Chăm, Hroi, Raglai, Churu một nhánh phía Nam
Champa.
Nhánh thứ hai gồm Radhé, Jarai, Banar, Koho là nhánh phía Bắc thuộc lãnh địa
Champa.
Sự phân chia ngữ hệ Nam đảo của các sắc tộc tại Champa thành hai dòng Nam
Bắc này, cho chúng ta thấy phù hợp với truyền thuyết về nguồn gốc hình thành quốc
gia Champa từ hai thị tộc khác nhau:
- Thị tộc Nam còn gọi là dòng Cau (Pinăng), người Champa gọi là “Tâu Thih”;
trong bi ký Phạn ngữ ghi là Kramuka Vams’a.
- Thị tộc Bắc còn gọi là dòng Dừa (Liu), người Champa gọi là “Tâu Chơk”,
trong bi ký Phạn ngữ ghi: Narikela Vams’a.
Hai thị tộc Bắc Nam, người Champa gọi là “Tâu Chơk” và Tâu Thih ngày nay
người ta còn tìm thấy xuất hiện trong lễ hội múa lớn gọi là “Rija” Praung” của người
Champa ngày nay.
Qua những sự kiện nêu trên, đã gợi mở cho ta thấy cội nguồn lập quốc Champa
khởi đầu, gồm hai thị tộc trấn thủ 2 vùng khác nhau, bất hòa với nhau trước khi đem
đến một quốc gia Champa thống nhất và ổn định.


20


1.2.2.3 Lịch sử hình thành Champa theo sử liệu Trung Hoa
Theo sách Thủy kinh chú, vào cuối thời Hậu Hán (190-193) , người Trung Hoa
thường nói đến một dân tộc ở huyện Tượng Lâm về phía Nam của Nam Việt mà người
Hán gọi là người “Man” thường nổi lên đấu tranh chống lại sự tàn bạo của chế độ
phong kiến nhà Hán. Sau một thế kỷ liên tục nổi dậy, cộng đồng dân cư ở huyện
Tượng Lâm này tuyên bố độc lập và khai sáng ra đất nước Lâm Ấp do Khu Liên làm
thủ lãnh và xưng vương. Tên nước Lâm Ấp là tiền thân của Champa sau này. Ðây là
giai đoạn đầu lập quốc; còn sau này khi đất nước Champa được tổ chức quy củ rồi,
giữa Trung Hoa và Champa cũng có giai đoạn bang giao tốt đẹp, cũng có lúc Champa
phải triều cống, có lúc chiến tranh khốc liệt giữa hai quốc gia vì tham vọng thôn tính
của Trung Hoa. Cột đồng Mã Viện là mốc ranh giới đầu tiên giữa nhà Hán và dân cư
gốc Nam Đảo. Sự kiện này chứng minh các nhóm dân cư gốc người Việt theo nhà Hán
sinh sống trên phần đất phía nam quận Nhật Nam rất e ngại những cuộc tấn công của
người Nam Đảo từ phía nam. Về địa điểm của cột đồng, sử cổ Trung Hoa như Hậu
Hán thư và Thủy Kinh chú cho rằng nó nằm ở phần lãnh thổ cực nam của nhà Hán
(quận Nhật Nam) ở huyện Cửu Phong (tỉnh Quảng Trị ngày nay). Những nguồn sử
khác như Tấn thư, Nam thư và Lương thư cũng cho rằng cột đồng được dựng lên ở
phía nam huyện Tượng Lâm (phía bắc Thừa Thiên-Huế). Tân Đường thư thì cho rằng
cột đồng được dựng lên ở phía nam Quảng Châu.
Sau biến cố Hai Bà Trưng, tình hình chính trị ở phía nam huyện Tượng Lâm,
luôn dao động. Mùa hè năm 100, hơn 2.000 dân Tượng Lâm nổi lên phá đồn, đốt
thành, giết một số quan quân cai trị. Chính quyền đô hộ phải huy động quân của các
quận huyện khác đến dẹp, giết được chủ tướng, cuộc nổi loạn mới tạm yên. Từ đó
chính quyền nhà Hán không dám ức hiếp một cách thô bạo dân cư tại đây nhưng đặt
vùng đất này dưới quyền cai trị trực tiếp, do một binh trưởng sứ cầm đầu, đề phòng
những cuộc nổi loạn sau này. Để lấy lòng dân cư địa phương, quan quân nhà Hán tổ

chức phát chẩn cho dân nghèo, miễn thuế hai năm... Mục đích của chính sách cai trị
trực tiếp này là thu thuế và nhận phẩm vật triều cống (vàng, bạc, sừng tê giác, ngà voi,
móng chim ưng, hương liệu, vải lụa) càng nhiều càng tốt. Thuế và phẩm vật triều cống
do những lãnh chúa địa phương thay mặt nhà Hán thu của dân. Như vậy, nhà Hán vừa
có thu nhập vừa không hao tốn ngân quỹ, lại duy trì được ảnh hưởng trên vùng đất đó,
bù lại lãnh chúa địa phương được sắc phong và được bảo vệ khi bị tấn công.Theo sử
liệu cổ của Trung Hoa (Hậu Hán thư, Lưu Long truyện, Mã Viện truyện) ghi lại thì
người huyện Tượng Lâm luôn chống đối lại chính sách cai trị của nhà Hán và thường
tranh chấp lẫn nhau về quyền cai trị tại vùng đất này. Tượng Lâm ở quá xa chính quốc
nên sự cai trị trực tiếp của những quan đô hộ và binh lực nhà Hán làm hao tốn công
quỹ mà lợi ích chính trị và kinh tế không cao, do đó đã rất lơ là. Năm 136, khoảng
1.000 dân Tượng Lâm nổi lên chống lại sự cai trị của nhà Hán và đánh chiếm huyện
Tượng Lâm, họ đốt thành và giết trưởng lại (huyện trưởng). Năm sau thứ sử Giao Chỉ
là Phàn Diễn phải điều hơn 10.000 binh sĩ từ hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân xuống
đàn áp nhưng thất bại. Thay vì đi dẹp loạn, đoàn quân này lại phối hợp với dân quân
Tượng Lâm chống lại và chiếm đóng một số thành quách khác trong quận, quan quân
Đông Hán phải rút lui khỏi huyện Tượng Lâm. Năm 138, Giả Xương, quan thị ngự sử
nhà Hán đi sứ phía nam, đã cùng với các quan thái thú trong quận Nhật Nam gom
quân dẹp những cuộc nổi loạn ở huyện Tượng Lâm. Sau gần một năm, tất cả đều thất
bại, và họ còn bị quân địa phương bao vây hơn cả năm trời. Từ đó nhà Hán mất tin
21


tưởng ở đám quan quân địa phương và chỉ tin dùng quan quân từ Trung Hoa đưa
xuống. Năm sau Hán Thuận Đế sai tướng Cổ Xương huy động 40.000 quân ở các châu
Kinh, Dương, Duyên, Dự xuống đàn áp cuộc nổi dậy. Cổ Xương bị quân nổi loạn đánh
bại, nhà Hán sai một tướng khác là Lý Cố mang viện binh tiếp trợ nhưng Lý Cố viện
các lý do để hoãn binh. Cuộc tiến quân bị dừng lại. Kế sách của Lý Cố là: (1) Ly gián
nội bộ những người nổi loạn bằng cách mua chuộc những lãnh chúa địa phương nhằm
làm suy yếu tiềm lực của dân quân Tượng Lâm; (2)Tránh can thiệp bằng quân sự vào

tranh chấp cục bộ của người địa phương;(3) Chỉ để lại một quan lại người địa phương
thay mặt thiên triều cai trị; (4) Vấn đề lãnh đạo địa phương để cho người địa phương
chọn lấy, người thắng cuộc được thiên triều tấn phong; (5) Quan cai trị địa phương
phải là một lãnh chúa thần phục thiên triều; (6)Tước Vương Hầu (dành cho người nhà
Hán) và Liệt Thổ (người địa phương). Để thực hiện mưu kế này, nhà Hán phong
Trương Kiều làm thứ sử Giao Chỉ và Chúc Lương làm thái thú Cửu Chân; cả hai có
nhiệm vụ thu thuế và nhận phẩm vật từ những quan lại được nhà Hán tấn phong.
Trương Kiều đã thu phục được hàng chục ngàn dân thường của Nhật Nam và Tượng
Lâm qui thuận Hán triều. Năm 144, dân quận Nhật Nam và huyện Tượng Lâm lại nổi
lên chống lại ách cai trị của nhà Hán, nhưng bị thứ sử Hạ Phương đánh bại. Năm 157,
Chu Đạt cùng với dân chúng Cửu Chân nổi lên giết huyện lệnh Cự Phong và thái thú
Nghê Thức chiếm quyền lãnh đạo. Sự kết hợp tự nhiên giữa dân chúng hai quận Cửu
Chân và Nhật Nam gây nhiều bối rối cho các quan quân cai trị. Dưới sự chỉ huy của đô
úy quận Cửu Chân là Ngụy Lãng, quân Hán phản công quyết liệt, giết hơn 2.000 dân
Cửu Chân, phe nổi loạn phải chạy xuống phía nam chiếm quận Nhật Nam và chống trả
lại. Trong ba năm, từ 157 đến 160, quân Tượng Lâm (khoảng 20.000 người) tiến lên
đánh quân Hán và chiếm nhiều huyện khác của Nhật Nam. Vài năm sau, năm 178,
Lương Long cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại quân Hán, chiếm được nhiều vùng đất
từ Giao Chỉ đến Hợp Phố và từ Cửu Chân đến Nhật Nam; năm 181 Hán vương cử Lã
Đại mang quân sang đánh dẹp.Đến đời Hán Sơ Bình (190-193), nhân nội tình Trung
Hoa rối loạn, dân Tượng Lâm, phối hợp với dân 2 quận Cửu Chân và Nhật Nam, nổi
lên đánh đuổi quân Hán và giành thắng lợi.
Năm 192, tiểu vương quốc Champa đầu tiên phía bắc ra đời, dưới tên gọi Lâm
Ấp dưới sự lãnh đạo của Khu Liên. Tiểu vương quốc này mở đầu cuộc đấu tranh giành
độc lập của người Kinh ở phía bắc và phong trào thống nhất vương quốc Chiêm Thành
ở phía nam. Năm 190, người Tượng Lâm nổi lên giết thứ sử Chu Phù và chiếm huyện
thành. Vài năm sau, năm 192, dân cư Tượng Lâm lại nổi lên giết huyện lệnh (huyện
trưởng) và tôn Khu Liên, con một quan công tào (xã trưởng) địa phương, lên làm vua.
Khu Liên lấy một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam - huyện Tượng Lâm –
thành lập một vương quốc riêng: Lâm Ấp.

Cho đến nay gần như không một sử gia Việt Nam nào quan tâm đến biến cố
Lâm Ấp. Có lẽ nhiều người cho rằng Lâm Ấp không quan trọng vì không dính líu gì,
nếu không muốn nói là thù địch, với người Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc nổi dậy của
người Lâm Ấp là của chính dân tộc Việt Nam, người Việt cổ, vào thời đó. Lâm Ấp là
một biến cố lịch sử trọng đại, mở đầu giai đoạn đấu tranh giành độc lập của những dân
tộc bị đặt dưới ách đô hộ của người Hán. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa,
một lãnh thổ đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của thiên triều đã tự tách ra và tuyên
bố độc lập. Sự kiện này trái với nguyên tắc tổ chức chính quyền của người Hoa, vì từ
thế kỷ thứ 2 TCN trở đi, dưới thời nhà Hán, nguyên tắc trung ương tập quyền đã là nền
22


tảng của các chính sách cai trị của người Trung Hoa, không có ngoại lệ. Giao Chỉ thời
đó là một phần lãnh thổ Trung Hoa, các quan cai trị đều do thiên triều trực tiếp chỉ
định, mọi ý đồ ly khai hay tự trị đều bị trừng trị. Mục đích của chính sách trung ương
tập quyền này là giữ gìn và bảo vệ sự toàn vẹn giống nòi, người Hán không chấp nhận
bất cứ một pha trộn tạp chủng ngoài chủng tộc Hán với nhau.
Khi thành lập vương quốc riêng, có lẽ Khu Liên không có ý định tách rời ảnh
hưởng văn minh và văn hóa Trung Hoa, nhưng với thời gian quyết tâm tách khỏi quỹ
đạo Trung Hoa ngày càng rõ nét. Sở dĩ có sự đoạn tuyệt này là vì tổ chức chính trị xã
hội của người Hoa không còn phù hợp với nền tảng chính trị xã hội Champa nữa.
Vào thời kỳ này, thương nhân và tu sĩ Ấn Độ đã giao tiếp mật thiết với người
Champa sinh sống ven biển miền Trung. Khi ở lại chờ thuận buồm xuôi gió trở về quê
cũ, những người Ấn này đã truyền cho giới quí tộc địa phương văn minh và văn hóa
của họ, và đương nhiên truyền luôn cả cách thức tổ chức xã hội. Khác với người Hoa,
tổ chức xã hội của người Ấn dựa trên nguyên tắc tản quyền và phân quyền, phù hợp
với nếp sống và ước nguyện tự trị của người địa phương nên rất được ưa chuộng. Đặc
điểm của người Ấn là không dùng bạo lực để áp đặt văn hóa hay uy quyền chính trị
của mình trên những xã hội khác, kém hơn, mà để các thân hào địa phương tự nguyện
làm thay, sau khi hấp thụ văn minh và văn hóa của họ. Tranh chấp văn hóa Trung Hoa

và Ấn Độ trong nội bộ Champa ngã ngũ sau khi Khu Liên qua đời, chữ Phạn cổ
(sanscrit, một loại chữ viết xuất phát từ miền nam Ấn Độ cách đây hơn 2.000 năm) trở
thành chữ viết chính thức của các triều vương. Các bi ký tìm được trong giai đoạn này
đều khắc bằng chữ Phạn. Quốc thư trao đổi của Champa với Trung Hoa thời đó được
viết bằng chữ “Hồ” (chữ của nước Hồ Tôn Tinh, tức chữ Phạn) thay vì chữ Hán. Văn
hóa Ấn Độ, từ phía Nam đưa lên, trở thành văn hóa của toàn vương quốc Champa.
Đạo Bà La Môn và đạo Phật được phổ biến rộng rãi trong quần chúng, lấn át ảnh
hưởng đạo Khổng và đạo Lão của văn hóa Trung Hoa để lại trong vương quốc. Cũng
nên biết thờ cúng ông bà là tín ngưỡng dân gian của người bản địa, Kinh hay Chăm, do
đó rất được kính trọng, giáo lý và nghi lễ các tôn giáo khác phải thích hợp nếu muốn
được ủng hộ.
Về chính trị, các vị vua Champa đều gán ghép tên mình với một thần linh,
thường là với Siva (còn gọi là Isvara) để có độc quyền cai trị. Uy quyền vua thể hiện
qua cái lọng màu trắng mà dân gian không được dùng. Phụ tá nhà vua là các quan lại
trung ương và địa phương, được phân chia thành ba hạng: đứng đầu là hai vị tôn quan
(senapati và tapatica-hai tể tướng võ và văn), kế là thuộc quan gồm ba hạng: luân đa
đinh (dandavaso bhatah-tướng chỉ huy cấm vệ), ca luân trí đế (danay pinang, quan hầu
trầu) và ất tha già lan (yuvaraja-kế vương), sau cùng là ngoại quan (quan lại địa
phương). Quân lực Lâm Ấp khoảng từ 40 đến 50.000 người, gồm kỵ binh, tượng binh
và thủy binh, Triều đình Trung Hoa có lẽ cũng muốn chấm dứt tình trạng tranh chấp
văn hóa và chính trị kéo dài quá lâu này nên đã chấp nhận sự ly khai một cách miễn
cưỡng, họ đặt tên quốc gia mới này là Lâm Ấp, thay vì Hồ Tôn Tinh hay Tượng Lâm
như trước kia, và duy trì mối quan hệ tốt để nhận càng nhiều phẩm vật triều cống càng
tốt.
Về danh xưng, Lâm Ấp chỉ là sự biến nghĩa cua chữ Tượng Lâm. Đối với nhà
Đông Hán, danh xưng Lâm Ấp là một khinh miệt của nhà Hán, vì đó chỉ là một phần
đất nhỏ không quan trọng ở vùng cực nam để thiên triều phải quan tâm trực tiếp. Sách
23



Thuy Kinh Chú giải thích: “Lâm Ấp là huyện Tượng Lâm, sau bỏ chữ Tượng để chỉ
còn chữ Lâm”. Ngôn ngữ Trung Hoa trong thời kỳ này có nhiều hạn chế trong việc
phiên âm các tên ngoại quốc: Lâm Ấp là cách phát âm Việt hóa từ chữ Lin-yi, phiên
âm từ chữ “Hindi” hay “Indi”, tức người Ấn. Có người nói đó là cách phiên âm từ chữ
Phạn “Indirapura” (đất của người Ấn Độ). Về sau người Champa đặt tên phần đất từ
Quảng Bình đến Thừa Thiên là Inđrapura (đất của Inđra, thần sấm sét). Lâm Ấp cũng
có thể do sự phát âm Việt hóa từ chữ “Krom” hay “Prum” (hai tộc của người Việt cổ)
mà ra. Bình dân hơn người ta giải thích: Lâm là rừng, Ấp là thôn nho v.v... Nói chung,
cho dù diễn giải thế nào Champa là một định chế độc lập với vương triều Trung Hoa
tại Giao Chỉ.
Về tên gọi Khu Liên cũng thế, có rất nhiều tranh cãi. Sử sách Trung Hoa viết
tên vị vua đầu tiên của Lâm Ấp là Khu Liên, có sách viết là Khu Quỳ, Khu Đạt hay
Khu Vương. Nhiều sư gia cho rằng Khu Liên thuộc dòng dõi cua bộ tộc Dừa ơ phía
Bắc… Thật ra Khu Liên không là tên của người nào cả, đó chỉ là cách gọi một cách
kính trọng một người có ngôi vị cao trong một định chế tập thể (làng, xã, huyện…).
Đối với dân chúng địa phương, “Khu” không phải là tên riêng mà là tước vị của một
tộc trưởng (lãnh chúa), phiên âm từ chữ “Kurung” (như các vua Hùng) của người Việt
cổ – hay chữ “Varman” của người Champa từ tiếng Phạn, có nghĩa là tước tộc trưởng,
lãnh chúa hay vua.
Trước đó, năm 137, các quan đô hộ nhà Hán gọi quân phản loạn ở Tây Quyển
(Quảng Bình) là “rợ Khu Liên”. Như vậy, Khu Liên chỉ là tên gọi chung những người
không cùng văn hóa với người Hán ở phía nam Giao Chỉ. Tên gọi này không liên quan
gì đến danh xưng Sri Mara (tên một vị vương tôn người Chăm khác cùng thời kỳ, con
bà Lona Lavana ở Panduranga) tìm thấy trên một bi ký bằng đá granít (ngang 1 mét,
dày 1 mét, cao 2,5 mét) ở làng Võ Cạnh (nay thuộc xã Vĩnh Trung), Nha Trang.
Về địa lý, vương quốc Lâm Ấp ở đâu, rộng hẹp như thế nào? Còn rất nhiều
điểm tối, không ai rõ. Theo sử cổ Trung Hoa thì lãnh thổ vương quốc này là huyện
Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam, phía nam huyện Lô Dung (Thừa Thiên ngày nay).
Đường Thư nói Lâm Ấp từ huyện Tây Quyển (Quảng Bình) trở xuống. Đại Nam Nhất
Thống Chí nói Tượng Lâm là Bình Định và Phú Yên. Thủy Kinh Chú cho biết thủ phủ

Lâm Ấp lúc đầu không biết ở đâu, sau được biết đặt tại Khu Lật (Huế, Thừa Thiên),
phía Nam có sông Lô Dung (sông Hương) chay qua. Một cách tóm lược, dựa vào sử
sách xưa, lãnh thổ Lâm Ấp có thể đã trải dài từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Một số
chuyên gia Champa cho rằng Lâm Ấp là lãnh thổ Inđrapura (đất của thần Inđra), từ
mũi Hoành Sơn đến đèo Hải Vân, do vương triều Gangaraja, tức những người Ấn Độ
đến từ sông Gange, khai sinh ra. Sự kiện này cần được ghi nhận với tất cả dè dặt vì cho
đến nay chưa một dấu tích bi ký nào giải thích sự kiện này.
1.3. Sự phát triển và suy vong của vương quốc Champa thống nhất
1.3.1. Những vương triều tiêu biểu (Gangaragia, Panđuranga, Inđrapura,
Vijaya)
Về lịch sử của vương quốc Champa giai đoạn từ khi mới thành lập đến thế kỷ
XV, trên đại thể, có 4 vương triều kế tiếp nhau:

24


- Vương triều Gangaragia (cuối thế kỷ II- đầu thế kỷ VIII) đặt kinh đô ở Trà
Kiệu (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam).
- Vương triều Panđuranga (giữa thế kỷ VIII- giữa thế kỷ IX), kinh đô thường
đặt chủ yếu tại Phan Rang (Ninh Thuận), nhưng Nha Trang (Khánh Hoà) là nơi thờ
cúng chính.
- Vương triều Đồng Dương (Inđrapura ), giữa thế kỷ IX- cuối thế kỷ X, đặt kinh
đô ở làng Đồng Dương (huyện Thăng Bình, Quảng Nam).
- Vương triều Vijaya: từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
1.3.1.1. Vương triều Gangaragia (192-750)
Phổ hệ vương triều Sinhapura hay (Gangaragia được biết chủ yếu qua 2 bia: Mỹ
Sơn III và Mỹ Sơn IV, có thể là khá đầy đủ nhưng cũng không ít rắc rối.
Đầu tiên là ông vua mà người ta không biết gì về ông:
1.


Monarathavarman, nhưng cũng được biết ông có một người chắt.

2.

X, là con?

3.

Có lẽ là cháu, Bhadravarman, tác giả bia Mỹ Sơn I, thế kỷ IV(?);

4.

Rudravarman, có lẽ chính là chắt của vua I, người “rực rỡ như Mặt trời;

Sambhuvarman “người con trai” của vua 4, có “ánh sáng rực rỡ”, người có
dựng bia, lập đền thực tế (khoảng 630 - 640)(?).
5.

Kandarpadharma, con vua thứ 5, “người như một dharma thứ hai tái sinh”
mà tên gọi đã cho thấy như thế (khoảng 630 - 640);
6.

Prabhasadharma là “con trai của người (vua 6) mà “tình yêu quý của mọi
thần dân đều hướng về” (khoảng 640 - 650). Nhưng đến ông này thì bắt đầu có sự rắc
rối. Ông có người em gái út lấy chồng là một giáo sĩ (có lẽ là người Bàlamôn) tên là
Chandasya Satya Kausika Svamin, sinh hạ được 3 người con trai; văn bia kể tên của cả
3 người là Bhadresvaravarman, Anangarupa và Visvarupa. Theo tên gọi có tác giả
tưởng người anh cả Bhadresvaravarman đã làm vua kê ngôi, tuy nhiên không thể xếp
ông này vào chỗ nào cho hợp với thứ tự vương triều. Ông vua thứ 7 này, ngoài người
em gái út có 3 cháu trai, thì còn một người nữa, không rõ là con hay cháu, tên là

Jagadharma “nổi tiếng vì sự quả cảm lớn lao”, chẳng hiểu vì lý do gì mà lại phải đi đến
Bhavapura (nước Chân Lạp), rồi kết hôn với công chúa nước này tên là Sarvani, con
gái của vua Isanavarman (khoảng 615 - 655) sinh được người con trai tên là
Prakasadharma, đoán là vào năm 630, đến khoảng 650 thì trở về làm vua Champa.
7.

Prakasadharma (650 - 687) có “phẩm chất vương giả và khí phách anh
hùng”, rồi cũng không hiểu sự tình như thê nào mà do “những chiến thắng mà người
giành được” (hiểu là không phải do truyền ngôi bình thường) để lên làm đại vương
toàn Champa (Maharaja Campapura - Paramesvara), mang tôn hiệu Vikrantavarman,
kể lại lai lịch và tôn sùng vua 7 (ông của mình) là vị “tôn sư của mọi thế giới (bia Mỹ
Sơn III, niên điểm 657), sau đó làm lễ tế thần, cúng một kosa và cả mukuta như “Mặt
trời mọc không tì vết bởi đức vua Vikrantavarman năm 687 (bia Mỹ Sơn IV)…Có tác
giả tưởng nhầm có 2 ông Vikrantavarman và kéo dài niên đại của ông này ra để lấp
chỗ trông. Thực sự từ khoảng năm 650 đến 687, gần 40 năm chỉ có 1 ông này, tác giả
8.

25


×